1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – thực tiễn ở xã hiệp thành thuộc thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu

81 582 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 903,82 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ...... LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA: 2011-2015 Đề tài: CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ – THỰC TIỄN Ở XÃ HIỆP THÀNH THUỘC THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Diệp Thành Nguyên Vũ Thụy Anh Phụng Bộ môn: Luật Hành chính MSSV: 5115834 Lớp: Luật Hành chính K37 Cần Thơ, tháng 11 năm 2014 Lời Cảm Ơn Trong suốt khoảng thời gian bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm Khoa Luật cùng quý Thầy Cô là giảng viên Khoa Luật đã tận tình dạy bảo em, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong học tập và cả những kỹ năng sống ngoài xã hội, để em có được hành trang cần thiết bước vào đời. Đặc biệt hơn, em xin cảm ơn Thầy Diệp Thành Nguyên, tuy luôn bận rộn với công việc giảng dạy, song thầy vẫn dành cho em sự quan tâm, giúp đỡ để em có điều kiện thuận lợi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Nếu như không có những lời hướng dẫn, dạy bảo ân cần của thầy thì em nghĩ sẽ rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Trong quá trình viết cũng như tìm hiểu đề tài, dù đã rất cố gắng nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế. Vì vậy, những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài là điều không thể nào tránh khỏi. Em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn sinh viên để vốn kiến thức cũng như đề tài luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện Vũ Thụy Anh Phụng MỤC LỤC  Trang LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ .......................................................................................................5 1.1. Khái quát chung về hệ thống chính trị cấp xã và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã............................................................................................5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống chính trị cấp xã.....................................5 1.1.1.1. Khái niệm chung về hệ thống chính trị cấp xã.....................................................5 1.1.1.2. Đặc điểm của hệ thống chính trị cấp xã...............................................................6 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của đội ngũ những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã............................................................................................8 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã…..8 1.1.2.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ....................................................................................................................................10 1.2. Tổng quan về chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã......................................................................................................12 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................12 1.2.1.1. Chính sách, chế độ............................................................................................12 1.2.1.2. Mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã....13 1.2.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ......14 1.2.1.4. Bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ..15 1.2.1.5. Khen thưởng, kỷ luật đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.............. ...................................................................................................................................16 1.2.2. Lịch sử về quá trình phát triển các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã............................................................17 1.2.2.1. Giai đoạn năm 2003 đến năm 2010.................................................................17 1.2.2.2. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay......................................................................17 1.3. Sự cần thiết của các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã....................................................................................................19 CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ – THỰC TIỄN Ở XÃ HIỆP THÀNH THUỘC THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU..........................................23 2.1. Các chế độ, chính sách quy định chung..............................................................23 2.2. Số lƣợng, chức danh những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ................................................................................................................................24 2.3. Nội dung của chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã......................................................................................................27 2.3.1. Quy định về mức phụ cấp đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã...................................................................................................................27 2.3.2. Các chế độ khác............................................................................................32 2.3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ...................................................................................................................................32 2.3.2.2. Bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã..34 2.3.3. Khen thƣởng, kỷ luật đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã...................................................................................................................36 2.3.3.1. Hình thức khen thưởng, kỷ luật.........................................................................36 2.3.3.2. Nguyên tắc khen thưởng, kỷ luật.......................................................................37 2.4. Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đối với những hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tại xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu....................................................................................................................................39 2.4.1. Nguồn kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách cấp xã...........................................................................39 2.4.2. Cơ quan quản lý thực hiện chi trả các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách cấp xã, thực tiễn tại xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.................................................................................40 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ – THỰC TIỄN TẠI XÃ HIỆP THÀNH THUỘC THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU.....................................................................41 3.1. Khái quát chung về xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu................................41 3.2. Phân tích thực tiễn thực hiện các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ................................................................................................................................43 3.2.1. Số lƣợng, chức danh những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.................................................43 3.2.2. Quy định về mức phụ cấp.............................................................................47 3.2.3. Chế độ đào tạo, bồi dƣỡng............................................................................50 3.2.4. Chế độ khen thƣởng, kỷ luật........................................................................55 3.2.5. Chế độ bảo hiểm y tế ....................................................................................57 3.3. Một số nhận xét về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ................................................................................................................................57 3.4. Giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ..........................................................................................................59 3.4.1. Giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.................................................59 3.4.1.1. Tiếp tục cải cách và hoàn thiện quy định về mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã........................................................................................60 3.4.1.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với những người hoạt động trách không chuyên ở cấp xã..................................................................................................................60 3.4.1.3. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội ..................................................................61 3.4.1.4. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng ......................................................62 3.4.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã................................................................................63 KẾT LUẬN...................................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1: Số lƣợng, chức danh những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành giai đoạn (2012 – 2014)...................................45 Bảng 2: Phụ cấp đối với những ngƣời không chuyên trách ở xã Hiệp Thành giai đoạn (2012 – 2014)...............................................................48 Bảng 3: Kết quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành tính đến tháng 9- 2014 52...........50 Bảng 4: Danh sách những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành đƣợc khen thƣởng và kỷ luật giai đoạn (2012-2013)..........56 Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu LỜI NÓI ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Chế độ, chính sách đối với đội ngũ công tác ở cơ sở luôn là vấn đề mang tính chiến lược của sự nghiệp cách mạng. Nó chi phối khả năng thành công hay thất bại của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bởi xét đến cùng thì mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải được triển khai thực hiện ở cơ sở và thông qua hoạt động tác nghiệp của đội ngũ này. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Đảng ta thấy rõ hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ xã còn nhiều hạn chế. Trong đó có một nguyên nhân quan trọng như ý kiến của Trung ương, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh: Nguyên nhân chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí cơ sở, quan liêu để một thời gian quá dài, không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho cơ sở, không kịp thời bàn và đưa ra những chính sách để củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ cơ sở. Chính vì thế, Đảng ta chủ trương tiến tới xây dựng hệ thống chế độ, chính sách đối với cán bộ một cách đồng bộ và nhất quán, công bằng, thống nhất phù hợp với từng loại đối tượng cán bộ, khuyến khích những cán bộ có tài, có đức ra công sức đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước đồng thời xử lý nghiêm minh và kịp thời những người có sai phạm. Được biết, những người giúp việc cho hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay được chia làm: Chuyên trách và không chuyên trách. So với thời gian trước, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta nói chung – tỉnh Bạc Liêu nói riêng đã bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt và chú trọng hơn đến công tác ban hành thực hiện chế độ, chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Việc triển khai ban hành và thực hiện các chế độ, chính sách đã đạt được một số kết quả quan trọng: Đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung trên toàn nước và trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói riêng cụ thể ở xã Hiệp Thành đã từng bước phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ này còn phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế như: Việc ban hành và thực hiện các văn bản, quy định về các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã hầu hết vẫn mang tính giải pháp tình thế, chưa cơ bản, chưa đồng bộ. Chế độ, chính sách đãi ngộ những năm qua thường xuyên thay đổi không ổn định. Việc giải quyết các chế độ, chính sách mới chỉ chạy theo những vấn đề phát sinh chưa cơ bản và toàn diện. Ngoài ra các chế độ, chính sách đối với họ vẫn còn thiếu sự công bằng và được thể hiện qua tiêu chí ba không: Không được hưởng lương theo biên GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 1 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chế; không có chính sách nâng lương theo thâm niên công tác; không thuộc diện bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chính vì các lẽ đó, nhận thấy hiện nay đòi hỏi cần phải có một sự nghiên cứu toàn diện về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã để có giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với họ. Từ những phân tích trên, người viết chọn đề tài: “Chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã - Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” làm luận văn tốt nghiệp. Đây là một vấn đề cấp bách, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là thông qua việc phân tích cơ sở lý luận – thực tiễn về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Để từ đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng để đội ngũ được yên tâm công tác, phát huy hết năng lực, tạo động lực để họ có hướng phấn đấu, rèn luyện. Để thực hiện được mục tiêu trên luận văn sẽ nghiên cứu những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Phân tích cơ sở lý luận và xác định các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. - Phân tích cơ sở pháp lý liên quan điều chỉnh đến chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở xã Hiệp Thành. - Phân tích thực tiễn ở xã Hiệp Thành, qua đó nêu lên vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục. Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 3. Phạm vi nghiên cứu Các chế độ, chính sách đối với cán bộ nói chung khá phức tạp và đa dạng nên chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng không ngoại lệ. Để đi sâu và nghiên cứu rõ hơn, người viết sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu và chỉ tập trung nghiên cứu về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thông qua các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, tập trung nghiên cứu chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn từ năm (2012- 2014). GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 2 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Ngoài việc sử dụng các phương pháp lý luận phổ biến như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân tích luật viết và nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở. Người viết còn tiếp cận nghiên cứu luận văn thông qua một số phương pháp thực tế chẳng hạn: Phương pháp sưu tầm số liệu thực tế, phân tích tổng hợp và thống kê số liệu thực tế, kết hợp các phương pháp lịch sử - thực tiễn và phương pháp phân tích đánh giá số liệu. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành 03 chương. Người viết trình bày theo trình tự bắt đầu từ việc nêu lên cơ sở lý luận đến các quy định của pháp luật có liên quan sau cùng là thực tiễn, một số giải pháp và kiến nghị, cụ thể: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Chương này giới thiệu về các cơ sở lý luận chung từ các lý luận cơ bản đến quá trình phát triển của chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách trong những năm qua. Sau cùng, người viết nêu lên sự cần thiết của các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Từ đó, tạo tiền đề cho người viết thực hiện chương 2. Chƣơng 2: Quy định của pháp luật về chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Ở chương này, người viết tập trung phân tích các quy định về phụ cấp, các chế độ khác (đào tạo bồi dưỡng, bảo hiểm y tế và khen thưởng, kỷ luật) đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã - thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu dựa trên các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người viết phân tích thêm một vài quy định của các tỉnh thành khác, làm cơ sở để so sánh sự khác biệt giữa từng địa phương trong việc quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Sau cùng, đánh giá chung về tình hình thực hiện quy định về chế độ, chính sách ở tỉnh Bạc Liêu. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 3 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Chƣơng 3: Thực tiễn, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Trên cơ sở chương 2, trọng tâm của chương này người viết phân tích thực tiễn thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành. Sau đó, nêu lên một số nhận xét về công tác thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành. Cuối cùng người viết, đưa ra những giải pháp cũng như một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và ở xã Hiệp Thành nói riêng. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 4 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ Cùng với sự phát triển nhanh của đất nước hiện nay, vấn đề chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đã và đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thực hiện. Nhằm đảm bảo đời sống cũng như bù đắp lại những công hiến của đội ngũ này đối với sự phát triển ở địa phương và cả sự phát triển chung của nước nhà. Song vấn đề đặt ra ở đây là các chế độ, chính sách đó có thực sự là “phần thưởng xứng đáng” đối với công sức của họ chưa? Đây thật sự đang là một vấn đề cấp thiết gây ra nhiều bức xúc cho nhóm người được coi là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Ở chương này, người viết tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu mang tính lý luận chung đối với nhóm người hoạt động không chuyên trách và chế độ, chính sách đối với họ như: (i) Những khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò cơ bản liên quan đến (hệ thống chính trị cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã); (ii) Cùng với việc làm rõ những khái niệm của nội dung chế độ, chính sách (phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, bảo hiểm y tế), và đề cập sơ lược về lịch sử phát triển các chế độ, chính sách; (iii) Cuối cùng, người viết tìm hiểu về sự cần thiết của các chế độ, chính sách đó đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 1.1. Khái quát chung về hệ thống chính trị cấp xã và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống chính trị cấp xã 1.1.1.1. Khái niệm chung về hệ thống chính trị cấp xã Hệ thống chính trị1 ở nước ta hiện nay gồm có: Đảng Cộng sản Việt Nam (giữ vai trò lãnh đạo), Nhà nước (giữ vị trí trung tâm), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và đoàn thể nhân dân (giữ vai trò phát huy dân chủ). Đây là các tổ chức hợp pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, được Nhà nước bảo trợ, hoạt động công khai, nhằm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ngoài bộ phận trung tâm là Nhà nước, phải kể đến Đảng Cộng sản và Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức thành viên và đoàn thể nhân dân. Là hai trong ba bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, từ việc định ra kim chỉ nam để phát triển nhà nước (Đảng Cộng sản), đến việc 1 Hệ thống chính trị theo nghĩa rộng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống bao gồm các tổ chức, các chủ thể chính trị, các quan điểm, quan hệ chính trị, hệ tư tưởng và các chuẩn mực chính trị, pháp luật (Xem Tài liệu bồi dưỡng về quản lý Hành chính Nhà nước chương trình chuyên viên – phần I: Nhà nước và pháp luật – Học viện Hành chính Quốc gia – 2001, tr. 13). GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 5 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động2. Tổ chức xã hội giữ một vai trò khá quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, mỗi tổ chức đều có những nhiệm vụ, vai trò riêng. Song, tất cả các tổ chức đều có chung một mục đích duy nhất đó là xây dựng, củng cố và góp phần phát triển đất nước, quản lý xã hội. Mặc dù các tổ chức xã hội không được mặc nhiên sử dụng quyền lực nhà nước như các cơ quan Nhà nước, nhưng trên thực tế trong đời sống xã hội, các tổ chức này lại có sức ảnh hưởng rất lớn đến Nhà nước và là chỗ dựa của Nhà nước. Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị hành chính cấp cơ sở. Đây là cấp cuối cùng trong hệ thống quản lý hành chính, là cấp gần và sát dân nhất, nơi thể hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện chung mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Từ những phân tích trên, có thể nhận định như sau: Hệ thống chính trị cấp xã ở nước ta hiện nay gồm có: Đảng bộ hay Chi bộ cấp xã, Chính quyền cấp xã (Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và đoàn thể nhân dân ở cấp xã. Hệ thống chính trị ở xã Hiệp Thành cũng là một bộ phận trong hệ thống chính trị cấp xã nói chung. Theo đó, hệ thống chính trị xã Hiệp Thành cũng bao gồm các bộ phận sau: Tổ chức Đảng ở xã (Đảng bộ, Chi bộ xã), Chính quyền xã (Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã), Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và đoàn thể nhân dân ở xã. Mỗi bộ phận hợp thành hệ thống chính trị cấp xã đều có vị trí, vai trò và chức năng khác nhau nhưng tất cả các bộ phận này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cùng nhau phát triển mọi mặt đời sống ở địa phương. Tóm lại, hệ thống chính trị cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng là hệ thống chỉnh thể gồm tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và đoàn thể nhân dân ở cấp xã được tổ chức hoạt động theo khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và ổn định chính trị trên địa bàn. 1.1.1.2. Đặc điểm của hệ thống chính trị cấp xã Là một bộ phận của hệ thống chính trị cấp xã nói chung, do đó hệ thống chính trị xã Hiệp Thành vừa mang những đặc điểm chung của hệ thống chính trị cấp xã, vừa mang những đặc điểm riêng biệt, đặc thù so với hệ thống chính trị cấp trên. Cụ thể: 2 Phan Trung Hiền, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Phần 1 – Những vấn đề chung của luật hành chính, Đại học Cần Thơ, năm 2009, tr. 140 - 141. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 6 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Thứ nhất, hệ thống chính trị cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị ở Nhà nước ta, song lại là cấp quan trọng, gần và sát dân nhất. Theo phân cấp quản lý thì cơ quan nhà nước được phân chia thành cơ quan nhà nước cấp trung ương và cơ quan nhà nước cấp địa phương trong đó cấp địa phương được chia thành cấp tỉnh, huyện và xã. Còn theo phân cấp đơn vị hành chính thì chia thành cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Và nếu phân cấp quản lý theo địa giới hành chính thì được chia thành 4 cấp: Cấp Trung ương (cấp nhà nước); cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn. Như vậy, cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng là cấp thấp nhất và gần dân nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” 3. Cấp xã là một bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị ở cơ sở, trực tiếp thực hiện việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hằng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy, có hệ thống đường lối, chính sách pháp luật đúng đắn nhưng ở đó hệ thống chính trị cơ sở hoạt động yếu kém thì đường lối chính sách pháp luật cũng sẽ chưa thực sự đi vào đời sống của nhân dân, chưa phát huy được sức mạnh của mình; ngược lại ở đâu hệ thống chính trị cơ sở hoạt động có hiệu quả thì ở đó đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước được thực thi nghiêm minh, chính trị ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Thứ hai, hệ thống chính trị cấp xã có điểm khác biệt so với hệ thống chính trị cấp tỉnh, cấp huyện ở chỗ: Cơ quan Nhà nước ở cơ sở không có các cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân). Uỷ ban nhân dân quản lý trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương và trong nhiều trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kiêm luôn cả chức năng tư pháp (xét xử, hòa giải). Vì thế, chính quyền cấp xã cũng là nơi phát huy được tính tự quản của cộng đồng dân cư. Thứ ba, hệ thống chính trị xã Hiệp Thành có bộ máy đơn giản nhất hiện nay. Vì là cấp cuối cùng trong phân cấp đơn vị hành chính ở nước ta, nên bộ máy của hệ thống chính trị ở xã Hiệp Thành nhìn chung tương đối đơn giản hơn so với các bộ máy cấp trên. Theo khoản 1, Điều 9 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (Hội đồng nhân dân cấp xã tối đa không quá 35 đại biểu và không có các phòng, ban như Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện). Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng chỉ có từ 03 đến 05 thành 3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995, tr. 371 - 372. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 7 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu viên4. Theo quy định xã Hiệp Thành có tổng số: Cán bộ chuyên trách và công chức không quá 25 người; những người hoạt động không chuyên trách bố trí không quá 22 người5. Thứ tư, đơn vị hành chính cấp xã, được hình thành trên nền tảng địa điểm quần cư, nó liên kết các điểm dân cư lại với nhau trong một khối thống nhất. Mọi vấn đề của địa phương đều liên quan chặt chẽ với nhau và cần phải giải quyết trên cơ sở kết hợp hài hòa các lợi ích: Nhà nước - dân cư và giữa dân cư với nhau. Chính quyền ở đây không chỉ là cơ quan cai trị - quản lý mà còn là cơ quan thể hiện lợi ích chung của dân cư, là nơi vận động và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã  Khái niệm những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Nước ta khi bước vào thời kỳ mới vừa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiến hành xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đặc biệt là việc thực hiện “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” đầu từ năm 2010 đến nay. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt dành sự quan tâm đến hệ thống chính trị cấp xã. Cùng với việc chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, Đảng và Nhà nước ta luôn cân nhắc việc ban hành thực hiện, sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đối với cán bộ xã nói chung - những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn. Để làm rõ được đều đó, trước hết phải nắm được các khái niệm cơ bản về đối tượng được áp dụng các chế độ, chính sách đó, cụ thể là: Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX6, hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ: Chuyên trách và không chuyên trách. Trên tinh thần của Nghị quyết, cán bộ ở cấp xã được chia làm (cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách). Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về 4 Điều 5 và Điều 122, khoản 3 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Điều 4, khoản 1, điểm a và Điều 13, khoản 1 Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 6 Nghị quyết đã đề cập một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở cơ sở. Đây là một văn kiện quan trọng đánh giá thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở và xác định tính tất yếu phải đặt đúng vị trí của đội ngũ cán bô, công chức cơ sở trong hệ thống chính trị Việt Nam, (Trần Thị Thu Hương, Thư viện Giáo án điện tử, Bài 4: Quản lý cán bộ, thư viện trực tuyến Violet, http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/8337080), [truy cập 27/8/2014]. 5 GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 8 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được ban hành và có hiệu lực đến nay, Nghị định chính thức dùng thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách” thay cho thuật ngữ “cán bộ không chuyên trách”. Hiện nay, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và một số văn bản pháp luật hiện hành khác điều chỉnh rất cụ thể và rõ ràng về đối tượng cán bộ cấp xã. Song, đối với đối tượng “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” thì lại không quy định cụ thể thế nào là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Vì vậy, để nêu lên một khái niệm phù hợp, rõ ràng về những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên, trên quy định của các cơ sở pháp lý liên quan đến đối tượng này cũng như căn cứ vào tình hình thực tế, có thể khái quát được khái niệm “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” như sau: Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là công dân Việt Nam được bố trí làm công việc chuyên môn nhưng không thường xuyên, liên tục. Là trợ thủ đắc lực giúp cấp Ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể giải quyết công việc ở cơ sở và trực tiếp giải quyết các vấn đề của người dân, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Nhóm người này không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, không được hưởng chính sách tăng lương theo thâm niên công tác, không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chỉ được hưởng mức phụ cấp cấp hàng tháng từ nguồn Ngân sách Nhà nước rót xuống địa phương thực hiện việc chi trả theo quy định của pháp luật.  Đặc điểm của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Tất cả các đối tượng cán bộ, công chức hay những người hoạt động không chuyên trách trên thực tế chung quy đều là những đối tượng giúp việc cho Nhà nước. Vì vậy, để phân biệt các nhóm đối tượng này với nhau cần phải căn cứ vào các đặc điểm của mỗi đối tượng. Đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và tại xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tại xã Hiệp Thành có một số lượng lớn là dân bản địa, cư trú, sinh sống tại địa phương, có quan hệ họ hàng, gắn bó với các mặt đời sống của người dân như: Kinh tế, văn hóa, tình cảm và trong sinh hoạt hàng ngày. Thứ hai, đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tại xã Hiệp Thành trình độ chuyên môn còn thấp, ít được đào tạo chính quy – trình độ cao nhất cũng chỉ đạt đến trình độ Cao đẳng hoặc Trung cấp và hay có sự biến động. Trình độ chuyên GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 9 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu môn, lý luận chính trị vẫn chưa được quan tâm, chú trọng nhiều như cán bộ, công chức xã. Bên cạnh đó, chế độ và lề lối làm việc chưa chuyên nghiệp, làm việc không theo quy định mà chỉ phụ thuộc vào tình hình cụ thể của xã để bố trí giải quyết công việc. Thứ ba, một đặc điểm nữa của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tại xã Hiệp Thành. Đó là việc họ vừa trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh vừa tham gia công tác tại xã Hiệp Thành. Thứ tư, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và tại xã Hiệp Thành là những người trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân như: Giải đáp thắc mắc, tâm tư - nguyện vọng, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người dân ở địa phương để từ đó điều chỉnh cách thức làm việc phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích chung cho người dân. Thứ năm, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tại xã Hiệp Thành không được: Hưởng lương, phụ cấp theo loại xã và không được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, dù họ là nhóm người gần dân nhất, gắn bó và hiểu dân nhất so với cán bộ chuyên trách, trực tiếp triển khai đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho dân hiểu và dân thực hiện. Được nhân dân tính nhiệm đại diện ý chí của người dân ở cấp xã. Thứ sáu, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tại xã Hiệp Thành mang tính ổn định thấp so với cán bộ chuyên trách. Được thể hiện qua công việc mà họ đảm nhiệm không thường xuyên, không liên tục làm việc không theo biên chế, số lượng thì thường xuyên bị biến động. 1.1.2.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Vốn quý nhất của Đảng ta, Nhà nước và nhân dân ta là cán bộ. Đảng ta nhận định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của Cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”7. Mặc dù cán bộ cấp xã nói chung đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý điều hành ở cấp xã. Song, những người được xem là “cánh tay nối dài” ở cơ sở cũng có những đóng góp không hề nhỏ trong công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở - một đội ngũ chiếm tỷ lệ không nhỏ so với cán bộ, công chức cấp xã -“những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”. Tuy không được xem là cán bộ nhưng nhóm người này hoạt động, công tác cũng như cán bộ. Vì vậy, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng có vị trí, vai trò tương đương như cán bộ chuyên trách cấp xã. 7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, năm 1991, tr. 269. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 10 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Một là, trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang từng bước tiến tới xây dựng Nhà nước Pháp quyền, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đòi hỏi cần có một đội ngũ gắn kết được mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ở cơ sở lại với nhau. Và không ai khác, đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là nhóm người đảm nhận nhiệm vụ đó, thông qua việc trực tiếp triển khai thực hiện các chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước xuống địa phương góp phần giúp người dân hiểu và nắm bắt được các chủ trương, chính sách đó, đội ngũ này đã từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Đảng, Nhà nước với người dân hơn. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”8. Hai là, có thể khẳng định một điều trong sự phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở địa phương có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Ba là, thời gian qua, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã có nhiều đóng góp, cống hiến thông qua các hoạt động, nhất là những công việc không tên, thầm lặng như: Tự đi phát hành thư mời, xác minh hồ sơ hộ nghèo - cận nghèo, cho đến việc phải đi khắp nơi để vận động quà, tiền, học bổng, xây dựng nhà tình thương nhằm giúp các đối tượng là hộ nghèo - cận nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn. Tuy là đội ngũ hoạt động không chuyên trách nhưng bất kỳ hoạt động nào của Trung ương, địa phương triển khai xuống đều có sự tham gia của họ. Bốn là, đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một trong những nguồn nhân lực quan trọng cung cấp cán bộ cho cấp xã nói riêng và trên cấp xã nói chung (huyện, tỉnh). Môi trường ở cấp xã là môi trường rất quan trọng giúp đội ngũ cán bộ không ngừng phát triển và trưởng thành. Không thể phủ nhận một đều, hiện nay một lượng cán bộ cấp cao, chủ chốt đều xuất thân từ đội ngũ ở cấp xã. Trong bài báo nói về sự cần thiết phải giáo dục cán bộ và cốt cán ở cơ sở, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cán bộ cơ sở “Không những là cái khâu liên hệ, mà lại là cái kho dồi dào cho Đảng lấy ra lực lượng mới. Nếu cốt cán được phát triển và củng cố, thì Đảng sẽ phát triển và củng cố. Nếu không có cốt cán, thì Đảng sẽ khô héo”9. Những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu cũng là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ cấp xã 8 9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005, tr. 269. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995, tr. 273 - 274. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 11 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Đội ngũ cũng có một vị trí, vai trò quan trọng không kém so với cán bộ, công chức cấp xã. Họ luôn song hành cùng đội ngũ chuyên trách ở cấp xã trong việc làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần phát huy vai trò của hệ thống chính trị, giúp ổn định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Là lực lượng tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến dân nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu được xây dựng vững mạnh, những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành sẽ là lực lượng quan trọng tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc trên địa bàn xã Hiệp Thành trong thời gian tới. Tuy nhiên, có một thực tế dù cả hai đội ngũ cán bộ chuyên trách và những người hoạt động không chuyên trách đều được cấp trên ra quyết định công nhận chức danh, nhiệm vụ rõ ràng song chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với hai đội ngũ này lại có sự khác biệt rất rõ ràng. Để làm rõ hơn về điều này ở chương 2, người viết sẽ trình bày cụ thể và chi tiết các quy định của Nhà nước có liên quan về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và ở xã Hiệp Thành nói riêng. Để từ đó, có thể thấy được những điều còn bất cập, vướng mắc trong các chế độ, chính sách đối với họ. Trong khi họ có vị trí, vai trò tương đối quan trọng đối với hệ thống chính trị ở cơ sở. 1.2. Tổng quan về chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Chính sách, chế độ Chế độ, chính sách là một khâu quan trọng, là công cụ và biện pháp để xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách. Có hệ thống chế độ, chính sách đối với đội ngũ này đúng đắn sẽ hỗ trợ, thúc đẩy các mặt công tác quản lý đội ngũ, tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ. Vậy câu hỏi đặt ra: Chế độ, chính sách là gì? Mà lại có sức ảnh hưởng như vậy. Chính sách trước hết được hiểu là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống xã hội, đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề liên quan đến chính trị và pháp quyền. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Chính sách là sách lược, kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục đích thống nhất, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách” (Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, 2003). GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 12 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Trên quan điểm về chính sách vừa nêu, có thể đưa ra quan niệm: Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung là những sách lược và kế hoạch cụ thể của Nhà nước áp dụng đối với đối tượng này nhằm đạt được mục đích nhất định trên cơ sở thực hiện các quyền lợi, lợi ích chính đáng đối với họ dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế của đất nước. Chế độ là gì? Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Chế độ là toàn bộ những quy định nói chung cần tuân theo trong một việc nào đó”10. Vậy, chế độ đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã nói chung là những quy định cần tuân theo của Nhà nước đối với họ dựa vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện kinh tế - xã hội, nhằm đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước. Chính sách và chế độ là hai khái niệm gắn liền nhau, sự phân biệt giữa chúng chỉ mang tính chất tương đối để thể hiện sự khuyến khích, sự quan tâm của Nhà nước đối với đối tượng là nhóm người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Từ việc ban hành và thực hiện các chế độ, chính sách sẽ góp phần tạo động lực cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên những quan niệm chung về chế độ, chính sách vừa nêu, có thể khái quát về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu như sau: Là tổng thể những sách lược kế hoạch của Đảng, Nhà nước và tỉnh Bạc Liêu thông qua các quan điểm, chủ trương, biện pháp quy định đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã và công tác xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành trên địa bàn tỉnh. Nội dung của các chế độ, chính sách đối với họ phải căn cứ dựa trên tình hình, đặc điểm của xã Hiệp Thành và của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã. Từ đó, sẽ có các chế độ, chính sách phù hợp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. 1.2.1.2. Mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Thay vì cán bộ, công chức được hưởng tiền lương (lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động sau khi đã hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau một thời gian lao động nhất định – Sách kinh tế lao động). Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã chỉ nhận được mức phụ cấp hàng tháng - khoản trợ cấp được trích ra từ nguồn quỹ của Ngân sách Trung ương rót xuống địa phương để khoán chi trả mức tiền cụ thể theo luật định nhằm phụ giúp đảm bảo đời sống cũng như bù đắp phần công sức của họ tham gia công tác làm công việc tại địa phương. Tuy nhiên, số tiền cụ thể đó không phải tiền lương theo biên chế như cán bộ, công chức được hưởng. 10 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, năm 1999, tr. 341. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 13 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Việc quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã chỉ được hưởng mức phụ cấp như hiện nay cũng là một bất cập, so với khối công việc họ phải đảm nhận không thua vì cán bộ, công chức cấp xã có khi khối công việc phải xử lý còn nhiều hơn cán bộ, công chức cấp xã. Vậy mà mỗi tháng họ chỉ nhận được một khoản trợ cấp khá ít. Ngoài ra, nếu họ kiêm nhiệm thêm chức danh khác mà giảm được 01 người trong số lượng được giao thì được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm. Vậy kiêm nhiệm là gì? Kiêm nhiệm “là ngoài một nhiệm vụ, công việc chính đã được giao sẽ kiêm thêm, làm thêm một nhiệm vụ, công việc khác”, tùy theo từng địa phương, tùy vào khả năng cũng như trình độ hiểu biết của từng người về chức danh kiêm nhiệm sẽ được bố trí kiêm nhiệm công việc, chức danh. Để biết thêm quy định về những mức phụ cấp cụ thể mà mỗi tháng họ nhận được, người viết sẽ trình bày rõ ràng hơn ở chương 2. 