MỘT SỐ GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Câu chuyện nhà nông: Tỷ phú cá lăng đuôi đỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình MD05 -Thu hoạch và tiêu thụ cá lăng cá chiên thương phẩm (Trang 79)

- Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất theo quy định của pháp luật.

3. Thu thập thông tin khách hàng

MỘT SỐ GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Câu chuyện nhà nông: Tỷ phú cá lăng đuôi đỏ

Câu chuyện nhà nông: Tỷ phú cá lăng đuôi đỏ

Ông Nguyễn Nhật Lệ, giám đốc Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.

Anh Tuấn quê ở Hải Hậu (Nam Định). Năm 1990 anh vào Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) lập nghiệp. Cuộc sống đầy rẫy khó khăn, anh phải làm đủ thứ nghề như trồng cà phê, sửa xe honda, cơ khí, buôn cá lăng ở Đồng Nai… Trong thời gian buôn cá, anh cứ trăn trở, tại sao ở Đồng Nai nuôi cá lăng được mà Đăk Lăk chưa nuôi được? Năm 2002 anh quyết định khăn gói về Đồng Nai "tầm sư học đạo". Nói là đi học chứ thực ra là đi làm thuê cho một cơ sở nuôi cá lồng bè ở hồ Trị An. Sau 3 năm miệt mài vừa học vừa làm, anh đã có được một số vốn kiến thức, kinh nghiệm và quay trở về Đăk Lăk với khát khao, hy vọng sẽ làm giàu bằng nghề nuôi cá.

Khác với nhiều người nuôi cá lăng trong ao đất, anh nuôi trong lồng bè và chọn huyện K’rông Nô làm bản doanh để nuôi thử nghiệm. Lúc đầu anh chọn nhiều giống cá để nuôi thí điểm như cá lăng đuôi đỏ, rô phi, điêu hồng… Qua 2 năm nuôi thử, do còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chưa cao, hơn nữa do nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, nước đục, cá bị chết nhiều dẫn tới thất bại. Khổng nản chí, anh lại lặn lội đi khắp các địa phương trong tỉnh để khảo sát địa hình, nguồn nước để tìm địa điểm nuôi. Cuối cùng anh đã chọn được hồ nước tự nhiên là hồ Ea Kao, TP Buôn Mê Thuột để nuôi cá lăng đuôi đỏ.

Anh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao

Anh Tuấn cho hay, rút kinh nghiệm từ bài học thất bại lần trước, lần này

trước khi thả cá, anh lấy nước trong hồ để xét nghiệm, thấy độ pH, sau đó mới quyết định làm lồng bè và tiến hành thả cá giống. Để thử nghiệm chắc chắn anh làm 10 lồng, trong đó nuôi 3 lồng cá lăng và 7 lồng vừa nuôi cá rô phi và điêu hồng.

Sau thời gian nuôi anh thấy cá rô phi không có hiệu quả, ngượi lại cá lăng lại phát triển rất tốt, cá mới nuôi 14 tháng trọng lượng đạt 2 kg/con. Thời điểm thu hoạch bán được 200.000 đ/kg. Từ thành công ban đầu tới nay anh đã đầu tư được 40 lồng, mỗi lồng rộng 36 m2, trong đó có 20 lồng nuôi cá thương phẩm và 20 lồng ương cá giống.

Anh Tuấn chia sẻ, so với nuôi trong ao đất, thì nuôi cá lăng đuôi đỏ trong lồng bè hiệu quả hơn nhiều. Nuôi trong hồ có dòng chảy ổn định, nước lưu thông liên tục nên môi trường luôn sạch, cá ít bị bệnh, khỏe mạnh, mau lớn, không phải tốn tiền thuốc thú y thủy sản.

Năm 2012, anh Tuấn thu hoạch gần 7 tỷ đồng tiền nuôi cá

Hơn nữa dễ kiểm soát và cân đối lượng thức ăn, cho cá ăn vừa đủ, không thừa không thiếu. Nuôi theo phương pháp này tiết kiệm được 5% tiền chi phí thức ăn. Đặc biệt thịt cá dai và ăn ngon hơn, giá bán cao hơn cá nuôi trong ao từ 5.000 - 10.000 đ/kg. Sản lượng cũng cao hơn.

Hỏi về thức ăn cho cá, anh Tuấn cho biết, thức ăn cho cá lăng chủ yếu là cá biển, trùn quế, tôm nhỏ… mua ở chợ về xay cho ăn. Tuy nhiên, giá cả thức ăn ngoài thị trường đôi khi cũng thất thường. Để chủ động nguồn thức ăn cho cá, anh đã xây dựng khu nuôi trùn quế rộng 300 m2

và chế ra một chiếc máy để xay cá và trùn quế.

