Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN TRƯỜNG BẢO ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU ĐÁNH CÁ Ở TỈNH SÓC TRĂ
Trang 1Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN TRƯỜNG BẢO
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU ĐÁNH CÁ Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KHAI THÁC THUỶ SẢN
2007
Trang 2Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN TRƯỜNG BẢO
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU ĐÁNH CÁ Ở TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KHAI THÁC THUỶ SẢN
Cán bộ hướng dẫn NGUYỄN THANH LONG
2007
Trang 3Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Long đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn này Chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô của khoa Thủy Sản, trường Đại Học Cần Thơ đã chỉ dạy và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong những ngày học tập tại trường Tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh, các chú đang công tác tại Sở Thủy Sản, Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản, Trung Tâm khuyến ngư của các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đã giúp đỡ cho tôi thu thập số liệu
Cuối cùng xin trân trọng cảm ơn tất cả các bạn lớp Khai Thác Thủy Sản K29
đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như động viên tôi trong suốt thời gian học tập ở trường và cả thời gian thực hiện đề tài
Sinh viên thực hiện Nguyễn Trường Bảo
Trang 4Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá công tác an toàn lao động trên tàu cá ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu” được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 07 năm 2007 tại tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá mức độ trang bị an toàn lao động trên tàu đánh cá để làm cơ sở cho việc quản lý và đề xuất biện pháp an toàn cho ngư dân khai thác thủy sản Qua khảo sát 60 mẫu các tàu khai thác xa
bờ và 30 mẫu các tàu khai thác gần bờ của ba loại nghề lưới kéo, lưới vây và lưới rê, kết quả cho thấy hầu hết trên các tàu cá ở Sóc Trăng và Bạc Liêu đều
có trang bị các trang thiết bị phục vụ cho công tác an toàn lao động (100%), tuy nhiên mỗi tàu có mức độ trang bị khác nhau Các trang thiết bị phục vụ cho công tác an toàn lao động, phần lớn được ngư dân đánh giá là có hiệu quả sử dụng tạm được và tốt Chi phí trang bị cho các trang thiết bị an toàn lao động
so với chi phí đóng tàu thì không cao (3,4 ± 1,9%), trong đó chi phí trang bị cho lĩnh vực tránh va là cao nhất (75,4%) Vấn đề về các sự cố trên tàu cá thì rất ít xảy ra, các bệnh nghề nghiệp mà ngư dân thường hay mắc phải do lao động lâu dài trên biển thường gặp như đau lưng, nhức mỏi, thần kinh tọa, ù tai, thấp khớp Trong đó tỷ lệ ngư dân mắc bệnh đau lưng là nhiều nhất (56,9%)
Sự ý thức trang bị an toàn trên tàu cá của ngư dân chưa cao Chỉ có 56,7% ở các tàu xa bờ và 60,0% ở các tàu gần bờ cho là trang bị an an toàn lao động là cần thiết Mặc dù 100% tàu cá ở Sóc Trăng và Bạc Liêu có trang bị an tòan lao động, tuy nhiên mức độ trang bị, ý thức trang bị cũng như hiệu quả sử dụng các trang thiết bị này còn nhiều hạn chế Vì vậy cần phải có biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn ngư dân hiểu và sử dụng các trang thiết bị an toàn lao động nhằm đạt hiệu quả cao hơn
Trang 5Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung chính của đề tài 2
CHƯƠNG 2 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan tình hình thuỷ sản trên thế giới 3
2.2 Cơ cấu tàu cá thế giới 4
2.3 Tình hình thủy sản Việt Nam 4
2.4 Năng lực tàu thuyền khai thác và lao động nghề cá ở Việt Nam 5
2.4.1 Năng lực tàu thuyền khai thác 5
2.4.2 Lao động nghề cá ở Việt Nam 7
2.5 Tình hình thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long 8
2.6 Hiện trạng nghề khai thác thủy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 9
2.7 Điều kiện tự nhiên của khu vực biển tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng 10 2.8 Tình hình thủy sản tỉnh Bạc Liêu 13
2.9 Cơ cấu ngành nghề và lao động KTTS tỉnh Bạc Liêu 15
2.10 Hiện trạng phát triển KTTS ở Sóc Trăng 18
2.11 Cơ cấu ngành nghề và lao động KTTS tỉnh Sóc Trăng 19
2.12 Một số yêu cầu về trang bị an toàn hàng hải 21
2.13 Cách sử dụng và bảo quản một vài trang thiết bị đảm bảo an toàn trên tàu cá 23
2.13.1 Bình CO2 23
2.13.2 Bè cứu sinh bơm hơi tự thổi 24
2.13.3 Các phương tiện cứu sinh cá nhân 25
2.14 Ý nghĩa sử dụng của một số máy điện hàng hải đảm bảo ATLĐ cho tàu đánh cá 26
2.14.1 Máy đàm thoại 26
2.14.2 Máy định vị 27
2.14.3 Rada 27
2.14.4 Máy đo sâu dò cá 28
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
3.2 Phương pháp nghiên cứu 30
3.2.1 Thông tin thứ cấp 30
3.2.2 Thông tin sơ cấp 30
3.2.3 Phương pháp thu số liệu 31
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 32
Trang 6Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 4 33
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Hiện trạng trang bị ATLĐ trên tàu đánh cá 33
4.2 Hiệu quả sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu đánh cá 38
4.3 Những sự cố thường gặp trên tàu đánh cá 47
4.4 Các bệnh nghề nghiệp thường gặp 50
4.5 Công tác bảo hiểm cho tàu và thuyền viên 52
4.5.1 Các loại hình bảo hiểm trên tàu cá và mức độ bồi thường 52
4.5.2 Công tác bảo hiểm cho thân tàu 52
4.5.3 Công tác bảo hiểm cho thuyền viên 53
4.5.4 Nhận định chung về dịch vụ bảo hiểm 54
CHƯƠNG 5 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 56
5.1 Kết Luận 56
5.2 Đề Xuất 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 59
Trang 7Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Tổng quan sản lượng thuỷ sản thế giới 1998-2003 3
Bảng 2.2: Sản lượng thuỷ sản thế giới năm 2010 3
Bảng 2.3: Cơ cấu tàu cá thế giới 1999 4
Bảng 2.4: Sản lượng thủy sản Việt Nam .4
Bảng 2.5: Năng lực tàu thuyền khai thác xa bờ của cả nước 7
Bảng 2.6: Tổng số lao động và cơ cấu lao động làm việc ngành thủy sản 8
Bảng 2.7: Sản lượng thủy sản ĐBSL 9
Bảng 2.8: Năng lực tàu thuyền khai thác xa bờ ở ĐBSCL 10
Bảng 2.9: Tình hình khai thác thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu 15
Bảng 2.10: Tình hình hiệu quả của các phương tiện khai thác 17
Bảng 2.11: Cơ cấu nghề phân theo công suất tàu tỉnh Bạc Liêu 2005 18
Bảng 2.12: Cơ cấu nghề và lao động phân theo nghề tỉnh Sóc Trăng 20
Bảng 2.13: Cơ cấu nghề và lao động khai thác hải sản tỉnh Sóc Trăng 20
Bảng 3.1: Số mẫu điều tra 32
Bảng 4.1: Hiện trạng trang bị ATLĐ trên tàu cá theo nghề 33
Bảng 4.2: Hiện trạng trang bị ATLĐ trên tàu cá theo tỉnh 33
Bảng 4.3: Những lĩnh vực trang bị ATLĐ trên tàu cá 34
Bảng 4.4: Các loại trang thiết bị ATLĐ đã được trang bị trên tàu đánh cá 35 Bảng 4.5: Mức độ trang bị các trang thiết bị được trên tàu cá 36
Bảng 4.6: Nguyên nhân ngư dân trang bị ATLĐ 38
Bảng 4.7: Đánh giá hiệu quả sử dụng ATLĐ ở mỗi lĩnh vực 39
Bảng 4.8: Đánh giá hiệu quả sử dụng ở các lĩnh vực của ngư dân xa bờ 39
Bảng 4.9: Đánh giá hiệu quả sử dụng ở các lĩnh vực của ngư dân gần bờ 40
