Tăng cường công tác thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – thực tiễn ở xã hiệp thành thuộc thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 69)

Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị công khai các hình thức thi đua khen thưởng. Đảm bảo kỷ cương, nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật.

Đối với các hình thức khen thưởng, bên cạnh sự khuyến khích bằng tinh thần cần có sự khuyến khích thêm bằng vật chất.

3.4.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Để xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng ngày càng được nâng cao về chất lượng, trước hết phải xây dựng hoàn thiện chế độ, chính sách hợp lý đối với họ. Trên cơ sở những hiểu biết của cá nhân, người viết xin mạnh dạn nêu lên một vài quan điểm kiến nghị nhằm từng bước hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng:

Đối với Chính phủ

Thứ nhất, để tạo một môi trường làm việc bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử

đảm bảo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Đề nghị Chính phủ bỏ chế độ quy định đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (cả xã lẫn ấp), nếu có bằng cấp thì xếp nâng lương theo ngạch, bậc của bằng cấp, nếu chưa qua đào tạo thì được áp dụng cho hưởng hệ số 2,00 mức lương tối thiểu chung53

. Ngoài ra, Chính phủ nên cân nhắc cho họ hưởng khoản phụ cấp theo loại xã như cán bộ, công chức xã (tại Điều 9 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP); và hưởng chế độ trợ cấp khó khăn theo (Quyết định số 127/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có mức sống thấp, đời sống khó khăn).

Thứ hai, đối với sinh viên đại học, cao đẳng tự nguyện về công tác giữ chức danh

không chuyên trách ở cấp xã thì ngoài những đề xuất như trên, Chính phủ nên thực hiện các chế độ khác như (xây dựng các đề án hỗ trợ, khuyến khích) đối với những người hoạt động không chuyên trách để thu hút họ làm việc lâu dài ở xã.

Thứ ba, vấn đề về thời gian làm việc của đối tượng không chuyên trách hiện vẫn

chưa được quy định cụ thể là làm một ngày hay nửa ngày54. Đề xuất Chính phủ nên quy

53

NQT, Sở Nội vụ Kiên Giang, Thực trạng về những bất cập trong chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở, http://sonoivu.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=1373&articleId=21966, [truy cập 03/11/2014].

54 Trích phần chất vấn của đồng chí Huỳnh Nghĩa – TP. Đà Nẵng, Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường về nội dung: Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực nội vụ (về vấn đề tuyển dụng, dào tạo, bồi dưỡng và chế độ

định thời gian làm việc của đối tượng này là một ngày (làm việc theo giờ hành chính như cán bộ, công chức).

Đối với tỉnh Bạc Liêu

Thứ nhất, tỉnh nên cân nhắc chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành (và cả những người hoạt động không chuyên trách ở các ấp trên địa bàn xã) theo Quyết định số 32/QĐ-UBND. Mặc dù, Quyết định đã có hiệu lực thi hành đã lâu (từ 01/01/1014). Nhưng việc đến nay chưa chi trả cho họ thì quá không hợp lý, tỉnh nên xem xét lại vấn đề ngân sách của tỉnh, trong khi ngân sách Trung ương đã hỗ trợ chi trả một phần mức phụ cấp cho họ như vậy. Không có lý do gì tỉnh lại chưa có kinh phí chi trả như hiện nay được. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, tỉnh đã chi một khoản kinh phí rất lớn vào hạng mục “Festival Đờn ca tài tử”, việc chi quá mạnh cho hoạt động này thực sự gây lãng phí rất lớn. Tỉnh có thể chi mạnh tay (với con số lên đến đơn vị tỷ đồng) cho các công trình đáp ứng lễ hội, thì việc chi trả mức phụ cấp như hiện nay không gì là quá sức đối với tỉnh. Mong gần, trong thời gian sớm nhất có thể tỉnh Bạc Liêu có thể điều động ngân sách cho hợp lý để chi trả khoản trợ cấp cho họ.

Thứ hai, cần xem xét hỗ trợ nâng mức khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức,

đoàn thể ở cấp xã nhằm giúp các tổ chức, đoàn thể yên tâm hoạt động cũng như thực hiện công việc được giao ngày càng có hiệu quả. Ngoài ra, nên xem xét thực hiện trợ cấp một lần khi nghỉ việc cho những người hoạt động không chuyên trách như ở tỉnh Vĩnh Long, cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp bằng một tháng mức phụ cấp theo chức danh hiện hưởng (không bao gồm phụ cấp kiêm nhiệm).

Thứ ba, tăng cường kiêm nhiệm công việc, khoán quỹ phụ cấp để giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã gắn với việc tăng thu nhập của cán bộ công chức cấp xã.55

Việc tăng cường kiêm nhiệm nhằm tinh giảm biên chế, qua đó góp phần tinh gọn bộ máy và tăng thêm phụ cấp.

Thứ tư, xây dựng các tiêu chuẩn công vụ ứng với từng chức danh của những người

hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Từ đó giúp họ có được cái nhìn tổng thể về những nhiệm vụ cụ thể của mình để lên kế hoạch làm việc hiệu quả tránh rơi vào tình trạng thực thi công vụ một cách thụ động, mang tính chất ứng phó như trước đây, đồng thời giúp những người mới đảm nhiệm chức danh công tác có thể hình dung cụ thể được các nhiệm vụ, yêu cầu công việc phải thực hiện trong quá trình công tác.