Bí quyết làm thức ăn cho cá của anh Tuấn là: Cá tạp + trùn quế (cả phân trùn, để làm chất kết dính) + cám gạo, tất cả cho vào máy xay nhuyễn vo viên cho cá ăn. Trộn thức ăn theo cách này, khi thức ăn xuống nước sẽ chậm tan,

giúp cho cá ăn hết không bị lãng phí. Đặc biệt giảm được 1/3 chi phí tiền mua thức ăn cho cá, đồng nghĩa với tăng 1/3 lợi nhuận.

Ngoài sáng kiến tự chế máy làm thức ăn cho cá của gia đình, hàng năm anh còn xuất bán 20 tấn trùn giống với giá 30.000 đ/kg cho các hộ nuôi thủy sản trong tỉnh.

Anh Tuấn cho biết thêm, cá lăng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và đang trở thành món ăn đặc sản nên được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. Chính vì vậy sản lượng cá thương phẩm và cá giống của gia đình sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường.

Năm 2012 gia đình anh Tuấn thu hoạch cá thương phẩm được 46 tấn/1

lồng nuôi (15 tháng)/20 lồng, bán với giá trung bình 150.000 đ/kg, thu được gần 7 tỷ đồng, chưa kể tiền bán giống.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè, tháng 7/2011, nhà máy thủy điện Sêrêpôk 4 đã đầu tư lồng và thả nuôi hơn 40.000 con cá lăng đuôi đỏ trong 44 lồng. Sau gần 6 tháng nuôi, trọng lượng từ 70 con/kg ban đầu đã tăng lên 3 - 4 con/kg.

Anh Trần Duy Viễn, PGĐ NM thủy điện Sêrêpôk 4 cho biết: Sau khi tham quan một số mô hình nuôi cá lăng trong lồng trên địa bàn tỉnh, Công ty đã hỗ trợ công đoàn nhà máy đầu tư gần 2 tỷ đồng làm lồng, mua giống cá lăng về thả. Qua theo dõi thấy cá sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo Nông thôn Việt Nam

(Tài liệu gốc: Hiếu Cầu, “Tỷ phú cá lăng đuôi đỏ”, Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia, Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 3/7/2013)

Nuôi cá lăng nha bè ở Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Anh Nguyễn Mộng Nguyên (khu phố Tân Bình) mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha trong thời gian gần đây. Mới đây, anh Nguyên xuất bán 2 bè cá lăng nha, khoảng 5 tấn cá, với giá 75.000 đồng/kg, anh thu lãi trên 200 triệu đồng.

Anh Nguyên cho biết, so với cá điêu hồng, cá lăng nha có nhiều ưu điểm hơn: Nếu như cá điêu hồng đến lứa xuất bán (khoảng 6 tháng nuôi) mà chưa bán được là cá sẽ chậm lớn hoặc tự chết dần, còn cá lăng nha đến lứa mà chưa bán được thì cá vẫn phát triển bình thường.

Cá lăng nha ít bị nhiễm bệnh, lại ít hao hụt con giống trong thời gian đầu thả nuôi; trung bình nuôi 1 bè cá điêu hồng phải tốn chi phí thuốc thú y khoảng 2 triệu đồng, trong khi đó nuôi 1 bè cá lăng nha chỉ tiêu tốn khoảng 500.000 đồng tiền thuốc bổ và men tiêu hóa.

Tuy thời gian nuôi cá lăng nha kéo dài (khoảng 15 tháng) nhưng đây lại là một thuận lợi cho người nuôi có đủ thời gian để xoay xở nguồn vốn để mua thức ăn.

Chủ bè Nguyễn Mộng Nguyên ở khu phố Tân Bình (P. Tân Long, TP. Mỹ Tho) theo dõi trọng lượng cá lăng nha.

Theo cách tính của một số chủ bè nuôi cá lăng nha, trung bình thả nuôi một bè cá lăng nha khoảng 10.000 con cá giống, với giá 14 triệu đồng; suốt chu kỳ nuôi (trong 15 tháng) cần 15 tấn cá mồi (thức ăn), trị giá khoảng 110 triệu đồng; sản lượng thu hoạch gần 3 tấn cá, với giá hiện nay là 95.000 đồng/kg, doanh thu khoảng 280 triệu đồng.

Như vậy, sau khi trừ chi phí (bao gồm việc thuê mướn công lao động và các vật tư khác), một bè cá lăng nha có thể cho thu lãi khoảng 140 triệu đồng.

Tuy hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi cá lăng nha là khá hấp dẫn, nhưng hiện nay số hộ nuôi còn chưa nhiều. Toàn P.Tân Long mới có 9 hộ nuôi với 15 bè cá lăng nha.

Lý giải vấn đề trên, bà Nguyễn Thanh Trà, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Long cho biết, vì nghề nuôi cá lăng nha còn mới, thời gian nuôi kéo dài và người dân đang lo không tìm được cá mồi (thức ăn) cho loại cá này. Do vậy chủ bè cũng chưa dám chuyển đổi. Hiện tại giá cá lăng nha rất cao, đầu ra ổn định, nên chúng tôi đang vận động các chủ bè chuyển đổi sang nuôi thêm loại cá này.

Tuy còn trong giai đoạn đầu nhưng qua các điển hình cho thấy, mô hình nuôi cá lăng nha trên sông sẽ là hướng mở cho nghề nuôi cá bè trên sông Tiền ở TP. Mỹ Tho. Vấn đề còn lại là người nuôi nắm lấy cơ hội này ra sao? Và ngành chức năng có đi đến cùng trong việc hỗ trợ người nuôi cá phát triển mô hình này như đã từng khuyến khích?

Làm giàu trên núi

Mới 23 tuổi, gần như trẻ nhất trong số các đại biểu về dự Hội nghị chủ trang trại trẻ các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2013, nhưng Trịnh Văn Sáng đã làm chủ một trang trại nuôi cá lồng quy mô lớn ở Mường Lay (Điện Biên).

Sáng chia sẻ, hơn hai năm trước, khi ước mơ đại học không thành hiện thực, được sự trợ giúp của gia đình, Sáng đầu tư vào nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ ở Mường Lay. “Mới đầu, mình làm lồng bằng tre. Năm trước, nước chảy xiết quá, ba lồng bị trôi, đập vào đá, mất hết cá, thiệt hại hơn 200 triệu đồng”, Sáng kể.

Không nản chí, Sáng tiếp tục đầu tư nuôi cá. Lần này, Sáng làm lồng bằng sắt, tập trung nuôi hai loài cá lăng, cá chiên vì có giá trị kinh tế cao. Hiện tại, Sáng đang nuôi 6 lồng với hơn 2 ngàn cá lăng, cá chiên.

(Theo báo Tiền Phong online ngày 28/5/2013)

Mô hình nuôi cá lăng nha trong ao cho thu nhập cao của anh Phạm Văn Hùng, ngụ ấp Suối Quýt, xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, Đồng Nai.

Anh Hùng nuôi cá lăng nha trong ao cho thu nhập cao

Được Trạm khuyến nông huyện Long Thành tận tình hướng dẫn kỹ thuật, năm 2007, anh Phạm Văn Hùng đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp huyện đầu tư thực hiện mô hình nuôi cá lăng nha trong ao. Anh Hùng cải tạo 1.500m2 ao cạnh nhà, lên bờ bao và làm vệ sinh sạch sẽ bằng 105kg vôi bột rồi phơi đáy ao 5 ngày. Tiếp đó, anh cho nước vào ao và tìm diệt các loại cá lóc, trê, ếch, rắn… Sau đó, anh đầu tư cả chục triệu đồng mua 2.000 con cá lăng nha giống thả vào ao ương nuôi.

Nguồn thức ăn cho cá lăng nha chủ yếu được anh Hùng sử dụng là cá tạp các loại và cá biển bằm nhuyễn… Lúc mới thả cá giống vào ao, anh chỉ cho

chúng ăn 2 lần/ngày, vào sáng sớm và chiều tối. Một tháng sau khi thả nuôi, anh tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá… Cá lăng nha có tập tính ăn mạnh về đêm nên lượng thức ăn ban đêm được anh tăng gấp đôi so với lượng thức ăn ban ngày. Theo anh Hùng thì: Cứ đầu tư khoảng 2kg thức ăn sẽ cho ra 1kg cá lăng nha thương phẩm! Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá cũng được anh thực hiện kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện. Anh thường xuyên thay nước ao nuôi, định kỳ 3 tháng một lần bón vôi bột trong ao và nơi cho cá ăn, với tổng liều lượng 75kg vôi để diệt mầm bệnh phát sinh…

Sau hơn 10 tháng nuôi, anh Hùng cho tát ao, thu hoạch được hơn 1.600 kg cá lăng nha thương phẩm, bán giá bình quân 70.000đồng/kg, thu trên 100 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, công chăm sóc và thanh toán vốn - lãi cho Ngân hàng, anh Phạm Văn Hùng còn lãi hơn 50 triệu đồng! Suốt từ năm 2007 đến nay, mô hình nuôi cá lăng nha của anh Hùng đều cho thu nhập cao (trên dưới 50 triệu đồng/vụ nuôi/năm). Anh Phạm Văn Hùng cho biết: “Nuôi cá lăng nha trong ao tuy chi phí đầu tư cao, nhưng bù lại con cá này rất dễ nuôi, ít bị bệnh và khi nuôi nguồn thức ăn cho cá rất dễ tìm…; người nuôi chỉ cần có nguồn nước sạch, cho ăn đầy đủ, chăm sóc, phòng ngừa bệnh đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Người nuôi có thể nuôi ghép cá lăng nha trong cùng một ao với các loại cá mè, trắm, hường, rô phi… để tăng thêm thu nhập”.