Bảng 4.10: Chi phí trang bị ATLĐ so với chi phí thân tàu 41
Bảng 4.11: Chi phí trung bình trang bị ATLĐ ở mỗi lĩnh vực 42
Bảng 4.12: Mức độ sử dụng ATLĐ của thủy thủ trên tàu 43
Bảng 4.13: Mức độ sử dụng ATLĐ của thủy thủ trên tàu xa bờ: 44
Bảng 4.14: Mức độ sử dụng ATLĐ của thủy thủ trên tàu gần bờ: 44
Bảng 4.15: Mức độ quan tâm của chủ tàu đối với ATLĐ 46
Bảng 4.16: Mức độ ưu tiên của chủ tàu đối với các lĩnh vực ATLĐ 46
Bảng 4.17: Mức độ các sự cố xảy ra trên tàu cá 48
Bảng 4.18: Mức độ các sự cố xảy ra trên tàu cá xa bờ 49
Bảng 4.19: Mức độ các sự cố xảy ra trên tàu cá gần bờ 49
Bảng 4.20: Tỷ lệ xuất hiện các loại bệnh nghề nghiệp thường gặp 50
Bảng 4.21: Bảo hiểm cho thân tàu cá 53
Bảng 4.22: Bảo hiểm cho thuyền viên 54
Bảng 4.23: Đánh giá hiệu quả của dịch vụ bảo hiểm 54
Trang 8Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH SÁCH HÌNH
Hình2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu 11
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng và địa điểm thu mẫu 13
Hình 2.3 Sản lượng thủy sản Bạc Liêu 1996-2005 13
Hình 2.4 Biến động sản lượng khai thác và nuôi trồng Bạc Liêu 14
Hình 2.5 Biến động tàu thuyền Bạc Liêu 1997-2005 16
Hình 2.6 Biến động công suất trung bình tỉnh Bạc Liêu 1996-2005 16
Hình 2.7: Sản lượng thuỷ hải sản của tỉnh Sóc Trăng từ 1992 – 2005 18
Hình 2.8: Giá trị sản xuất thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng từ năm 1992- 2005 19
Hình 2.9: Bình CO2 23
Hình 2.10: Phao tròn cứu sinh 1
Hình 2.11: Phao áo cứu sinh 26
Hình 2.12: Máy đàm thoại tầm gần hiệu Supper2400 26
Hình 2.13: Máy đàm thoại tầm xa hiệu ICOM707 27
Hình 2.14: Máy định vị hiệu FurunoGP32 27
Hình 2.15: Máy do sâu dò cá V-6202 28
Hình 2.16: Máy Định Vị-Dò Cá-Hải Đồ Màu V-6602P 29
Hình 2.17: Địa điểm thu mẫu 30
Trang 9Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ: An toàn lao động
BHLĐ: Bảo hộ lao động
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
FAO: Tổ chức Nông-Lương thế giới
Trang 10Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Biển và đại dương với diện tích 360 triệu km2 (chiếm 71% diện tích của bề mặt trái đất) đang chứa đựng trong nó nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết được Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người
đã có một bước tiến quan trọng để khám phá và khai thác nhiều nguồn tài nguyên ẩn chứa trong đại dương để phục vụ cho lợi ích của con người trong bối cảnh thế giới đang tiến vào thế kỷ XXI Ngày nay việc khai thác kinh tế biển trên thế giới tập trung vào các hướng chính như khai thác dầu mỏ, khai thác khoáng sản vận tải biển và một lĩnh vực cũng rất quan trọng đó là khai
thác hải sản (UBND tỉnh Bạc Liêu, 2002)
Việt Nam là nước có bờ biển dài 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 đó là điều kiện thuận lợi và là thế mạnh của chúng ta trong việc khai thác hải sản để phục vụ nền kinh tế quốc dân Đến nay vùng biển nước ta đã xác định được 2.036 loài trong đó có khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế Trữ lượng toàn vùng biển ước đạt 4,2 triệu tấn Sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,65 tỷ USD tăng 10,38% so với năm 2004 (Thái Thanh Dương, 2006)
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản của Việt Nam kể cả nuôi trồng lẫn khai thác Bờ biển dài 735 km bao gồm cả hai vùng biển là vùng biển Đông và Tây Nam Bộ tạo điều kiện cho ĐBSCL phát triển mạnh về KTTS góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của vùng và cả nước
Tuy nhiên do đặc thù nghề cá nước ta còn thô sơ trong các phương tiện phục vụ khai thác cũng như công tác đảm bảo an toàn trên biển chưa được chú trọng nhiều, các trang thiết bị đảm bảo an toàn trong quá trình hàng hải hầu như không được trang bị đầy đủ, kiến thức của ngư dân về ATLĐ còn hạn chế trong việc xử lý kịp thời các sự cố xảy ra, nên hằng năm nước ta đã chịu những tổn thất, mất mát lớn lao về người và tài sản
Việc tuyên truyền thông tin và thực hiện ATLĐ là cần thiết và quan trọng đối với nghề đánh cá, không những đối với tàu đánh cá xa bờ mà là cả ven
bờ, vì tính mạng con người vốn là tài sản quí giá nhất
Trang 11Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Để nắm được hiện trạng việc trang bị an toàn trên tàu cá, đề tài “Đánh giá công tác an toàn lao động trên tàu đánh cá ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng” được thực hiện là cần thiết
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài đánh giá công tác an toàn lao động trên tàu đánh cá ở tỉnh Sóc Trăng
và Bạc Liêu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ trang bị ATLĐ trên tàu đánh cá để làm cơ sở cho việc quản lý và đề xuất biện pháp an toàn cho ngư dân KTTS
1.3 Nội dung chính của đề tài
- Đánh giá mức độ trang bị an toàn lao động trên tàu đánh cá;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu đánh cá;
- Tìm hiểu những sự cố thường gặp trên tàu đánh cá;
- Tìm hiểu các bệnh nghề nghiệp thường gặp ở nghề đánh cá;
- Tìm hiểu công tác bảo hiểm cho ngư dân trên tàu đánh cá
Trang 12Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan tình hình thuỷ sản trên thế giới
Trong thời gian qua, ngành thuỷ sản ngày càng phát triển và dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho cộng đồng các dân cư trên toàn thế giới Không những phát triển về số lượng và giá trị, ngành thuỷ sản còn có những bước thay đổi cơ bản về cơ cấu sản xuất Từ một ngành thuỷ sản công nghiệp với khai thác thủy sản đóng vai trò chủ đạo trong những năm gần đây ngành thuỷ sản đã phát triển theo hướng nông nghiệp với tỷ lệ đóng góp của NTTS ngày càng nhiều Chỉ trong 10 năm từ 1993-2003 trong khi sản lượng khai thác hầu như đứng yên, chỉ tăng 1,2%, thì sản lượng NTTS tăng mỗi năm tới 9,4% Năm 2003, tỷ lệ của NTTS trong tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đã tăng lên 31,7% (FAO, 2003) Theo thống kê của FAO năm 2003 thì biến động sản lượng thuỷ sản được thể hiện ở Bảng 2.1
Bảng 2.1: Tổng quan sản lượng thuỷ sản thế giới 1998-2003 (Triệu tấn)
Bảng 2.2: Sản lượng thuỷ sản thế giới năm 2010 (Triệu tấn) Nguồn: FAO, 1998
Trang 13Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2 Cơ cấu tàu cá thế giới
Theo công bố của FAO tính đến 1999, đội tàu cá thế giới có 1.259.930 chiếc với tổng công suất gần 28 triệu CV Tàu khai thác có 1.248.000 chiếc, chiếm 90%, còn lại là các tàu hậu cần, dịch vụ nghiên cứu, đào tạo, cứu hộ, nuôi trồng Cơ cấu tàu thuyền được thể hiện ở Bảng 2.3
Bảng 2.3: Cơ cấu tàu cá thế giới 1999
Tỷ lệ (%) Nội dung Lưới
kéo Lưới vây Lưới rê vàng Câu khác Câu Khác
Nguồn: FAO, 1999
2.3 Tình hình thủy sản Việt Nam
Tình hình thủy sản Việt Nam trong những năm qua đã phát triển nhanh chóng, sản lượng thủy sản trong những năm qua thì không ngừng gia tăng
Cụ thể năm 1990 sản lượng thủy sản Việt Nam là 890,6 nghìn tấn đến năm
2006 đã tăng lên 3.695,9 nghìn tấn Chỉ mới 17 năm mà sản lượng thủy sản
đã tăng thêm 2.805,3 nghìn tấn gấp hơn 3 lần so với sản lương thủy sản năm 1990
Bảng 2.4: Sản lượng thủy sản Việt Nam (nghìn tấn)
