Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu pháp lệnh bảo hộ lao động, kỹ thuật bảo hộ lao động dưới tàu và ngành máy tàu thủy nói riêng, phần kiến thức này kế hợp với kỹ thuật an toàn sẽ giúp cho
Trang 1Phần I Cơ sở kỹ thuật bảo hộ lao động
Bảo đảm an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe của người lao động là yêu cầu quan trọng không những cần thiết đối với người lao đông
Thực hiện pháp lệnh bảo hộ lao động của hội đồng Nhà nước ban hành, bộ môn Kỹ thuật an toàn lao động đã đước triển khai trong tất cả các trường kỹ thuật Tuy nhiên kỹ thuật an toàn chỉ một phần để đảm bảo an toàn lao động Muốn an toàn lao động trong sản xuất, người lao động cũng như người sử dụng lao động cần nắm được những kiến thức chung về bảo hộ lao động
Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn đọc những kiến thức chung nhất của
kỹ thuật bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động (thuyền viên ngành máy) mà kỹ
thuật an toàn chưa giới thiệu hết Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu pháp lệnh bảo hộ
lao động, kỹ thuật bảo hộ lao động dưới tàu và ngành máy tàu thủy nói riêng, phần kiến thức này kế hợp với kỹ thuật an toàn sẽ giúp cho bạn đọc thực hiện tốt pháp lệnh bảo hộ lao động, tự bảo vệ được chính mình, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong qúa trình lao động sản xuất
Chương 1 Những vấn đề chung về bảo hộ lao động
vμ bảo hộ lao động trên tμu thủy mục tiêu:
Trang bị cho học sinh ngành máy tàu biển hiểu được những vấn đề chung về việc phân công, tổ chức lao động cũng như việc trang bị bảo hộ lao động trên tàu thủy
Hình thành những tác phong công nghiệp, an toàn trong lao động và sản xuất Tạo những đức tính cẩn thận, từng bước cải thiện điều kiện lao động đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người sản xuất
Nội dung chính:
Giới thiệu về những pháp lệnh bảo hộ lao động, nội dung của pháp lệnh bảo hộ lao động, tổ chức cũng như phân công lao động, phân công chức năng quyền hạn của thuyền viên trên tàu
Trình bày các nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động?
Phân công lao động và trách nhiện bảo hộ lao động ngành máy tàu?
Trang 21.1 Những vấn đề chung về bảo hộ lao động
1.1.1 Sơ lược vấn pháp lệnh bảo hộ lao động
Xuất pháp từ quan điểm “Người là vốn quý của xã hội”, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến an toàn lao động Nhiều văn bản chỉ thị, chính sách quy định rõ trách nhiệm và hướng dẫn các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động đã
được ban hành và không ngừng được bổ sung để thích hợp với từng thời kỳ Ngày 10/9/1991 Chủ tịch hội đồng Nhà nước đã chính thức công bố “Pháp lệnh bảo hộ lao
động” nhằm bảo vệ an toàn và chăm lo hơn nữa đến sức khỏe của người lao động
Pháp lệnh bảo hộ lao động bao gồm 46 điều thuộc 10 chương Pháp lệnh quy
định rõ về yêu cầu an toàn lao động và vệ sinh lao động, qui định về tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động Pháp lệnh đã chỉ rõ: “mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, gọi chung là người sử dụng lao động và mọi người lao động, kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao động hoặc lao động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện việc bảo hộ lao động theo quy định của pháp lệnh này” (Điều 1)
Điều 43 và 44 của pháp lệnh cũng chỉ ra: Mọi người không thực hiện pháp lệnh,
vi phạm về bảo hộ lao động để xảy ra tai nạn lao động, gây ô nhiễm môi trường thì tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại phải bồi thường
Pháp lệnh bảo hộ lao động được ban hành để đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiệm an toàn vệ sinh, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động, tăng cường hiệu lực nhà nước về bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và từng bước cải thiện điều kiện lao động Như vậy bảo hộ lao động là yêu cầu bắt buộc đã được pháp lệnh quy định
1.1.2 Bảo hộ lao động và các nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động
Bảo hộ là một môn kinh doanh học nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực nghiệm nhằm cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo an toàn lao động
Trong bất cứ một xã hội nào, lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất Việc giải phóng và bảo vệ sức lao động làm cho năng suất lao động tăng lên đáng kể
Khoa học kỹ thuật càng phát triển, cơ giới hóa và tự động hóa quá trình sản xuất ngày càng mở rộng, đòi hỏi người lao động càng phải có trình độ cao hơn Nắm vững các kiến thức về bảo hộ lao động giúp cho người lao động cũng như người sử dụng lao
động tránh đước những tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra trong sản xuất, tự bảo vệ được mình, giảm được những tổn thất của cải vật chất do tai nạn lao động gây ra
Công tác bảo hộ bao gồm 5 nội dung sau:
- Kỹ thuật an toàn
- Vệ sinh lao động
- Trang thiết bị phòng bộ
- Bồi dưỡng ca ba, độc hại
- Tuyên truyền huấn luyện
Trang 3Kỹ thuật an toàn: là một môn khoa học nghiên cứu những nguyên nhân gây ra
tai nạn lao động trong sản xuất, nghiên cứu những biện pháp tổ chức, kỹ thuật hạn chế
và loại trừ tai nạn lao động
Vệ sinh công nghiệp: là một môn khoa học nghiên cứu các ảnh hưởng của quá