1.2.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Thông thường, đào tạo được hiểu là: “Quá trình tác động đến con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định”11. Còn bồi dưỡng được xác định là quá trình làm cho người ta “tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất”12. Bồi dưỡng được xem là một quá trình nâng cao trình độ, chuyên môn, kiến thức kỹ năng nhằm trang bị thêm những kiến thức kỹ năng góp phần thực hiện tốt công việc được giao. Vậy có thể hiểu: Đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách là việc tổ chức những cơ hội cho họ học tập, nhằm giúp tổ chức, cơ quan đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này. Từ đó làm gia tăng giá trị của nguồn nhân lực có đủ trình độ năng lực đảm nhận mọi công tác được giao. Được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ về trình độ chuyên môn sẽ giúp họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có, phát huy hết năng lực làm việc của mình. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao hiểu biết về mọi mặt cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là cần thiết trong thời điểm hiện nay. Họ là những người trực tiếp gần gũi nhân dân, vì vậy trước hết họ phải nắm bắt và thật sự hiểu được những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để giải thích cho dân 11 Viện Từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam, Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Tập 1, Nxb. Từ điển Bách khoa. 12 Ts. Ngô Thành Can, Bộ Nội vụ - Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/535/language/vi-VN/C-i-cach-quy-trinh-dao-t-o-b-i-d-ng-canb-cong-ch-c-nh-m-nang-cao-nang-l-c-th-c-thi-cong-v.aspx, [truy cập 15/11/2014]. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 14 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hiểu dân làm, gương mẫu đi đầu, thực hiện trong mọi công tác. Đặc biệt, họ là nguồn nhân lực cần thiết để bổ sung vào lực lượng cán bộ, công chức sau này. 1.2.1.4. Bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và hưởng thụ các chế độ BHXH và BHYT13. Như vừa nêu, BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước dành cho người lao động góp phần thúc đẩy, đoàn kết và gắn kết trong xã hội. Tuy nhiên trên thực tế hai chế độ, chính sách này lại có sự không hợp lý, như sau: Theo quy định, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của luật này” (Điều 2, khoản 1 Luật bảo hiểm y tế năm 2008). Đây là loại hình bảo hiểm góp phần giúp cho họ khắc phục khó khăn về kinh tế, nâng cao chất lượng cũng như giữ vững công bằng xã hội trong khám và chữa bệnh. Mục đích của chế độ này là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế để duy trì, khôi phục cải thiện sức khỏe và khả năng làm việc cũng như nhu cầu cá nhân của họ hoặc thanh toán các chi phí chữa bệnh. Tính đến nay, nhóm người hoạt động không chuyên trách vẫn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc14. Song, họ được tham gia bảo hiểm xã hội với một hình thức khác – bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đây là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội (Điều 3, khoản 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006). Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006: Cán bộ, công chức cấp xã được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với 05 chế độ được hưởng (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất) Điều 4, khoản 1; và những 13 Đặng Huế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Triển khai Nghị quyết 21 – NQ/TW: Cần sự quyết tâm và cuộc của cả hệ thống chính trị, http://baohiemxahoi.gov.vn/Index.aspx?u=nws&su=d&cid=828&id=7046, [truy cập ngày 27/09/2014]. 14 Điều 15, khoản 2 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 15 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu người hoạt động không chuyên trách trong trường hợp nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng 02 chế độ (hưu trí, tử tuất) Điều 4, khoản 2. Nhìn nhận một cách thực tế, Nhà nước quy định về việc tham gia các chế độ bảo hiểm xã hội đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như hiện nay thật sự là rất không hợp lý. Trong khi, họ làm việc không khác gì cán bộ, công chức xã cũng là người phục vụ cho dân cho Đảng, Nhà nước. Vậy tại sao lại không được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trích lời của bà Nguyễn Thị Kim Bé: “Chế độ bảo hiểm xã hội của họ không bằng một công nhân khi tham gia sau 03 tháng hoạt động ở doanh nghiệp. Chính vì vậy, đã làm giảm đi tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm của người hoạt động không chuyên trách. Trong khi đó, điều kiện hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới rất cần đội ngũ này”15. Mong trong thời gian tới, Nhà nước sẽ có giải pháp “hợp tình hợp lý” để giữ chân đội ngũ này làm việc lâu dài hơn trong tình hình hiện nay. 1.2.1.5. Khen thưởng, kỷ luật đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc16. Sự công nhận và khen thưởng kịp thời là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho người lao động. Tâm lý con người nói chung và người lao động nói riêng đều thích được khen thưởng khi thực hiện tốt công việc được giao 17. Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng vậy, nếu như làm việc tốt mà không ai công nhận sẽ làm cho họ không còn động lực phấn đấu hết mình vì công việc. Chính vì thế, khen thưởng kịp thời đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là điều không thể thiếu. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được khen thưởng chủ yếu là danh hiệu thi đua – đây là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua18. Bên cạnh đó, việc xem xét kỷ luật đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng là một vấn đề không thể thiếu. Kỷ luật lao động là một trong những 15 Phần chất vấn của đồng chí Nguyễn Thị Kim Bé –Kiên Giang, Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường với nội dung: Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực nội vụ (về vấn đề tuyển dụng, dào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với cán bộ công chức nhà nước; chế độ chính sách đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã, thôn; giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở), tại phiên họp thứ 6, khóa XII của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 16 Điều 3, khoản 2 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003. 17 Hslaw – Laws for everybody, Chế độ chính sách trả lương khen thưởng, http://hslaw.vn/tu-van-che-do-chinhsach--quy-che-tra-luong--khen-thuong--bhyt--bhxh/khen-thuong--ky-luat.html, [truy cập 25/09/2014]. 18 Điều 3, khoản 3 Luật thi đua khen thưởng năm 2003. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 16 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chế định pháp luật để bảo đảm duy trì các điều kiện lành mạnh trong quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp, chế định này là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống pháp luật lao động và cán bộ, công chức hiện hành của Nhà nước ta19. Tóm lại, khen thưởng, kỷ luật là những công vụ và biện pháp quản lý trong quá trình xây dựng, phát triển và sử dụng những người hoạt động không chuyên trách. Thông qua đó, nhằm tôn vinh, động viên kịp thời các thành tích cống hiến cũng như xử lý kịp thời các vi phạm kỷ luật nhằm tạo ra sự công bằng trong đối xử. Qua đó, động viên, khuyến khích họ phát huy trí tuệ, tài năng, sức lao động phục vụ cho sự phát triển của hệ thống chính trị ở cấp xã. 1.2.2. Lịch sử về quá trình phát triển các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dựa trên các văn bản pháp luật phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ của đất nước. Một vài văn bản điều chỉnh về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, người viết chia thành 2 giai đoạn như sau: 1.2.2.1. Giai đoạn năm 2003 đến năm 2010 Lần đầu tiên Chính phủ ban hành Nghị định quy định về số lượng, chức danh và các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn). Đây là Nghị định đầu tiên quy định cụ thể về chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách căn cứ vào quy mô dân số. Tuy nhiên vì đây là Nghị định đầu tiên điều chỉnh về đối tượng này nên các chế độ, chính sách đối với họ còn rất khái quát không rõ ràng cụ thể như các Nghị định sau. 1.2.2.2. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có hiệu lực thi hành (thay thế Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn). Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, có một số điểm mới so với Nghị định trước như sau: 19 Ts. Lê Minh Nghĩa, Quy định pháp luật về xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức và người lao động, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2008, tr. 5. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 17 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Thứ nhất, số lượng những người hoạt động không chuyên trách căn cứ theo 03 tiêu chí (dân số, diện tích và các yếu tố đặc thù) so với Nghị định cũ chỉ dựa trên quy mô dân số. Thứ hai, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP quy định cụ thể các chức danh, trong khi Điều 14 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách. Nghị định cũng quy định rõ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu và không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thứ ba, đổi tên gọi “cán bộ không chuyên trách” thành “những người hoạt động không chuyên trách”, quy định số lượng những người hoạt động không chuyên trách cụ thể như sau: Cấp xã loại 1 không quá 22 người; Cấp xã loại 2 không quá 20 người; Cấp xã loại 3 không quá 19 người. Mỗi thôn, tổ dân phố không quá 3 người20. Tuy nhiên, một số quy định của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Nắm bắt được tình hình, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Là Nghị định quy định tương đối hợp lý với tình hình của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay. Nghị định số 29/2013/NĐ-CP có một số ưu điểm, một số nội dung mới, có tính chất đi sâu hơn, đảm bảo công tác quản lý về số lượng, chức danh và các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tốt hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Theo Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% Bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với họ. Điều này, đã phần nào thể hiện được sự quan tâm sâu sắc, thấy được sự cống hiến của họ đối với tiến trình chung của sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói riêng, của đất nước nói chung. Tóm lại, Nghị định này được xem là một “phần thưởng – chính đáng” cho những người hoạt động không chuyên trách nói chung: Không chỉ những cán bộ không chuyên trách mà cả những cán bộ hoạt động chuyên trách đều cho rằng đây là một chính sách hết sức ý nghĩa, thiết thực động viên những cán bộ không chuyên trách cao tuổi sức yếu tiếp tục cống hiến. Còn đối với những cán bộ không chuyên trách còn trẻ, có trình độ sẽ không né tránh sao nhãn công tác hay có ý định tìm việc khác khi được giao nhiệm vụ 20 Nguyễn Thế Vịnh, Tạp chí Công sản, Bảy điểm mới chủ yếu về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Cai-cach-hanh-chinh/2010/3644/Bay-diem-moi-chu-yeu-ve-che-dochinh-sach-doi-voi.aspx, [truy cập 06/11/2014]. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 18 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hoặc phân công. Đồng thời, chính sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ không chuyên trách này cũng nhằm thu hút các tài năng trẻ tạo điều kiện cho họ gắn bó lâu dài với công tác ở địa phương21. 21 Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, Tạo diều kiện để cán bộ không chuyên trách công tác lâu dài, Báo điện tử:, http://bhxhphuyen.gov.vn/newsdetail.php?id=4&id1=127, [truy cập 28/9/2014]. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 19 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 1.3. Sự cần thiết của các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một nội dung, một khâu quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý, có tác dụng kìm hãm các mặt của công tác quản lý những người hoạt động không chuyên trách. Vậy nếu như không thực hiện chế độ, chính sách đối với đối tượng này có được không? Tại sao việc thực hiện chế độ, chính sách đối với họ lại cần thiết đến vậy? Để có câu trả lời trước hết phải hiểu được những điều sau: Thứ nhất, chế độ chính sách có tác động rất lớn đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Một mặt, giúp họ ý thức được trách nhiệm cũng như công việc mình đảm nhiệm. Họ thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ mà bản thân họ đang công tác đối với sự phát triển chung của nước nhà và của cấp xã, từ đó hiệu quả công việc sẽ được đảm bảo. Mặt khác, các chế độ chính sách góp phần khuyến khích tính năng động, tính chủ đạo và tác động rất lớn đến tâm lý của họ. Giúp họ cảm thấy yên tâm hơn, cảm thấy công sức mình bỏ ra được bù đắp xứng đáng. Cấp xã là cách gần dân nhất, nơi thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là những người trực tiếp gần gũi, gắn bó với nhân dân, sống làm việc và có mối quan hệ chặt chẽ với người dân. Thế nhưng, hoạt động công tác nhiều như vậy song các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng còn nhiều hạn chế, nan giải. Thực tế, Hiệp Thành là một xã còn nghèo, mức sống cũng như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở đây còn rất thấp. Công việc thì nhiều mà số lượng những người hoạt động không chuyên trách còn ít, phần đông họ chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ đúng chuyên ngành đảm nhiệm. Hàng năm trên cơ sở đề nghị của xã, thành phố Bạc Liêu sẽ thông báo số biên chế giao cho xã quản lý, sử dụng. Đến nay, xã Hiệp Thành có 18 người hoạt động không chuyên trách ở xã. Trong đó, có 12 người đã qua đào tạo và có trình độ chiếm tỷ lệ khoảng 66,67%. Số lượng người có trình độ tuy đã tăng lên, song vẫn còn một số chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ (khoảng 33,33%), dẫn đến việc khi tham gia công tác giải quyết tình hình thực tiễn họ còn nhiều lúng túng, không giải quyết được nhiều vấn đề chuyên môn, không xây dựng được các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã Hiệp Thành. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 20 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Thế nên, việc thực hiện các chế độ, chính sách như: Đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ là rất cần thiết tại thời điểm hiện nay khi nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nước nhà. Thứ hai, đặc biệt nếu việc thực hiện các chế độ, chính sách sử dụng và đãi ngộ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tốt sẽ thu hút được những người trẻ, sinh viên đại học có trình độ chuyên môn cao, năng lực làm việc tốt về công tác ở cơ sở Tình trạng, cán bộ trẻ có trình độ cao không muốn công tác tại xã nói chung và đảm nhận vị trí không chuyên trách nói riêng xuất phát từ nguyên nhân là sự bất cập của các chế độ, chính sách. Nếu không thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp với tình hình thực tế thì khó có thể hạn chế được tình trạng những người tài giỏi sẽ không có lòng công tác tại vị trí này. Họ sẽ tìm kiếm những nơi tốt hơn như: Những cơ quan cấp trên hay khu vực kinh doanh trong và ngoài nước có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, hợp lý với khả năng của họ hơn. Nếu thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ tốt thì sẽ thu hút được nhiều người có năng lực về cơ sở nói chung – xã Hiệp Thành nói riêng, từ đó giúp họ an tâm tích cực công tác hơn, hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Thứ ba, đối với mức độ thực hiện nhiệm vụ chính trị của xã Các chế độ, chính sách không chỉ có tác dụng lớn đối với việc xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của xã. Việc thực hiện các chế độ, chính sách hợp lý sẽ góp phần làm cho đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách hăng hái, chủ động hơn trong mọi công tác từ tổ chức đến thực hiện, vận động, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, hoàn thành tốt việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của xã giao phó. Nhìn nhận hiện nay, ở xã Hiệp Thành nguyên nhân khiến cho những người hoạt động không chuyên trách thiếu sự hăng say, phấn khởi, lòng nhiệt huyết trong công tác cũng như sự mất đoàn kết nội bộ, một phần là do việc thực hiện các chế độ, chính sách còn bất hợp lý, không phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mà họ đang đảm nhận và không đảm bảo được lợi ích chính đáng cho họ. Thứ tư, đối với công tác quản lý Nhà nước Khi các chế độ, chính sách ban hành và thực hiện có tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế. Vai trò quản lý của Nhà nước trong việc quản lý của mình, được người dân tin tưởng và tín nhiệm. Qua đó, thể hiện năng lực quản lý của mình với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.  Xuất phát từ những phân tích vừa nêu trên, nắm bắt được sự cần thiết của các chế độ, chính sách: Nhà nước ta đã và đang ban hành và thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và những người GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 21 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng ngày càng phù hợp với tình hình thực tế, cũng như đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của họ hơn. Thông qua việc thực hiện các chế độ, chính sách hợp lý sẽ từng bước góp phần ngày càng hoàn thiện bộ máy của hệ thống chính trị ở cấp xã hơn. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 22 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ – THỰC TIỄN Ở XÃ HIỆP THÀNH THUỘC THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU Người viết tập trung làm rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Người viết sẽ trình bày song song và có sự so sánh khái quát về các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và trước đây quy định về chế độ, chính sách đối với nhóm người này trong giai đoạn (2012-2014). 2.1. Các chế độ, chính sách quy định chung Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy được đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã có nhiều đóng góp, cống hiến cho hệ thống chính trị ở cơ sở. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Điển hình có: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi tắt là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP); cùng với Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2013/NĐ-CP). Căn cứ vào nhu cầu, tính chất công việc cũng như là khả năng ngân sách của địa phương – từng địa phương sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Trên tinh thần thực hiện các Nghị định của Chính phủ ban hành và nắm bắt tình hình thực tế ở địa phương. Tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua đã ban hành các văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như: Nghị quyết số 05/2010/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp và một số chế độ, chính GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 23 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (sau đây gọi tắt là Quyết định số 05/QĐ-UBND); Nghị quyết số 26/2013/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (sau đây gọi tắt là Quyết định số 32/QĐ-UBND). Việc ban hành các văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đã phần nào giải quyết được nhiều vấn đề bất cập mà nhóm người này đang chịu như: Không lương, không bao hiểm xã hội. Góp phần khích lệ tinh thần hoạt động của đội ngũ. 2.2. Số lƣợng, chức danh những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Điều 14 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định: “UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách; mức phụ cấp của cụ thể từng chức danh; mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh...”