Trang 14Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Từ năm 1990 đến năm 2006 sản lượng thủy sản tăng trung bình khoảng 165 nghìn tấn/năm, trong đó sản lượng nuôi trồng tăng rất nhanh khoảng 90,1 nghìn tấn/năm, còn sản lượng khai thác tăng khoảng 74,9 nghìn tấn/năm Giai đoạn năm 1997-1998 thì sản lượng thủy sản tăng không đáng kể và hầu như là không tăng Cụ thể năm 1997 sản lượng thủy sản là 1.730,4 nghìn tấn thì năm 1998 sản lượng này là 1.782 nghìn tấn
Sản lượng thủy sản khai thác trong giai đoạn 2000-2006 tuy vẫn tăng nhưng tăng chậm, trung bình khoảng 48,7 nghìn tấn/năm Trong khi đó sản lượng nuôi trồng trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng trung bình 157,8 nghìn tấn/năm gấp hơn 3 lần so với mức tăng của sản lượng khai thác Nguyên nhân là do những năm gần đây việc khai thác quá mức không đúng theo qui định đã làm cho nguồn lợi thủy sản ở đại dương ngày càng suy giảm, trong khi đó tiềm năng về nuôi trồng thì còn rất lớn vì thế các hoạt động về nuôi trồng thủy sản được tăng cường đẩy mạnh với mục tiêu “Lấy nuôi trồng bù khai thác” Do đó sản lượng thủy sản nước ta trong những năm qua chẳng những không giảm mà còn tăng lên nhanh chóng và còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai (Nguồn: http://www.gso.gov.vn)
2.4 Năng lực tàu thuyền khai thác và lao động nghề cá ở Việt Nam 2.4.1 Năng lực tàu thuyền khai thác
Năm 1986, toàn ngành thuỷ sản có 31.680 tàu thuyền với tổng công suất máy 537.500 CV, 29.000 phương tiện thủ công bao gồm bè, mảng và thuyền gỗ từ 1 - 3 tấn/chiếc Ðến năm 2006 có khoảng 100 nghìn chiếc tàu thuyền với tổng công suất máy 4,2 triệu CV (Bộ Thủy Sản, 2006) Loại từ
90 CV trở lên hiện có khoảng 6.000 chiếc, đây được xem là đội tàu khai thác hải sản xa bờ Trong số tàu thuyền máy có công suất dưới 90 CV thì loại từ 45 CV trở xuống chiếm đa số (85% tổng số) Tàu có công suất trên
45 CV chỉ khoảng 33% có máy định vị, 21% có máy đo sâu - dò cá, 63% có máy bộ đàm, 12,5% có máy thông tin liên lạc tầm xa Phần lớn tàu thuyền thiếu phương tiện thông tin liên lạc, phao cứu sinh và phương tiện an toàn hàng hải nên chỉ có khả năng đánh bắt vùng gần bờ
Trong tổng số tàu thuyền, số tàu vận tải và dịch vụ chiếm 0,7% về số lượng
và 2,1% về công suất, rất ít so với nhu cầu thực tế Tuy nhiên, trong tiến trình triển khai chủ trương phát triển khai thác xa bờ của Chính phủ hiện nay, những số liệu trên đang thay đổi rất nhanh chóng Đội tàu vận tải và thu mua ngày càng tăng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đội tàu khai thác xa bờ
Trang 15Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phần lớn tàu đánh bắt đều cùng lúc hoạt động nhiều loại nghề Tỷ trọng giữa các loại nghề tầng đáy và tầng mặt ở các vùng cũng có sự khác nhau
Ở các tỉnh phía Bắc nghề cá đáy chiếm 33 - 35%, cá tầng mặt khoảng 65%, còn ở các tỉnh Miền Trung nghề cá đáy chiếm 31 - 32%, cá tầng mặt chiếm
68 - 69%, ở các tỉnh phía Nam tỷ trọng nghề cá tầng đáy và tầng mặt lại tương đương nhau
Theo thống kê của Bộ Thuỷ Sản tại 19 địa phương cuối năm 1997, cơ cấu nghề nghiệp của đội tàu đánh cá xa bờ ước tính như sau:
− Nghề lưới kéo khoảng 34,2% số lượng tàu khai thác hải sản
− Nghề lưới vây chiếm 21,1% số lượng tàu khai thác hải sản
− Nghề lưới rê chiếm 20,4% số lượng tàu khai thác hải sản
− Nghề mành vó chiếm 5% số lượng tàu khai thác hải sản
− Nghề câu chiếm 17,3% số lượng tàu khai thác hải sản
− Nghề khác chiếm 2% số lượng tàu khai thác hải sản
Ngoài ra còn khoảng 10.000 tàu lắp máy 33 – 45 CV có thể ra vùng xa bờ khai thác ở mức độ hạn chế khi thời tiết thuận lợi
Đến cuối năm 2004 nước ta có trên 80% số lượng tàu thuyền hoạt động ven
bờ trong khi vùng này chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế của nước ta (Viện nghiên cứu hải sản, 2005) Điều này chứng tỏ rằng tình trạng khai thác ở vùng nước ven bờ là vùng bị khai thác quá mức Tình trạng này
đã gây tổn hại tới nguồn lợi vì các vùng nước ven bờ vốn là nơi tập trung các bãi đẻ cho các đàn thủy sản bố mẹ và là nơi sinh cư của các thế hệ thủy sản Theo số liệu của Bộ Thủy sản (1981) thì cả nước mới chỉ có 29.584 tàu gắn máy thì đến cuối năm 2004 chúng ta đã có 85.430 chiếc tàu gắn máy Hằng năm, số lượng tàu thuyền tăng lên liên tục với tốc độ bình quân 2.929 chiếc/năm Cùng với sự gia tăng số lượng tàu thuyền khai thác, tổng công suất máy tàu cũng không ngừng tăng lên Tổng công suất tàu thuyền gắn máy năm 1981 ghi nhận được là 453.871 CV thì đến năm 2004 con số này
đã là 4.721.701 CV, với mức tăng bình quân là 164.579 CV/năm Sự tăng trưởng về số lượng tàu thuyền gắn máy và tổng công suất máy tàu thể hiện cường lực khai thác hay áp lực khai thác lên nguồn lợi ngày một tăng (Viện nghiên cứu Hải sản, 2005)
Bên cạnh đó tổng số tàu thuyền khai thác xa bờ cũng tăng lên đáng kể, năm
2000 số tàu thuyền này là 9.766 chiếc, đến năm 2005 đã tăng lên là 20.118 chiếc Như vậy trung bình mỗi năm số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ tăng thêm hơn 1.725 chiếc, trong đó số lương tàu thuyền khai thác xa bờ vào năm 2001 tăng nhiều nhất là 14.326 chiếc vào năm 2001
Trang 16Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 2.5: Năng lực tàu thuyền khai thác xa bờ của cả nước
Nguồn: http://www.gso.gov.vn Tổng công suất của đội tàu khai thác xa bờ cũng tăng lên nhanh chóng, năm
2000 với tổng công suất là 1.385.098 CV thì đến năm 2005 là 2.923.785
CV, với mức tăng trung bình khoảng 256.448 CV/năm Mặc dù số lượng tàu thuyền và công suất của đội tàu khai thác xa bờ tăng lên nhanh chóng nhưng nếu xét công suất TB/tàu thì không tăng bao nhiêu, có giai đoạn còn giảm Như năm 2000 mỗi tàu khai thác xa bờ có công suất TB gần 142 CV/tàu, nhưng đến năm 2001 do lượng tàu tăng lên đột biến trong khi đó tổng số công suất thì tăng lên rất ít so với tổng số tàu tăng thêm nên công suất TB/tàu năm 2001 giảm còn 112 CV/tàu
Hiện nay công suất TB/tàu của đội tàu khai thác xa bờ đã dần dần tăng trở lại, vì do vùng ven bờ đã bị khai thác quá mức nên ngư dân có xu hướng tiến ra hoạt động xa bờ ngày càng nhiều Năm 2004 công suất bình quân là
132 CV/tàu, đến năm 2005 đã tăng lên 145 CV/tàu Điều này cho thấy các hoạt động khai thác xa bờ ngày càng được tăng cường đầu tư và phát triển
2.4.2 Lao động nghề cá ở Việt Nam
Lao động thủy sản nói chung và lao động nghề cá Việt Nam nói riêng trong những năm qua đã tăng lên đáng kể góp phần giải quyết việc làm cho một
số lượng lớn người lao động Năm 2000 tổng số lao động hoạt động trong ngành thủy sản là 988,9 nghìn người chiếm 2,6% trong tổng cơ cấu lao động thì đến năm 2006 tăng lên là 1.555,8 nghìn người chiếm 3,6% trong tổng cơ cấu lao động Việt Nam được tóm tắt trong Bảng 2.6
(chiếc)
Tổng công suất (CV)
Trang 17Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 2.6: Tổng số lao động và cơ cấu lao động làm việc ngành thủy sản
2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006
Số lượng (nghìn người) 988,9 1.082,9 1.282,1 1.326,3 1.404,6 1.482,4 1.555,8
Tỷ lệ
Nguồn: http://www.gso.gov.vn Năm 1997, toàn ngành thuỷ sản có 423.583 lao động đánh bắt hải sản, trong