đối với cán bộ công chức nhà nước; chế độ chính sách đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã, thôn; giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở), tại phiên họp thứ 6, khóa XII của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 55

Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 05 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, sửa đổi quy định về những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Thứ năm, cần chủ động về tài chính trong công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như: Kinh phí mở lớp, kinh phí hỗ trợ giáo viên giảng dạy, chế độ cho những người hoạt động không chuyên trách đi học xa như (ăn ở, phương tiện đi lại). Nên tăng cường, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở xã (đề cử tăng thêm số lượng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, cũng như mở thêm nhiều lớp học giảng dạy cho họ hơn).

Thứ sáu, nên đào tạo nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ phụ trách công tác

liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng. Giúp họ có thể phân tích, nhìn nhận sự biến động ảnh hưởng đến thu nhập của đối tượng những người hoạt động không chuyên trách. Từ đó, có tham mưu sát thực về chế độ, chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ bảy, cần có chính sách khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở xã phát triển kinh tế gia đình (tham gia vào công việc sản xuất, kinh doanh). Vừa xem như góp phần giúp họ tăng nguồn thu nhập đảm bảo đời sống, giúp họ an tâm công tác ở xã. Đồng thời, coi đó là một tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá họ. Mặt khác, từ những kinh nghiệm làm ăn của mình họ có thể đưa ra những biện pháp phát triển kinh tế của xã, có thể giúp cho nhân dân trong xã tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh làm giàu. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này tỉnh phải hỗ trợ cho họ như (có các chính sách cho vay ưu đãi, giúp đỡ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường đưa thông tin, khoa học kỹ thuật về cơ sở).

Đối với thành phố Bạc Liêu

Thứ nhất, thường xuyên mở lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. Cần quan tâm nhiều hơn về công tác đề xuất đào tạo đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (cả xã lẫn ấp) chuyên môn và nghiệp vụ vì hiện nay trình độ chưa qua đào tạo còn chiếm một tỷ lệ tương đối. Cố gắng phấn đấu đến hết năm 2015 đạt tỷ lệ 100%, tất cả những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn toàn thành phố và ở xã Hiệp Thành đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai, nên tăng nguồn thu ngân sách xã. Việc thực hiện chế độ, chính sách phụ

thuộc nhiều vào mức độ phát triển kinh tế của tỉnh, nguồn thu ngân sách của xã là nguồn chi trực tiếp cho việc thực hiện các chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Do đó, muốn thực hiện tốt chính sách cho họ phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, tổ chức tốt việc thu ngân sách để tăng thu ngân sách xã.

KẾT LUẬN



Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí minh đã dạy: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”56. Do đó, chăm lo, quan tâm xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành. Xây dựng đội ngũ hoạt động không chuyên trách tốt phải xây dựng và tổ chức tốt hệ thống chế độ, chính sách cho họ. Từ việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến quy hoạch và chính sách đãi ngộ. Có hệ thống chế độ, chính sách phù hợp thì sẽ mở đường, tạo động lực thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo, nhiệt tình của đội ngũ hoạt động không chuyên trách. Ngược lại, nếu chế độ, chính sách không hợp lý còn bất cập thì sẽ kìm hãm hoạt động sáng tạo, không phát huy được hết tài năng của họ.

Tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện tốt nhất, hiệu quả cao nhất những quy định của Đảng và Nhà nước, trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã nói riêng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh, những vấn đề đã triển khai sâu rộng và thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Tỉnh Bạc Liêu cũng đã ban hành các văn bản quy định về chế độ, chính sách cụ thể cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, nhằm động viên sự cố gắng cũng như giúp họ có tâm lý an tâm công tác phục vụ cho nhân dân. Hệ thống các chế độ, chính sách của tỉnh đã có được những bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng còn vướng phải một số hạn chế. Điển hình một số chế độ, chính sách chưa thể hiện được tính đồng bộ, chiến lược, chưa thể hiện được vai trò là động lực thúc đẩy sự cố gắng cống hiến của họ, cũng như chưa khuyến khích thu hút được người tài, chưa kích thích được sự sáng tạo trong công việc (đặc biệt là quy định về phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách hiện nay – cần sự điều chỉnh cho phù hợp). Các khâu quy hoạch, đào tạo, sử dụng đến chế độ đãi ngộ điều kiện làm việc cũng còn rất nhiều vấn đề chưa phù hợp và bám sát được với thực tiễn cuộc sống. Những hạn chế trên đang cản trợ không nhỏ hiệu quả các mặt công

tác xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và sự phấn đấu vương lên của bản thân họ.

Để góp phần khắc phục được những bất cập đó, góp phần thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và đề xuất sau: Tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với họ; tổ chức tốt việc áp dụng chế độ, chính sách; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu ngân sách xã; hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho họ. Chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng.

 Tóm lại, khi các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hoàn thiện thì ta có thể tin rằng, trong tương lai không xa chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách sẽ được đảm bảo hơn. Đồng thời, sẽ hạn chế được tình trạng dư luận xã hội không đồng tình như hiện nay./.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Văn bản của Đảng

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương Khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

3. Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 05 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, sửa đổi quy định về những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ nhiệm kỳ 2015 – 2020

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013

2. Bộ Luật lao động năm 2012

3. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003

4. Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) 5. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006

6. Luật Bảo hiểm y tế năm 2008

7. Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 (chưa có hiệu lực)

8. Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (hết hiệu lực) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

10. Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

11.Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết va hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 12.Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 thánh 9 năm 2009 của Chính phủ quy

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Vũ Thụy Anh Phụng

13.Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,

Một phần của tài liệu chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – thực tiễn ở xã hiệp thành thuộc thành phố bạc liêu, tỉnh bạc liêu (Trang 69)