. Về số lượng các chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương sẽ có sự lựa chọn bố trí khác nhau, Điều 13 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định bố trí: Không quá 22 người đối với cấp xã loại 1, không quá 20 người đối với cấp xã loại 2, và không quá 19 người đối với cấp xã loại 3. Theo quy định cũ, chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Chính phủ quy định cụ thể, mỗi địa phương căn cứ vào (Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn) mà triển khai thực hiện22. Song, Nghị định 92/2009/NĐ-CP hiện hành lại quy định khác so với trước như vừa nêu. Có ý kiến cho rằng, Nghị định mới quy định như vậy là không phù hợp. “Theo ý kiến của Đại biểu nhân dân 14/2: So với Nghị định số 121/2003/NĐ-CP trước đây thì Nghị định 92/2009/NĐ-CP hiện hành quy định còn vướng, cụ thể ở Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này. Thực tế các địa phương đã gặp không ít vướng mắc khi triển khai thực hiện quy định này, dẫn đến mỗi địa phương thực hiện một kiểu, có tỉnh chỉ quy định 22 Xem Điều 3, khoản 2 Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (Nghị định hết hiệu lực). GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 24 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 12 hoặc 13 chức danh, nhưng cũng có những tỉnh quy định đến 28 chức danh. Sau cùng, Đại biểu cho rằng: Để bảo đảm sự thống nhất giữa các địa phương và sự công bằng về lợi ích của những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố, trước hết cần quy định và áp dụng thống nhất công tác Đảng ở cơ sở”23. Theo quan điểm của người viết, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định như trên là hợp lý. Vì ở mỗi địa phương đều có những đặc điểm về kinh tế - xã hội khác nhau, không thể quy định cụ thể mà áp dụng cho từng địa phương được, giả vụ: Địa phương kinh tế phát triển – cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ cộng thêm an ninh trật tự ổn định thì đâu cần bố trí quá nhiều chức danh người đảm nhận hoạt động không chuyên trách như luật định; cũng có địa phương kinh tế chậm phát triển thiếu thốn cơ sở vật chất kỹ thuật, an ninh – trật tự xã hội không ổn định lẽ dĩ nhiên phải bố trí số lượng chức danh nhiều để đảm bảo họ có thể giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và góp phần phát triển địa phương mình. Chính vì thế, theo người viết việc áp dụng Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định về số lượng chức danh dựa theo (dân số, diện tích và các yếu tố đặc thù) của từng địa phương như thế là phù hợp. Trong năm (2012 – 2014), tỉnh Bạc Liêu có 02 Quyết định quy định cụ thể về số lượng, chức danh cũng như các chế độ, chính sách đối tượng những người không chuyên trách ở cấp xã gồm: Quyết định số 05/QĐ-UBND; Quyết định số 32/QĐ-UBND. Chức danh, số lượng của đối tượng không chuyên trách ở xã được quy định cụ thể áp dụng chung cho toàn tỉnh Bạc Liêu như sau:  Đối với Quyết định số 05/QĐ-UBND Chức danh: 17 chức danh - Khối Đảng: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; Phó Trưởng Ban Dân vận. - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể: 01 Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phụ trách công tác Mặt trận; 01 Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phụ trách Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Hội Đông y. - Chính quyền: Phó Công an (Nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Phó Chỉ huy trưởng Quân sự; Công an viên (Nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); 23 Đại biểu nhân dân 14/2, trang Học viện Hành chính, Thực hiện chế độ cho cán bộ không chuyên trách cấp xã: Còn vướng, http://www.napa.vn/vi/tthc/ncbl/Trang/Th%E1%BB%B1chi%E1%BB%87nch%E1%BA%BF%C4%91%E1%BB% 99choc%C3%A1nb%E1%BB%99kh%C3%B4ngchuy%C3%AAntr%C3%A1chc%E1%BA%A5px%C3%A3C%C3 %B2nv%C6%B0%E1%BB%9Bng!.aspx, [truy cập 25/09/2014]. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 25 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Lực lượng quân sự; Thủ quỹ, văn thư - lưu trữ; Gia đình và trẻ em (áp dụng đối với phường); Quản lý thiết chế văn hóa (Áp dụng đối với những xã, thị trấn có nhà thiết chế văn hóa). Với số lượng như sau: Cấp xã loại 1: Bố trí không quá 22 người (Kể cả cán bộ, công chức tăng cường). Trong đó: Chức danh Phó Công an bố trí không quá 02 người; công an viên bố trí không quá 04 người; Cấp xã loại 2: Bố trí không quá 20 người (Kể cả cán bộ, công chức tăng cường). Trong đó: Chức danh Phó Công an bố trí không quá 02 người; công an viên bố trí không quá 04 người; Cấp xã loại 3: Bố trí không quá 19 người (Kể cả cán bộ, công chức tăng cường). Trong đó: Chức danh Phó Công an bố trí 01 người; công an viên bố trí không quá 03 người; Xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, chức danh Phó Công an bố trí không quá 02 người.  Theo Quyết định số 32/QĐ-UBND: Số lƣợng, chức danh của đối tƣợng những ngƣời không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đƣợc triển khai bố trí nhƣ sau: Chức danh: 17 chức danh - Khối Đảng: Phó Trưởng ban Tuyên giáo; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; Phó Trưởng ban Dân vận. - Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh. - Các tổ chức xã hội: Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Chủ tịch Hội Đông y. - Chính quyền: Phó Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy); Phó Chỉ huy trưởng Quân sự; Công an viên (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy); Lực lượng Quân sự; Thủ quỹ, văn thư - lưu trữ; Quản lý thiết chế văn hóa (áp dụng đối với những xã, thị trấn có nhà văn hóa). Số lượng: - Cấp xã loại 1: Bố trí không quá 22 người (kể cả cán bộ, công chức tăng cường). Trong đó các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bố trí 02 GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 26 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu người (01 chuyên trách và 01 kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Người cao tuổi); Phó Công an bố trí 02 người; Phó Chỉ huy trưởng Quân sự bố trí 02 người; Công an viên bố trí 04 người. Các chức danh còn lại bố trí 01 người. Riêng 02 chức danh (Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ tịch Hội Đông y) bố trí 01 người. - Cấp xã loại 2: Bố trí không quá 20 người (kể cả cán bộ, công chức tăng cường). Trong đó các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bố trí 02 người (01 chuyên trách và 01 kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Người cao tuổi); Phó Công an bố trí 02 người; Phó Chỉ huy trưởng Quân sự bố trí 02 người; Công an viên bố trí 04 người. Các chức danh còn lại bố trí 01 người. Riêng 02 chức danh (Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ tịch Hội Đông y) bố trí 01 người. - Cấp xã loại 3: Bố trí không quá 19 người (kể cả cán bộ, công chức tăng cường). Trong đó các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bố trí 02 người (01 chuyên trách và 01 kiêm nhiệm Chủ tịch Hội Người cao tuổi); lực lượng quân sự bố trí 02 người; Công an viên bố trí 03 người. Các chức danh còn lại bố trí 01 người. Riêng 02 chức danh (Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ tịch Hội Đông y) bố trí 01 người. Nhìn chung, quy định về chức danh và số lượng bố trí đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã tương đối vẫn được giữ nguyên không có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn (2012-2014). Duy, chỉ có vài điểm Quyết định số 05/QĐ-UBND quy định không cụ thể và rõ ràng như Quyết định số 32/QĐ-UBND. Tuy đối với nhóm người hoạt động không chuyên trách ở xã không thay đổi, song đối tượng hoạt động ở ấp lại có sự biến động. Từ 09 chức danh bố trí không quá 05 người (theo quy định Quyết định số 05/QĐ-UBND), đến Quyết định số 32/QĐ-UBND lại giảm bớt 04 chức danh và chỉ được bố trí không quá 03 chốt. Đặc biệt, bên cạnh đó quy định về mức phụ cấp cho từng chức danh cũng có sự thay đổi hơn trước. Vấn đề này sẽ được trình bày ở phần kế tiếp. 2.3. Nội dung của chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 2.3.1. Quy định về mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Phụ cấp là bộ phận quan trọng, chiếm phần lớn trong thu nhập đối với những người hoạt động không chuyên trách khi họ đảm nhận chức danh không chuyên trách. Theo quy định của pháp luật, đối tượng hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định hưởng các mức phụ cấp như sau: GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 27 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng mức phụ cấp và khoán kinh phí đối với hoạt động của chức danh đảm nhiệm, cụ thể: Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người hoạt động không chuyên trách. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách; mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh; mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách theo loại đơn vị hành chính cấp xã, loại thôn, tổ dân phố phù hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; quy định mức khoán kinh phí hoạt động của các đoàn thể ở cấp xã theo số lượng những người hoạt động không chuyên trách quy định tại Điều 13 Nghị định này bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Theo quy định vừa nêu, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng các chính sách, chế độ phụ cấp cụ thể gồm có: - Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh: Nhóm người hoạt động không chuyên trách ở cả xã lẫn thôn, tổ dân phố đều có mức phụ cấp không vượt quá 1,0 lần mức lương tối thiểu chung, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ quy định cụ thể từng chức danh tại địa phương của mình. - Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh; mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp và mức khoán kinh phí hoạt động của các tố chức đoàn thể ở cấp xã. 03 mức phụ cấp này Nghị định 92/2009/NĐ-CP không quy định mức được hưởng cụ thể mà Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định điều đó trên tinh thần triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành. So với khối công việc mà những người hoạt động không chuyên trách hiện đang đảm nhiệm thì mức phụ cấp theo Nghị định số 92/2009/ NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 không được vượt quá 1,0 hệ số mức lương tối thiểu chung là quá thấp và hoàn toàn không đáp ứng đủ nhu cầu đời sống thực tế hiện nay. Nắm bắt được tình hình thực tế đối với những người hoạt động không chuyên trách hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và những vướng mắc của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành chính sách mới Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 28 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. “Trích lời của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh từng phát biểu: Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ban hành thời điểm này là cần thiết. Đây là phần thưởng xứng đáng đối với công sức của những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, khích lệ tinh thần đối với đội ngũ này. Đồng thời Nghị định có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc ở cơ sở. Theo đó, hoạt động tuyên truyền sẽ được nâng lên trong thời gian tới. Bởi hiệu quả của đội ngũ này mang lại ai cũng thấy rõ nhất là chức năng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Điều này chứng tỏ những mong muốn của người dân được lắng nghe, phân tích thảo luận rất trách nhiệm của các đại biểu trên diễn đàng”24. Việc điều chỉnh chế độ phụ cấp là hết sức cần thiết đối với những người hoạt động không chuyên trách – là đối tượng phải làm việc vất vả nhưng lại có chế độ phụ cấp không tương xứng với công sức bỏ ra. Vì vậy, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP trong thời điểm hiện nay là rất hợp lý và đã phần nào giải quyết được các vấn đề còn bất cập. Đây là chính sách mới của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở cấp xã nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói riêng. Theo đó Nghị định số 29/2013/NĐ-CP đã đưa ra những quy định mới như sau: Nếu như Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu chung cho mỗi người hoạt động không chuyên trách. Thì theo Nghị định số 29/2013/NĐ-CP vừa được ban hành, lại quy định Ngân sách Trung ương sẽ thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cụ thể:  Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương tối thiểu chung;  Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương tối thiểu chung;  Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương tối thiểu chung. Song song đó, các quy định về mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành đều được thực hiện theo quy định của Nhà nước và tỉnh Bạc Liêu. Tính đến thời điểm hiện tại, với mức phụ cấp hiện hành ở tỉnh Bạc Liêu có thể nói đời sống của nhóm người này đã có phần khởi sắc hơn trước. 24 Bảo hiểm xã hội Phú Yên, Tạo điều kiện để cán bộ không chuyên trách công tác lâu dài, http://bhxhphuyen.gov.vn/newsdetail.php?id=4&id1=127, [truy cập 7/9/2014]. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 29 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Từ năm (2012 – 2013), các mức phụ cấp của những người động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thực hiện theo Quyết định số 05/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Cụ thể như sau25: Mức phụ cấp hàng tháng (được tính theo hệ số mức lương cơ sở):  Các chức danh cấp Trưởng, cấp Phó của khối Đảng, mặt trận, đoàn thể và công an, quân sự: Hệ số 1,0;  Các chức danh còn lại: Hệ số 0,8. Từ năm 2014, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Quyết định số 32/QĐUBND. Đây được xem là Quyết định mang tính chiến lược cho sự chuyển biến của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách. Được xem như là bước đầu cho sự cải cách về sau, từng bước hoàn thiện hơn chế độ, chính sách đối với đội ngũ trong tương lai. Kể từ khi thực hiện Quyết định số 32/QĐ-UBND, mức phụ cấp hàng tháng đã tăng cao hơn trước, thay vì trước đây quy định mức phụ cấp không được vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung, hiện tại mức phụ cấp đối với họ lại phụ thuộc vào trình độ đào tạo. Mức phụ cấp hàng tháng (được tính theo hệ số mức lương cơ sở), quy định cụ thể như sau26: - Các chức danh cấp Trưởng, cấp phó quy định:  Chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: Hệ số 1,00  Có trình độ sơ cấp: Hệ số 1,20  Có trình độ trung cấp: Hệ số 1,50  Có hệ số cao đẳng: Hệ số 1,70  Có trình độ đại học: Hệ số 1,90. - Các chức danh còn lại:  Chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ: Hệ số 0,90  Có trình độ sơ cấp: Hệ số 1,10  Có trình độ trung cấp: Hệ số 1,40  Có trình độ cao đẳng: Hệ số 1,60  Có trình độ đại học: Hệ số 1,80. 25 Điều 1, khoản 1, điểm c Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 26 Điều 1, khoản 1, điểm c Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 30 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Mức phụ cấp kiêm nhiệm: Trước kia, những người hoạt động không chuyên trách ở xã nếu kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 25% mức phụ cấp hiện hưởng (Điều 1, khoản 1, điểm d Quyết định số 05/QĐ-UBND). Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, mức phụ cấp kiêm nhiệm có sự thay đổi mức hưởng giảm xuống còn 20% thay vì trước đây là 25%, theo quy định tại (Điều 1, khoản 1, điểm d Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 06/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu quy định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 24/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì mức phụ cấp đối với các đối tượng này cũng được điều chỉnh theo tương ứng. Mức lương tối thiểu chung có sự thay đổi qua các năm trong giai đoạn từ (2012– 2014), được Chính phủ quy định cụ thể như sau: 1.050.000 đồng/tháng; 1.150.000 đồng/tháng (Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung và Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang). Để biết rõ hơn về số tiền thực lãnh mỗi tháng của nhóm đối tượng này, người viết sẽ nêu lên một ví dụ như sau: Giả vụ, thời điểm 9 - 2013 ông Nguyễn Văn Tâm giữ chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội Người cao tuổi ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu – thuộc đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở xã. Căn cứ vào Quyết định số 05/NQ-UBND: Mức phụ cấp đối với chức danh là Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có hệ số 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức phụ cấp hiện hưởng (hệ số kiêm nhiệm là 0,2), ông Tâm công tác vào 9 - 2013, “tại thời điểm này mức lương tối thiểu chung được áp dụng là 1.150.000 đồng/tháng”27. Vậy, căn cứ vào Quyết định số 05/NQ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Mức phụ cấp chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh hàng tháng ông Nguyễn Văn Tâm được hưởng cụ thể có: a) Phụ cấp chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được hưởng hàng tháng là: 27 Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 31 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 1,0 x 1.150.000 đồng/tháng = 1.150.000 đồng/tháng b) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội Người Cao tuổi được hưởng là: 0,2 x 1.150.000 đồng/tháng = 230.000 đồng/tháng Vậy tổng số tiền phụ cấp chức danh và kiêm nhiệm chức danh mà ông Nguyễn Văn Tâm được hưởng hàng tháng theo Quyết định số 05/NQ-UBND là: 1.380.000 đồng/tháng. Sau khi (trừ đi 1,5% mức đóng bảo hiểm y tế) theo quy định của luật, số tiền phụ cấp thực lãnh của ông Tâm còn lại 1.359.000 đồng/tháng. Với mức phụ cấp được hưởng hàng tháng như vậy so với mức sống thực tế như hiện nay hoàn toàn không đủ đáp ứng nhu cầu của bản thân (chưa kể đến việc phụ giúp gia đình). Nhà nước nên có các chế độ, chính sách hợp lý hơn đối với nhóm đối tượng này trong thời gian tới. Ngoài các mức phụ cấp hiện hưởng, “Quyết định số 32/QĐ-UBND còn quy định rất chi tiết về các mức khoán kinh phí hoạt động”, bao gồm28: Mức khoán kinh phí hoạt động cho:  Mỗi tổ chức chính trị - xã hội ở xã: o Cấp xã loại 1: 12.000.000 đồng/năm o Cấp xã loại 2: 10.800.000 đồng/năm o Cấp xã loại 3: 9.600.000 đồng/năm  Mỗi tổ chức xã hội ở xã: 6.000.000 đồng/năm; o Cấp xã loại 1: 6.000.000 đồng/năm o Cấp xã loại 2: 5.400.000 đồng/năm o Cấp xã loại 3: 4.800.000 đồng/năm Các mức khoán kinh phí hoạt động này đã góp phần nào đảm bảo được việc duy trì hoạt động cũng như hoạt động ngày càng có hiệu quả cao của các tổ chức đoàn thể ở xã so với các quy định trước đây. Bên cạnh mức phụ cấp hiện hưởng, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng được hưởng một số chế độ khác. 2.3.2. Các chế độ khác 2.3.