đó hoạt động gần bờ 309.171 người, chiếm tỷ trọng 73%, hoạt động xa bờ 114.412 người, chiếm tỷ trọng 72%(Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn).Ðến năm 2003, toàn ngành thuỷ sản có 1.022.253 lao động đánh bắt hải sản, trong đó hoạt động gần bờ 862.887 người, chiếm tỷ trọng 84%, hoạt động xa bờ 159.366 người, chiếm tỷ trọng 15,6% (Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản, 2006)
Trình độ văn hóa của ngư dân còn thấp, với 68% chưa tốt nghiệp tiểu học, hơn 20% tốt nghiệp tiểu học, gần 10% có trình độ trung học cơ sở và 0,65%
có bằng tốt nghiệp ở trường dạy nghề hoặc đại học Chính vì thế việc tiếp thu các kiến thức và kỹ thuật khai thác hiện đại gặp nhiều khó khăn (Thông
tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số 10/2005)
Ngành thuỷ sản đang tích cực đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động nghề cá để họ tiến kịp với sự phát triển về ứng dụng khoa học, công nghệ, trang bị của đội tàu xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác
2.5 Tình hình thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có bờ biển dài trên 700 km chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan,vùng thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, đặc biệt là khai thác thuỷ sản Thuỷ sản của ĐBSCL được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước đang được nhà nước quan tâm, đặc biệt có nhiều chính sách thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào hợp tác phát triển Lĩnh vực chế biến thuỷ sản cũng như tăng cường đầu tư nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nguyên liệu chế biến xuất khẩu Chiến lược phát triển thuỷ sản của vùng là xây dựng ngành thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, đảm bảo thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng của vùng, xuất khẩu chiếm trên 50% cả nước (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005)
Trang 18Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tình hình thủy sản ĐBSL có bươc chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu thủy sản giữa khai thác và nuôi trồng Tổng sản lượng thủy sản không ngừng tăng qua các năm được thể hiện ở Bảng 2.7
Bảng 2.7: Sản lượng thủy sản ĐBSL
Tổng sản lượng (tấn) Nuôi trồng (tấn) Khai thác (tấn)
là 848.759 tấn, ở thời điểm này sản lượng nuôi trồng và khai thác có xu thế cân bằng nhau Vào năm 2005 với tổng sản lượng thủy sản là 1.840.004 tấn, trong đó sản lượng khai thác là 856.620 tấn, còn sản lượng nuôi trồng là 983.384 tấn đã vượt qua sản lượng khai thác và trở thành ngành hoạt động trọng điểm trong tương lai
2.6 Hiện trạng nghề khai thác thủy ở ĐBSCL
ĐBSCL là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 5% diện tích toàn lưu vực, bao gồm 13 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên và dân số năm 1995 là 16,2 triệu người chiếm 22% dân số cả nước ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, khoảng 360.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, vùng thềm lục địa có thế mạnh
về hải sản, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, đặc biệt là KTTS Trữ lượng hải sản có khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 630.000
Trang 19Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đánh cá trú đậu và lưu thông sâu vào đất liền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Viện Chiến lược phát triển, 2006)
Năm 2003 số tàu KTTS của vùng là 22.882 chiếc, tổng cộng suất đạt 1.781.180 CV Trong đó số tàu khai thác xa bờ có 4.727 chiếc, tổng công suất là 1.100.370 CV Số lao động tham gia KTTS là 407.260 người (Trung tâm Tin học - Bộ Thủy Sản, 2006)
Đội tàu khai thác hải sản xa bờ của vùng cũng rất mạnh Năm 2000 tổng số tàu thuyền khai thác xa bờ củ vùng là 3.426 chiếc với tổng công suất 905.871 CV, Đến năm 2005 là 5.330 chiếc với tổng công suất là 1.527.008
CV Nhìn chung tàu thuyền tại khu vực ĐBSL tăng chậm nhưng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thủy sản của cả nước
Bảng 2.8: Năng lực tàu thuyền khai thác xa bờ ở ĐBSCL
Tổng công suất 905.871 833.694 963.719 1.100.370 1.285.320 1.527.008 Nguồn: http://www.gso.gov.vn/
Chiến lược phát triển thủy sản của vùng là xây dựng ngành thủy sản là ngành kinh tế trọng điểm, đảm bảo thủy sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng của vùng, xuất khẩu chiếm trên 50% cả nước Gia tăng năng lực khai thác biển Giảm dần đánh bắt gần bờ, tăng đánh bắt biển khơi, vùng biển xa (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư - Viện chiến lược phát triển, 2006)
2.7 Điều kiện tự nhiên của khu vực biển tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng
ĐBSCL và tỉnh Bạc Liêu nói riêng được xem như bán đảo Bạc Liêu nằm
về phía Nam, Đông Nam của đồng bằng Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Cần Thơ, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây–Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Kiên Giang Tỉnh Bạc Liêu ở khu vực phía Đông bán đảo Cà Mau Diện tích tự nhiên của tỉnh là 248.268,6 ha, tổng chiều dài bờ biển khoảng
56 km, chiếm 7,2% bờ biển ĐBSCL (780 km) và chiếm 1,7% chiều dài bờ biển cả nước
Vùng biển Bạc Liêu cùng nằm trong nội chí tuyến, Bắc Bán Cầu Vì vậy, về
cơ bản khí hậu của vùng biển này cũng tuân thủ chế độ khí hậu của biển Đông là khí hậu nhiệt đới gió mùa và hoạt động của bão Tây Thái Bình Dương hình thành từ phía Đông Philippinnes, hằng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam nhưng do vị trí địa hình nằm ở cực
Trang 20Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nam của đất nước nên ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khi tới vùng biển này đã giảm nhiều, đồng thời gió mùa Tây Nam cũng được che chắn bởi lục địa nên cường độ trong gió mùa Đông Nam cũng yếu hơn so với vị trí cùng
vĩ độ nhưng nằm về phía Tây bán đảo Cà Mau, lại là vùng biển cận xích đạo nên ít chịu ảnh hưởng của bão
Vùng biển Bạc Liêu là một phần của biển Đông Nam Bộ, có những điều kiện địa lý tự nhiên của nhóm đường bờ châu thổ sông Cửu Long Đường
bờ bằng phẳng chạy theo hướng Đông Bắc–Tây Nam, do tác động của thủy triều, sóng biển và hải lưu nên quá trình động lực nổi bật nhất là quá trình bồi tụ và xói lở Từ Gò Cát đến thị xã Bạc Liêu bờ biển được bồi lấp, từ Gò Cát đến Gành Hào bờ biển bị xói lở mạnh Bờ biển có các cửa sông chính là Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, Chùa Phật là nơi có khả năng phát triển các
cơ sở dịch vụ hậu cần cho nghề cá trước mắt cũng như sau này Chế độ thủy triều chủ yếu là bán nhật triều không đều với biên độ triều tương đối lớn (3-
4 m)
Thềm lục địa rất rộng, đáy biển có độ dốc nhỏ Địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng, toàn bộ vùng rộng lớn ven bờ chất đáy chủ yếu là cát pha bùn, cát pha vỏ sò (trừ vùng ven bờ có các dãy bùn nhuyễn) là cơ sở tốt cho sự phát triển các loài sinh vật đáy, trong dây chuyền thức ăn của các tầng đáy thuận lợi cho cá khai thác cá đáy và cá nổi
