- Nội dung bản thanh lý hợp đồng
2. Thu hoạch cá lăng, cá chiên trong ao nuô
Cá lăng, cá chiên nuôi trong ao đất thường chui rúc vào đáy bùn nên rất khó bắt. Cần tát cạn vào chiều mát, mò bắt sơ bộ, sau đó dùng chuối cây trang ao cho bằng đáy rồi cho nước vào, nửa đêm và gần sáng cá lăng, cá chiên sẽ ngoi lên
Dùng lưới kéo thu cá là phương pháp phổ biến nhất hiện nay phù hợp cho việc thu hoạch cá trong các ao nuôi cá lăng, cá chiên thâm canh
Lưới kéo có dạng hình túi hay hình ống, một đầu được mở rộng, tiếp đó hẹp dần và cuối cùng bị bịt kín ở túi lưới (đụt lưới). Cấu tạo cơ bản của lưới kéo gồm: vàng lưới (cánh lưới, thân lưới, đụt lưới); các phụ tùng tạo độ mở cho miệng lưới: Ván lưới (hoặc rường lưới), giềng phao, giềng chì, cáp kéo
Cánh lưới có tác dụng lùa cá vào thân và đụt lưới. Chiều dài cánh lưới thường chiếm 1/5 chiều dài toàn bộ vàng lưới kéo.
Hình 5.4.6. Hình dạnh tổng thể của lưới kéo
Lưới kéo thu cá thịt phổ biến hiện nay phải đảm bảo một số thông số kỹ thuật chính sau:
Chiều dài lưới ≥ 50m
Chiều cao của lưới từ 3 - 6m Kích thước mắt lưới từ 20 - 30mm
Đường kích dây giềng từ 5 - 10mm, chất liệu lưới đảm bảo bền chắc. Thân lưới kéo có tác dụng là tiếp tục giữ và lùa cá vào đụt.
Đụt lưới là phần quan trọng nhất của vàng lưới có tác dụng giữ cá. Chiều dài đụt lưới thường chiếm 1/5 chiều dài toàn bộ vàng lưới kéo.
Phụ tùng lưới kéo bao gồm các trang thiết bị sau: giềng phao, giềng chì, ván lưới hay rường lưới, cáp kéo.
Lưới được thả ở một đầu ao, nhờ lực kéo của người, lưới tiến đến bờ đối diện.
Quá trình vận động trong nước, lưới làm việc theo nguyên tắc kéo vét (giềng phao luôn nổi trên mặt nước, giềng chì luôn sát đáy). Tới bờ đối diện, lưới được thu lên ở vị trí thích hợp, cá bị giữ lại trong lưới.
Lưới có hình chữ nhật được rút gọn trong một khung dây giềng hình chữ nhật; kích cỡ mắt lưới đồng nhất trên toàn bộ tấm lưới; lưới có lắp phao và chì.
Bước 1. Tháo bớt nước trong ao
Trước khi thu hoạch cá trong ao nuôi bằng lưới kéo cần giảm bớt lượng nước trong ao bằng cách bơm cho đến khi mực nước trong ao còn khoảng 0,7 – 1m nước;
Bước 2. Thả lưới (Hình 5.4.7.a): Thả lưới ở một đầu ao (có độ sâu mực nước thấp, hướng kéo lưới thuận theo chiều gió); kiểm tra độ an toàn đường lưới sau thả (tránh để cuốn lưới, treo lưới)
Hình 5.4.7.a. Thả lưới
Bước 3. Kéo lưới:
Quá trình lưới làm việc trong nước phải được đảm bảo giềng phao luôn nổi trên mặt nước, giềng chì luôn sát đáy (Hình 5.4.7.b) Hình 5.4.7.b. Kéo lưới Thả lưới éo lưới Kéo lưới Tháo bớt nước Thu lưới bắt cá Tháo cạn, thu toàn bộ
Hình 5.4.7.c. Kéo đều hai đầu lưới, để cho lưới cong tự nhiên
Bước 4. Thu lưới bắt cá:
Khi thu lưới thì kéo giềng chì, rồi thu phần thịt lưới, sau cùng là kéo giềng phao; dùng rổ xúc cá từ lưới (Hình 5.4.7.d)
Bước 5. Tháo cạn, thu toàn bộ:
Sau khi đã kéo lưới thu phần lớn cá trong ao thì tiến hành bơm cạn để thu toàn bộ cá còn sót lại (Hình 5.4.7.e.)
Hình 5.4.7.d.
Cuối cùng, dùng rổ hoặc tay để bắt cho hết cá (Hình 5.4.7.f)
Hình 5.4.7.f
Hình 5.4.7. Các bước thu hoạch cá lăng, cá chiên bằng lưới trong ao nuôi