Hiện tại, anh Phạm Văn Hùng đang tiếp tục thả nuôi hơn 2.000 con cá lăng nha trong ao cũ. Đến nay, cá đã được nuôi hơn 5 tháng, đàn cá tăng trọng tốt, không thấy dấu hiệu cá bị bệnh… Nhiều bà con quanh vùng đang tìm đến anh Hùng để tìm hiểu và học hỏi cách thức nuôi cá lăng nha để áp dụng và nhân rộng.

(Trần Trọng Trung, Báo NNVN)

Anh Ngưu Tấn Tùng và hệ thống lồng bè nuôi cá lăng nha đuôi đỏ

Hiện nay, nông dân huyện Đồng Phú đang phát huy những mô hình sản xuất mới, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Mô hình nuôi cá lăng nha của hộ anh Ngưu Tấn Tùng dân tộc Khơme ở tổ 26, ấp 3, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, Bình Phước là một điển hình, là người đầu tiên ở huyện Đồng Phú nuôi thành công cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè.

Năm 2006, trong lần đi thăm bà con ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, anh Tùng phát hiện ra nhiều mô hình nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè ở An Giang hết sức đơn giản nhưng lại thu nhập cao, nên anh đã quyết tâm tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, nguồn con giống với ý định sẽ phát triển mô hình này tại hồ Suối Giai. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và qua trung gian của bạn bè, anh đã mua được 5.000 con cá giống với giá 3.500 đồng/con từ Thái Lan để nuôi vụ đầu. Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với nước đầu nguồn nên mau lớn. Anh Tùng cho biết: “Chi phí đầu tư nuôi cá lăng nha thấp hơn so với nuôi các loại cá khác rất nhiều.

Cá lăng nha ăn tạp nên nguồn thức ăn cũng dễ tìm, chủ yếu là cá biển hoặc cá nước ngọt đánh bắt từ hồ lên. Lúc mới thả con giống cho đến hai tháng đầu nên cho ăn những loại thức ăn thủy sản được xay nhuyễn, sau đó có thể cho ăn nguyên con. Loại cá này thích hợp với môi trường nước chảy nên phải nuôi trong lồng bè cá mới mau lớn. Ngoài ra, cá lăng nha còn có đặc điểm ít bệnh, nếu chăm sóc tốt cá đạt trọng lượng từ 3-4kg/con...”. Hiện nay, 4 bè cá của anh Tùng mỗi con đạt trọng lượng khoảng hơn 1kg. Dự kiến trong những ngày đầu năm, anh xuất bán 2 bè khoảng 3,5 tấn cá, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 200 triệu đồng.

Cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè của anh Tùng

Những năm trước đây do mới nuôi, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch chỉ còn khoảng 3.500 con), thêm vào đó lại không có vốn nên anh chỉ nuôi ít, vừa với nguồn vốn của gia đình, cũng là để khảo sát về khả năng phát triển của loài cá này có phù hợp với môi trường, điều kiện ở hồ Suối Giai hay không. Năm nay, mô hình nuôi cá của anh đã mở rộng quy mô lớn, được Hội nông dân tỉnh chọn làm mô hình điểm về nuôi trồng thủy sản.

(Báo Bình phước.com.vn)

Mô hình nuôi cá chiên lồng ở xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi cá lồng ở xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang phát triển mạnh. Nhờ nuôi giống cá hiếm nhiều hộ gia đình ở đây không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

Tận dụng ưu điểm có dòng sông Lô chảy qua với nhiều loài cá quý hiếm, điển hình như loài cá chiên, một số hộ dân ở tỉnh ta đã ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi thành công giống cá hiếm từ tự nhiên. Điển hình như mô hình nuôi cá

lồng ở xã Thái Hoà, huyện Hàm Yên, người dân nơi đây đã triển khai có hiệu quả mô hình nuôi cá chiên quý hiếm. Từ một vài hộ gia đình nuôi trồng nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD05 -Thu hoạch và tiêu thụ cá lăng cá chiên thương phẩm (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)