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu (http://www.baclieutrade.gov.vn)
Trang 21Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhiệt độ trung bình trong năm tại khu vực này dao động từ 27–27,2oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC (tháng 1), cao nhất 28,2–28,9oC vào tháng 4
Thông thường vùng biển Đông và Tây Nam bộ kéo dài từ tháng 5 đến tháng
11 hàng năm, từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau là mùa khô Khu vực Bạc Liêu–Cà Mau, tổng lượng mưa trung bình cả năm khoảng 1.600–2.300
mm, riêng trong mùa mưa khoảng 1.200–15.00 mm tập trung trong tháng 7
Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẻ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1 m so với mặt biển, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1–1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung nối tiếp nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía Nam tỉnh với độ cao 0–0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ
Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5–1 m
Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa
rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5-11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12-4 năm sau với gió mùa Đông Bắc
Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,8oC, cao nhất 31,1oC vào tháng 4, thấp nhất 23,8oC vào tháng 1
Độ ẩm trung bình 83,4% cả năm, cao nhất 96% vào mùa mưa, thấp nhất 62% vào mùa khô
Lượng mưa bình quân hàng năm 1.840 mm, mùa mưa có tháng trên 335
mm, về mùa khô hầu như không mưa đã dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt nhất là vùng ven biển và vùng sâu
xa nguồn nước
Trang 22Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nắng: tổng lượng bức xạ trong năm đạt 140–150 kcal/cm2 Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.372 giờ, cao nhất thường vào tháng 3 là 229,2 giờ, thấp nhất thường vào tháng 10 là 99,3 giờ
Gió: do nằm ở vị trí gần bờ biển Đông và Vịnh Thái Lan, tốc độ gió khoảng 2,2m/s
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng và địa điểm thu mẫu
2.8 Tình hình thủy sản tỉnh Bạc Liêu
Thủy sản là ngành đóng góp rất lớn vào nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu Trong những năm qua thủy sản luôn có vai trò quan trọng và giải quyết công ăn việc làm cho hơn 4.000 lao động của tỉnh Sản lượng thủy sản tăng liên tục trong các năm qua nhưng trong một năm trở lại đây nó đã có dấu hiệu giảm đáng quan tâm
Trang 23Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhìn chung sản lượng thủy sản liên tục tăng từ 1996 đến 2005, nhưng xét chi tiết thì sản lượng thủy sản tăng nhanh trong những năm 1996 đến 2004
từ 38,2 nghìn tấn lên 179 nghìn tấn và từ năm 2004 đến 2005 có xu hướng giảm xuống 173 nghìn tấn Với tình hình hiện nay thì trong thời gian tới sản lượng thủy sản xuống thấp hơn Đây là dấu hiệu đáng quan tâm đối với ngành thủy sản tỉnh Trong đó sản lượng cụ thể của khai thác và nuôi trồng được thể hiện Hình 2.4
66.5 58
56 50.61 46.854
Năm
Hình 2.4 Biến động sản lượng khai thác-nuôi trồng Bạc Liêu 1997-2005
Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2005
Trong khoảng thời gian 1997-2004 sản lượng khai thác tăng ổn định liên tục nhưng cuối giai đoạn này sản lượng có biểu hiện hơi chùng lại Cụ thể thể tăng từ 46,745 nghìn tấn năm 1997 lên 69 nghìn tấn năm 2004, trung bình tăng 3,179 nghìn tấn/năm Trong khi đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh từ 7,501 nghìn tấn năm 1997 lên 110 nghìn tấn năm 2004 trung bình tăng 14,642 nghìn tấn/năm trong giai đoạn này do điều kiện môi trường nuôi còn tốt Việc tăng cường khai thác hay đầu tư vào nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn này cũng đồng nghĩa với tăng sản lượng Nhưng mức chịu đựng của môi trường là có hạn nếu chỉ biết khai thác mà không hướng đến bảo vệ để có thể khai thác bền vững Cuối giai đoạn này sản lượng nuôi trồng cũng như khai thác đã có dấu hiệu hơi chững lại thông qua sản lượng không tăng nhanh nữa mà có xu hướng bão hòa Trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2005 thì sản lượng thủy sản đã thể hiện tăng chậm hoặc giảm cả khai thác và nuôi trồng đánh dấu sự suy thoái môi trường nuôi
và nguồn lợi đã cạn kiệt Riêng trong khai thác biểu hiện rất rõ rệt từ 69 nghìn tấn xuống 62 nghìn tấn Do nguồn lợi thủy sản gần bờ đã cạn kiệt, giá nhiên liệu tăng, giá sản phẩm thủy sản giảm và thị trường không ổn định trong điều kiện thời tiết rất phức tạp Điều này nói lên không thể tăng cường
áp lực khai thác lên nguồn lợi thủy sản gần bờ nữa mà phải vươn ra đánh bắt xa bờ Nhưng vừa qua chính phủ đã chính thức bãi bỏ chính sách khai
Trang 24Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thác xa bờ đặt nghề khai thác trong tình trạng tự phát như trước kia, cùng với tình hình đó thì giá dầu cũng liên tục tăng và có xu hướng tăng lên nữa Tóm lại dễ dàng thấy sản lượng khai thác chiếm 86,2% so tổng sản lượng năm 1997 giảm xuống 35,7% năm 2005 Từ đó, dễ dàng dự đoán được sản lượng khai thác trong thời gian tới sẽ giảm Trong khi đó sản lượng nuôi trồng không tăng mạnh mà chỉ tăng nhẹ báo hiệu sự quá tải của môi trường nuôi, và nuôi trồng thủy sản đang gần mức giới hạn Nếu tiếp tục tăng áp lực lên nuôi trồng thì sẽ tạo nên sự mất ổn định làm sản lượng ngành nuôi trồng sẽ giảm mạnh vào thời gian tới Tuy nhiên, nếu đầu tư có quy hoạch đồng bộ và có kiểm soát thì sản lượng nuôi sẽ tăng nhẹ và ổn định
Tóm lại, tình hình sản lượng thủy sản của tỉnh có giảm xuống Căn cứ vào điều kiện thực tế có thể dự đoán sản lượng thủy sản trong thời gian tới sẽ giảm nhẹ xuống và nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến mất ổn định, dẫn đến suy thoái trong ngành thủy sản của tỉnh Để phát triển bền vững thì cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu cần quản lý hợp lý khai thác và nuôi trồng trong thời gian tới để có thể phát triển bền vững chứ không chỉ biết đặt chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước mà làm tổn hại đến nguồn lợi
thủy sản và môi trường Điều này chỉ có hại mà không có lợi xét về lâu dài 2.9 Cơ cấu ngành nghề và lao động KTTS tỉnh Bạc Liêu
Bảng 2.9: Tình hình khai thác thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu (Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2005)
Năm phương tiện Tổng số Tổng công suất (CV) Công suất bình quân
(CV)
Tổng sản lượng khai thác thủy sản (tấn)
Tổng số lao động (người)
Số tàu có công suất
<90 CV (chiếc)
Số tàu
Có công suất >90
CV (chiếc)
từ năm 1997 đến năm 2001 số tàu thuyền rất nhiều và liên tục tăng, tuy nhiên giai đoạn từ 2001 đến 2005 thì số tàu thuyền giảm mạnh Điều này do
Trang 25Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
từ năm 2001 tỉnh Bạc Liêu tách ra từ tỉnh Minh Hải nên số tàu thuyền giảm, mặt khác do chính sách khắc phục sau cơn bão số 5 và chính sách khai thác
xa bờ nên số tàu nhỏ giảm đi thay bằng tàu có công suất lớn khai thác xa