trình lao động, môi trường lao động đến sức khỏe con người, nghiên cứu các biện pháp
về tổ chức, kỹ thuật và vệ sinh cho phép đối với các môi trường lao động, nhằm tạo
điều kiện tốt nhất đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người lao động
Trang bị phòng hộ: là những phương tiện cần thiết làm tăng thêm điều kiện an
toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động trong những trường hợp mà điều kiện sản xuất yêu cầu
Trong hoàn cảnh kinh tế của ta hiện nay việc trang bị phòng hộ lao động còn rất cần thiết, tuy nhiên còn phải căn cứ vào khả năng tài chính của Nhà nước mà giải quyết dần dần từ thấp đến cao theo đà phát triển kinh tế
Bồi dưỡng ca ba, độc hại: Thời gian làm việc hàng ngày của công nhân viên
chức qui định chung là 8 giờ (quy định ở Việt Nam) ở các bộ phận sản xuất quá nặng nhọc, độc hại, giờ làm việc hàng ngày có thể rút bớt Ngược lại những công việc sản xuất có những lúc không làm việc thực sự và liên tục thì có thể tăng thêm Trường hợp cần thiết làm ngoài giờ công nhân phải được hưởng phụ cấp thêm
Để kịp thời phục hồi sức khỏe cho công nhân viên chức trong các ngành nghề
đặc biệt, có hại, ở những nơi có hơi độc vượt quá tiêu chuẩn nhà nước quy định hoặc trong những điều kiện vật lí không bình thường như: quá nóng, quá lạnh, chịu sức ép
áp suất, nơi dễ bị nhiễm trùng…cần có chế độ bồi dưỡng cụ thể Mức độ bồi dưỡng phụ thuộc vào điều kiện độc hại khác nhau trong các ngành nghề và căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của từng thời kỳ
Chế độ bồi dưỡng này gọi là bồi dưỡng ca ba, độc hại
Tuyên truyền huấn luyện: là một mặt không thể thiếu được của công tác bảo hộ
lao động Tổ chức định kỳ huấn luyện cho công nhân về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp để công nhân nắm bắt được đầy đủ kiến thức về bảo hộ lao động và vai trò quan trọng của nó trong việc tổ chức thực hiện bảo hộ lao động cũng như pháp lệnh bảo hộ lao động Tuyên truyền huấn luyện tốt sẽ giảm được các tai nạn, bệnh tật đáng tiếc xảy
ra, việc thực hiện an toàn lao động sẽ đạt hiệu quả cao
Thực hiện đầy đủ 5 nội dung trên sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất và pháp triển kinh tế, đồng thời bảo vệ được sức khỏe lâu dài cho người lao động, loại trừ bớt tai nạn nghề nghiệp
1.2 Tổ chức lao động và bảo hộ lao động trên tàu thủy
1.2.1 Đặc điểm lao động trên tàu thủy
Lao động tàu thủy là một lao động đặc biệt
Quá trình lao động trên tàu tách rời với hoạt động trên bởi toàn bộ tàu hoạt động
độc lập Mọi vấn để về an toàn lao động, xử lý kịp thời an toàn lao động, tai nạn tàu phụ thuộc vào sự nhanh nhạy của thuyền viên trên tàu cũng như ban chỉ huy tàu
Điều kiện làm việc trên tàu mang tính đặc trưng riêng Khi hoạt động, tàu có thể chạy từ vùng nhiệt đới, ôn đới sang hàn đới hoặc ngược lại Thời tiết cũng như khí hậu
Trang 4luôn thay đổi, nhiệt độ không ổn định, có thể chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm đến 30o
C Tàu luôn chịu ảnh hưởng của sóng gió lúc to lúc nhỏ, lúc ngược lúc xuôi, có lúc chịu nghiêng đến 15o, chịu chúi đến 5o, do đó công nhân, thủy thủ trên tàu luôn luôn làm việc ở trạng thái không cân bằng Thủy thủ làm việc trong môi trường vi khí hậu, thường xuyên tiếp xúc với hơi và khí độc như hơi dầu, khí CO, khí H2S, khí NH3 Đối với thợ máy còn thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ từ 38oC đến 42oC, có khi lên tới
50oC, điều kiện vô cùng nóng, độ ẩm cao, nhiều hơi dầu, hơi độc, tiếng ồn, chấn động lớn Mặt khác trong quá trình làm việc thủy thủ, thợ máy phải điều khiển một hệ thống
động lực khá phức tạp với nhiều loại máy móc của nhiều nước, nhiều hãng chế tạo và
đỏi hỏi sự chính xác cao
Để đảm bảo hiệu quả trong công việc, việc tổ chức chế độ làm việc trên tàu cũng có tính chất riêng biệt Chế độ làm việc phân công trách nhiệm rõ ràng và tuân thủ một quy định chung rất chặt chẽ, có các trưởng ca và người giúp việc
Đối với ngành máy tàu thủy, việc phân ca được quy định như sau:
Ca 0-4 và 12-16 do Máy II làm trưởng ca
Ca 4-8 và 16-20 do Máy I làm trưởng ca
Ca 8-12 và 20-24 do Máy III làm trưởng ca
Trong ca của máy nhất là thời điểm tranh tối, tranh sáng, ca này dễ xảy ra sự cố
và máy nhất phân công lao động, kiểm tra lao động, chịu trách nhiệm trước máy trưởng
Ca của Máy II là ca mệt mỏi nhất do bắt đầu ca vào lúc nửa đêm
1.2.2 Tổ chức bảo hộ lao động trên tàu
Bất kỳ lao động ở ngành nào, ở đâu đều phải đảm bảo an toàn lao động Để
đảm bảo an toàn lao động tốt, ở đâu cũng phải tổ chức lao động một cách chặt chẽ Thông thường mỗi đơn vị sản xuất đều có một ban lãnh đạo bảo hộ lao động
Ban lãnh đạo bảo hộ lao động bao gồm:
- Trưởng hoặc phó đơn vị làm trưởng ban
- Một đại diện công nhân (chủ tịch công đoàn hoặc công nhân có kinh nghiệm)
- Một kỹ thuật viên được huấn luyện nghiệp vụ bảo hộ lao động, kỹ thuật viên này phải hiểu biết các kiến thức tối thiểu về luật bảo lao động, phương pháp điều tra, thống kê, báo cáo các tai nạn lao động
Ngoài ra còn đòi hỏi mỗi công nhân, bên cạnh nghiệp vụ chuyên môm phải nắm
được kỹ thuật an toàn, sử dụng được các thiết bị an toàn, nắm bắt được phương pháp sơ
và cấp cứu khi xảy ra tai nạn
