Giáo trình MD05 -Thu hoạch và tiêu thụ cá lăng cá chiên thương phẩm

114 526 6
Giáo trình MD05 -Thu hoạch và tiêu thụ cá lăng cá chiên thương phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN THƯƠNG PHẨM MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2014 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghề nuôi cá lăng, cá chiên trong những năm qua đã cung cấp lượng cá lớn cho thị trường. Thành quả đạt được của nghề là rất lớn nhưng nâng cao chất lượng cá lăng, cá chiên thương phẩm là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người nuôi cá cần có những hiểu biết nhất định và tuân thủ qui trình nuôi khoa học. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên” trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề nuôi cá lăng, cá chiên và bà con lao động vùng có khả năng sản nuôi cá, giảm bớt rủi ro, nhằm tới hoạt động sản xuất theo hướng phát triển bền vững. Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường Trung học thủy sản; chúng tôi đã tiến hành xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình cho nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên” dùng cho học viên. Chương trình, giáo trình đã được phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp tại một số đơn vị thông qua các buổi hội thảo. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên” trình độ sơ cấp gồm 05 mô đun: MĐ01. Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên MĐ02. Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên MĐ03. Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên MĐ04. Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên MĐ05. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩ Giáo trình “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thu hoạch, vận chuyển cá nói chung và cá lăng, cá chiên nói riêng; có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa phương. Giáo trình được biên soạn dựa trên chương trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi cá lăng, cá chiên; Nội dung của Giáo trình gồm 07 bài: Bài 1. Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng cá lăng, cá chiên Bài 2. Tìm hiểu thông tin về tiêu thụ sản phẩm 3 Bài 3. Soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán Bài 4. Thu hoạch cá Bài 5. Bảo quản và vận chuyển cá Bài 6. Tính toán hiệu quả nuôi Bài 7. Quản lý hồ sơ trại nuôi Nhóm xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này được hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình được hoàn thiện hơn./. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Lê Thị Minh Nguyệt 2. Lê Tiến Dũng 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU MỤC LỤC CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN THƯƠNG PHẨM BÀI 1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN 1. Ý nghĩa, vai trò của chất lượng và an toàn thực phẩm 2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá thu hoạch BÀI 2. TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1. Tìm hiểu nguồn tiêu thụ 2. Kiểm tra cá trước khi thu hoạch 3. Xác định thời điểm thu hoạch cá BÀI 3. SOẠN THẢO VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÁ 1. Các hình thức mua bán 2. Hợp đồng bán cá 3. Thanh lý hợp đồng BÀI 4. THU HOẠCH CÁ TRONG AO NUÔI, BÈ NUÔI 1. Chuẩn bị thu hoạch 2. Thu hoạch cá trong ao nuôi 3. Thu hoạch cá trong bè nuôi BÀI 5. BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN CÁ 1. Bảo quản cá 2. Vận chuyển cá 3. Theo dõi và xử lý các tình huống trong quá trình vận chuyển BÀI 6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔI 1. Xác định tỷ lệ sống 2. Tính toán hiệu quả nuôi 2 4 6 7 8 8 8 21 21 25 28 30 30 30 35 38 38 41 45 48 48 49 57 59 59 5 3. Dự kiến kế hoạch nuôi tiếp theo BÀI 7. QUẢN LÝ HỒ SƠ TRẠI NUÔI 1. Quản lý hồ sơ cần có theo quy định 2. Kiểm tra Nhật ký sản xuất 3. Thu thập thông tin khách hàng BÀI ĐỌC THÊM. MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 61 64 64 68 75 78 92 113 113 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 1. 