bờ Cụ thể số tàu thuyền tăng từ 957 chiếc vào năm 1997 lên 1.160 chiếc vào năm 2001, nhưng giảm mạnh xuống đến 829 chiếc vào 2005 Số tàu thuyền vào năm 2003 – 2005 giảm đáng kể do việc đầu tư vào khai thác xa
bờ không hợp lý ở địa phương khiến nhiều hộ ngư dân làm ăn không hiệu quả phải cho tàu nằm bờ Một lượng tàu đang làm ăn cầm chừng gặp giá nhiên liệu tăng lên vào năm 2005 phải nằm bờ và chủ tàu lâm vào tình trạng
nợ lớn Điều này phù hợp với tình hình chung của cả nước, có khoảng 31,5% tàu thuyền làm ăn không hiệu quả nợ lớn ngân hàng phải tạm ngưng khai thác
829 832
852 1037
1160 1157
1144 1059 957
0 200 400 600 800 1000 1200 1400
2004 và giảm xuống 128 CV/chiếc vào năm 2005 điều này phản ánh đúng thực tế tình hình khai thác thác chung của cả nước trong thời gian qua
126.8
128.5 125.3 108.8 93.2
79.6 72
52.3 42
0 50 100 150
Trang 26Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tổng số lao động trong ngành KTTS từ năm 1997-2002 tăng thêm 1.290 lao động (năm 2002 là 5.848 lao động) Tuy nhiên sau đó lại giảm dần, đến năm 2005 chỉ còn 4.212 lao động Nguyên nhân là do tình hình KTTS trong những năm sau này gặp khó khăn, giá nhiên liệu lên cao và một số phương tiện làm ăn thua lỗ nên một phần lao động trong ngành KTTS chuyển sang lao động trong lĩnh vực khác
Chính việc gia tăng về số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ đã góp phần gia tăng về sản lượng khai thác Tổng sản lượng khai thác từ năm 1999 đến năm 2002 tăng từ 50.610 tấn/năm lên 67.958 tấn/năm Tuy nhiên từ năm
2002 đến năm 2005 tổng sản lượng khai thác lại giảm từ 67.958 tấn/năm xuống còn 62.034 tấn/năm Nguyên nhân là do số phương tiện khai thác ngày một giảm và sản lượng của các tàu khai thác xa bờ thấp hơn trước, khai thác chủ yếu vẫn tập trung gần bờ, ngư trường xa bờ chưa được sử dụng hợp lý và công tác dự đoán ngư trường cũng chưa chính xác
Qua tổng kết cho thấy tình hình KTTS của tỉnh Bạc Liêu có xu hướng khai thác ra xa bờ, đây là điều tất yếu của sự phát triển ngành KTTS khi mà vùng ven bờ đang bị khai thác quá mức và nguồn lợi đang ngày càng cạn kiệt
Tình hình hoạt động trong những năm gần đây của các phương tiện KTTS ở tỉnh Bạc Liêu về tỷ lệ hoạt động đạt hiệu quả, lãi ít và không hiệu quả được thể hiện cụ thể qua Bảng 2.10
Bảng 2.10: Tình hình hiệu quả của các phương tiện khai thác (Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2003, 2004, 2005)
Năm Tàu hoạt động có hiệu quả
(%) Lãi ít và hoàn vốn (%) Không hiệu quả (%)
có biện pháp khắc phục của chính quyền địa phương
Về cơ cấu nghề của ngành KTTS của tỉnh Bạc Liêu bao gồm một số ngành
chính như lưới kéo, lưới rê… Được thể hiện cụ thể trong Bảng 2.11
Trang 27Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 2.11: Cơ cấu nghề phân theo công suất tàu của tỉnh Bạc Liêu năm
2.10 Hiện trạng phát triển KTTS ở Sóc Trăng
Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2005 thủy sản đã trở thành thế mạnh của tỉnh, trong đó khai thác thủy sản từ biển cũng đóng góp một phần không nhỏ Sản lượng khai thác thủy hải sản sơ bộ năm 2005 là 100.943 tấn trong
đó sản lượng khai thác hải sản đạt 24.435 tấn chiếm 24,2%, trong sản lượng khai thác hải sản Sản lượng tôm khai thác đạt 2.132 tấn chiếm 8,73% (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2006)
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Sơ
bộ 2005
Sản lượng hải sản (Tấn) Tổng sản lượng (Tấn)Hình 2.7: Sản lượng thuỷ hải sản của tỉnh Sóc Trăng từ 1992 – 2005Vùng có nghề khai thác thủy sản mạnh của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện giáp với biển như huyện Long Phú, Vĩnh Châu Các huyện này đóng góp chủ yếu sản lượng thủy hải sản của tỉnh năm 2005 huyện Long Phú đạt 31.550 tấn chiếm 31,3 % sản lượng toàn tỉnh, huyện Vĩnh Châu đạt 25.630 tấn chiếm 25,4 % sản lượng toàn tỉnh (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2006)
Trang 28Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 5.000.000
Giá trị (triệu đồng) Tổng giá trị (triệu đồng)
Hình 2.8: Giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh Sóc Trăng từ năm 1992- 2005 Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có trên 3.000 người lao động làm việc trên các phương tiện khai thác thủy sản, trong đó số người làm việc trên các tàu thuyền nghề lưới kéo là trên 1.200 người (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2006)
Chiến lược phát triển nghề cá của tỉnh theo quan điểm không phát triển thêm tàu mới, không đóng mới, số lượng tàu thuyền không tăng mà nâng cấp lên về mặt công suất, trang bị Chỉ thay thế, sửa chữa nâng cấp tàu cũ mục nát; hạn chế phát triển nghề cào mà chuyển sang nghề khác nếu có điều kiện Những hạn chế của tỉnh trong quản lý nghề cá là lực lượng kiểm tra, quản lý còn mỏng, còn hạn chế về mặt chuyên môn, khó khăn về dịch
vụ thu mua thủy sản chưa đáp ứng kịp, giá cả thị trường không ổn định, khí hậu thời tiết xấu
2.11 Cơ cấu ngành nghề và lao động KTTS tỉnh Sóc Trăng
Nhìn chung Sóc Trăng có cơ cấu ngành nghề KTTS khá đa dạng với đầy đủ các loại nghề Năm 2005 toàn tỉnh có 692 chiếc tàu KTTS với tổng công suất là 59.901,5 CV khai thác hải sản Trong đó các nghề cố định là 62 chiếc với tổng công suất là 1.508,5 CV, nghề câu là 15 chiếc với tổng công suất là 1.185 CV, nghề lưới vây là 53 chiếc với tổng công suất là 14.978
CV, nghề lưới rê là 210 chiếc với tổng công suất là 5.065,5 CV Trong đó nghề cào là nhiều nhất với 290 chiếc với tổng công suất là 35.371,5 CV còn
các nghề khác là 62 chiếc với tổng công suất là 1.793 CV
Trang 29Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 2.12: Cơ cấu nghề và lao động khai thác thuỷ hải sản phân theo nghề tỉnh Sóc Trăng 2005 (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 02/2006)
(chiếc)
Công suất (CV)
Lao động (người)
Cố định Nghề câu Nghề cào Lưới rê Lưới vây Ngư cụ khác
229
38 1.238
38 người, nghề cào là 1.238 người, nghề lưới rê là 775 người, nghề lưới vây
là 687 người, còn các nghề khác là 164 người
Bảng 2.13: Cơ cấu nghề và lao động khai thác hải sản phân theo địa phương tỉnh Sóc Trăng tính đến tháng 04/2007 (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 04/2007)
Địa phương Số chiếc Công Suất (CV) Lao động (người)
Trang 30Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
người với tốc độ tăng bình quân khoảng 25.125 người/tháng, và hiện nay xu hướng này ngày càng tăng Như vậy ngành KTTS cũng đả giải quyết được phần nào vấn đề về việc làm của tỉnh hiện nay
2.12 Một số yêu cầu về trang bị an toàn hàng hải
Đối với tất cả các tàu cá hoạt động trên biển đều phải thực hiện đầy đủ việc trang bị các trang thiết bị và các dụng cụ bảo đảm an toàn trên tàu cá nhằm đảm bảo cho tàu và thuyền viên luôn được an toàn khi có sự cố xảy ra
- Mỗi tàu phải trang bị 2 phao tròn gắn vào hai bên cabin, mỗi bên mạn một cái, ở nơi dễ lấy để sử dụng kịp thời khi có người rơi xuống biển
- Mỗi người trên tàu phải được trang bị một phao áo để mặc vào người khi làm việc ở nơi nguy hiểm hoặc khi tàu có nguy cơ bị chìm
Đối với việc trang bị phao bè thì tùy theo tầm hoạt động của tàu mà trang
