Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
1,23 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã số: MĐ 06 NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI VÂY Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 06 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay có nhiều nghề đánh bắt có hiệu quả kinh tế cao. Một trong số đó phải kể đến nghề đánh bắt hải sản bằng lưới vây. Dựa trên cơ sở Đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn chương trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới vây”. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị chuyến biển 2) Giáo trình mô đun Phát hiện và tập trung đàn cá 3) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản 4) Giáo trình mô đun Bảo quản sản phẩm hải sản 5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản lưới 6) Giáo trình mô đun Thực hành an toàn lao động trên tàu cá Giáo trình môn học An toàn lao động trên tàu cá, nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 giờ và bao gồm 4 bài: Bài 1: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu Bài 2: Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá Bài 3: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn Bài 4: Thực hành an toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cứu Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. 3 Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới vây”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Phạm Sĩ Tấn (Chủ biên) 2. Đỗ Ngọc Thắng 3. Lê Văn Hướng 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT…………………… 7 Bài 1: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu 9 A. Nội dung: 9 1. Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ 9 1.1. Quy tắc chung 9 1.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các dụng cụ 10 2. Thực hành an toàn khi làm việc với các thiết bị điện 11 2.1. Quy tắc chung 11 2.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc với các thiết bị điện 12 3. Thực hành an toàn khi sử dụng tời và cẩu………………………………….12 3.1. Thực hành an toàn khi sử dụng tời………………………………… 12 3.2. Thực hành an toàn khi sử dụng cẩu………………………………………13 4. Thực hành an toàn khi di chuyển các vật nặng 14 4.1. Quy tắc chung 14 4.2. Thực hiện công tác an toàn khi di chuyển các vật nặng 14 5. Thực hành an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng 15 5.1. Quy tắc chung 15 5.2. Thực hiện công tác an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng 15 6. Thực hành an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu 17 6.1. Quy tắc chung 17 6.2. Thực hiện công tác an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu 19 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 20 1. Câu hỏi: 20 2. Bài tập thực hành: 20 C. Ghi nhớ: 20 Bài 2: Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá 21 A. Nội dung: 21 1. Thực hành an toàn trong công tác phòng cháy 21 1.1. Những kiến thức cơ bản về cháy 21 1.2. Các quy định về phòng cháy 21 1.3. Thực hiện công tác an toàn trong phòng cháy trên tàu cá 22 2. Thực hành an toàn trong công tác chữa cháy trên tàu cá 23 2.1. Các thiết bị, dụng cụ chữa cháy được trang bị trên tàu cá 23 2.2. Quy tắc chung trong công tác chữa cháy trên tàu cá 27 2.3. Thực hiện công tác an toàn trong chữa cháy trên tàu cá 27 5 1. Câu hỏi: 35 2. Bài tập thực hành: 35 C. Ghi nhớ: 36 Bài 3: Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn 37 A. Nội dung: 37 1. Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh trên biển 37 1.1. Quy tắc chung 37 1.2. Các thiết bị cứu sinh cá nhân trên tàu 37 1.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu người rơi xuống biển 38 2. Thực hành an toàn trong công tác cứu thủng 41 2.1. Quy tắc chung 41 2.2. Các dụng cụ cứu thủng và cách sử dụng 41 2.