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 28 Điều 1, khoản 4, điểm a, điểm b Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 32 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 quy định về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1956/QĐ-TTg). Đề ra mục tiêu tổng quát (Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn). Và các mục tiêu cụ thể của việc đào tạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn29. Chính vì, nhận thấy được vị trí, vai trò của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và tầm quan trọng của chế độ đào tạo, bồi dưỡng. Chính phủ đã ban hành, thực hện chế độ này đối với họ. Cụ thể tại khoản 1, Điều 15 Nghị định số 92/2009/NĐCP quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau: Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này:  Được cấp tài liệu học tập;  Được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;  Được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập. Theo đó, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ chức danh nào mà chưa được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ được cử đi học và được hưởng các chính sách cử đi đào tạo, bồi dưỡng như cán bộ chuyên trách. Tuy nhiên hiện nay, không phải những người hoạt động không chuyên trách nào cũng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng một số hoạt động ở xã thì được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hưởng chế độ như cán bộ chuyên trách. Song, đối với đội ngũ không chuyên trách hoạt động ở ấp thì rất ít được cử đi học chuyên tu như cán bộ chuyên trách hầu như là không có, chủ yếu họ tham gia vào các lớp học tư tưởng, đi tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ là chủ yếu. Mặc dù hiện tại, đã có một số đối tượng hoạt động không chuyên trách ở xã được cử đi học và đã đạt được một số trình độ nhất định. Tuy nhiên, số lượng cử đi học như hiện nay vẫn là rất ít. Hàng năm, tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức mở một đến hai lớp đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã tại trường 29 Xem thêm Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 quy định về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 33 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Chính trị tỉnh Bạc Liêu. Xã sẽ lập kế hoạch đề cử đưa những người hoạt động không chuyên trách đi học, trên cơ sở đó tỉnh sẽ quy định số lượng và chỉ tiêu cụ thể sau đó sẽ ra Quyết định cử họ đi học. Tuy nhiên tiêu chuẩn trước hết để được cử đi học Trung cấp Chính trị là phải có trình độ văn hóa 12/12 trở lên mới được tham gia lớp đào tạo Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Về độ tuổi để được đi đào tạo, bồi dưỡng được quy định thành 02 nhóm sau: Đào tạo hệ tập trung quy định dưới 25 tuổi. Hệ tại chức (không quy định cụ thể có thể dưới 45 tuổi hoặc từ 45 tuổi trở lên). Từ đó sẽ có kế hoạch sắp xếp cho thời gian đào tạo cũng như lên kế hoạch về nguồn nhân lực thay thế cho đội ngũ sắp nghỉ hưu sau này30. Về kinh phí đào tạo và tổ chức thực hiện, tỉnh giao cho Sở Nội vụ và Sở Tài chính phối hợp tổ chức và thực hiện, nguồn kinh phí đào tạo một phần được trích từ ngân sách Nhà nước và một phần của tỉnh. 2.3.2.2. Bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Trước đây những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế. Ngày 14/11/2008, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009 và khoản 1, Điều 4 Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, đã quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Theo quy định tại Chương 2, Điều 6, khoản 1, điểm b Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, quy định mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện hàng tháng của những người hoạt động không chuyên trách bằng 4,5% do đối tượng đóng. Trong đó, Nghị định số 29/2013/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 3% bảo hiểm y tế chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cả xã lẫn thôn, tổ dân phố31. Thời gian vừa qua, xã Hiệp Thành triển khai thực hiện theo 02 Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu quy định về chế độ đóng bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cụ thể áp dụng mức đóng như sau: Quy định 30 Công chức thống kê của Ủy ban nhân dân xã Hiệp Thành cấp trực tiếp cho người viết vào thời gian 10/8/2014. Điều 1, khoản 3 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 31 GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 34 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cả xã lẫn ấp 2/3 đóng bảo hiểm y tế, cá nhân đóng 1/3 bảo hiểm y tế theo mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện do Nhà nước quy định tại thời điểm khi tham gia. Trên các căn cứ pháp lý vừa trình bày, ta có thể biết chế độ bảo hiểm y tế đối với nhóm người không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thực hiện là chế độ tự nguyện nhưng được Nhà nước hỗ trợ với mức đóng như sau:  Những người hoạt động không chuyên trách ở xã đóng 1,5%  Người sử dụng lao động (cụ thể là Uỷ ban nhân dân xã) đóng 3%. Tuy nhiên thời gian tới đây, từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 có hiệu lực thi hành sẽ có những quy định mới về chế độ bảo hiểm y tế với nhóm người hoạt động không chuyên trách cụ thể: Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia “bảo hiểm y tế bắt buộc” với mức đóng hàng tháng (tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3); phương thức đóng hàng tháng như sau (người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế)32. Song song đó, đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như trình bày ở chương 1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện được triển khai thực hiện từ năm 2008 đến nay với hai chế độ bảo hiểm (hưu trí và tử tuất). Với mức đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất như sau: Người tham gia hàng tháng đóng 16% mức thu nhập mà người lao động đóng lựa chọn đóng, từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22% 33. Tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định là 22% (Điều 26, khoản 3 Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện). Việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã làm mất đi một số quyền lợi của họ như: Chế độ hỗ trợ thai sản, ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Nếu như họ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ được hưởng hai chế dài hạn (chế độ hưu trí và tử tuất) chứ không được thụ hưởng ba chế độ ngắn hạn nêu trên (thai sản, ốm đau và tai nạn – bệnh nghề nghiệp). Một ví dụ cụ thể như sau: Năm 2014, bà Nguyễn Thị Hoa công tác tại xã Hiệp Thành thuộc TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, giữ chức danh là Phó ban Tuyên giáo, sắp tới sinh con. Các chế độ được tham gia và những quyền lợi mà bà Hoa được hưởng gồm có: 32 Điều 13, khoản 1, điểm b và Điều 15, khoản 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 (chưa có hiệu lực). Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng những chế độ gì?, http://baohiemxahoi.gov.vn/Index.aspx?u=faq&su=d&cid=544&id=9685, [truy cập 13/11/2014]. 33 GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 35 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Theo quy định hiện hành, chức danh Phó ban Tuyên giáo là chức danh không chuyên trách. Cho nên, bà Hoa thuộc đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành. Trường hợp này, bà Hoa là người hoạt động không chuyên trách theo quy định thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng theo Luật bảo hiểm xã hội và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bà Hoa thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Như vậy, theo quy định tại khoản 1, Điều 157 của Bộ Luật lao động năm 2012, khi bà Hoa sinh con được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Tuy nhiên do bà Hoa không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên khi thời gian nghỉ sinh con bà Hoa không được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp nếu bà Hoa muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bà Hoa có thể tham gia với mức đóng hàng tháng là 22% mức thu nhập lựa chọn tùy theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương cơ sở và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Qua ví dụ trên, ta thấy được bên cạnh mức phụ cấp ít mà ngay cả chế độ về bảo hiểm đối với họ cũng bị hạn chế. Tại sao nhóm người này không được quyền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Việc hạn chế này, dẫn đến làm mất đi một số quyền lợi của họ như vừa trình bày ở phần trên. 2.3.3. Khen thưởng, kỷ luật đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Việc khen thưởng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng như quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức cấp xã và thực hiện theo pháp luật về thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, những người hoạt động không chuyên trách vi phạm kỷ luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật. Nguyên tắc, thời hiệu, thời hạn, trình tự, thủ tục, hình thức kỷ luật đối với những người hoạt động không chuyên trách được áp dụng theo các quy định của pháp luật về kỷ luật công chức cấp xã34. Ở tỉnh Bạc Liêu cụ thể ở xã Hiệp Thành, thực hiện hình thức khen thưởng, kỷ luật như sau: 2.3.3.1. Hình thức khen thưởng, kỷ luật Hình thức khen thưởng: Những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao thì được xét khen thưởng theo hình thức giấy khen với các danh hiệu sau35: 34 35 Công chức thống kê của Ủy ban nhân dân xã Hiệp Thành cấp trực tiếp cho người viết vào thời gian 10/8/2014. Điều 20, khoản 1, điểm c, điểm d Luật thi đua khen thưởng năm 2003. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 36 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu  Chiến sĩ thi đua cơ sở;  Lao động tiên tiến. Các danh hiệu khen thưởng nêu trên đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành nhằm khích lệ động viên cho một cá nhân hoặc một tập thể nhất định tùy thuộc vào thành tích mà cá nhân hoặc tập thể đạt được trong thời gian công tác. Việc khen thưởng được thực hiện theo quy định pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Hình thức kỷ luật: Những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành vi phạm các quy định của pháp luật nếu chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét kỷ luật. Với các hình thức sau:  Khiển trách;  Cảnh cáo;  Buộc thôi việc. Đây là các hình thức kỷ luật áp dụng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã khi vi phạm trên cơ sở xem xét của tập thể tổ chức mà đối tượng đang công tác. 2.3.3.2. Nguyên tắc khen thưởng, kỷ luật Việc khen thưởng, kỷ luật đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một trong các chế độ quan trọng góp phần đánh giá đúng đắn về những nổ lực, thành tích họ đạt được cũng như những sai phạm mà họ phạm phải. Chính vì thế, cần phải có một nguyên tắc xác thật, cụ thể rõ ràng để xem xét đúng – sai liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ: Đảm bảo nguyên tắc chính xác, công khai, công bằng và kịp thời ở cơ sở: “Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, sai phạm đến đâu xử lý đến đó”. Kết hợp chặt chẽ việc khen thưởng, kỷ luật trên tinh thần động viên khuyến khích bằng vật chất lẫn tinh thần khi lập thành tích cũng như xử lý nghiêm minh khi sai phạm.  Nhìn chung, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thực hiện như quy định hiện nay đã có chuyển biến hơn trước. Song, nếu để nói là đã “hợp tình hợp lý” thì vẫn chưa thỏa đáng. Để nhìn nhận một cách rõ hơn về sự bất hợp lý đó, người viết xin trình bày một số quy định liên quan đến chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của các tỉnh, thành khác, điển hình: GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 37 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định có phần hợp lý và đáp ứng được nguyện vọng của nhóm đối tượng này hơn. Cụ thể: Năm 2010, mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được chi trả bằng hệ số 1,86 (hệ số bậc 1 ngạch cán sự) của mức lương tối thiểu chung (theo điểm a, khoản 3, Điều 1 Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về số lượng, chức danh và chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách phường, xã, thị trấn). Năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định mới - Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2013 quy định về điều chỉnh mức phụ cấp hàng tháng theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn như sau: Đối với người có trình độ cao đẳng (hệ số 2,10); đối với người có trình độ đại học (hệ số 2,34); đối với người có trình độ trên đại học (hệ số 2,67) so với mức mức lương tối thiểu chung, chưa qua đào tạo tiếp tục hưởng (hệ số phụ cấp 1,86). Ngoài ra, còn có các chế độ khác như: Tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (từ năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng chế độ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã)36; tham gia đóng bảo hiểm y tế bắt buộc; thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Ở Vĩnh Long, sắp tới đây ngày 01 tháng 01 năm 2015 tỉnh sẽ triển khai thực hiện Nghị quyết mới quy định về số lượng, chức danh và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Theo đó, các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có 3 điểm mới so với Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP như sau37: Thứ nhất, được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm đến 50% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm. Thứ hai, khi nghỉ việc được trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp bằng một tháng mức phụ cấp theo chức danh hiện hưởng (không bao gồm phụ cấp kiêm nhiệm) trừ những trường hợp vi phạm kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ. 36 Văn Minh, báo điện tử Quân đội nhân dân online, Người hoạt dộng không chuyên trách ở xã, phường sẽ được đóng bảo hiểm xã hội, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi- vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/nguoi-hoat-dong-khong-chuyentrach-o-xa-phuong-se-duoc-dong-bao-hiem-xa-hoi/316528.html, [truy cập 28/9/2014]. 37 Thanh Tâm – Duy Uyên Báo Vĩnh Long phỏng vấn ông Nguyễn Hiếu Nghĩ – Giám đốc Sở Nội, Báo Vĩnh Long online, Phỏng vấn bên lề kỳ họp 03 điểm mới về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm, http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=96168, [truy cập 28/9/2014]. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 38 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Thứ ba, những người hoạt động không chuyên trách đương nhiệm ở cấp xã khi từ trần mà không được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Nhà nước thì được hỗ trợ một lần tiền mai táng phí bằng 5 tháng lương cơ sở. Từ việc phân tích tìm hiểu thêm, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của hai tỉnh vừa nêu trên. Ta có thể so sánh đánh giá được các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện nay (không phụ cấp cao, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không hưởng trợ cấp khi nghỉ hưu hay nghỉ việc) chỉ được hưởng phụ cấp chức danh và phụ cấp kiêm nhiệm và đóng bảo hiểm y tế quy định như hiện nay vẫn chưa thật sự bù đắp xứng đáng cho khối công việc mà họ đảm nhận cũng như chưa thể thu hút được người trẻ có trình độ đảm nhận các công việc không chuyên trách này. Vì vậy, đòi hỏi phải có các giải pháp mới nhằm động viên, khuyến khích họ có thể tiếp tục cống hiến hết sức mình cho công việc. 2.4. Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đối với những hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tại xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 2.4.1. Nguồn kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã Ngân sách Trung ương: Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã một phần do ngân sách Trung ương bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Ngân sách địa phương: Trên cơ sở mức khoán kinh phí hỗ trợ của Trung ương, ngân sách địa phương tổng hợp lại ngân sách của Trung ương và ngân sách của mình để đảm bảo chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách theo quy định. Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh có nền kinh tế còn chậm phát triển, điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn nên nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh chủ yếu là từ nguồn Ngân sách Nhà nước rót xuống tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo bồi dưỡng cho đối tượng này. Chính vì thế, bên cạnh nguồn ngân sách của Trung ương hỗ trợ. Tỉnh Bạc Liêu, cũng trích một phần kinh phí ngân sách tỉnh để thực hiện hỗ trợ về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 39 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Tuy, quan tâm đến những người hoạt động không chuyên trách là thế. Song việc thực hiện chi trả phụ cấp cho họ tỉnh Bạc Liêu trong thời gian từ đầu năm trở lại đây có phần không thỏa đáng. Trong khi mức phụ cấp đã được thực hiện theo Quyết định mới (Quyết định số 32/QĐ-UBND) nhưng trên thực tế tỉnh vẫn chưa có kinh phí để chi trả cho họ. 2.4.2. Cơ quan quản lý thực hiện chi trả các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thực tiễn tại xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Việc tổ chức chi trả các chế độ, chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành được thực hiện như sau: Văn phòng thống kê kết hợp với Tài chính sẽ lập danh sách những người hoạt động không chuyên trách ở xã trong đó thể hiện các khoản được hưởng cụ thể bằng một số tiền nhất định. Sau khi đã kiểm tra xong, xã sẽ gửi về Phòng Nội vụ thành phố Bạc Liêu xem xét đã hệt y với mức phụ cấp theo quy định chưa. Sau đó, Phòng Nội vụ sẽ đưa ra quyết định thực hiện mức phụ cấp. Theo quy định, Phòng Nội vụ chỉ chịu trách nhiệm quản lý danh sách, mức phụ cấp cho họ. Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Bạc Liêu có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ngay từ đầu tháng sau khi đã đối chiếu với danh sách của Phòng Nội vụ thành phố Bạc Liêu để có số liệu chính xác (số liệu đã có xác nhận rõ ràng của người lập biểu bảng và chữ ký, con dấu của Chủ tịch UBND xã Hiệp Thành). Phòng Tài chính - Kế hoạch, sẽ ra thông báo cấp hạn mức kinh phí chi trả mức phụ cấp cho đối tượng này ra Kho bạc, tiếp sau bộ phận Kế toán của xã Hiệp Thành sẽ làm thủ tục nhận tiền từ Kho bạc về cấp lại cho từng đối tượng. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 40 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ – THỰC TIỄN TẠI XÃ HIỆP THÀNH THUỘC THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU Trong chương này, người viết trình bày chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thông qua quá trình tìm hiểu thực tế ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Bên cạnh đó, sẽ đánh giá những thành tựu đạt được cũng như chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại mà người viết nhận thấy được trong quá trình tìm hiểu ở xã. Cuối cùng, người viết đưa ra những giải pháp chủ yếu cũng như đề xuất những kiến nghị nhằm từng bước hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và ở xã Hiệp Thành nói riêng. Để từ đó, các chế độ, chính sách “có thể thực sự là phần thưởng xứng đáng” đối với công sức, cũng như khích lệ tinh thần của nhóm người hoạt động không chuyên trách. 3.1. Khái quát chung về xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu  Lịch sử hình thành và phát triển Thị xã tỉnh Bạc Liêu (nay là Thành phố Bạc Liêu) được hình thành từ chợ Bạc Liêu xa xưa. Vào đầu thế kỷ thứ 16, nơi đây mới hình thành một xóm ngư dân làm nghề chài lưới. Để đàn áp phong trào các nghĩa quân yêu nước còn đồn chú trong khu vực này, ngày 18 tháng 12 năm 1882 Thực dân Pháp cắt ba tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy của tiểu khu Rạch Gía và hai tổng Thạnh Hưng, Thạnh Hòa của tiểu khu Sóc Trăng thành lập tiểu khu Bạc Liêu. Ngày 01/01/1990, tiểu khu Bạc Liêu đổi thành tỉnh Bạc Liêu. Chợ Bạc Liêu trở thành Bạc Liêu. Bạc Liêu từ thời điểm ngày 01/01/1990 đến tháng 10/1995 trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngày 13/11/1948, Tỉnh ủy Bạc Liêu quyết định thành lập Thị xã Bạc Liêu có 02 phường nội ô (trong đó có Phường 4 cũ, nay là Phường 1) và 03 phường ngoại ô. Cuối tháng 10/1954 (đầu kháng chiến chống Mỹ) Tỉnh ủy Bạc Liêu quyết định tái lập Thị xã Bạc Liêu38. Trong thời gian qua, những thay đổi về cơ sở hạ tầng đô thị đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nhất là từ khi Bộ trưởng Bộ Xây 38 Lịch sử Đảng bộ thị xã Bạc Liêu, tập 1 (1930-1975) tháng 01 năm 2010. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 41 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu dựng ban hành Quyết định số 1779/QĐ-BXD, ngày 26/12/2006 về việc công nhận thị xã Bạc Liêu là đô thị loại III. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên tạo ra những bước đột phá về phát triển đô thị. Vì vậy, các công trình hạ tầng cơ sở đã được cải thiện đáng kể, góp phần làm thay đổi diện mạo của thị xã. Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐCP, ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị, thị xã đã xây dựng Đề án đề nghị thành lập thành phố Bạc Liêu trực thuộc tỉnh. Qua xem xét thẩm định, ngày 27/8/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP về việc "thành lập Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu", và ngày 11/9/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã ký Quyết định số 2201/QĐ-UBND về việc đổi tên Ủy ban nhân dân thị xã Bạc Liêu thành Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu 39. Gần đây nhất, ngày 16 tháng 04 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 537/QĐTTg công nhận thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Bạc Liêu có số đơn vị hành chính gồm: 07 phường (1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát) và 03 xã (Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông). Trong đó năm 2004, xã Hiệp Thành tách ra thành hai đơn vị hành chính: Phường Nhà Mát và xã Hiệp Thành giữ nguyên đến hiện nay.  Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu Xã Hiệp Thành là xã vùng ven của TP.Bạc Liêu, có diện tích tự nhiên là 2.512,47 ha; dân số có 1.708 hộ với 9.060 khẩu, gồm có 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: Dịch vụ, Nông nghiệp, Thủy sản. Đời sống chủ yếu của nhân dân là nuôi trồng thủy sản, trồng màu, chăn nuôi gia súc – gia cầm và một số hộ mua bán phục vụ du lịch. Nhìn chung, thời gian gần đây thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã tình hình đời sống của nhân dân cơ bản được ổn định và nâng cao. Trình độ học vấn và nhận thức của cán bộ và nhân dân trên địa bàn ngày càng nâng cao rõ rệt. Từ đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác cải cách thủ tục hành chính hay đến liên hệ làm việc với chính quyền địa phương. Mặc dù, điều kiện kinh tế có phần khởi sắc hơn trước song xã Hiệp Thành vẫn là một xã nghèo, điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, trình độ dân trí còn thấp so với các xã khác. Vừa qua theo Quyết định 539/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015 thì Hiệp Thành là 39 Thành phố Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu, Vài nét sơ lược về thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu, http://tpbl.baclieu.gov.vn/pages/gioi-thieu-chung.aspx, [truy cập 07/11/2014]. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 42 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu xã thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có trong danh sách theo Quyết định 539/QĐTTg. Địa giới hành chính của xã được chia thành 4 Ấp: Giồng Nhãn, Giồng Nhãn A, Giồng Giữa và Xóm Lẫm (trong đó, 2 ấp Giồng Nhãn và Giồng Nhãn A giáp bờ biển đông). Và có 9 Chi bộ trực thuộc với 79 Đảng viên: Chi bộ Cơ quan, Chi bộ Giáo dục, Chi bộ Quân sự, Chi bộ Công an, Chi bộ ấp Giồng Nhãn, Chi bộ ấp Giồng Nhãn A, Chi bộ ấp Giồng Giữa, Chi bộ ấp Xóm Lẫm và Chi bộ Hợp tác xã Thắng Lợi40. 3.2. Phân tích thực tiễn thực hiện các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Công tác quản lý những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu thời gian qua (giai đoạn 2012 – 2014) được triển khai thực hiện theo các văn bản pháp luật trình bày ở chương 2, và đã đạt được một số thành tựu cũng như còn vướng phải những hạn chế. Trước khi phân tích về các chế độ, chính sách của những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành. Người viết sẽ tìm hiểu và phân tích thêm về quy định số lượng, chức danh của những người động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành trước. Từ việc tìm hiểu thêm về số lượng cũng như chức danh của họ, sẽ giúp việc phân tích tình hình thực hiện các chế độ, chính sách rõ ràng và cụ thể hơn. 3.2.1. Số lượng, chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu  Số lƣợng, chức danh những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Theo thống kê của Phòng Nội vụ thành phố Bạc Liêu, tính đến tháng 9/2014, thành phố Bạc Liêu có 419 người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Trong đó, có 145 người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường và 274 người hoạt động không chuyên trách ở khóm, ấp41. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành (cấp xã loại 1) và việc bố trí các chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định chung: “Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động 40 Báo cáo số 01-BC/BCĐ ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở, Báo cáo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở theo Kế hoạch số 01-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo Quy chế Dân chủ ở cơ sở Thành ủy Bạc Liêu. 41 Công chức thống kê của Ủy ban nhân dân xã Hiệp Thành cấp trực tiếp cho người viết vào thời gian 07/9/2014. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 43 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu không chuyên trách ở cấp xã...”42, và được cụ thể hóa tại 02 Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu: Quyết định số 05/QĐ-UBND và Quyết định số 32/QĐ-UBND. Căn cứ vào tình hình cụ thể và theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã Hiệp Thành, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu quyết định bố trí số lượng, các chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành. Hướng bố trí như sau: 42 Điều 14, khoản 3 Nghị Định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 44 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Bảng 1: Số lƣợng, chức danh những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành giai đoạn (2012 – 2014) Tổng số lƣợng Stt Chức danh kiêm nhiệm Chức danh chính Năm (2012- Năm 2013) 2014 1 01 01 Phó Trưởng ban Tuyên giáo 2 01 01 Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (01 chuyên trách) 3 02 02 Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (01 kiêm nhiệm) 01 Chủ tịch Hội Người Cao tuổi Phó Chủ tịch Hội Nông dân 4 01 5 01 6 01 01 Phó Bí thư xã Đoàn 7 01 01 Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 8 01 01 Xã Đội phó 9 02 01 Lực lượng Quân sự 10 02 02 Phó Công an 11 04 03 Công an viên 12 01 01 Phó Trưởng ban Dân vận Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Chủ tịch Hội Đông y 13 01 01 14 01 01 Quản lý thiết chế văn hóa 15 01 01 Thủ quỹ văn thư lưu trữ Tổng 21 18 17 Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (Nguồn: Công chức thống kê của Ủy ban nhân dân xã Hiệp Thành cấp trực tiếp cho người viết vào thời gian 10/8/2014) GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 45 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Nhận xét: Nhìn chung, số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành (2012 – 2014) đã từng bước tăng lên đáng kể so với những năm trước. Tổng số các chức danh được bố trí đã không vượt quá số lượng theo quy định cho đơn vị hành chính xã Hiệp Thành (cấp xã loại 1) theo mức khoán vừa nêu trên. Số lượng, chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành có sự thay đổi trong giai đoạn (2012 – 2014): Từ năm ( 2012 – 2013), số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành được bố trí 21 người. Các chức danh ở khối Đảng; khối Đoàn thể; khối Quân sự; khối Công an; khối Dân vận, Hội Chữ thập đỏ, Hội Đông y tất cả đều được bố trí đầy đủ các chức danh cụ thể. Trong đó: Đối với chức danh Phó Trưởng Công an xã thực hiện theo Điều 3 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 thánh 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã: Mỗi xã được bố trí một Phó Trưởng công an xã; theo kết quả phân loại đơn vị hành chính cấp xã đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu quyết định xã Hiệp Thành là cấp xã loại 1 (căn cứ vào Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn); và là “xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định công nhận”43. Xã Hiệp Thành: Được bố trí 02 Phó Trưởng Công an trong tổng số những người hoạt động không chuyên trách được khoán. Ngoài ra, Lực lượng Quân sự cũng được bố trí 02 người; công an viên bố trí 04 người. Các chức danh còn lại xã đều bố trí 01 người. Riêng 02 chức danh (Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ tịch Hội Đông y) bố trí 01 người. Trong khi năm 2014, số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã có phần giảm hơn trước. Nguyên nhân là do có sự biến động nhân sự rất nhiều trong năm này44: + Tháng 02/2014, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng chuyển sang giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; + Tháng 03/2014, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ chuyển sang công tác với chức danh Phó ban Tuyên giáo; + Tháng 04/2014, Phó Công an chuyển sang giữ chức danh Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng; 43 Điều 3 Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 8 tháng 4 năm 2010 quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 thánh 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã. 44 Xem phụ lục 2 - danh sách đề nghị xếp mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành theo Quyết định số 32/QĐ-UBND của UBND tỉnh. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 46 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu + Tháng 05/2014, Công an viên chuyển sang giữ chức danh Phó Công an; + Đến 30/8/2014, người giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nông dân nghỉ việc nên xã đã chuyển 01 Lực lượng Quân sự lên giữ chức danh này. Chính vì thế, xã vẫn chưa bố trí kịp thời các chức danh còn khuyết, hiện tại xã còn khuyết 03 chức danh (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; 01 Lực lượng Quân sự; 01 Công an viên) so với 21 người giữ chức danh như những năm trước giờ đã giảm xuống còn 18 người đảm nhiệm như hiện nay. Ngoài ra, các chức danh còn lại vẫn được giữ nguyên. Những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành còn 18 người chiếm tỷ lệ 12,41% so với mặt bằng chung trên toàn thành phố Bạc Liêu hiện nay. Số lượng cũng như việc bố trí các chức danh đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành đã tương đối phù hợp với tình hình thực tế của xã. Các chức danh được bố trí đều đảm bảo được hiệu quả công việc; việc bố trí các chức danh kiêm nhiệm đã góp phần trong công tác sử dụng người có năng lực, có uy tín với cơ sở và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí khoán. 3.2.2. Quy định về mức phụ cấp Chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành được quy định trong: Quyết định số 05/QĐ-UBND và Quyết định số 32/QĐUBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, những người hoạt động không chuyên trách được hưởng các chế độ phụ cấp như vừa phân tích ở chương 2. Xã Hiệp Thành đã căn cứ vào đó triển khai thực hiện trong những năm qua từ (2012 – 2014). Mặc dù Quyết định số 32/QĐ-UBND đã có hiệu lực từ thời điểm 01/01/2014 và đã được triển khai thực hiện, song trên thực tế tính đến thời điểm hiện tại khi người viết nghiên cứu đề tài này tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa thể chi trả mức phụ cấp mới theo quy định hiện hành mà vẫn áp dụng mức phụ cấp theo Quyết định số 05/QĐ-UBND. Với lý do tỉnh chưa có đủ kinh phí chi trả nên hiện tại xã Hiệp Thành chỉ mới lập danh sách đề nghị chi trả theo Quyết định số 32/QĐ-UBND. Sau đây là bảng tổng hợp mức phụ cấp hàng tháng và mức phụ cấp kiêm nhiệm của những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành trong giai đoạn (2012 -2014) thực hiện theo quy định tại Quyết định số 05/QĐ-UBND. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 47 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Bảng 2: Phụ cấp đối với những ngƣời không chuyên trách ở xã Hiệp Thành giai đoạn (2012 – 2014) Hệ số phụ cấp Năm (2012 – 2013) Năm 2014 QĐ số 05/QĐ-UBND Stt Chức danh Chức danh chính Chức danh kiêm nhiệm QĐ số 32/QĐ-UBND Trừ 1,5% Tổng BHYT còn 1 Phó Trưởng ban Dân vận 1,0 0,015 0,985 2 Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng 1,0 0,015 0,985 3 Phó Chủ tịch Hội Nông dân 1,0 0,015 0,985 1,0 0,015 0,985 Phó Chủ tịch Uỷ 4 ban Mặt trận Tổ quốc 5 Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (kiêm Chủ tịch Hội Người Cao tuổi) 1,0 6 Phó Bí thư xã Đoàn 7 0,018 1,182 1,0 0,015 0,985 Phó ban Tuyên giáo 1,0 0,015 0,985 8 Xã Đội phó 1,0 0,015 0,985 9 02 Lực lượng Quân sự 0,8 0,012 0,788 10 02 Phó Công an 1,0 0,015 0,985 11 04 Công an viên 0,8 0,012 0,788 GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên 0,2 Trang 48 Trên thực tế mức phụ cấp theo quyết định này vẫn chưa được chi trả. Song xã Hiệp Thành đã lên danh sách đề nghị xếp mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành theo Quyết định số 32/QĐUBND của UBND tỉnh SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 12 13 14 15 16 Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ 1,0 0,015 0,985 1,0 0,015 0,985 1,0 0,015 0,985 Thủ quỹ, văn thư – lưu trữ Quản lý thiết chế văn hóa 0,2 0,2 0,2 0,2 (Nguồn: Xem phụ lục 1 - Bảng phụ cấp cán bộ không chuyên trách theo Quyết định số 05/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu; và phụ lục 2 - danh sách đề nghị xếp mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành theo Quyết định số 32/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) Nhận xét: Nhìn chung, trong những năm từ (2012 – 2014) mức phụ cấp đối với đội ngũ hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn. Từ quy định mức phụ cấp không được vượt quá hệ số 1,0 mức lương cơ sở (theo Quyết định số 05/QĐ-UBND), đến năm 2014 mức phụ cấp họ được hưởng có phần phù hợp hơn. Nếu trước đây, dù họ có trình độ hay không có trình độ thì cũng quy định chung không vượt quá hệ số 1,0. Song kể từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 32/QĐ-UBND mức phụ cấp của họ đã có sự phân biệt rõ ràng. Cụ thể: Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù tỉnh chưa có kinh phí chi trả mức phụ cấp theo Quyết định số 32/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Song, nếu việc chi trả được thực hiện thì xã Hiệp Thành sẽ có một số đối tượng được hưởng mức phụ cấp theo trình độ của họ, gồm có45: - Có 08 người được hưởng mức phụ cấp theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 01 người có hệ số 1,6 (có trình độ Cao đẳng – thêm trình độ Trung cấp chính trị Hành chính); 03 người có hệ số 1,5 (02 người Trung cấp Công an – và đạt trình độ Trung cấp chính trị Hành chính, 01 người đạt trình độ Trung cấp kế toán); 03 người có hệ số 1,4 (01 người Trung cấp nuôi trồng thủy sản, 01 người Trung cấp Quân sự, 01 người Trung cấp kế toán – có thêm trình độ Trung cấp chính trị Hành chính), 01 người có trình độ Sơ cấp với (hệ số phụ cấp 1,2). Ngoài ra, còn một chức danh có trình độ chuyên môn là Trung 45 Xem phụ lục 2 - danh sách đề nghị xếp mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành theo Quyết định số 32/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 49 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu cấp kế toán tuy nhiên vì người này công chức Địa chính – Nông nghiệp xây dựng & môi trường chỉ kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách nên mức phụ cấp chỉ hưởng (hệ số 0,2) mức phụ cấp kiêm nhiệm. - 03 người có trình độ lý luận chính trị: Trung cấp chính trị - Hành chính (với hệ số phụ cấp 1,5). Như đã trình bày ở phần trên, trong năm 2014 các chức danh có sự biến động dẫn đến mức phụ cấp cũng có sự thay đổi theo, cụ thể: Trước khi bắt đầu 01/05/2014 được chuyển lên giữ chức danh Phó Công an (với hệ số 1,5), thì trước đó người này chỉ được hưởng mức phụ cấp (hệ số 1,4) với chức danh Công an viên. Các chức danh còn lại chỉ luân chuyển trong các chức danh là cấp Trưởng, cấp Phó nên hệ số phụ cấp không có sự biến động. Bên cạnh đó, còn 06 người chưa qua đào tạo. Trong đó, có 05 người giữ chức danh chính là hoạt động không chuyên trách vẫn giữ nguyên mức phụ cấp với (hệ số 1,0) vì chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (Phó Bí thư xã Đoàn; Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi và 01 Phó Công an). Và 01 người giữ chức danh Quản lý thiết chế văn hóa do công chức văn hóa kiêm nhiệm nên chỉ hưởng phụ cấp kiêm nhiệm (hệ số 0,2). Về phụ cấp kiêm nhiêm, ở xã chỉ có chức danh kiêm nhiệm: Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (kiêm Chủ tịch Hội Người Cao tuổi), công chức Địa chính – Nông nghiệp xây dựng & môi trường kiêm (Thủ quỹ, văn thư – lưu trữ), công chức Văn hóa xã hội kiêm (Quản lý thiết chế văn hóa) với hệ số kiêm nhiệm 0,2. Ngoài các mức phụ cấp hiện hưởng, các tổ chức, đoàn thể ở xã Hiệp Thành còn được khoán thêm mức kinh phí hoạt động theo quy định tại QĐ số 32/QĐ-UBND như trình bày ở Chương 2 bao gồm: Mức khoán kinh phí hoạt động cho:  Mỗi tổ chức chính trị - xã hội ở xã Hiệp Thành: 12.000.000 đồng/năm;  Mỗi tổ chức xã hội ở xã: 6.000.000 đồng/năm; Mặc dù, các mức khoán kinh phí hoạt động này đã góp phần nào đảm bảo được việc duy trì hoạt động cũng như hoạt động ngày càng có hiệu quả cao của các tổ chức đoàn thể ở xã so với các quy định trước đây. Tuy nhiên, với mức khoán như hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, vì các mức khoán bằng nhau nhưng mức độ hoạt động của các tổ chức, đoàn thể là khác nhau nên dẫn đến tổ chức, đoàn thể nào hoạt động nhiều thì gặp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các tổ chức, đoàn thể. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 50 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 3.2.3. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ từ đó xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ. Qua thời gian tích cực thực hiện các kế hoạch, hiện nay xã Hiệp Thành cơ bản đã đào tạo được đội ngũ những người không chuyên trách đủ về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên các vị trí công tác được giao. Trong những năm (2012– 2014), trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị đang dần được nâng cao. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng trình độ chính trị, chuyên môn chủ yếu chỉ thực hiện đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã. Sau đây là thống kê kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành tính đến tháng 9/2014: GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 51 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Bảng 3: Kết quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành tính đến tháng 9- 2014 Trình độ Đối tượng Phó Trưởng ban Dân vận Q T.s ố Lý luận chính trị 1 CMNV TC. KT L NN N N T H Văn hóa Ghi chú 12/12 Đến Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng 1 TC. CT HC 12/12 TC. CT HC 12/12 02/2014 chuyển Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 1 Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (kiêm Chủ tịch Hội Người Cao tuổi) Phó Bí thư xã Đoàn Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ 12/12 1 SC 12/12 TC. NT TS 12/12 Đến 03/2014 chuyển Phó Ban Tuyên giáo Lực lượng Quân sự 1 Lực lượng Quân sự GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên 12/12 Trang 52 Đến 01/9/2014 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chuyển Phó Chủ tịch Hội Nông dân Phó Công an 12/12 Phó Công an TC. 1 CT HC TC. CA 12/12 Đến 04/2014 chuyển Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng Đến 05/2014 Công an viên TC. 1 CT HC TC. CA 12/12 TC. 1 CT HC 12/12 Công an viên TC. 1 CT HC TC. QS 12/12 Công an viên TC. 1 CT HC CĐ. TT 12/12 chuyển Phó Công an Xã Đội phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Công an viên 1 TC. KT 12/12 Quản lý thiết chế văn hóa Thủ quỹ, văn thư – lưu trữ 12/12 1 Tổng cộng TC. KT 12 12/12 0 (Nguồn: Xem thêm phụ lục 2 - danh sách đề nghị xếp mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành theo Quyết định số 32/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu) GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 53 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Nhận xét chung: Nhìn chung kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hoạt động không chuyên trách đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã đã có trình độ hiện là 12 người trong tổng số 18 người chiếm tỷ lệ khoảng 66,67%. Cụ thể: - 01 người vừa đạt trình độ Cao đẳng Thông tin vừa có trình độ lý luận chính trị chiếm tỷ lệ khoảng 8,33%; - 10 người đạt trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ khoảng 83,33%, trong đó: (03 người vừa đạt trình độ chuyên môn vừa có trình độ lý luận chính trị tỷ lệ 30%; 04 người đạt trình độ chuyên môn tỷ lệ 40%; 03 người có trình độ Trung cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ 30%. Và 01 người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Sơ cấp chiếm tỷ lệ khoảng 8,33%. Tuy số lượng người chưa đạt trình độ còn 06 người (chiếm tỷ lệ khoảng 33,33%), nhưng xã đã rất cố gắng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn cho đội ngũ này và đến thời điểm hiện tại đã đạt được một tỷ lệ như trên đã là một khởi đầu tốt cho công tác đào tạo đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách trong tương lai. Ngoài ra, trong năm 2013 vừa qua xã đã cử thêm 03 người đi học gồm (01 người học Trung cấp Văn hóa đã chiêu sinh nhưng chưa mở lớp; 02 người học Trung cấp Nông dân Chính trị đang học chưa ra). Năm 2014, xã đưa thêm 01 người đi học lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính (vào tháng 10/2014)46. Hầu hết, các chức danh được đảm nhiệm đều có trình độ văn hóa 12/12. Riêng 02 chức danh: Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi chưa đạt trình độ văn hóa 12/12 nên không đủ điều kiện cử đi học (điều kiện để được cử đi học Trung cấp là bắt buộc phải đạt trình độ văn hóa 12/12).  Tóm lại, tuy đội ngũ không chuyên trách ở xã không ai được đưa đi bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước cũng như không có kiến thức tin học và ngoại ngữ. Nhưng thay vào đó, qua đào tạo bồi dưỡng các lớp Trung cấp, chuyên môn nghiệp vụ đã góp phần giúp họ có thêm kiến thức vững chắc. Từ đó, kết quả thực hiện công việc của họ được nâng cao hơn như: Có tác phong làm việc, có tinh thần trách nhiệm cao cũng như giải quyết công việc nhanh và thuận lợi hơn. Ngoài ra việc có trình độ chuyên môn cao cũng sẽ giúp họ trong việc sau này có thể chuyển công tác cũng như được bố trí vào vị trí 46 Công chức thống kê của Ủy ban nhân dân xã Hiệp Thành cấp trực tiếp cho người viết vào thời gian ngày 07 tháng 9 năm 2014. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 54 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu công tác cao hơn được hưởng lương theo ngạch, bậc thay vì là mức phụ cấp như hiện tại. 3.2.4. Chế độ khen thưởng, kỷ luật Trong những năm vừa qua, đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác được giao. Nhằm khuyến khích tinh thần đã cố gắng trong công việc của họ căn cứ theo tiêu chí thi đua khen thưởng của Nhà nước cũng như của tỉnh Bạc Liêu, vào cuối năm xã sẽ bình xét và đề xuất các danh hiệu thi đua khen thưởng của xã để tỉnh khen thưởng. Bên cạnh việc khen thưởng, vấn đề kỷ luật đối với họ cũng được Uỷ ban nhân dân xã thực hiện rất công khai và dân chủ. Sau đây là danh sách đối tượng hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành được khen thưởng cũng như bị kỷ luật trong hai năm (2012 – 2013). Bảng 4: Danh sách những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành đƣợc khen thƣởng và kỷ luật giai đoạn (2012 – 2013) Khen thưởng cấp thành phố Bạc Liêu Năm 2012 Đối tượng T. Số LĐTT 01 Phó Trưởng ban Dân vận 1 Danh hiệu CSTĐCS Năm 2013 T. Số LĐTT Danh hiệu CSTĐCS Kỷ luật Năm 2013 T. Số Buộc thôi việc X 01 Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng 1 X 1 X 01 Phó Chủ tịch Hội Nông dân 01 Phó CThủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 01 Chủ tịch Hội Người cao tuổi 01 Phó Bí thư xã Đoàn GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 55 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 01 Phó Ban Tuyên giáo 01 Xã Đội phó 1 X 1 X 02 Phó Công an 1 X 04 Công an viên 2 X 1 X 1 X 02 Lực lượng Quân sự X 1 X 1 X 3 X 01 Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ 01 Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 01 Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ 1X 1 X nữ 01 Thủ quỹ, văn thư – lưu trữ 01 Quản lý thiết chế văn hóa Tổng cộng 8 8 1 (Nguồn: Xem phụ lục 3 – tờ trình về việc đề nghị khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2012 – 2013) Nhận xét: Nhìn chung, công tác khen thưởng, kỷ luật đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã trong năm (2012 – 2013) là hoàn toàn đúng đắn. Năm 2012 - 2013, 08 người trong tổng 21 người hoạt động không chuyên trách được khen thưởng chiếm tỷ lệ 38,1%, trong đó (01 Phó Công an vừa đạt danh hiệu Lao động tiên tiến vừa đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở). Tất cả đều có ý thức phấn đấu trong công tác, việc đánh giá những người hoạt động không chuyên trách được toàn thể cán bộ, công chức trong từng cơ quan nhất trí thông qua. Kỷ luật là việc mà không ai mong muốn xảy ra. Chính vì vậy, xã Hiệp Thành quyết tâm xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã trong sạch và vững mạnh, khuyến khích lấy thi đua khen thưởng là chính. Trong năm 2013, có 01 GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 56 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu trường hợp Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh - bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc (vì chiếm dụng vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội)47. Tuy nhiên, bên cạnh việc nghiêm túc đánh giá vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Tình trạng còn nể nang, không nêu lên quan điểm của mình về người khác, việc phê bình và tự phê bình vẫn chưa nghiêm. Trong nội bộ vẫn còn tình trạng chia phái và bằng mặt không bằng lòng. 3.2.5. Chế độ bảo hiểm y tế Nhìn chung, công tác đóng bảo hiểm y tế đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành đều được đảm bảo thực hiện đồng bộ ai cũng tham gia bảo hiểm y tế. Như theo quy định, ngân sách tỉnh hỗ trợ 2/3, còn 1/3 mỗi cá nhân sẽ chịu. Dù muốn hay không muốn tham gia đóng bảo hiểm, thì mỗi tháng trong tổng số tiền thực lãnh của họ dẫn sẽ phải trích ra một khoản nhất định để (trừ đi 1,5%) và Uỷ ban nhân dân xã đóng 3%, tùy theo hệ số phụ cấp họ được hưởng dùng để đóng bảo hiểm y tế như luật định48. Tất cả những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành không ai tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. 3.3. Một số nhận xét về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Sau khi triển khai thực hiện: 02 Nghị định chung của Chính phủ (Nghị định số 92/2009/NĐ-CP; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP) và 02 văn bản cụ thể của tỉnh (Quyết định số 05/QĐ-UBND; Quyết định số 32/QĐ-UBND) đã đạt được một số thành tựu cũng như còn vướng phải một số hạn chế, như sau:  Những thành tựu đã đạt đƣợc Từ khi có Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP hàng năm, Phòng Nội vụ đều kiểm tra việc thực hiện sắp xếp vì thế mà việc bố trí của xã đều đúng theo các chức danh và quy định của trên, đảm bảo hợp lý, phù hợp và đúng nguyên tắc. Kết quả bố trí đã tạo điều kiện và là động lực để những người hoạt động không chuyên trách có khả năng công hiến theo đúng chuyên môn đào tạo, từng người đã có cơ hội để áp dụng kiến thức của bản thân đã học để áp dụng vào thực tế, làm cho công việc được nhanh chóng và kịp thời. Một là, hiệu quả năng suất làm việc của những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành được nâng cao. 47 Công chức thống kê của Ủy ban nhân dân xã Hiệp Thành cấp trực tiếp cho người viết vào thời gian 10/8/2014. Xem phụ lục 1: Bảng phụ cấp cán bộ không chuyên trách theo Quyết định số 05/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. 48 GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 57 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Hai là, những người hoạt động không chuyên trách luôn thực hiện tốt những quy chế về văn hóa công sở; tuân thủ, chấp hành thời gian làm việc. Ba là, trên cơ sở văn bằng, chứng chỉ và khả năng của họ, xã đã có sự phân công rõ ràng theo chức năng, nhiệm vụ cho đội ngũ không chuyên trách ở xã Hiệp Thành. Bốn là, các mức phụ cấp – phụ cấp kiêm nhiệm, kinh phí hoạt động cho những người hoạt động không chuyên trách và kinh phí hoạt động cho tổ chức, đoàn thể được quy định rõ ràng cụ thể và có sự thỏa đáng hơn. Năm là, những người hoạt động không chuyên trách khi đảm nhận một chức danh nào đó mà chưa được đào tạo trình độ chuyên môn sẽ được hưởng chính sách cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh đó. Kể từ khi thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngày càng có nhiều người có trình độ chuyên môn hơn. Đây là nguồn nhân lực cho cán bộ, công chức cấp xã sau này.  Những mặt còn tồn tại Thứ nhất, mức phụ cấp và mức khoán kinh phí chi trả cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và các tổ chức, đoàn thể có giới hạn vì thế họ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Dù đã được nâng lên nhưng so với mức sống thực tế hiện nay thì vẫn còn thấp, trong khi khối lượng công việc đảm nhận và yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện thì không phải là ít. Chính điều đó không cuốn hút, tạo động lực cho họ nhiệt tình trong công việc, cũng như chưa thể đáp ứng đủ khoản chi tiêu cho đời sống thường ngày của họ. Thứ hai, trình độ, năng lực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chưa đồng bộ, nhất là ở các ấp, chất lượng hoạt động của một số chi đoàn, chi hội chưa đạt yêu cầu nhưng chậm được củng cố, số lượng đoàn viên, hội viên tuy đông nhưng chất lượng chưa cao. Khối Dân vận tham mưu cho Đảng ủy lãnh đạo các đoàn thể từng lúc còn hạn chế, nhất là thiếu kiểm tra uốn nắn thường xuyên, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động cho các đoàn thể làm công tác vận động quần chúng còn thiếu. Công tác phối hợp hoạt động giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với Uỷ ban nhân dân từng lúc còn bị động, thiếu nhịp nhàng, chưa thực hiện tốt chức năng, giám sát đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân và cán bộ, công chức49. Thứ ba, trong quy hoạch cán bộ cơ sở, chủ yếu chỉ quan tấm đến các cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt chưa chú ý đến các chức danh khác và đội ngũ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành 49 Báo cáo số 37-BC/ĐU của Đảng ủy xã Hiệp Thành ngày 06/06/2012, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ưng 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xã, phường, thị trấn. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 58 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chưa qua đào tạo trình độ còn chiếm một tỷ lệ tương đối (khoảng 33,33% trong tổng số những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành). Trong 12 người đã qua đào tạo có (05 người chưa qua đào tạo lý luận chính trị chiếm tỷ lệ khoảng 41,67%; 03 người chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ với tỷ lệ 25%). Nên chủ yếu họ chỉ làm việc theo kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian công tác tại vị trí công việc đang đảm nhiệm. Thứ tư, những người hoạt động không chuyên trách ở xã không được hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính như cán bộ xã là thiếu công bằng. Trong khi, tất cả các đối tượng này đều công tác trong cùng một địa bàn nhưng trong việc thực hiện các chính sách lại có sự phân biệt. Thứ năm, bên cạnh đó những người hoạt động không chuyên trách không thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi nghỉ hưu, nghỉ việc cũng không được hưởng chế độ trợ cấp một lần so với một số tỉnh khác quy định nên họ có tâm lý không muốn làm việc lâu dài. Thêm vào, cơ sở vật chất thiếu thốn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chuyên môn của họ.  Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: Chủ yếu vẫn còn chưa xem trọng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách, vì vậy các chế độ, chính sách của Nhà nước, của tỉnh Bạc Liêu vẫn chỉ mang tính tạm thời, chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt chưa thực sự mang tính toàn diện. Dù trên thực tế họ vẫn làm việc hành chính 8 giờ/ngày và giải quyết khối lượng không thua kém cán bộ, công chức xã. Việc phân biệt đối xử như hiện nay, rất dễ gây sự so bì, mặc cảm, mất đoàn kết trong nội bộ. Các chế độ, chính sách của Trung ương, của tỉnh chưa khuyến khích được người có trình độ chuyên môn cao, sinh viên đại học về công tác tại cơ sở. 3.4. Giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 3.4.1. Giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Mặc dù, các chế độ, chính sách vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế và bất cập. Song cũng không phủ nhận được Nhà nước và các cấp chính quyền đã - đang và dần quan tâm hơn đến đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và ở xã Hiệp Thành nói riêng. Để khắc phục những thực trạng cũng như đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong những năm tới đây để các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung - ở xã Hiệp Thành GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 59 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng ngày càng ổn định và phù hợp hơn cần phải thực hiện những giải pháp sau: 3.4.1.1. Tiếp tục cải cách và hoàn thiện quy định về mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Việc quy định mức phụ cấp theo trình độ, chuyên môn nghiệp vụ như hiện nay là rất hợp lý. Song, hệ số phụ cấp như vậy vẫn thật sự chưa ổn cần phải được điều chỉnh thêm. Vì thế, trong thời gian tới Sở Nội vụ nên trao đổi và phối hợp với Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu tiếp tục điều chỉnh thêm về mức phụ cấp hàng tháng và mức phụ cấp kiêm nhiệm. Sau cho vừa đáp ứng được tình hình thực tế công tác của những người hoạt động không chuyên trách và vừa cân đối được Ngân sách của tỉnh. Có thể tăng hệ số phụ cấp lên như sau (trình độ Đại học là hệ số 2,10; Cao đẳng hệ số 2,0; Trung cấp hệ số 1,9; chưa qua đào tạo thì hệ số là 1,8). Mức phụ cấp kiêm nhiệm nên tăng lên (có thể áp dụng mức phụ cấp kiêm nhiệm 50% thay vì là 20% như hiện hành). Mặc dù ngân sách của tỉnh còn hạn chế vì phải chi những vấn đề khác, song cũng không nên vì thế mà không quan tâm thực hiện - tỉnh có thể huy động thêm nguồn kinh phí hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức khác. Nâng mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, khoán kinh phí hoạt động đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nhằm tạo điều kiện, động lực giúp những người này cống hiến, phát huy hết khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao cho từng chức danh đảm nhiệm. Từ đó sẽ góp phần hạn chế sự thay đổi thường xuyên nhân sự cho các chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và công tác quản lý những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của phòng Nội vụ sẽ thuận lợi, dễ quản lý, có kết quả cao hơn. 3.4.1.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với những người hoạt động trách không chuyên ở cấp xã “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”50.  Đối với Trung ương Để khắc phục tình trạng những người hoạt động không chuyên trách không ở cấp xã do thiếu nghiệp vụ kỹ năng mà dẫn đến hậu quả thực thi công việc không tốt. Đảng và 50 Xem thêm Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 quy định về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 60 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Nhà nước ta nên có một chế độ đào tạo, bồi dưỡng cụ thể dành riêng cho đối tượng này dựa trên các yêu cầu sau: - Xây dựng cơ cấu, số lượng hợp lý sau cho mỗi địa phương căn cứ vào đó phân bổ biên chế, tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch quản lý được thực hiện tốt hơn. - Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng chức danh nhiệm vụ thực tế. Để từ đó hoàn thiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và ở cấp xã.  Đối với cấp tỉnh Cấp tỉnh là cấp có thể tự chủ về Ngân sách và được Chính phủ giao quyền tự chủ về sắp xếp cấp cơ sở. Giải pháp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của tỉnh cần được triển khai như sau: - Đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng sau cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo) đối với những đối tượng tự học. Quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, khoa học – kỹ thuật đối với các trường đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách (nâng cấp phòng học, bàn học, hỗ trợ máy vi tính, sách vở). - Làm tốt công tác tuyển dụng đối tượng hoạt động không chuyên trách. Thực hiện nghiêm túc việc khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.  Đối với cấp xã Là cấp có nhiệm vụ cũng như có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy chính quyền của Nhà nước nói chung. Vì thế, đòi hỏi đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cụ thể ở xã Hiệp Thành phải có trình độ, năng lực, tầm hiểu biết rộng để có thể giải quyết công việc. Trên cơ sở đó, giải pháp đồng bộ phải đảm bảo các yếu tố sau: - Tăng cường các biện pháp về giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tôn vinh nghề nghiệp. Qua đó, sẽ từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ngang bằng với đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã nói riêng và cán bộ, công chức nói chung. Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ bài bản. Nhằm giúp họ có thể phát huy được tài năng của mình. - Xử lý nghiêm minh, kịp thời những tổ chức, mỗi cá nhân vi phạm quy định của Nhà nước. 3.4.1.3. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 61 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Theo Ts. Nguyễn Hữu Đức, Vụ chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ - Tiến sĩ đã đề cập đến giải pháp thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cụ thể như sau: Chế độ bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách cấp xã thực hiện bảo hiểm tự nguyện nếu còn trong độ tuổi lao động51. Tại phiên họp thứ 30 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi đã có đề cập đến việc bổ sung đối tượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tham gia bảo hiểm xã hội52. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được sự thống nhất vì không biết nên áp dụng phương án đóng bắt buộc (áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong phạm vi chế độ hưu trí và tử tuất có sự hỗ trợ của nhà nước) hay tự nguyện (đề nghị quy định đối tượng này thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước ưu tiên hỗ trợ). Với tình hình hiện nay, nên áp dụng chế độ đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hoạt động không chuyên trách. Họ cũng làm việc cho Nhà nước như cán bộ chuyên trách trong khi cán bộ thuộc đối tượng tham gia, họ thì không được tham gia, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ vì sự đối xử không được công bằng. Nếu có thể tỉnh có thể xem xét áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội đối với những người đã công tác trên 5 năm. Còn việc tham gia với hình thức nào có thể quy định cho từng địa phương tùy vào điều kiện cũng như thống nhất ý kiến của đối tượng trên sẽ áp dụng cách thức thực hiện. Tóm lại, bên cạnh việc tiếp tục củng cố thực hiện ổn định chế độ bảo hiểm y tế. Tỉnh Bạc Liêu có thể xem xét việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện. Việc này, cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý an tâm công tác cũng như làm việc lâu dài ở địa phương của đối tượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. 51 Ts. Nguyễn Hữu Đức, Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, Bàn về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở, http://caicachhanhchinh.gov.vn/uploads/News/2138/attachs/vi.BAI%2012%20TRANG%2040.pdf, [truy cập 30/9/2014]. 52 Tổng hợp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=21584, [truy cập 03/11/2014]. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 62 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 3.4.1.4. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị công khai các hình thức thi đua khen thưởng. Đảm bảo kỷ cương, nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật. Đối với các hình thức khen thưởng, bên cạnh sự khuyến khích bằng tinh thần cần có sự khuyến khích thêm bằng vật chất. 3.4.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Để xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng ngày càng được nâng cao về chất lượng, trước hết phải xây dựng hoàn thiện chế độ, chính sách hợp lý đối với họ. Trên cơ sở những hiểu biết của cá nhân, người viết xin mạnh dạn nêu lên một vài quan điểm kiến nghị nhằm từng bước hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng:  Đối với Chính phủ Thứ nhất, để tạo một môi trường làm việc bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử đảm bảo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Đề nghị Chính phủ bỏ chế độ quy định đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (cả xã lẫn ấp), nếu có bằng cấp thì xếp nâng lương theo ngạch, bậc của bằng cấp, nếu chưa qua đào tạo thì được áp dụng cho hưởng hệ số 2,00 mức lương tối thiểu chung53. Ngoài ra, Chính phủ nên cân nhắc cho họ hưởng khoản phụ cấp theo loại xã như cán bộ, công chức xã (tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP); và hưởng chế độ trợ cấp khó khăn theo (Quyết định số 127/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có mức sống thấp, đời sống khó khăn). Thứ hai, đối với sinh viên đại học, cao đẳng tự nguyện về công tác giữ chức danh không chuyên trách ở cấp xã thì ngoài những đề xuất như trên, Chính phủ nên thực hiện các chế độ khác như (xây dựng các đề án hỗ trợ, khuyến khích) đối với những người hoạt động không chuyên trách để thu hút họ làm việc lâu dài ở xã. Thứ ba, vấn đề về thời gian làm việc của đối tượng không chuyên trách hiện vẫn chưa được quy định cụ thể là làm một ngày hay nửa ngày54. Đề xuất Chính phủ nên quy 53 NQT, Sở Nội vụ Kiên Giang, Thực trạng về những bất cập trong chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở, http://sonoivu.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=1373&articleId=21966, [truy cập 03/11/2014]. 54 Trích phần chất vấn của đồng chí Huỳnh Nghĩa – TP. Đà Nẵng, Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường về nội dung: Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực nội vụ (về vấn đề tuyển dụng, dào tạo, bồi dưỡng và chế độ GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 63 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu định thời gian làm việc của đối tượng này là một ngày (làm việc theo giờ hành chính như cán bộ, công chức).  Đối với tỉnh Bạc Liêu Thứ nhất, tỉnh nên cân nhắc chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành (và cả những người hoạt động không chuyên trách ở các ấp trên địa bàn xã) theo Quyết định số 32/QĐ-UBND. Mặc dù, Quyết định đã có hiệu lực thi hành đã lâu (từ 01/01/1014). Nhưng việc đến nay chưa chi trả cho họ thì quá không hợp lý, tỉnh nên xem xét lại vấn đề ngân sách của tỉnh, trong khi ngân sách Trung ương đã hỗ trợ chi trả một phần mức phụ cấp cho họ như vậy. Không có lý do gì tỉnh lại chưa có kinh phí chi trả như hiện nay được. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, tỉnh đã chi một khoản kinh phí rất lớn vào hạng mục “Festival Đờn ca tài tử”, việc chi quá mạnh cho hoạt động này thực sự gây lãng phí rất lớn. Tỉnh có thể chi mạnh tay (với con số lên đến đơn vị tỷ đồng) cho các công trình đáp ứng lễ hội, thì việc chi trả mức phụ cấp như hiện nay không gì là quá sức đối với tỉnh. Mong gần, trong thời gian sớm nhất có thể tỉnh Bạc Liêu có thể điều động ngân sách cho hợp lý để chi trả khoản trợ cấp cho họ. Thứ hai, cần xem xét hỗ trợ nâng mức khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức, đoàn thể ở cấp xã nhằm giúp các tổ chức, đoàn thể yên tâm hoạt động cũng như thực hiện công việc được giao ngày càng có hiệu quả. Ngoài ra, nên xem xét thực hiện trợ cấp một lần khi nghỉ việc cho những người hoạt động không chuyên trách như ở tỉnh Vĩnh Long, cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp bằng một tháng mức phụ cấp theo chức danh hiện hưởng (không bao gồm phụ cấp kiêm nhiệm). Thứ ba, tăng cường kiêm nhiệm công việc, khoán quỹ phụ cấp để giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã gắn với việc tăng thu nhập của cán bộ công chức cấp xã.55 Việc tăng cường kiêm nhiệm nhằm tinh giảm biên chế, qua đó góp phần tinh gọn bộ máy và tăng thêm phụ cấp. Thứ tư, xây dựng các tiêu chuẩn công vụ ứng với từng chức danh của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Từ đó giúp họ có được cái nhìn tổng thể về những nhiệm vụ cụ thể của mình để lên kế hoạch làm việc hiệu quả tránh rơi vào tình trạng thực thi công vụ một cách thụ động, mang tính chất ứng phó như trước đây, đồng thời giúp những người mới đảm nhiệm chức danh công tác có thể hình dung cụ thể được các nhiệm vụ, yêu cầu công việc phải thực hiện trong quá trình công tác. đối với cán bộ công chức nhà nước; chế độ chính sách đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã, thôn; giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở), tại phiên họp thứ 6, khóa XII của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 55 Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 05 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, sửa đổi quy định về những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ nhiệm kỳ 2015 – 2020. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 64 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Thứ năm, cần chủ động về tài chính trong công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như: Kinh phí mở lớp, kinh phí hỗ trợ giáo viên giảng dạy, chế độ cho những người hoạt động không chuyên trách đi học xa như (ăn ở, phương tiện đi lại). Nên tăng cường, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở xã (đề cử tăng thêm số lượng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, cũng như mở thêm nhiều lớp học giảng dạy cho họ hơn). Thứ sáu, nên đào tạo nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ phụ trách công tác liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng. Giúp họ có thể phân tích, nhìn nhận sự biến động ảnh hưởng đến thu nhập của đối tượng những người hoạt động không chuyên trách. Từ đó, có tham mưu sát thực về chế độ, chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng. Thứ bảy, cần có chính sách khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở xã phát triển kinh tế gia đình (tham gia vào công việc sản xuất, kinh doanh). Vừa xem như góp phần giúp họ tăng nguồn thu nhập đảm bảo đời sống, giúp họ an tâm công tác ở xã. Đồng thời, coi đó là một tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá họ. Mặt khác, từ những kinh nghiệm làm ăn của mình họ có thể đưa ra những biện pháp phát triển kinh tế của xã, có thể giúp cho nhân dân trong xã tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh làm giàu. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này tỉnh phải hỗ trợ cho họ như (có các chính sách cho vay ưu đãi, giúp đỡ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường đưa thông tin, khoa học kỹ thuật về cơ sở).  Đối với thành phố Bạc Liêu Thứ nhất, thường xuyên mở lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. Cần quan tâm nhiều hơn về công tác đề xuất đào tạo đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (cả xã lẫn ấp) chuyên môn và nghiệp vụ vì hiện nay trình độ chưa qua đào tạo còn chiếm một tỷ lệ tương đối. Cố gắng phấn đấu đến hết năm 2015 đạt tỷ lệ 100%, tất cả những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn toàn thành phố và ở xã Hiệp Thành đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thứ hai, nên tăng nguồn thu ngân sách xã. Việc thực hiện chế độ, chính sách phụ thuộc nhiều vào mức độ phát triển kinh tế của tỉnh, nguồn thu ngân sách của xã là nguồn chi trực tiếp cho việc thực hiện các chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Do đó, muốn thực hiện tốt chính sách cho họ phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, tổ chức tốt việc thu ngân sách để tăng thu ngân sách xã. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 65 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu KẾT LUẬN  Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí minh đã dạy: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”56. Do đó, chăm lo, quan tâm xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành. Xây dựng đội ngũ hoạt động không chuyên trách tốt phải xây dựng và tổ chức tốt hệ thống chế độ, chính sách cho họ. Từ việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến quy hoạch và chính sách đãi ngộ. Có hệ thống chế độ, chính sách phù hợp thì sẽ mở đường, tạo động lực thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo, nhiệt tình của đội ngũ hoạt động không chuyên trách. Ngược lại, nếu chế độ, chính sách không hợp lý còn bất cập thì sẽ kìm hãm hoạt động sáng tạo, không phát huy được hết tài năng của họ. Tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện tốt nhất, hiệu quả cao nhất những quy định của Đảng và Nhà nước, trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã nói riêng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh, những vấn đề đã triển khai sâu rộng và thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Tỉnh Bạc Liêu cũng đã ban hành các văn bản quy định về chế độ, chính sách cụ thể cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, nhằm động viên sự cố gắng cũng như giúp họ có tâm lý an tâm công tác phục vụ cho nhân dân. Hệ thống các chế độ, chính sách của tỉnh đã có được những bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng còn vướng phải một số hạn chế. Điển hình một số chế độ, chính sách chưa thể hiện được tính đồng bộ, chiến lược, chưa thể hiện được vai trò là động lực thúc đẩy sự cố gắng cống hiến của họ, cũng như chưa khuyến khích thu hút được người tài, chưa kích thích được sự sáng tạo trong công việc (đặc biệt là quy định về phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách hiện nay – cần sự điều chỉnh cho phù hợp). Các khâu quy hoạch, đào tạo, sử dụng đến chế độ đãi ngộ điều kiện làm việc cũng còn rất nhiều vấn đề chưa phù hợp và bám sát được với thực tiễn cuộc sống. Những hạn chế trên đang cản trợ không nhỏ hiệu quả các mặt công 56 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002, tr. 371. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 66 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu tác xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và sự phấn đấu vương lên của bản thân họ. Để góp phần khắc phục được những bất cập đó, góp phần thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và đề xuất sau: Tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với họ; tổ chức tốt việc áp dụng chế độ, chính sách; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu ngân sách xã; hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho họ. Chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng.  Tóm lại, khi các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hoàn thiện thì ta có thể tin rằng, trong tương lai không xa chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách sẽ được đảm bảo hơn. Đồng thời, sẽ hạn chế được tình trạng dư luận xã hội không đồng tình như hiện nay./. GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên Trang 67 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   Văn bản của Đảng 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 3. Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 05 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, sửa đổi quy định về những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ nhiệm kỳ 2015 – 2020  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 2013 2. Bộ Luật lao động năm 2012 3. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 4. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) 5. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 6. Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 7. Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 (chưa có hiệu lực) 8. Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (hết hiệu lực) 9. Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn 10. Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện 11. Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết va hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 12. Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 thánh 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 13. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 14. Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 15. Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang 16. Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế 17. Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 05 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh – Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 18. Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 8 tháng 4 năm 2010 quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 thánh 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã (sửa đổi năm 2014) 19. Nghị quyết 05/2010/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2010 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 20. Nghị quyết số 26/2013/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2013 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp và một số GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 21. Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về số lượng, chúc danh và chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách phường, xã, thị trấn 22. Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định về điều chỉnh mức phụ cấp theo trình độ chuyên môn,nghiệp vụ đối với cán bộ không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn  Văn bản hành chính 1. Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 27/8/2010 của Chính phủ về việc thành lập Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu 2. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” 3. Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu. 4. Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc liêu 5. Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân về việc đổi tên Ủy ban nhân dân thị xã Bạc Liêu thành Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu 6. Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 06/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 24/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu 7. Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức khoán kinh phí và chế độ, chính sách đối với những GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu người hoạt động không chuyên trách ở xã. phường, thị trấn và khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 8. Báo cáo số 01-BC/BCĐ ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở, Báo cáo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở theo Kế hoạch số 01-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo Quy chế Dân chủ ở cơ sở Thành ủy Bạc Liêu 9. Báo cáo số 37-BC/ĐU của Đảng ủy xã Hiệp Thành ngày 06/06/2012, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ưng 5 (khóa IX) về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xã, phường, thị trấn  Sách, báo, tạp chí 1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995 2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002 4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005 5. Ts. Lê Minh Nghĩa, Quy định pháp luật về xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức và người lao động, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2008 6. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, năm 1999 7. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2009 8. Phan Trung Hiền, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Phần 1 – Những vấn đề chung của luật hành chính, Đại học Cần Thơ, năm 2009 9. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Hà Nội, Giáo trình xã hội học trong quản lý, năm 2001 10. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, năm 2003  Trang thông tin điện tử 1. Đặng Huế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Triển khai Nghị quyết 21 – NQ/TW: Cần sự quyết tâm và cuộc của cả hệ thống chính trị, http://baohiemxahoi.gov.vn/Index.aspx?u=nws&su=d&cid=828&id=7046, [truy cập ngày 27/09/2014] GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 2. Hoàng Trâm, Báo mới.com, Đảm bảo quyền lợi cho người lao động, http://www.baomoi.com/Dam-bao-quyen-loi-cho-nguoi-lao dong/47/12333112.epi, [truy cập 31/10/2014] 3. Hải Yến/V0V-Trung Tâm Tin, Đài tiếng nói Việt Nam, Tọa đàm quy định của pháp luật về các vấn đề xã hội, http://vov.vn/chinh-tri/toa-dam-quy-dinhcua-phap-luat-ve-cac-van-de-xa-hoi-312725.vov, [truy cập ngày 31/10/2014] 4. Ts. Nguyễn Hữu Đức, Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ: Bàn về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, http://caicachhanhchinh.gov.vn/uploads/News/2138/attachs/vi.BAI%2012%20 TRANG%2040.pdf, [truy câp 30/9/2014] 5. Nam Anh, Phụ nữ Online, Tăng phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách phường, xã, http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/viec-lam/tang-phu-cap-cho-canbo-khong-chuyen-trach-phuong-xa/a100162.html, [truy cập 01/10/2014] 6. NQT, Sở Nội vụ Kiên Giang, Thực trạng về những bất cập trong chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở, http://sonoivu.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=1373&articleId=21966, [truy cập 03/11/2014]. 7. Nguyễn Thế Vịnh, Tạp chí Công sản, Bảy điểm mới chủ yếu về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Cai-cach-hanh-chinh/2010/3644/Baydiem-moi-chu-yeu-ve-che-do-chinh-sach-doi-voi.aspx, [truy cập 06/11/2014] 8. Ts. Ngô Thành Can, Bộ Nội vụ - Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ, http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/535/language/vi-VN/C-icach-quy-trinh-dao-t-o-b-i-d-ng-can-b-cong-ch-c-nh-m-nang-cao-nang-l-c-thc-thi-cong-v.aspx, [truy cập 15/11/2014] 9. Quốc Hương, Thanh Hóa Online, Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách – những bất cập cần sớm được khắc phục, http://baothanhhoa.vn/vn/xa-hoi/n96335/Chinh-sach-doi-voi-nhung-nguoi-hoatdong-khong-chuyen-trach--nhung-bat-cap-can-som-duoc-khac-phuc, [truy cập 01/10/2014] GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 10. Trần Thị Thu Hương, Thư viện trực tuyến Violet, Bài 4: Quản lý cán bộ, http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/8337080, [truy cập 27/8/2014] 11. Thanh Tâm – Duy Uyên, Vĩnh Long Online, Phỏng vấn bên lề kỳ họp 03 điểm mới về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm, http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=96168, 28/9/2014] [truy cập 12. Tuyết Nhung, Đại biểu nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Những bất cập trong việc thực hiện các chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và khóm, ấp, http://dbnd.baclieu.gov.vn/hdnd/Lists/Posts/Post.aspx?List=68ba612a-822b4af8-90a5-d5f13781cb08&ID=46, [truy cập 04/10/2014] 13. Thanh Thư, Citinews, Nâng cao mức khoán kinh phí cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp xã, http://citinews.net/xa-hoi/nang-muc-khoankinh-phi-cho-mat-tran-to-quoc-viet-nam-va-cac-doan-the-cap-xa-DQLGPWY/, [truy cấp 04/10/2014] 14. Văn Minh, Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường sẽ được đóng bảo hiểm xã hội, Báo điện tử: Quân đội nhân dân online, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vivn/61/43/kinh-te-xa-hoi/nguoi-hoat-dongkhong-chuyen-trach-o-xa-phuong-se-duoc-dong-bao-hiem-xa-hoi/316528.html, [truy cập 28/9/2014] 15. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên, Nghị định 29/CP: Tạo điều kiện để cán bộ không chuyên trách công tác lâu dài, http://bhxhphuyen.gov.vn/newsdetail.php?id=4&id1=127, [truy cập 28/9/2014] 16. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng những chế độ gì?, http://baohiemxahoi.gov.vn/Index.aspx?u=faq&su=d&cid=544&id=9685, [truy cập 13/11/2014] 17. Đại biểu nhân dân 14/2, Thực hiện chế độ cho cán bộ không chuyên trách cấp xã: Còn vướng, Trang điện tử: Trang Học viện Hành chính, http://www.napa.vn/vi/tthc/ncbl/Trang/Th%E1%BB%B1chi%E1%BB%87nch %E1%BA%BF%C4%91%E1%BB%99choc%C3%A1nb%E1%BB%99kh%C 3%B4ngchuy%C3%AAntr%C3%A1chc%E1%BA%A5px%C3%A3C%C3%B 2nv%C6%B0%E1%BB%9Bng!.aspx, [truy cập 25/09/2014] GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 18. Chính phủ.vn: Cán bộ không chuyên trách xã có được hưởng chế độ thai sản?, Báo điện tử: Chính phủ.vn, http://baodientu.chinhphu.vn/Tra-loi-congdan/Can-bo-khong-chuyen-trach-xa-co-duoc-huong-che-do-thaisan/202464.vgp, [truy cập 01/10/2014] 19.Tổng hợp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=21584, [truy cập 03/11/2014] GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng phụ cấp cán bộ không chuyên trách theo Quyết định số 05/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu Phụ lục 2: Danh sách đề nghị xếp mức phụ cấp cho những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành theo Quyết định số 32/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu Phụ lục 3: Tờ trình về việc đề nghị khen thƣởng đối với các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác năm 2012 – 2013 GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng [...]... sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ – THỰC TIỄN Ở XÃ HIỆP THÀNH THUỘC THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU Người viết tập trung làm rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh về chế độ, chính sách đối với. ..Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ Cùng với sự phát triển nhanh của đất nước hiện nay, vấn đề chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đã... Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 1.3 Sự cần thiết của các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là một nội dung, một khâu quan trọng không thể thiếu trong... các chế độ, chính sách: Nhà nước ta đã và đang ban hành và thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và những người GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên Trang 21 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hoạt động không. .. danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên Trang 15 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu người hoạt động không chuyên trách trong trường... tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng Đội ngũ cũng có một vị trí, vai trò quan trọng không kém so với cán bộ, công chức cấp xã Họ luôn song hành cùng đội ngũ chuyên trách ở cấp xã trong việc làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với. .. ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là những người trực tiếp gần gũi, gắn bó với nhân dân, sống làm việc và có mối quan hệ chặt chẽ với người dân Thế nhưng, hoạt động công tác nhiều như vậy song các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. .. không chuyên trách ở xã và công tác xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành trên địa bàn tỉnh Nội dung của các chế độ, chính sách đối với họ phải căn cứ dựa trên tình hình, đặc điểm của xã Hiệp Thành và của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã Từ đó, sẽ có các chế độ, chính sách phù hợp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc. .. Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Trên quan điểm về chính sách vừa nêu, có thể đưa ra quan niệm: Chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung là những sách lược và kế hoạch cụ thể của Nhà nước áp dụng đối với đối tượng này nhằm đạt được... Diệp Thành Nguyên Trang 8 SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được ban hành và có hiệu lực đến nay, Nghị định chính

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w