28.TCN 135:1999; 28.TCN 164:2000: Tiêu chuẩn ngành; 2. Gnathostoma sp, Flukes, Diphillobothrium - Tên khoa học của các loài ký sinh trùng gây bệnh. 3. Chlorine , nước Javel, Chlorua vôi, Broot TM 5X, CuSO 4 : Các hóa chất dùng để sát trùng dụng cụ, thiết bị, ao nuôi, tắm cá. 4. MS 222, TMS, Quinaldine, acetone…: Tên các loại thuốc, kháng sinh… 5. ppm: Phần triệu, đơn vị đo nồng độ 6. ppb : Phần tỉ, đơn vị đo nồng độ 7. cc ml, đơn vị đo thể tích 8. m 3 1000 lít 7 MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN THƯƠNG PHẨM Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vai trò, ý nghĩa của chất lượng và an toàn thực phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá thu hoạch; có kỹ năng chuẩn bị và sử dụng được các dụng cụ để thu hoạch; vận chuyển được cá lăng, cá chiên đúng kỹ thuật đồng thời biết tính toán được kết quả lợi nhuận của quá trình nuôi; Nội dung của mô đun trình bày các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cá lăng, cá chiên, xác định thời điểm thu hoạch, các phương pháp thu hoạch cá trong ao, bè nuôi; tiêu thụ, vận chuyển cá và đánh giá kết quả nuôi cá; Học viên sẽ được học lý thuyết tại lớp học, hội trường ở các cơ sở dạy nghề kết hợp với thực hành làm bài tập hoặc thao tác tại cơ sở nuôi cá; kết quả học tập của học viên được đánh giá trong các bài của quá trình học mô đun và qua bài kiểm tra kết thúc mô đun bằng hình thức thi trắc nghiệm kết hợp với kiểm tra thực hành, quan sát đánh giá mức độ thực hiện thao tác và chất lượng sản phẩm. 8 BÀI 1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Mã bài: MĐ05-01 Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa, vai trò của việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm đối với cá lăng, cá chiên thương phẩm. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. - Có thái độ nghiêm túc, ý thức trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. A. NỘI DUNG 1. Ý nghĩa, vai trò của chất lượng và an toàn thực phẩm Chất lượng và an toàn của một sản phẩm có các vai trò: - Giúp cho sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng; - Xứng đáng đồng tiền người mua bỏ ra; - Tạo được sự tín nhiệm trong quá trình sử dụng; - Đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng; - Thỏa mãn được sự thích thú cho khách hàng; - Quyết định đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Như vậy, từ những vai trò trên, chất lượng và an toàn thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến giá trị kinh tế cũng như sự sống còn của thực phẩm nhằm tạo được uy tín và thương hiệu cho sản phẩm đó trên thị trường. 2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của cá thành phẩm nhưng chủ yếu là do: - Chất lượng con giống ban đầu; - Kỹ thuật chăm sóc; - Quản lý môi trường nuôi; - Dịch bệnh, ký sinh trùng; - Các hóa chất, chất kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi; - Kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển. 9 Hình 5.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá lăng, cá chiên 2.1 Chất lượng con giống Trong nghề nuôi cá chất lượng con giống có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến 50% thành công cho vụ nuôi; Nên chọn mua cá giống tại các cơ sở có uy tín, không lạm dụng các hóa chất và chất kháng sinh cấm Kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển Các hóa chất, chất kháng sinh Dịch bệnh, ký sinh trùng Chất lượng con giống Kỹ thuật chăm sóc Môi trường sống [...]