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu thủng 43 3. Thực hành an toàn trong công tác cứu tàu bị mắc cạn 44 3.1. Quy tắc chung 44 3.2. Những nguyên nhân tàu bị mắc cạn 44 3.3. Thực hiện công tác an toàn khi cứu tàu bị mắc cạn 45 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46 1. Câu hỏi: 46 2. Bài tập thực hành: 47 C. Ghi nhớ: 47 Bài 4: An toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây 48 A. Nội dung: 48 1. Thực hành an toàn khi thả lưới 48 1.1. Quy tắc chung 48 1.2. Thực hiện công tác an toàn khi thả lưới 48 2. Thực hành an toàn khi thu lưới 49 2.1. Quy tắc chung 49 2.2. Thực hiện công tác an toàn khi thu lưới 50 3. Thực hành an toàn khi lấy cá 51 3.1. Quy tắc chung 51 3.2. Thực hiện công tác an toàn khi lấy cá 51 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 52 1. Câu hỏi: 52 2. Bài tập thực hành: 52 C. Ghi nhớ: 52 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 53 I. Vị trí, tính chất mô đun: 53 II. Mục tiêu mô đun: 53 III. Nội dung chính của mô đun: 53 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 54 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 58 VI. Tài liệu tham khảo 61 6 Phụ lục 2: Quy định đánh dấu hiệu nhận biết đối với tàu cá hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi 64 Phụ lục 3: NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ 66 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 74 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 74 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VTĐ Vô tuyến điện MĐ Mô đun 8 MÔ ĐUN THỰC HÀNH AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU CÁ Mã mô đun: MĐ 06 Giới thiệu mô đun Mục tiêu của mô đun là giúp học viên nắm rõ kiến thức và kĩ năng về công tác an toàn khi làm việc trên boong tàu, về công tác an toàn trong phòng, chống cháy trên tàu, trong khai thác thủy sản bằng lưới vây. Xử lý được các sự cố khi có người rơi xuống biển, khi tàu bị thủng và khi tàu bị mắc cạn. Mô đun gồm có 04 bài là: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu; Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá; Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn; Thực hành an toàn trong khai thác thủy sản bằng lưới vây. Thời lượng chung cho Mô đun này là 80 giờ, trong đó phần lý thuyết là 12 giờ, phần thực hành là 60 giờ và kiểm tra hết mô đun là 8 giờ. Phương pháp học tập của Mô đun này chủ yếu là thực hành, giáo viên sau khi hướng dẫn phần lý thuyết có liên quan, sẽ thực hành mẫu, học viên làm theo cho đến khi đạt yêu cầu của bài thực hành. Việc đánh giá kết quả học tập chủ yếu căn cứ trên kết quả thực hành của học viên qua các bài thực hành trong Mô đun. Gồm có hai tiêu chí đánh giá: đạt khi học viên thực hiện được các bài thực hành theo quy định, không đạt khi học viên không thực hiện được các bài thực hành theo quy định. 9 Bài 1: Thực hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu Mã bài: MĐ06-01 Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu. - Thực hành được an toàn khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị điện. - Thực hành được an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng, khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu. A. Nội dung: 1. Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ 1.1. Quy tắc chung - Dây thừng Dây thừng thường có trong các bộ phận ngư cụ, trong bộ phận liên kết hệ thống lưới, tàu và trong hệ thống đảm bảo hàng hải. Dây thừng trong các bộ phận ngư cụ chịu lực lớn, vì thế được chế tạo bằng nguyên liệu bền và đường kính lớn. Tùy vào mục đích sử dụng mà dùng các loại dây thừng khác nhau. Không để dây thừng dưới ánh nắng mặt trời, trên các nguồn phát nhiệt. Trong quá trình làm việc, giữ cho dây thừng không bị dính bẩn. Hình 6.1.1. Không để dây thừng dính bẩn Hình 6.1.2. Không để dây thừng dưới ánh nắng mặt trời - Cần cẩu Cần cẩu được làm bằng gỗ tốt hoặc sắt, phải đảm bảo chắc chắn thuận tiện cho quá trình làm việc. Cần cẩu được bố trí ở giữa boong tàu về phía mũi. - Búa tay [...]