Đối với ngành tàu bè, do đặc điểm của ngành, việc nắm bắt kiến thức chuyên môn về kỹ thuật an toàn hết sức quan trọng, có khi còn liên quan trực tiếp đến tính mạng của cả con tàu Đồng thời do đặc điểm của ngành máy tàu biển mà mỗi tàu cũng
có một ban lãnh đạo bảo hộ lao động
Ban lãnh đạo bảo hộ lao động trên tàu gồm:
- Thuyền trưởng là trưởng ban
- Công đoàn tàu (đại diện công nhân) làm phó ban
- Kỹ thuật viên an toàn, thường là Máy trưởng hoặc đại phó
Trang 51.2.3 Phân công lao động và trách nhiện bảo hộ lao động ngành máy tàu
ở trên tàu, thuyền viên được phân ra làm 4 ngành:
Ngành boong, ngành máy, ngành vô tuyến điện và ngành phục vụ Mỗi ngành chịu trách nhiệm về một mặt hoạt động, phân công trách nhiệm an toàn tới từng ca trực, từng cá nhân để đảm bảo an toàn cho toàn bộ con tàu và thuyền viên trên tàu
Việc phân công lao động và trách nhiệm an toàn, bảo hộ lao động của ngành máy như sau:
Máy trưởng: Là nguời chịu trách nhiệm toàn bộ các thiệt bị của hệ thống động
lực, theo dõi việc chấp hành quy tắc vận hành của sĩ quan và huấn luyện những kiến thức chuyên môn về an toàn lao động, tổ chức sửa chữa, làm việc, nghỉ ngơi cho thuyền viên, huấn luyện sĩ quan và học sinh thực tập
Máy nhất: Chịu trách nhiệm hệ trục chân vịt, quản lý và đảm bảo an toàn máy
chính, các thiết bị hệ trục chân vịt, quản lý và đảm bảo an toàn kho xưởng, theo dõi kỹ thuật khai thác, điều hành nhân lực, phân phối thời gian làm việc, vui chơi giải trí, nghỉ
bù, nghỉ phép cho sĩ quan và thợ máy
Máy hai: Phụ trách nồi hơi chính (nếu động cơ chính là máy hơi nước), phụ
trách động cơ lai máy phát điện, chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật và an toàn lao
động với hệ thống dầu đốt, kể cả khi tiếp nhận và bảo quản sử dụng
Nếu trên tàu không có thợ điện thì máy hai phụ trách cả mạng điện và trạm phát của tàu
Máy ba: chịu trách nhiệm khai thác và an toàn lao động cho nồi hơi phụ, nồi hơi
xả khí, các hệ thống bơm, ống, hệ thống ballast, hệ thống la canh, các thiết bị tời, neo
và cẩu hàng
Điện trưởng: Chịu trách nhiệm khai thác và an toàn lao động toàn bộ mạng điện
trên tàu
Lạnh trưởng: có trách nhiệm phụ trách các thợ lạnh, đảm bảo kỹ thuật và an
toàn lao động toàn bộ hệ thống lạnh của tàu (đối với tàu chuyên chở hàng lạnh)
Bơm trưởng: (đối với tàu vận tải hàng lỏng thì phải có tổ bơm gồm 2-3 người)
Bơm trưởng phụ trách khai thác và an toàn lao động cho toàn bộ hệ thống làm hàng
Thợ cả: là người giúp việc cho máy nhất quản lý kho xưởng, là người phụ trách
thợ bảo quản và tiến hành công việc hàng ngày theo sự phân công của máy nhất
Trực ca: mỗi ca trực thường có sĩ quan phụ trách và một vài người giúp việc Sĩ
quan trực ca chịu trách nhiệm toàn bộ hệ thống động lực trước máy trưởng khi tàu neo
đậu cũng như tàu hành trình Trưởng ca (sĩ quan trực ca) cùng những người giúp việc của mình, ngoài việc chăm sóc đảm bảo cho máy móc hoạt động bình thường còn phải theo dõi để chấp hành mệnh lệnh từ máy trưởng và buồng lái Khi có lệnh phải thực hiện ngay và báo cáo kết quả thực hiện ghi nhật ký máy
Trực ca có quyền từ chối những người không có nhiệm vụ trong buồng máy ngăn cản những người làm thất thoát vật tư tài sản và dụng cụ đã được ghi nhận là tài sản của buồng máy
Trang 6Thợ máy: bao gồm thợ máy trực ca và thợ máy bảo quản Thợ máy trực ca làm
việc theo sự phân công của sĩ quan trực ca Thợ máy làm việc theo sự chỉ dẫn của thợ cả Các thợ máy chỉ làm những công việc theo bậc thợ của mình
Việc phân công lao động và trách nhiệm bảo hộ lao động này dựa trên cơ sở
điều lệ, chức danh thuyền viên, phù hợp với điều kiện làm việc trên tàu, giúp cho thủy thủ thuyền viện thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động đảm bảo an toàn kỹ thuật, an toàn lao động hạn chế thấp nhất tai nạn xảy ra trong quá trình lao động trên tàu
1.3 Quy định trang bị phòng hộ cho thuyền viên làm việc trên tàu thủy
Như đã nói ở trên, trong điều kiện lao động sản xuất của nước ta hiện nay, để
đảm bảo an toàn trong lao động, việc trang bị dụng cụ phòng hộ lao động là hết sức cần thiết
Mặt khác, với điều kiện làm việc tương đối đặc biệt của ngành giao thông vận tải thủy, các thiết bị an toàn vệ sinh chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn lao động Theo tiêu chuẩn trang bị bảo hộ lao động (tập tiêu chuẩn hệ thống hóa chính thức của
bộ lao động ban hành), Liên hiệp Hàng Hải Việt Nam (nay là Cục Hàng Hải Việt Nam) đã đưa ra mục quy định trang bị phòng hộ cá nhân thủy thủ thuyền viên như sau:
A đối với khối tàu lớn
Trang 74 Phôc vô viÖn
5 M¸y tr−ëng, sü quan m¸y
Trang 8b Khối tàu phục vụ
1 Thuyền trưởng, thuyền phó, thủy
thủ tàu kéo phục vụ (đưa đón thuyền
2 Máy nhất tàu kéo phục vụ
3 Thuỷ thủ, thợ máy xà lan dầu
Trang 9- Quần áo lao động 18 tháng
Trang 10Chương 2 Tai nạn lao động mục tiêu:
Trang bị cho học sinh ngành máy tàu biển hiểu được những vấn đề chung về việc phân công, tổ chức lao động cũng như việc trang bị bảo hộ lao động trên tàu thủy
Hình thành những tác phong công nghiệp, an toàn trong lao động và sản xuất Tạo những đức tính cẩn thận, từng bước cải thiện điều kiện lao động đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người sản xuất
Trình bày nguyên nhân và phân loại lao động?
2.1 Nguyên nhân và phân loại tai nạn lao động
2.1.1 Khái niệm về tai nạn lao động
Tai nạn lao động là trường hợp không may xảy ra trong sản xuất do kết quả tác
động đột ngột từ bên ngoài dưới dạng cơ, điện, nhiệt hóa năng hoặc của yếu tố môi trường bên ngoài gây hủy hoại con người hoặc phá hủy chức năng hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể người lao động
Tai nạn lao động phân ra thành chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
Chấn thương là trường hợp tai nạn kết quả gây ra vết thương, dập thương hoặc sự hủy hoại khác của cơ thể con người Hậu quả của chấn thương có thể làm tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động của con người lao động, có thể làm chết người
Nhiễm độc nghề nghiệp là sự suy yếu dần dần sức khỏe con người làm việc, do kết quả tác dụng của những điều kiện bất lợi tạo ra bởi tình trạng sản xuất hoặc do tác dụng có tính chất thường xuyên của các chất độc hại lên cơ thể con người trong sản xuất
Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp không nên có là những hiện tượng không thể trách được trong sản xuất
2.1.2 Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
Để nghiên cứu thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động, ngăn ngừa tai nạn lao
động, việc tìm ra những nguyên nhân của chúng rất quan trọng Những nguyên nhân
đó có thể phát sinh ra do điều kiện lao động, điều kiện sản xuất hoặc trong qúa trình công nghệ Vì điều kiện lao động ở các ngành, các nơi không giống nhau nên các nguyên nhân gây tai nạn lao động cũng khác nhau Do đó việc phân loại các nguyên nhân gây tai nạn vô cùng khó khăn Tuy nhiên, để chung nhất cho các lĩnh vực sản
Trang 11xuất thì có thể chia chúng thành 3 loại: những nguyên nhân kỹ thuật, những nguyên nhân tổ chức và những nguyên nhân vệ sinh
Những nguyên nhân kỹ thuật: Phụ thuộc vào tình trạng máy móc thiết bị, đường
ống và chỗ làm việc Những nguyên nhân kỹ thuật có thể là:
- Sự hư hỏng các thiết bị máy móc chính
- Sự hư hỏng của các dụng cụ, phụ tùng
- Sự hư hỏng các đường ống
- Các kết cấu, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng không hoàn chỉnh, phù hợp
- Khoảng cách cần thiết giữa các thiết bị bố trí chưa đủ
- Thiếu rào chắn, bao che ngăn cách
Những nguyên nhân vệ sinh: Là những nguyên nhân gây ra tai nạn do điều kiện môi
trường làm việc không đảm bảo tiêu chuẩn và mặt vệ sinh Những nguyên nhân này là:
- Môi trường không khí bị ô nhiễm
- Điều kiện vi khí hậu không thích nghi
- Chiếu sáng và thông gió không đầy đủ
- Tiếng ồn, chấn động mạnh
- Có tia phóng xạ
- Tình trạng vệ sinh ở các phòng phục vụ sinh hoạt kém
- Vi phạm điều lệ vệ sinh cá nhân
- Thiếu hoặc kiểm tra vệ sinh của y tế không đầy đủ
2.1.3 Phân loại tai nạn lao động
Có nhiều cách phân loại tai nạn lao động Nó có thể được phân ra theo cách thức, tính chất tác dụng vào cơ thể, theo hậu quả của tai nạn hoặc phân loại theo số lượng người bị tai nạn
Theo cách thức tác dụng vào cơ thể, tai nạn lao động được chia thành chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
Theo tính chất tác dụng vào con người, tai nạn lao động được chia thành: tai nạn do cơ giới, do điện, nhiệt hoặc do tác dụng hóa học
Theo nguyên nhân gây ra tai nạn có tai nạn do nguyên nhân kỹ thuật, do nguyên nhân tổ chức và do nguyên nhân vệ sinh
Theo hậu quả của tai nạn người ta phân chia thành tai nạn nhỏ, tai nạn bị thương tật tạm thời, tai nạn gây thương tật tàn phế hoàn toàn hay tai nạn chết nguời
Theo số lượng người bị tai nạn có tai nạn 1 người, 2 người hay nhiều người
2.2 Phương pháp nghiên cứu tai nạn lao động
2.2.1 Mục đích nghiên cứu tai nạn lao động
Nghiên cứu tai nạn lao động nhằm tìm hiểu các tai nạn đã xảy ra, đưa ra những nhận xét, kết luận chính xác về tai nạn và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa tai nạn xảy ra tiếp theo; bổ sung kỹ thuật an toàn cho các trường hợp lao động là mặt quan trọng của kỹ thuật an toàn đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện công tác bảo hộ lao động
Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu tai nạn lao động thường sử dụng hiện nay
Trang 12Phương pháp này chủ yếu thấy được sự tác động của điều kiện môi trường vi khí hậu nơi làm việc tới người lao động
2.2.5 Phương pháp chuyên khảo (phuơng pháp tổng hợp)
Đây là phương pháp nghiên cứu tổng hợp tất cả các nguyên nhân và điều kiện sản xuất từ đó gây ra tai nạn bao gồm điều tra tỉ mỉ toàn bộ tình hình sản xuất và nghiên cứu các nguyên nhân của các trường hợp tai nạn xảy ra trong toàn bộ khu vực sản xuất
Đây là phương pháp nghiên cứu tổng hợp tất cả các nguyên nhân và điều kiện sản xuất đã gây ra tai nạn, bao gồm điều tra tỷ mỉ toàn bộ tình hình sản xuất và nghiên cứu trong toàn bộ khu vực sản xuất
Phương pháp này cho khả năng nghiên cứu một cách đầy đủ nhất các biện pháp phòng ngừa tai nạn có thể xảy ra
Khi tiến hành xem xét, điều tra các mặt trong quá trình sản xuất sẽ vạch ra được tất cả những điều nguy hiểm, trong đó có những điều có thể gây ra tai nạn
2.2.6 Chú ý
Trong quá trình nghiên cứu phân tích tai nạn lao động, để đáng giá đúng đắn về tình trạng tai nạn, chấn thương và bệnh nghề nghiệp người ta thường sử dụng các hệ số, tần
số kinh tế và hệ số nặng nhẹ Kn
Hệ số tần số chấn thương (tai nạn) tỷ số giữa số lượng tai nạn xảy ra trong một thời
gian nhất định với số người làm việc bình quân trung bình trong thời gian đó
Trang 13Hệ số tần số cho biết tai nạn ở đơn vị được theo dõi nhiều hay ít
Hệ số nặng nhẹ là số ngày phải nghỉ việc trung bình tính cho mỗi trường hợp tai
Trong tính toán S chỉ kể các trường hợp làm mất khả năng lao động tạm thời
Những trường hợp chết người hoặc làm mất khả năng lao động vĩnh viễn không kể
đến trong hệ số nặng nhẹ, phải xét riêng
Hệ số nặng nhẹ dùng để đánh giá tình trạng tai nạn Trên cơ sở nghiên cứu phân tích tai nạn lao động có thể đề ra và kiến nghị việc hoàn chỉnh các kết cấu của thiệt bị máy móc và phụ tùng, thay đổi các quá trình của công nghệ, loại bỏ thao tác nguy hiểm và tổ chức lao động hợp lý
2.3 Khai báo điều tra thống kê tai nạn lao động
2.3.1 Mục đích, ý nghĩa của công tác khai báo, điều tra thống kê tai nạn
Công tác khai báo, điều tra và thống kê tai nạn là công việc hết sức quan trọng, nó
ảnh hưởng trực tiếp tới việc nghiên cứu các tai nạn và đảm bảo an toàn sản xuất Nếu việc khai báo, điều tra thống kê này thiếu rõ ràng hay thiếu chính xác sẽ dẫn tới sự nghiên cứu, xem xét các tai nạn, rút ra các kết luận thiếu đúng đắn kéo theo việc tìm biện pháp phòng ngừa, hạn chế, loại trừ tai nạn, xử lý tai nạn sai, có khi không những không hạn chế được tai nạn mà còn tạo điều kiện xảy ra hàng loạt tai nạn khác
Do vậy không chỉ ban bảo hộ lao động cần quan tâm chú ý tới công tác này mà khi tai nạn xảy ra, mọi người lao động xung quanh nơi xảy ra tai nạn cần thiết phải khai báo tỉ mỉ, chính xác giúp cho việc điều tra thống kê được chính xác và kịp thời
2.3.2 Yêu cầu của công tác khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động
Theo quy định của Nhà nước, tất cả các tai nạn của công nhân viên chức xảy ra trong giờ làm việc ở nơi làm việc lâu dài hay tạm thời đều phải được khai báo, điều tra
và thống kê
Ban bảo hộ lao động, trực tiếp là trưởng ban phải chịu trách nhiệm về việc khai báo,
điều tra, thống kế chính xác kịp thời các tai nạn lao động và thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa các tai nạn lao động và thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa các tai nạn tái diễn
Tất cả những trường hợp tai nạn lao động xảy ra làm cho công nhân phải nghỉ việc
1 ngày trở lên, phải ghi sổ theo dõi để làm tài liệu báo cáo thống kê gửi lên cơ quan quản lý cấp thiết
Đối với các tai nạn lao động nhẹ làm cho công nhân phải nghỉ từ 3 ngày trở lên, quản đốc có trách nhiệm ngoài việc ghi sổ theo dõi và báo cáo cho ban bảo hộ lao
động còn phải báo ngay cho giám đốc xí nghiệp biết Trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn gửi lên giám đốc xí nghiệp duyệt
Đối với tai nạn lao động nặng, công nhân nghỉ việc trên 14 ngày, quản đốc và giám
đốc báo ngay cho cơ quan lao động cấp trên cũng như công đoàn cấp trên biết
Trang 14Trong vòng 24 giờ ban bảo hộ lao động tổ chức điều tra nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, xác định rõ trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động, xác định rõ trách nhiệm
để xảy ra tai nạn
Điều tra tai nạn phải tiến hành khách quan, thận trọng và toàn diện Nếu cần thiết sẽ tiến hành những nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm chụp hình, trình bày bản vẽ chỗ xảy ra tai nạn để minh họa
Trong biên bản điều tra tai nạn phải nêu rõ hoàn cảnh và trường hợp xảy ra tai nạn, kết luận về trách nhiệm xảy ra tai nạn, để nghị xử lý (nếu cần), đồng thời ra các biện pháp ngăn ngừa tai nạn tương tự, biên bản có ý kiến của người bị nạn càng tốt
Giám đốc xí nghiệp phải gửi biên bản điều tra tai nạn kèm theo các tài kiệu cần thiết như tờ khai của người làm chứng, ảnh hoặc bản vẽ nơi xảy ra tai nạn, tài liệu xét nghiệm y tế…cho cơ quan quản lý cấp trên biết
Ngoài ra còn phải gửi một số văn bản kèm theo như báo cáo về tổng thiệt hại do tai nạn gây ra, báo cáo về trang thiết bị, máy móc bổ sung (do thiệt hại hoặc bảo hộ thêm) Quy định các văn bản đánh máy với khổ giấy 27x19cm và được gửi tới: công
đoàn cấp trên, thủ trưởng cấp trên, đơn vị quản lý về bảo hộ lao động, lưu một bản, thuyền trưởng một bản (đối với trên tàu) Bản viết tay giữ lại để đưa ra trong quá trình xét xử
2.4 Bảo hiểm tai nạn lao động
Để giúp đỡ những người gặp rủi ro tai nạn trong khi lao động sản xuất, Bảo hiểm hiện nay có loại hình bảo hiểm gọi là Bảo hiểm tai nạn lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động được trả cho tất cả những người bị tai nạn lao động trong giờ làm việc đã mua phí bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm xã hội theo luật định
bị tai nạn
Bảo hiểm tai nạn lao động là một phần của bảo hiểm thân thể con người khi lao
động sản xuất
Khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, người lao động hoặc thân nhân của họ
được nhận bồi thường của Bảo hiểm với mọi tai nạn bất ngờ xảy ra trong lao động làm
họ bị chết hoặc bị thương Cần chú ý là người tham gia bảo hiểm không được bồi thường trong trường hợp tai nạn lao động xảy ra do người lao động bị ảnh hưởng của bia, rượu, ma túy hoặc các chất kích thích khác
Người tham gia bảo hiểm phải hoàn thành các giấy tờ, văn bản đòi hỏi bảo hiểm theo quy định và gửi cho Công ty bảo hiểm
Tùy theo mức phí mua bảo hiểm, người gặp tai nạn lao động sẽ được bồi thường theo quy định của Công ty bảo hiểm
Hiện nay do những hạn chế của Công ty bảo hiểm nên việc tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tai nạn lao động nói riêng còn rất ít Mặt khác một số người tham gia Bảo hiểm còn chưa hiểu rõ về bảo hiểm nên khi bị tai nạn, họ không biết cách đòi bồi thường Bằng các kinh nghiệm, học hỏi từ công ty bảo hiểm thế giới cũng như sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí và nền kinh tế xã hội, Bảo hiểm lao động đang được các cơ sở sản xuất và người lao động quan tâm
Trang 15Nội dung chính:
Chương này nhằm giới thiệu tác hại nghề nghiệp của thuyền viên làm việc trên tàu,
đặc biệt là đối với ngành máy tàu biển
Trình bày các ảnh hưởng có hại trong quá trình lao động?
3.1 Khái quát chung
Ngành tàu bè nói chung, đặc biệt là thợ máy tàu thủy làm việc trong điều kiện vô cùng phù hợp, thích nghi, gây nên những tác hại lớn đối với con người Các yếu tố này bao gồm điều kiện vi khí hậu; sự bứ xạ nhiệt; các chất độc hại bay hơi, khuếch tan; bui; tiếng ồn, chấn động; ánh sáng; thậm chí cả chất phóng xạ Chúng đồng thời tác động lên người thủy thủ tạo ra tác động lên cơ thể người, ở một mức độ nào đó sẽ gián tiếp gây ra tai nạn lao động
Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố này nhằm tìm ra phương pháp về tổ chức, kỹ thuật cũng như vệ sinh nhằm hạn chế đến mức cao nhất ảnh hưởng của chúng tới người lao động