bị Đối với tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV thì việc trang bị phao bè là không bắt buộc, tuy nhiên vẫn khuyến khích ngư dân nên trang bị phao bè Đối với tàu có công suất từ 90 CV trở lên thì phải trang bị ít nhất 1 phao bè trên tàu
- Trên tàu cá thì mỗi tàu trang bị một bình chữa cháy CO2 có dung tích
- Mỗi tàu phải được trang bị một bơm tay, hai xô và một gàu để hút nước ra khỏi tàu làm khô tàu
- Để bịt lỗ thủng mỗi tàu phải trang bị sẵn các dụng cụ sau:
+ 1chiếc chăn sợi đễ thay cho bạt chống thủng
+ 1 kg giẻ vụn, xơ dừa
Trang 31Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Một bộ đồ mộc (cưa, đục, bạt, đục tròn, búa đinh )
+ Một bộ đồ nề (xoa, bay, đục sắt, búa )
+ 20 kg ximăng p400
+ 20 kg cát vàng Trên mỗi tàu phải trang bị sẵn các loại đèn tín hiệu sau:
- Nếu tàu lưới kéo phải trang bị tối thiểu các đèn sau:
+ 1 đèn mạn phải màu xanh + 1 đèn mạn trái màu đỏ + 1 đèn lái màu trắng + 1 đèn xanh chiếu sáng khắp bốn phía đặt ở trên đỉnh cột, và một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía dặt dưới đèn xanh
- Nếu tàu khác lưới kéo phải trang bị tối thiểu các đèn sau:
+ 1 đèn mạn phải màu xanh + 1 đèn mạn trái màu đỏ + 1 đèn lái màu trắng + 1 đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía đặt ở trên đỉnh cột, và một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía đặt dưới đèn đỏ
- Nếu chiều dài lưới vựợt quá 150 m thì mang thêm 1 đèn trắng ở mạn
có lưới
Quy định dụng cụ trang bị phát âm thanh:
- Tàu có chiều dài nhỏ hơn 12 m không bắt buộc trang bị
- Tàu có chiều dài lơn hơn 12 m bắt buộc phải trang bị còi và chuông (Nguồn: Phan Trọng Huyến, 2003)
Theo Thông báo của chi chục bảo vệ nguồn lợi thủy sản về việc trang bị các loại máy điện hàng hải trên tàu như máy đàm thọai, định vị, dò cá… Mỗi tàu phải trang bị ít nhất là một máy đàm thoại Đối với các tàu hoạt động khai thác xa bờ bắt buộc phải trang bị thêm máy đàm thoại tầm xa bên cạnh đó khuyến khích các tàu cá nếu có điều kiện cần trang bị thêm các loại máy móc phục vụ cho quá trình hàng hải như dò cá, định vị, rađa…
Phải chấp hành việc mua bảo hiểm cho các thành viên trên tàu tất cả các thành viên đều phải tham gia bảo hiểm Đối với bảo hiểm thân tàu việc mua bảo hiểm của các tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV là không bắt buộc, đối với các tàu có công suất từ 90 CV trở lên thì việc mua bảo hiểm thân tàu là bắt buộc
Trang 32Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bên cạnh đó việc trang bị các trang thiết bị BHLĐ cũng như cứu thương cũng rất cần thiết Yêu cầu thủy thủ nên đeo găng tay và mang giầy trong quá trình làm việc, các loại thuốc men chữa bệnh thông thường và băng bó cần được trang bị đầy đủ
2.13 Cách sử dụng và bảo quản một vài trang thiết bị đảm bảo an toàn trên tàu cá
2.13.1 Bình CO2 Chú ý khi sử dụng bình CO2 để chữa cháy
Nên đưa miệng loa càng gần bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu
Miệng loa phải hướng vào mặt lửa và tay phải rê theo ngọn lửa đang cháy
Chữa cháy bằng điện thì dùng ủng và găng tay cao su
Hình 2.9: Bình CO2
CO2 lỏng là loại đắt tiền và không thể tự nạp vào bình mà phải đến cơ sở chuyên nạp mới có thiết bị nạp, do vậy khi sử dụng phải biết tiết kiệm
Chỉ dùng CO2 để chữa cháy khi không dùng được chất khác chẳng hạn như
hồ sơ, tài liệu bị cháy nếu chữa bằng nước hay bọt sẽ bị hư hỏng hoặc chữa cháy vật liệu điện
Thực tế trên tàu trang bị bình CO2 cho buồng máy và cho cabin là những điểm cần thiết sử dụng CO2
Không dùng CO2 để chữa cháy phân đạm, các hợp chất Nitrat, kim loại có hoạt tính mạnh như kim loại kiềm và kiềm thổ vì có khả năng gây nổ rất nguy hiểm
Khí CO2 chiếm từ 3 - 4% thể tích không khí đã gây nhiễm độc cho người nên chữa cháy phải thận trọng Sau khi dập tắt đám cháy bằng CO2 trong phòng, cần phải thông gió trong một thời gian dài từ 10 - 15 phút để khử hết
CO2
Bảo quản bình CO2 trên tàu
Đối với các loại bình CO2 nói chung cấm không được để ngoài trời, không được để nơi có nhiệt độ cao vì có áp suất tăng lên theo nhiệt độ rất nguy
Trang 33Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hiểm Đối với bình trên tàu không có van an toàn, do vậy yêu cầu này lại càng quan trong hơn
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là dưới 30oC
Thực tế trên tàu bình CO2 được cố định chắc chắn trong các giá bằng gỗ, nơi đặt bình dễ thấy, dễ lấy, bình được đặt trong cabin và buồng, ở những nơi xa nguồn nhiệt, tránh ánh nắng và nhờ hệ thống thông gió nên nhiệt độ trong các buồng này tối đa 30 ÷ 40oC
Thông thường bình CO2 cứ 3 tháng phải kiểm tra một lần bằng cách cân lại trọng lượng, nếu thấy nhỏ hơn 20% tổng CO2 trong bình phải nạp thêm đồng thời kiểm tra sự thông suốt của vòi phun
2.13.2 Bè cứu sinh bơm hơi tự thổi Cách thả bè tự thổi xuống nước
Trường hợp 1:
Hộp bè tự thổi được đặt trên giá đỡ gần mạn tàu, giá có độ nghiêng nhất định, muốn thả xuống nước chỉ cần đạp móc trượt, hộp bè sẽ tự lăn xuống nước Trong bè có một đường dây, một đầu dây đưa ra ngoài buộc vào giá
bè còn đầu kia nối với van bình khí nén (CO2) Khi hộp bè rơi xuống nước nhờ dây kéo đã buộc cố định trên tàu làm cho van bình khí nén mở ra, dung dịch CO2 trong buồng khí nén bốc hơi từ thể lỏng sang thể khí tự động bơm vào trong bè làm cho bè căng ra vỏ bè tự tách, bè nổi trên mặt nước với mái
che có sẵn và đầy đủ dụng cụ trong đó
Trường hợp 2:
Cũng có trường hợp vì tàu bị nghiêng, sau khi tháo móc trượt bè không thể
tự lăn xuống nước thì phải khiêng bè ném xuống nước Sau khi tháo dây bảo hiểm xong thì hai thủy thủ có sức khỏe nhất nâng toàn bộ khối phao (cả
vỏ và phao) ném xuống nước như một cái thùng thả nổi
Giật dây: Khi khối vỏ và phao xuống nước thì vỏ bảo vệ tự tách ra nhờ lực tác dụng của nước lên vỏ hộp và động năng rơi của vỏ hộp Khi độ dài dây xông ra được 80 feet = 27,84 m thì ta cầm dây giật mạnh van bơm hơi mở
và phao bè được tự động bơm căng Thời gian bơm căng phao khoảng 30 giây
Khi phao bè được bơm căng và mui che căng lên thì với độ căng xác định ta
có thể nhảy xuống bè, nếu không thì nhảy xuống nước sau đó bơi tiếp cận phao bè và trèo lên thang dây ở cửa bè
Trang 34Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Khi phao bè đã tự nổi thì van an toàn ở trên đó cũng được tự động mở ra đồng thời còi tín hiệu báo động kêu lên báo động cấp cứu Cuối cùng khi thuyền viên lên hết trên phao thì dùng con dao dự trữ chặt dây liên kết cho phao bè rời tàu
Nếu trong trường hợp bè đã được thổi khí mà bề bị lật ngược thì cần một người bơi tiếp cận ở phía cuối gió đạp lên dây bè cho một phần bè dìm xuống nước sau đó kéo mạnh dây bè phía mép trên gió nhờ sức gió đẩy làm
cho bè lật ngược lại
Công tác bảo quản
Phao bè tự thổi là phương tiện cứu sinh ở trên tàu, do đó phải thực hiện nghiêm túc qui định về an toàn và bảo quản
Nghiêm cấm việc xê dịch vị trí phao bè cũng như gây chấn động và va chạm mạnh vào phao bè
Không được mở ra tùy tiện và thay đổi vị trí các dây đai, bảo đảm thao tác đúng kỹ thuật