... hiện an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu 21 Bài 2: Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá Mã bài: MĐ06-02 Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá - Thực hành được công tác an toàn trong phòng cháy trên tàu cá - Thực hành được công tác an toàn trong chữa cháy trên tàu cá A Nội dung: 1 Thực hành an toàn. .. giao nhận các thiết bị phương tiện sử dụng cho làm việc trên cao một cách khoa học, chi tiết và mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt qui chế đó B Câu hỏi và bài tập thực hành: 1 Câu hỏi: 1.1 Trình bày nội dung an toàn lao động khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị điện 1.2 Trình bày nội dung an toàn lao động khi làm việc với tời và cẩu 1.3 Trình bày nội dung an toàn lao động khi làm việc trên cao... nhảy từ trên cao, thang xuống boong tàu để đề phòng trượt ngã gây tai nạn - Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt - Không được đi lại trên thành mạn tàu Hình 6.1.20 Không được đi lại trên thành mạn tàu 19 6.2 Thực hiện công tác an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu - Trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng thang, sàn thao tác thang, mạn tàu, lan can an toàn cũng... ngoài mạn tàu 2 Bài tập thực hành: 2.1 Bài thực hành 6.1.1: Thực hành an toàn khi làm việc với các dụng cụ và các thiết bị điện 2.2 Bài thực hành 6.1.2: Thực hành an toàn khi đóng mở nắp hầm hàng, khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu C Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Thực hiện an toàn khi làm việc với các dụng cụ - Thực hiện an toàn khi làm việc với các thiết bị điện - Thực hiện an toàn khi... môn, huấn luyện bảo hộ lao động và có các chứng chỉ kèm theo - Phải sử dụng đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao như dây an toàn, ủng, mũ nhựa cứng, ván lót, thang Hình 6.1.16 Dây đai an toàn Hình 6.1.17 Ủng - Khi lên, xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến qui định - Thang di động phải đảm bảo chắc chắn: chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5m, thang không bị mọt, oằn cong... vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm với người trong tình huống bị rơi Hình 6.1.22 Thắt dây đai an toàn khi làm việc trên cao đúng cách 20 - Khi làm việc từ độ cao 2 mét trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn Hình 6.1.23 Buộc... hành an toàn khi sử dụng tời và cẩu Tời và cẩu là hai thiết bị được sử dụng nhiều trên tàu lưới vây Nếu sử dụng không đúng cách sẽ dễ gây ra tai nạn Sau đây là cách thực hành an toàn khi sử dụng tời và cẩu 3.1 Thực hành an toàn khi sử dụng tời - Khi sử dụng tời không được đùa nghịch, sử dụng các chất kích thích mạnh như uống bia, rượu, hút thuốc lào… - Không được tời quá khả năng chịu tải của dây cáp... găng tay để kéo cáp tời, không cho dây cáp đi qua trong lòng bàn tay, tránh để dây cáp làm tổn thương đến bàn tay - Làm mát cho tang ma sát khi thu dây cáp để tránh đứt dây Hình 6.1.8 Đeo găng tay khi kéo cáp Hình 6.1.9 Làm mát cho tang ma sát 3.2 Thực hành an toàn khi sử dụng cẩu - Trước khi làm việc cần kiểm tra các thiết bị an toàn và dây tời - Không được sử dụng các loại dây tời bị hư hỏng Như dây... ban đêm phải có đèn báo hiệu - Nếu hầm hàng sâu phải dùng thang hoặc ván để trèo lên xuống hầm Hình 6.1.14 Dùng thang để trèo từ dưới hầm lên trên tàu - Trong lúc đóng hầm hàng phải kiểm tra kỹ dưới hầm hàng rồi mới đóng Hình 6.1.15 Kiểm tra kỹ dưới hầm rồi mới đóng 17 6 Thực hành an toàn khi làm việc trên cao và ngoài mạn tàu Làm việc trên cao và ngoài mạn tàu là có nguy cơ tai nạn ngã cao Người lao. .. khét trên tàu phải kịp thời kiểm tra - Không dùng giấy hoặc vải để làm chao đèn, bọc bóng đèn - Phải làm tốt công tác thu dọn đối với các vật dễ cháy như không để giẻ, giấy vụn có ngấm dầu lâu ngày (để đề phòng hiện tượng tự cháy) 1.3 Thực hiện công tác an toàn trong phòng cháy trên tàu cá - Trên tàu phải có sơ đồ bố trí trang thiết bị phòng và chữa cháy Sơ đồ này phải được treo ở chỗ quy định trong các . bảo quản lưới 6) Giáo trình mô đun Thực hành an toàn lao động trên tàu cá Giáo trình môn học An toàn lao động trên tàu cá, nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 80 giờ và bao gồm. hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu Mã bài: MĐ0 6-0 1 Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu. - Thực hành được an toàn. hành an toàn lao động khi làm việc trên boong tàu; Thực hành an toàn trong công tác phòng, chống cháy trên tàu cá; Thực hành an toàn trong công tác cứu sinh, cứu thủng, cứu cạn; Thực hành an toàn