Nghiên cứu và nắm chắc ảnh hưởng của nghề nghiệp chính là thực hiện được một mặt quan trọng của công tác bảo hộ lao động: nội dung vệ sinh công nghiệp
Sau đây ta sẽ lần lượt xem xét từng yếu tố
3.2 ảnh hưởng của đi u kiện vi khí hậu
Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh tật của người lao
động Làm việc lâu trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm nặng bệnh lao Vi khí hậu lạnh khô làm rối loạn vân mạch thêm trầm trọng, làm giảm tiết niêm dịch đường hô hấp, gây khô niêm
Trang 16mạc, nứt nẻ da Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi, tạo điều kiện rối loạn quá trình đièu hòa thân nhiệt, làm người lao đọng nhanh mệt mỏi, nó còn tạo
điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây ra cá bệnh ngoài da
Nói chung, điều kiện vi khí hậu không thích hợp sẽ làm giảm sức khỏe của con người Ngoài ra còn làm giảm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giảm tuổi thọ của máy móc thiết bị chúng ta sẽ tìm hiểu anhr hưởng của từng yếu tố một
Trong giới hạn nhiệt độ xung quanh từ 20oC đến 30oC sự điều tiết và các quá trình
biến đổi sinh lý chưa ảnh hưởng đến con người; Nhưng ngoài giới hạn này sự điều tiết
thân nhiệt bị ảnh hưởng lớn có thể dẫn đến rối loạn bệnh lý
Làm việc trong điều kiện nóng để duy trì thăng bằng nhiệt, cơ thể phải tiết nhiều
mồ hôi làm giảm thể trọng
Kèm với mồ hôi, cơ thể còn mất môyk lượng đáng kể muối ăn, muối khoáng và một
số sinh tố nữa Điều kiện làm việc càng kếm, sự tỏa nhiệt chủ yếu nhờ sự bốc hơi của
mồ hôi Thân nhiệt bị hun nóng, mất nước, mất muối khoáng, khối lượng máu, tỷ trọng, độ nhớt của máy thay đổi, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng
và thải hết lượng nhiệt thừa cho cơ thể, Vì thế nước thải qua thận giảm, làm chức phận
thận bị ảnh hưởng Mặt khác do mất nước phải uống nhiều làm dịch vị bị loãng, mất
cảm giác muốn ăn và ăn không ngon, đồng thưòi chưc năng diệt trùng của dịch vị bị hạn chế, làm dạ dày, ruột nan dễ bị viêm nhiễm Chức năng chống độc của gan cũng bị giảm tốc độ kích thích và tốc độ phản xạ, kéo dài thời gian phản ứng, nên thường dễ bị tai nạn lao động
Về mặt biểu hiện, khi làm việc trong điều kiện quá nóng, thường gặp là chứng sat nóng và co giật do mất can bằng nhiệt với triệu chứng: nóng mặt, đau đầu, đau thắt ngực, buồn nôn, nôn, mạch nhanhm thở gấp, trạng thái suy nhược rõ rệt Mức nặng hơn
có thể choáng nhiệt, mạch nhanh nhỏ, thân nhiệt cao, thở nhanh, nông, tím tái, có thể mất một phần tri giác dến toàn bộ tri giác hoặc hôn mê
Để cấp cứu nạn nhận trong trường hợp này cần đưa ngay ra ngoài nơi thoáng mát, tiêm thuốc trợ hô hấp, trợ tim mạch và các thuốc trợ lực khác Để chống nóng cần bố trí nơi nghỉ, giừo nghỉ thích hợp cũng như chế độ ăn uống phùy hợp cho công nhân Làm việc ở nhiệt độ thấp: da trở nên xanh lanh, nhiệt đọ da còn dưới 33oC Lạnh còn làm giảm nhịp tim và nhịpc thỉư nhưng mức độ ỗy lại tăng lên nhiều cơ và gan phải làm việc nhiều để chuyển hóa sinh nhiều nhiệt Bị lạnh nhiều, các cơ co lại theo kiểu rét run, nổi da gà để sinh nhiệt chống rét Tại chỗ bị lạnh do bọ co thắt mạch, sinh cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa ở các đầu chi làm ta khó vận động rồi mất dần cảm giác, sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm bại bại các dây thần kinh Lạnh còn gây ra bệnh dị
Trang 17ứng kiểu hen phế quản, làm giảm sức đề kháng miễn dịc , gây ra các bệnh đường hô hấp trên, bệnh thấp khớp…
Để chống lạnh cần phải mặc ấm và tăng chế độ ăn uống cho công nhân
3.2.3 ảnh hưởng của độ ẩm
Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gan trong 1m3không khí Độ ẩm tương đối là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở nơi sản suấtphù hợp phù hợp với người lao động koảng 75% đến 80% Độ ẩm tương đối trung bình ở Việt Nam thường từ 80% đến 90% vào mùa xuân, thậm trí có thể tới 98%
Khi độ ẩm cao tạo nên môi trường chi vi khuẩn dễ phát triển và gây bệnh ngoài da
Độ ẩm cao làm lượng không khí khô ít đi, ảnh hưởng sự hô hấp và sức khỏe con người
Đồng thời độ ẩm cao còn làm cho máy móc thiết bị han rỉ nhanh, tuổi thọ giảm
Môi trường có độ ẩm quá thấp thường có nhiều bụi bẩn trong không khí khô, làm
ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dễ gây các bệnh về họng, phổi, da dẻ nứt nẻ Độ ẩm thấp còn làm cho vật liệu bình thường dễ cong lên làm giảm chất lượng của sản phẩm
3.2.4 ảnh hưởng của tốc độ lưu chuyển không khí
Sự lưu thông không khí đảm bảo cho môi trường trong sạch và được biểu thị bằng của không khí tính bằng m/s
Đối với không khí bình thường tỷ lệ oxy chiếm 21%, không khí do con thải ra chiếm 16% oxy Nếu lượng oxy trong không khí nhỏ hơn 19% có thể gây ngạt cho con người Vì vậy nơi làm việc, trong khu vực đông người, chật hẹp, muốn không khí không lưu thông gió Tuy nhiên cần chú ý vận tốc chuyển động không khí không nên vượt quá 3m/s, trên 5m/s có thể gây kích thích bất lợi cho cơ thể Không khí dùng lưu thông cưỡng bức cần được lọc sạch
Trong buồng máy tàu thủy, thông gió còn đẩy bớt hơi dầu, khí độc hạ nhiệt độ không khí Khi thông gió cần chú ý gạn lọc, đặc biệt ở khu vực cửa sông, cửa biển
Tia hồng ngoại có sức rọi sâu dưới 3cm làm bỏng da, rộp phồng da gây cảm giác nóng bỏng Làm việc ngoài trời tia bức xạ các biến đổi gọi là say nắng Tia hồng ngoại còn gây đục nhân mắt (bệnh thong manh) nghề nghiệp Bệnh xảy ra muộn sau 20-30 năm làm việc, thị lực giảm dần và có thể bị mù hẳn
Tia tử ngoại có thể làm hỏng da đô I, độ II, gây ra viêm màng tiếp hợp cấp tính làm giảm thị lực và thu hẹp thị trường dưới dạng đau mắt điện, quang điện Nếu tác dụng nhẹ mà lâu ngày có thể bị mỏi mệt, suy nhược, mắt khô, nhiều dử, thị lực giảm, đai
đầu, chóng mặt, kém ăn
Trang 183.4 ảnh hưởng của chất độc công nghiệp, chất phóng xạ
3.4.1 ảnh hưởng của chất độc công nghiệp
3.4.1.1 Khái niệm
Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất hoặc sinh ra trong quá trình sản xuất, khi thâm nhập vào trong cơ thể, dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây tình trạng bệnh lý Bệnh gây ra do chất độc trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp Chất độc có thể vào cơ thể bằng đường hô hấp, tiêu hóa hoặc qua da
ảnh hưởng của chất độc với cơ thể người lao động do 2 yếu tố quyết định: ngoại tố chất độc và nội tố cơ thể Khi độc tính chất độc yếu, nồng độ và nội tố cơ thể Khi độc tính chất độc yếu, nồng độ dưới mức cho phép, cơ thể khỏe mạnh, mặc dù thời gian tiếp xúc lâu cũng không gây ảnh hưởng gì khi cơ thể yếu mới xảy rac tác dụng Nếu nồng độ vượt quá giới hạn cho phép, sức dề kháng yếu, độc chất sẽ gây nhiễm độc nghề nghiệp Khi nồng độ chất đốc cao, tuy thời gian tiếp xúc không lâu và cơ thể khỏe mạnh vẫn gây ra nhiễm độc cấp tính thạm trí có thể chất người
Tác dụng của chất độc lên cơ thể được quyết định bởi 3 yếu tố: cấu trúc hóa học của chất độc, nồng độ chất đọc trong không khí và thời gian chất độc tác dụng lên cơ thể Sau đây sẽ xét một số chất độc, cụ thể thường gặp trong sản xuất
3.4.1.2 Ôxít các bon - CO
Ôxít các bon là một khí không màu ,không mùi ,không kích thích ,tỷ trọng là 0,967
Được tạo ra do có sự cháy không hoàn toàn, thường gặp ở mỏ, lò cao, máy nổ, khí đốt, khí xả…Khi hít thở khí CO, do có ái lực với máu gấp 250 lần so với oxy, nó chuyển oxy của máu gây ra ngạt
Nhiễm độc Co cấp tính gây ra đau đầu, ù tai chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật rồi bị hôn mê Thể nặng thì hôn mê ngay, chân tay nền nhũn, mặt xanh tím và bị phù phổi cấp Nhiễm độc mãn tính thường bị dau đầu dai dẳng, chóng mặt, mệt mỏi, sút cân
Nếu trong khong khí có 0,3% khí CO có thể gây chết người
Công nhan làm việc trong môi trường nhiều CO (thợ đốt nồi hơi) thường gây, xanh xao và mắt hỏng nhanh
3.4.1.3 Khí H 2 S
Khí H2S là sản phẩm của xác sinh vật thối rữa, có mùi hôi (mùi trứng thối), đặc biệt
có nhiều trong các kho chứa dầu thực vật, thịt súc vật không đảm bảo độ lạnh hoặc
điều kiện vệ sinh kem, trong các hầm trục, hầm la canh lâu ngày không vệ sinh
Khi nhiễm độc H2S nũi và họng cảm giác trước gây khó chịu, chảy nước mắt, nươc mũi H2S với nồng độ cao có thể gây chết người
3.4.1.4 Khí NH 3
Khí NH3 thường được sủ dụng làm công chất cho các máy lạnh, máy điều hòa nhiệt
độ không khí Đổi với máy lạnh cần sản lượng cao (máy lạnh lớn hoặc cần hạ nhiệt độ thấp) người ta hay sử dụng công chất này, đặc biệt là trên các tàu cjỏ hàng đông lạnh Khí NH3 có mùi hôi (mùi khai) Nó xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp Khí NH3 tác dịng trực tiếp đến hệ thần kinh trưng ương (kích thích trực tiếp vào hệ
Trang 19thần kinh) Khi trúng độc nặng hơn sẽ gây chuộ rút, ngạt thở Khi trong không khí có chiếm 20-25% NH3 thì có khả năng cháy nổ nếu có ngọn lửa
3.4.1.5 Bột mangan (Mn)
Bột mangan là một loại hàng hay được vận chuyển trên tài Mangan được vận chuyển có thể đóng vào bao, hộp hoặc chở rờ (đổ thằng xuống khoang tàu) Nó xân nhập vào cơ thể qua da, mắt, miệng và cả đường hô hấp Chúng dễ dàng hòa tan lưu thông trong máu nhờ nước trong máu
Khi trúng độc mangan, nạn nhân sẽ khó nói, sau không nói được và mệt mỏi buồn ngủ, với nồng độ cao Mangan có thể gây ngất và làm chất người
3.4.1.6 Bột kẽm
Kẽm được sủ dụng nhiều trên để chống ăn mòn trong các két, các ống và sinh hàn…Khi tháo lắp sửa chữa các thiết bị, kẽm bị phá hủy và bốc hơi độc, chúng qua
đường hô hấp và xâm nhập vào cơ thể
Khi hít hơi độc của kẽm, người mệt một sốt nóng cùng với sốt lạnh, có thể tới nhiệt
độ cao 38-40oC và gây ra chứng co giật
3.4.1.7 Tetraetyl-chì: Pb (C 2 H 5 ) 4
Tetraetyl-chì là chất phụ gia chống kích nổ được pha vào nhiên liệu xăng Chúng rất
dễ bay hơi và độc
Tetraetyl-chì xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua hệ hô hấp
Khi hít phải hơi tetraetyl-chì mức độ ít sẽ có hiện tượng hay mệt mỏi, da vàng Khi trúng độc ức độ cấp tính thường gây hưng phấn mạnh (do tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương), gây rối loạn giấc ngủ với ảo giác ghê sợ làm cho bệnh nhân muốn tự sát
3.4.1.8 Benzen-C 6 H 6
Là dung môi hòa tan dầu mỡ, sơn cao su… có từ 5-20% trong xăng
Benzen vào cơ thẻ chủ yếu qua đường hôấp và gây hội chứng thiếu máu nặng, chảy máu răng lợi thậm chí gây suy tỷ, giảm hồng cầu, bạch cầu, cuối cùng bị suy nhược, xanh xao và chết vì nhiễm trùng máu Trong nhiễm độc gây tình trạng say, kích thích
độc (hình 3-1)
Trang 20Hiện nay người ta thường sử dụng 2 loại mặt hàng nạ phòng độc là loại kín và loại
hở Loại kín và loại hở Loại kín thì khí thở ra được đưa vào bònh lọc lai, loại hỉư thằng
Hiện nay người ta đã biết khoảng 50 nguyên tố phóng xạ tự nhiên và 1000 đồng vị phóng xạ nhân tạo Việc sử dụng đồng vị phóng xạ vào kỹ thuật sản xuất và nghiên cứu khoa học ngày càng phổ biến Nó đã giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
đua lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt Tuy vậy sử dụng và vận chuyển, bảo quản cũng như chế tạo các đồng vị phóng xạ hết sức nguy hiểm, chúng ta cần hiểu rõ ảnh hưởng của nó tới cơ thể để phòng tránh
Tia phóng xạ có thể chiếu từ ngoài hoặc từ bên trong khi chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, ở mức nhỏ chúng gây nhiễm xạ mãn yinhd, ở mức cao gây nhiễm xạ mãn tính, ở mức cao gây nhiễm xạ cấp tính
thân trong một lúc với nhiều phóng xạ tương đối lớn Khi nhiễm xạ cấp tính, bệnh nhân
bị rối loạn chức phận của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là vỏ não Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, dễ hồi hộp, cua kỉnh, khó ngủ, chán ăn, cảm giác mệ mỏi, da
bị bỏng hoặc tấy đỏ chõ tia phóng xạ chiếu qua Cơ quan tạo máu bị tổn thuơng nặng
nề, bệnh nhân thiếu máu nặng, khả năng chống đỡ các bệnh nhân nhiễm trùng giảm, cháy máu kéo dài Gây, sút cân dần, chết trong tình trạng suy nhược toàn bộ cơ thể hoặc bệnh nhiễm trùng nặng sau thời gian vài tuần, vài ngày Nặng hơn có thể chết ngay sau vài giờ
