C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên
2. Vận chuyển cá
2.2. Vận chuyển kín
tương đối ngắn. Phương tiện vận chuyển được sử dụng có thể là xe máy, ô tô, tàu thủy hoặc máy bay. Dụng cụ để vận chuyển cá trong phương pháp này có thể sử dụng các túi Polyetylen (PE), thùng composite, can nhựa có nắp… có hoặc không bơm oxy tùy thuộc quãng đường, thời gian, phương tiện vận chuyển...
Ví dụ vận chuyển cá trong túi PE có bơm oxy cần thực hiện như sau: Cá chuẩn bị vận chuyển được nhanh
chóng cho vào bao chứa cá bằng cách lồng hai bao PE dày, kích cỡ 130 x 90 cm vào nhau
Hình 5.5.4. Lồng 2 bao PE
Bên ngoài bao PE lồng bao dứa để bảo quản
Hình 5.5.5. Lồng vào bao dứa Chứa cá vào bao có chứa nước và bơm oxy với tỷ lệ 1 phần nước, 3 phần ôxy. Mật độ cá trong bao tùy thuộc vào quãng đường và thời gian vận chuyển.
Chuẩn bị máy, bình bơm oxy, dây, vòi, nước sạch…
Hình 5.5.6. Bình bơm oxy
- Cho nước sạch, lạnh vào các bao (sao cho khi có cá vào nhiệt độ khoảng 20- 220C là được)
- Bắt từng con cá cho vào bao
Hình 5.5.7. Cho nước vào bao
Tiếp theo, cho dây để bơm oxy vào các bao; chú ý không đưa đầu dây vào đáy bao vì khi sục oxy có thể làm xây sát cá.
Túm miệng bao, ép bao xuống để đuổi hết không khí trong bao ra.
Hình 5.5.9. Ép bao đuổi không khí
Nắm chặt miệng bao, mở van cho oxy vào từ từ cho đến khi bao thật căng thì rút vòi oxy ra.
Hình 5.5.10.Bơm oxy
Xoắn chặt miệng bao, buộc miệng bao lại bằng dây cao su.
Vận chuyển các bao cá có thể là xe máy, ô tô, tàu thủy, máy bay …
Hình 5.5.12. Xe vận chuyển cá Ngoài ra, nếu có điều kiện và khi vận chuyển xa, thời gian dài thì có thể dùng phương pháp “gây mê” bằng hóa chất cho cá để sau khi bảo quản, vận chuyển, cá được đánh thức lại bơi lội như "chưa có chuyện gì xảy ra"; gây mê đã trở thành “bí kíp” để cá được tươi sống như vừa mới bắt lên dù vận chuyển đi xa cả nghìn cây số, để tránh cho cá bị chết khi đi dọc đường.
Các loài tôm, cua, ghẹ và cá khi vận chuyển đều có thể dùng phương pháp gây mê nhưng đối với tôm, cua, ghẹ, người ta chỉ cần “sốc nhiệt” cho chúng mê man, sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ thì “đánh thức”. Phương pháp này không cần sử dụng thuốc mà chỉ làm giảm nhiệt độ đột ngột bằng cách cho đá lạnh vào nước khiến cá rơi vào trạng thái ngủ đông.
Còn đối với cá, cơ địa của chúng khác tôm, cua nên không thể áp dụng phương pháp ngủ đông được mà phải gây mê bằng thuốc. Cá ngủ hoặc cá ngừng hoạt động tiêu hao ô xy sẽ ít hơn cá hoạt động, cá ngủ ít bị xây sát và stress hơn. Cá ngừng hoạt động vận chuyển được nhiều và dễ dàng hơn cá hoạt động.
Trong quá trình sử dụng hoá chất để vận chuyển cá cần tính toán nồng độ thuốc cho phù hợp vì liều sử dụng để vận chuyển và liều gây chết rất gần nhau. Ngoài việc dùng hóa chất gây mê, ngủ cho cá trong quá trình vận chuyển người ta còn sử dụng hóa chất gây mê, ngủ cho cá trong quá trình chọn lọc, tiêm vaccine, tiêm thuốc kích dục tố. Các loại hoá chất thường dùng: MS-222, Quinaldine, TMS (Tricain metalsulfonate)... Hết thời gian vận chuyển đưa cá ra nước sạch để cá hồi tỉnh lại.
Hiện nay trên thị trường Thái Lan dùng phổ biến loại thuốc ngủ MS-222 để vận chuyển cá. Loại thuốc này làm cho cá ngủ trong quá trình vận chuyển, giảm thiểu tối đa các hoạt động trao đổi chất, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết cũng như tránh sự cọ sát có thể gây tổn thương cá trong quá trình vận chuyển. Sau khi vận chuyển chỉ cần thay nước mới là cá sẽ dần trở lại hoạt động bình thường sau khoảng 1 phút. Loại thuốc này không gây hại cho cơ thể và sức khỏe của cá, tuy nhiên chưa được phổ biến trên thị trường Việt Nam.
Loại hóa chất được sử dụng trong thủy sản để gây mê cá là MS 222 không độc với thủy sản
Hình 5.5.13.Thuốc gây mê cá
Sử dụng hóa chất này để gây mê bằng cách hòa tan chất gây mê trong nước, sau đó thả cá cần gây mê vào. Chất gây mê thâm nhập qua tơ mang cá trong hô hấp, hòa vào máu và chuyển lên não, tác dụng làm cho cá chuyển sang trạng thái mê thì tiến hành vận chuyển. Trong khi vận chuyển vẫn phải để cá trong môi trường nước có sục ô xi, tùy vào quãng đường, thời gian vận chuyển mà hòa tỷ lệ thuốc mê khác nhau để căn giờ cá tỉnh; Đến nơi giao nhận hàng, chỉ cần thả cá vào nước sạch có sục mạnh khí oxy là cá sẽ hồi sinh, bơi lội khỏe mạnh.
Mặc dù kỹ thuật gây mê cho thủy sản không quá phức tạp và cũng không đòi hỏi đào tạo các bác sĩ và kỹ thuật viên như đối với người, tuy nhiên những hiểu biết để thực hành đúng kỹ thuật gây mê cũng rất cần thiết, vì nếu sử dụng không đúng loại chất gây mê, hoặc sử dụng quá liều, thời gian gây mê quá dài có thể làm cá chết hàng loạt.
Loại hóa chất MS222 này hiện không được bán phổ biến trong nước vì giá thành khá đắt.
Ngoài MS-222 người ta còn dùng Quinaldine và TMS. Đối với dùng Quinaldine có một số hạn chế như cần Aceton để hoà tan và ít an toàn hơn TMS.
Khi cá ngủ nhanh thì tốt hơn với an thần lâu nhưng đòi hỏi nồng độ thuốc cao và phải nhanh chóng hồi phục cá. TMS có thể làm giảm pH của nước nên phải thường xuyên kiểm tra pH của nước, nếu cần thiết phải bổ sung dung dịch đệm. Đối với cá Hồng giai đoạn nhỏ dùng nồng độ TMS từ 50 - 100 mg/l trong 3 - 5 phút để cá ngủ sâu. Nồng độ và thời gian dùng thay đổi đối với các loài cá và các giai đoạn khác nhau. Thuốc ngủ đòi hỏi được xác định cho loài, kích cỡ và các điều kiện hiện có.
Sau khi gây mê, toàn bộ cá sẽ được cho vào thùng xốp, bên ngoài quấn chặt băng dính rồi đưa vào vận chuyển.
Hình 5.5.14. Xe vận chuyển thùng cá Cá được gây mê trong quá trình vận chuyển sau đó được tỉnh lại bơi trong nước như bình thường do đó vẫn an toàn cho người ăn bởi khi cá tỉnh lại nghĩa là thuốc mê cũng đã hết tác dụng, chất gây mê đã được cá đào thải ra ngoài qua gan và thận nên người tiêu dùng có thể yên tâm
3.Theo dõi và xử lý các tình huống trong quá trình vận chuyển 3.1. Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển
- Khi vận chuyển cá nguyên liệu phải luôn chú ý đảm bảo nhanh, an toàn vệ sinh; Đối với vận chuyển cá sống phải tránh để cá giãy giụa nhiều. Cá cần được vận chuyển nhanh chóng đến nơi tiêu thụ, nhanh chóng tiếp nhận và bảo quản.
- Cá vận chuyển yêu cầu phải là cá đói và được vận chuyển vào thời điểm mát trong ngày (sáng sớm, chiều mát hoặc vận chuyển vào ban đêm), nếu vận chuyển khi nhiệt độ môi trường cao phải sử dụng đá lạnh để hạ nhiệt hoặc vận chuyển bằng xe lạnh.
- Không vận chuyển cá qua những vùng bị ô nhiểm, nếu vận chuyển qua thì phải che đậy kín.
- Không để các thùng cá tiếp xúc với ánh nắng.
- Không chồng các thùng cá lên nhau khi vận chuyển để trách cá bị xây sát và nước của thùng trên rớt xuống thùng dướị.
- Khi vận chuyển cần hạn chế tối đa để cá tiếp xúc với không khí. - Không nên vận chuyển quá nhiều cá trong một thùng chứa. - Thời gian vận chuyển 6-8 giờ tỷ lệ cá sống phải trên 80%.
Bảng 5.5.2. Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển cá
Yếu tố quan tâm Yêu cầu Biện pháp
An toàn vệ sinh Sạch Che kín, ngăn ngừa bụi bặm, nắng nóng;
Làm vệ sinh và khử trùng dụng cụ trước và sau mỗi chuyến vận chuyển.
Thời gian vận chuyển
Nhanh Sử dụng phương tiện thích hợp, an toàn.
Trạng thái cá Không giãy giụa; Không xây xát, trầy trụa Mật độ vừa đủ; Cố định các thùng cá để tránh bị lắc, va đập trong quá trình vận chuyển.