Chú ý an toàn tính mạng thuyền viên khi sử dụng phao bè đặc biệt là đối với bình khí nén ở trong phao có áp lực cao (5 KG/cm2) sẽ ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người Cấm không được mở phao để lấy đồ đạc trong
đó
2.13.3 Các phương tiện cứu sinh cá nhân Phao tròn cứu sinh
Phao tròn cứu sinh là một phương tiện cấp cứu
cá nhân dùng trong trường hợp có người rơi xuống nước hoặc cho thuyền viên khi tắm
Phao tròn có một đường dây gắn chặt xung quanh chu vi phao và được để ở nơi có khả năng ném nhanh xuống nước, thường phao được bố trí dọc theo lan can hai bên mạn tàu Số lượng trang bị cho tàu tuỳ thuộc vào tính chất, cỡ loại
và phạm vi hàng hải của tàu
Để tăng khả năng nhận biết trong thời tiết xấu hoặc ban đêm thì phao tròn phải được trang bị thêm phao hiệu Loại phao hiệu này có cấu tạo đặc biệt sao cho khi ném xuống nước thì đèn hiệu có khả năng tự phát sáng
Hình 2.10: Phao tròn cứu sinh
Trang 35Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phao áo cá nhân
Phao áo cứu sinh cá nhân là một phương tiện cấp cứu cá nhân trên biển Khi sử dụng phao áo được áp chặt vào người và giúp cho người bị nạn khi bất tỉnh vẫn có khả năng nổi ngửa khỏi mặt nước với tư thế nghiêng đứng về phía sau (không làm cho mặt người bị nạn gục trong nước)
Số lượng phao áo trang bị cho tàu tuỳ thuộc số lượng người và tính chất công tác của tàu Phao áo để ngay trong buồng ở nơi khô ráo dễ thấy, dễ lấy (Nguyễn Đức Sỹ, 2005)
2.14 Ý nghĩa sử dụng của một số máy điện hàng hải đảm bảo ATLĐ cho tàu đánh cá
2.14.1 Máy đàm thoại
Máy đàm thoại dùng để thông tin giữa các tàu với nhau, để liên lạc về đất liền Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ thu nhận tình hình thời tiết để có thể liên lạc kịp thời khi có sự cố xảy ra
Các loại máy: Trên tàu cá Việt Nam hiện nay, các loại máy được chia làm hai loại chính:
- Máy tầm gần, công suất nhỏ, dãy tần CB (25 MHz đến 30 MHz) như: NWA, MAXCOMM, SUPPER STAR, LAFAYAETTE, GALAXY, SEA EAGLE 6900…Tầm xa liên lạc trong điều kiện thời tiết bình thường có thể đạt tới 70 đến 80 lý
Hình 2.12: Máy đàm thoại tầm gần hiệu Supper2400
- Máy tầm xa, công suất lớn, dãy tần MF và HF (1,6 MHz đến 30 MHz) như: ICOM 725, ICOM 700, ICOM 707, ICOM 77, ICOM 78, ICOM
Hình 2.11: Phao áo cứu sinh
Trang 36Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
718, JSB 186…Các tàu hoạt động trong vùng biển Đông, Vịnh Thái Lan, Vịnh Bắc Bộ có thể liên lạc với nhau và gọi về bờ qua hệ thống thông tin điện tử hàng hải (Trần Tiến Phức, 2004)
Hình 2.13: Máy đàm thoại tầm xa hiệu ICOM707
2.14.2 Máy định vị
Máy định vị dùng để xác định vị trí tàu, nhớ các điểm quan trọng, lưu vết đường đi của tàu, dẫn tàu hành trình trong thời gian nhanh nhất với hiệu quả tốt nhất Tránh hiện tượng mất phương hướng hay có thể cứu hộ kịp thời khi gặp tai nạn xảy ra trên biển
Hình 2.14: Máy định vị hiệu FurunoGP32 Các loại máy: Furuno GP30, Furuno GP31, Furuno GP32 do Nhật sản xuất Ngoài ra còn có máy GARMIM của Mỹ
2.14.3 Rada
Rada là thiết bị dùng sóng vô tuyến để thăm dò, xác định hướng, vị trí hay
sự chuyển động của mục tiêu so với nơi lắp đặt ở khoảng cách xa hơn so với mắt thường trong tầm nhìn hạn chế như mưa, sương mù, đêm tối Đồng thời nó xác định được khoảng cách góc mạn, vận tốc và hướng dịch
Trang 37Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chuyển của mục tiêu Rada giúp cho tàu khi hành trình trên biển có thể xác định được vị trí tàu mình so với các mục tiêu khác, quan sát và phòng tránh các nguy cơ có thể va trạm Trong nghề cá Rada là một phương tiện đắc lực nhằm đảm bảo an toàn và KTTS có hiệu quả Rada giúp cho thuyền trưởng xác định được hướng dắt lưới, thả lưới và tốc độ dắt lưới Trong nghề lưới
rê và câu khơi nó giúp thuyền trưởng kiểm soát ngư cụ của mình nhờ phao tiêu gắn trên đó (Trần Tiến Phức, 2004)
Các loai máy: Một số Rada đang sử dụng trong nghề cá Việt Nam: Rada FURUNO 1832; Rada JMA 2144; Rada JMA 2254
2.14.4 Máy đo sâu dò cá
âm có thể thay đổi được hướng trong nước để phát hiện mục tiêu Chùm tia hoàn toàn năm trong mặt phẳng ngang để phát hiện đàn cá từ xa, khi tiếp cận lại gần đàn cá có độ sâu nào đó góc nghiêng của chùm tia có thể thay đổi theo (Trần Tiến Phức, 2004)
Các hiệu máy đang sử dụng phổ biến: Furuno 1610CF; JMC…
Trang 38Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.14.5 Máy định vị kết hợp đo sâu dò cá
Hình 2.16: Máy Định Vị-Dò Cá-Hải Đồ Màu V-6602P
Ý nghĩa sử dụng: Máy định vị kết hợp đo sâu dò cá có hai chức năng là xác định vị trí chính xác cho tàu và đo độ sâu nền đáy Hai chức năng này hoạt độc độc lập nhưng cũng có thể kết hợp với nhau để phục vụ cho công tác ATLĐ
Các loại máy định vị kết hợp đo sâu dò cá: Suzuki633, Suzuki1023, Furuno-KP-668, JMC – V1100P, JMC – V1080P, ONWA…
Trang 39Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 02/2007 đến tháng 07/2007
- Công tác thu mẫu được thực hiện
ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
- Phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo được tiến hành tại Cần Thơ
Hình 2.17: Địa điểm thu mẫu
3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Thông tin thứ cấp Nội dung cần thu thập
- Tình hình thủy sản và lao động thủy sản trên thế giới
- Tình hình thủy sản và lao động thủy sản Việt Nam
- Tình hình thủy sản và lao động thủy sản ĐBSCL
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
- Một số yêu cầu về trang bị an toàn hàng hải
- Cách sử dụng và bảo quản một số trang thiết bị đảm bảo an toàn trên
tàu cá
- Tình hình lao động nghề cá ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
- Báo cáo các năm của tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
3.2.2 Thông tin sơ cấp Nội dung cần thu thập
- Những thông tin chung về chủ tàu và các thuyền viên trên tàu
• Họ Tên, địa chỉ của chủ tàu
• Số lượng người trên tàu
• Số năm họat động nghề cá, kinh nghiệm…
• Loại tàu, công suất, tầm hoạt động
Trang 40Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Mức độ trang bị ATLĐ trên tàu đánh cá
• Tỷ lệ tàu có trang bị BHLĐ
• Các trang thiết bị BHLĐ có trang bị trên tàu
- Hiệu quả sử dụng các trang thiết bị an toàn trên tàu đánh cá
• Ngư dân đánh giá hiệu quả sử dụng của từng trang thiết bị bảo
hộ lao động
• Mức độ quan tâm của ngư dân đối với việc an toàn lao động
• Mức độ hiểu biết cách thức sử dụng các trang thiết bị ATLĐ
- Những sự cố thường gặp trên tàu đánh cá
- Công tác bảo hiểm cho ngư dân trên tàu đánh cá
• Tàu có tham gia bảo hiểm hay không?
• Tỷ lệ ngư dân tham gia bảo hiểm?
• Ngư dân phải tham gia các loại hình bảo hiểm gì?
• Việc bồi thường hay hỗ trợ của nhà bảo hiểm dễ hay khó thực hiện?
3.2.3 Phương pháp thu số liệu
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan địa phương, các sách báo, tạp chí và các website có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
Số liệu sơ cấp đã được phỏng vấn trực tiếp ngư dân theo Bảng câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn
Số mẫu: Mỗi lọai nghề lưới vây, lưới kéo và lưới rê khai thác xa bờ phỏng vấn 20 mẫu Nghề lưới kéo và lưới rê khai thác gần bờ phỏng vấn 15 mẫu (Bảng 3.1)