Trang 21Tuy nhiên xạ cấp chỉ gặp trong cac vụ nổ vũ khí hạt nhân, những ti nạn bất ngờ ở lò phản ứng nguyên tử, rất hiếm gặp trong điều kiện sản xuất, nghiên cứu thông thường
Bệnh phóng xạ m∙n tính các triệu chứng xuất hiện muộn, nhiều khi tới hàng năm,
hàng chục năm kể từ lúc bị chiếu xạ hoặc nhiễm chất phóng xạ Bệnh xảy ra khi cơ nhiễm ít tia hoặc chất phóng xạ ở thời gian dài Đầu tiên biểu hiện cuae bệnh là hội chứng suy nhược thần kinh cơ thê, rối loạn chức năng cơ quan tạo máu, rối loạn chuyển
hóa chất đường, chức phận ở toàn bộ các cơ quan và hệ thống Bệnh nhân có thể có
hiện tượng đục nhân mắt, ung thư da, ung thư tủy, nhiễm trùng máu…
Biết rõ đặc tính và tác hại của chất phóng xạ chúng ta cần đề ra được các biện pháp phòng chống tốt nhất để ngăn ngừa những ảnh hưởng của chúng với cơ thể
3.5 ảnh hưởng của tiếng ồn, chấn, động, bụi công nghiệp
3.5.1 ảnh hưởng của bụi công nghiệp
Bụi là tập hợp nhiều hat, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay , bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù
Bụi được sinh ra từ nhiều nguồn gốc, chúng có thể là bụi tự nhiên, bụi động thực vât, bụi nhân tạo, bụi vô cơ, bụi kim loại hay bụi hỗn hợp Trong bất cứ môi trường nào
đếu có bụi Theo kích thước của bụi người ta phân ra thành bụi khói, bụi sương mù và bụi thực sự (bụi lắng)
Bụi khói có kích thước nhỏ hơn 0,1 μm, bụi này khi thâm nhập vào đường hô hấp không ở lại phế nang
Bụi sương mù có kích thước 0,1-10 μm Loại có kích thước 0,1-5 μm thường đọng lại ở phổi tới 80-90%, bụi 5-10 μm vào phổi được nhưng lại bị phôit thải ra Bụi lắng
có kích thước lớn hơn 10 μm thường đọng lạo ở mũi
Bụi thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, đặc biệt là bệnh bụi phổi do hít thở không khí có bụi điôxít silic lâu ngày, gây tác hại cho da, mắt, gây nhiễm quan con người như mắt, mũi mồm, da Tác hại của chúng phụ thuộc vào kích thước bụi, bàn chất bụi và lượng bụi vào cơ thể
Môi trường làm việc có thể nhiều hay ít bui, bụi lớn hay bụi nhỏ được quyết định bởi quy trình sản xuất, đối tượng lao động và phương pháp làm sạch môi trường Khi xâm nhập cơ thể người, bụi có thể gây nhiễm độc, gây dị ứng, chúng gây cho người bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hóa Gây chấn thương mắt
Hiện nay chống bụi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của vệ sinh lao động
và bảo vệ môi trường nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động lau dài
3.5.2 ảnh hưởng của tiếng ồn, chấn, động
Người ta gói tiếng ồn nói chung là những ân thanh gây khó chịu, quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người Chấn động là dao động cơ học của các vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc sự thây đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh
Khi các máy và động cơ hạt động, không chỉ gây ra các dao động sinh ra trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúnh xê xích trong không gian hoặc sự thay đổi chu kỳ hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh
Trang 22Khi các máy móc và động cơ hoạt động, không chỉ gây ra các dao động âm mà tai nghe đuệoc mà còn gây ra các dao động cơ học dưới dạng chấn động của các vật thể và các bề mặt xung quanh
Tác dụng gây khó chịu của tiếng ồn phụ thuộc tính chất vật lý của nó do mức độ ồn quyết định ảnh hưởng của tiếng ồn còn phụ thuộc vào hướng của năng lượng âm, thời gian tác dụng của nó trong một ngày làm việcm quá trình lâu dài người công nhân làm việc ở nơi ồn và độ nhạy của từng người, lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể của công nhân Trước hết tiếng ồn giảm độ nhạy của thính giác, sau thời gian dài sẽ làm thoái hóa trong tai gây nặng tai, điếc Tiếng ồn có cường độ cao và trung bình kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương gây ra các rối loạn về chức năng thần kinh, tác
động lên các cơ quan, hệ thống khác của cơ thể Tiềng ồn mạnh gây cho con người bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần không ổn
định, tiếng ồn mạnh gây ra những thay đổi trong hệ thống tom mạch kemd theo sự rối loạn trương lực bình thường của mạch mau, rối loạn nhịp tim, gây bệnh cao huyết áp Tiếng ồn còn làm rối chức năng bình thường của dạ dày gây viêm, đau dạ dày Đồng thời ồn làm giảm sự tập chung chú ý khi làm việc, là nguyên nhân gây mệt mỏi sớm và giảm năng suất lao động, giảm chất lượng công việc, tăng phế phẩm và tai nạn lao
Khi đồng thời chịu tác động của tiếng ồn và chấn động hậu quả không chỉ có tính chất tổng cộng mà còn có khả năng tăng thêm do tác động tương hoc giữ chúng
Để giảm tác hại của tiếng ồn, chấn động người ta có thể tạo ra các âm thanh ngược pha cộng hưởng, sử dụng các thiết bị tiêu am, giảm chấn, các thiết bị bảo hộ cá nhận
3.6 Biện pháp chung chống ảnh hưởng có hại của nghề nghiệp
Nghiên cứu các ảnh hưởng có hại của nghề nghiệp ta thấy trong quá trình lao động sản xuất, các nghề nghiệp tạo ra các yếu tố có khả năng gây nên tai nạn tức thời hoặc tạo ra các bệnh nghề nghiệp rất khó nhận biết ngay được Tìm hiểu biện pháp để giảm tác hại của chúng là vấn đề đã và đang được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, chú ý Để
giải quyết vấn đề này nhiều cơ quan chức năng đã được thành lập như Tổ chức bảo hiểm xã hội, viện nghiên cứu an toàn xã hội và bảo hộ lao động
Giảm ảnh hưởng có hại của nghề nghiệp chính là bảo vệ sức khỏe lâu dài cho người công nhân, tạo cho người lao động được làm việc trong điều kiện tốt nhất, đảm bảo an
toàn vệ sinh lao động, đó cũng là quy định bắt buộc của pháp lệnh bảo hộ lao động đã
đưa ra Tuy nhiên các biện pháp đề ra để đưa ra giải quyết vấn đề này còn phụ thuộc vào các yếu tố Nền kinh tế xã hội, chế độ xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật (khoa học kĩ thuật nói chung và trình độ công nhân nói riêng) Hiện nay chủ yếu người ta tiến hành các biện pháp sau đây:
1) Đầu tư cơ giới hóa và tự động hóa dần dần các quá trình sản xuất