... nuôi cá lăng, cá chiên trong vùng đã khảo sát Bước 2 Cộng tất cả các giá lại và chia trung bình để tính giá bình quân cá lăng, cá chiên trên thị trường 1.2.3 Chọn nơi tiêu thụ cá Việc chọn nơi bán cá lăng, cá chiên về cơ bản căn cứ vào 2 yếu tố là: khoảng cách từ cơ sở đến nơi bán và giá bán Tốt nhất, chọn nơi bán sao cho chi phí và thời gian vận chuyển là nhỏ nhất nhưng có giá bán cao nhất Khoảng cách... Cỡ cá lăng thu hoạch Đối với cá chiên, sau 12 tháng thả nuôi, khi cá đạt kích cỡ thương phẩm trung bình 1,5 – 2,5 kg/con thì tiến hành thu hoạch, cá nhỏ hơn tiếp tục nuôi đến cuối vụ để đạt kích cỡ thương phẩm thì thu hoạch toàn bộ Hình 5.2.3 Cỡ cá chiên thu hoạch Xác định cỡ cá bằng cách lấy ngẫu nhiên cá mẫu ở ba điểm khác nhau trong ao hoặc bè nuôi, cân và tính kết quả: Cân cá mẫu để tính cỡ cá. .. kiện về sức khỏe, kích cỡ cá nuôi thì tiến hành xác định thời điểm thu hoạch cá và chuẩn bị tốt các công việc tiếp theo sao cho việc thu hoạch cá đạt hiệu quả cao Chọn cỡ cá thu hoạch sao cho có hiệu quả nhất, thông thường cá lăng, cá chiên sau 12 tháng, có thể thu hoạch khi cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kích cỡ trung bình là trên 1kg/con (cá lăng) và 1,5kg/con (cá chiên) ; Cá thường có kích cỡ không... thủ các quy định khi thực hiện soạn thảo, thực hiện hợp đồng bán cá A Nội dung 1 Các hình thức bán cá 1.1 Bán trực tiếp: Cá được bán trực tiếp đến cơ sở tiêu thụ không qua khâu trung gian Cơ sở nuôi cá Cơ sở tiêu thụ, người tiêu dùng 1.2 Bán cá thông qua tổ chức trung gian: Cơ sở sản xuất bán cá cho các nơi tiêu thụ thông qua các đại lý, thương lái Cơ sở nuôi cá Đại lý, thương lái Cơ sở tiêu thụ, ... dịch vụ cung cấp cá của các cơ sở,v.v ; + Thông tin về tiêu thụ sản phẩm: Cá lăng, cá chiên được tiêu thụ như thế nào, bao nhiêu, ở đâu, giá bán trên thị trường trong vùng và sự biến động của giá trên thị trường ; + Đối tượng tiêu thụ cá lăng, cá chiên: Các cơ sở nuôi, thị hiếu, sức mua ; + Thông tin về các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân - Phân tích và xử lý thông... đều cho các vùng - Chú ý các cơ sở nuôi đã có thương hiệu, có uy tín trên thị trường Bước 3 Khảo sát tại các địa chỉ đã được chọn - Các thông tin cần thu thập: số lượng bán ra, giá bán, khách hàng … - Thực hiện khảo sát Cách 1 Đóng vai là người có nhu cầu mua cá lăng, cá chiên Cách 2 Đóng vai là người của đại lý chuyên mua và bán cá lăng, cá chiên 25 1.2.1 Tìm hiểu giá cả từ các nơi tiêu thụ cá + Tìm... hoạch, xử lý Kinh nghiệm thực tế nếu thu hoạch cá để bảo quản sống thì thời điểm thu hoạch cá thích hợp là chiều tối và sẽ vận chuyển qua đêm để tranh thủ thời tiết mát và kịp đến nơi tiêu thụ B Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên Câu hỏi thảo luận nhóm số 5.2.1 Nêu các phương pháp khảo sát thị trường cá lăng, cá chiên Mục tiêu: Củng cố kiến thức để hiểu về việc khảo sát thị trường cá lăng, cá. .. lượng cá trong quá trình thu hoạch, bảo quản và vận chuyển Bài câu hỏi trắc nghiệm số 5.1.2 Nội dung là hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm cá lăng, cá chiên cá sau thu hoạch 20 C Ghi nhớ - Chất lượng và an toàn thực phẩm có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định đến giá trị kinh tế cũng như sự tồn tại của thực phẩm nhằm tạo được uy tín và thương hiệu cho sản phẩm đó... khi thu hoạch 27 Hình 5.2.5 Cân cá chiên thu hoạch Hình 5.2.4 Cân mẫu cá lăng Tổng khối lượng cá mẫu (kg) Cỡ cá trung bình (kg/con) = Số cá mẫu (con) 2.2 Kiểm tra sức khỏe cá trước khi thu hoạch Cá thu hoạch phải đang khỏe, không bệnh thì mới đảm bảo sức khỏe để thu hoạch, tránh cá đang yếu, bệnh sẽ dễ bị chết khi thu Vì vậy, khi sắp đến vụ thu hoạch cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của cá - Xác... sức khỏe cá qua hoạt động Thông qua việc quan sát các hoạt động của cá có thể đánh giá tương đối chính xác sức khỏe của cá Quan sát hoạt động của cá vào lúc cho cá ăn và vào các thời điểm đáng lưu ý trong ngày như: sáng sớm, trưa nắng, chiều mát và đêm vào lúc 19g30 đến 20 giờ là thuận lợi nhất Nếu cá bơi, ăn và phản xạ nhanh với ánh sáng chiếu … là cá có sức khỏe tốt; ngược lại nếu cá có các biểu . BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN THƯƠNG PHẨM MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Trình độ: Sơ. chiên thương phẩ Giáo trình “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thu hoạch, vận chuyển cá nói chung và cá lăng, cá chiên. chương trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi cá lăng, cá chiên; Nội dung của Giáo trình gồm 07 bài:

Ngày đăng: 22/06/2015, 10:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan