1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém, của các nhà thầu xây lắp tại công trình xây dựng dân dụng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng tháp

143 741 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 10,05 MB

Nội dung

Tôi cam đoan rằng, Luận văn này “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém, của các nhà thầu xây lắp, tại công trình xây dựng dân dụng, sử dụng vốn ngân sá

Trang 1

- -NGÔ THANH TRÀ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG KÉM, CỦA CÁC NHÀ THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG, SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ

CÔNG NGHIỆP

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Ngô Thanh Trà

Học viên Cao học Ngành Công trình xây dựng Dân dụng và Công nghiệp- Trường Đại học Mở, Thành Phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2013 -2015

Tôi cam đoan rằng, Luận văn này “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc

thực hiện an toàn lao động kém, của các nhà thầu xây lắp, tại công trình xây dựng dân dụng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp” là bài

nghiên cứu, do chính Tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lưu Trường Văn Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận văn này, Tôi cam đoan rằng, toàn phần hay những phần nhỏ của Luận văn này, chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có nghiên cứu nào của người khác, được sử dụng trong Luận văn này,

mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này, chưa bao giờ được nộp, để nhận bất kỳ bằng cấp nào, tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Nếu có gì vi phạm, không đúng với lời cam đoan này, Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

TP.Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 01 năm 2016 Tác giả

Ngô Thanh Trà

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lưu

Trường Văn, nguyên Trưởng khoa Xây dựng – Điện, Trường Đại học Mở Thành Phố

Hồ Chí Minh, Giảng viên Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ

Chí Minh, đã giúp tôi hoàn thành đề tài này

Tiếp đến, Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, quý

Thầy Cô tại Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, đã tận

tình giảng dạy cung cấp cho Tôi nhiều kiến thức, trong lĩnh vực xây dựng công trình và

kiến thức quản lý hết sức quý báu, giúp cho Tôi có một trình độ chuyên môn cũng như

kiến thức nhất định về nghề nghiệp, nâng cao tầm nhìn trong chuyên môn và quản lý,

để về địa phương công tác, phục vụ được tốt hơn

Tôi cũng hết lòng cảm ơn các Anh/Chị Lãnh đạo quản lý của các Sở, Ban,

Ngành Quản lý công tác xây dựng, các Anh/Chị Ban Quản lý Dự án Tỉnh và các

Huyện, Thị xã, Thành phố của Tỉnh Đồng Tháp, các Nhà thầu thi công trên địa bàn

Tỉnh Đồng Tháp, đã giúp Tôi trong việc thu thập dữ liệu để nghiên cứu

Cảm ơn các Anh/Chị Lãnh đạo quản lý của Công ty Cổ phần Vinaconex 27

Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Xây dựng Hà Đô 4, Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Xây

dựng Diên Hồng, đã giúp Tôi các điều kiện nghiên cứu thực tế tại Công trình

Đặc biệt là cảm ơn sự giúp đở tận tình của quý Lãnh đạo địa phương, Anh/Chị

công tác trong đơn vị và bạn bè Lớp Cao học xây dựng khóa 02- 03, Đại học Mở

Thành Phố Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ và cổ vũ Tôi về tinh thần và thời gian, để Tôi có

đủ điều kiện tập trung cho nghiên cứu đề tài

Một lần nữa xin cảm ơn tất cả! Kính chúc quý Giáo sư, quý Thầy Cô, quý Đồng

nghiệp và bạn bè thân hữu, sức khỏe, thành công và hạnh phúc TP.Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 01 năm 2016

Tác giả

Ngô Thanh Trà

Trang 4

TÓM TẮT

Đồng Tháp là một Tỉnh nằm trong chương trình dự án phát triển và kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Chính Phủ, nhiều dự án đã và đang được đầu tư với quy mô lớn trên địa bàn Tỉnh

Theo đó, các cấp Lãnh đạo và Chính quyền Tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng đề

ra nhiều kế hoạch, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhà, nên cũng đã tập trung cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và Đô thị

Nhận định trong những năm tới Tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển mạnh về Kinh tế

và Xã hội do những dự án được Trung ương và địa phương đầu tư, lực lượng Lao động

ở Tỉnh sẽ rất lớn, dẫn đến tình hình tai nạn lao động trên địa bàn Tỉnh sẽ tăng cao so với các năm trước, cần phải đặt ra nhiều giải pháp để quản lý

Theo đó, Tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích các nhân tố, ảnh hưởng đến

việc, thực hiện an toàn lao động kém, của các Nhà thầu xây lắp, tại các công trình xây dựng dân dụng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu thực hiện luận văn

Với mục đích là giúp cho các Chủ thể, đặc biệt là các Nhà thầu xây lắp công trình dân dụng tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp, đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công trình xây dựng một cách khoa học

Do vậy, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, là các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, tại các công trình dân dụng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp

Luận văn hướng tới 3 mục tiêu nghiên cứu cần đạt được là:

- Nhận dạng một bộ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý an toàn lao động kém của các Nhà Thầu thi công tại Tỉnh Đồng Tháp

- Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các nhân tố đã nhận dạng

-Đề xuất các giải pháp cụ thể, để cải thiện lao động tại các công trường xây dựng tại Tỉnh Đồng Tháp

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu thứ cấp như: các bài báo, tạp chí, văn bản, luận văn… có liên quan đến vấn đề thực hiện an toàn lao động công trình xây dựng, kết hợp với phỏng vấn lấy ý kiến từ các chuyên gia và

Trang 5

những người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp, từ đó xác lập được 84 yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động và được nhóm thành 7 nhóm yếu tố gây ảnh hưởng để tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ, các thang đo, tiến đến hình thành bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ

Dựa trên 2 phương pháp nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) và nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng), để phân tích dữ liệu nhằm đạt được những kết quả nghiên cứu Căn cứ bảng câu hỏi khảo sát tiến hành gởi đến các chuyên gia và những người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp để lấy ý kiến, sau đó thu thập và chắc lọc những yếu tố phù hợp với đặc điểm tình hình thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh, phù hợp với phạm

vi và đối tượng của đề tài Từ đó đã xác định được 42 yếu tố, gom thành 6 nhóm nhân

tố để tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát, xây dựng 49 thang đo trong bảng câu hỏi khảo sát chính thức, để tiến hành thu thập dữ liệu

Bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đã thu thập được 255/270 phiếu khảo sát, sau khi làm sạch dữ liệu thu được mẫu với kích thước N= 246 Nhờ sự hỗ trợ của phần mềm thống kế SPSS, mẫu được nhập liệu và tiến hành phân tích kết quả

Tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, kiểm định thang đo các biến độc lập, phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hệ số tương quan các biến độc lập và phân tích hồi quy, thu được mô hình hồi quy phù hợp, xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, kết quả thu được phương trình hồi quy:

Y = 6.499 - 0.287X1 – 0.235X2 - 0.379X4

Từ kết quả nghiên cứu, dựa trên mô hình hồi quy, Tác giả đã nghiên cứu đưa ra

mô hình đề xuất với 11 nhân tố ảnh hưởng, tương tác tuyến tính với sự thực hiện an toàn lao động kém của các nhà thầu xây lắp công trình dân dụng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp, để đưa ra những kiến nghị phù hợp

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan……… ……… i

Lời cảm ơn……… ….ii

Tóm tắt………iii

Mục lục……… … v

Danh mục hình và đồ thị……… viii

Danh mục bảng biểu……… ix

Chương 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……… ……….1

1.1 Cơ sở hình thành luận văn……… …… 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu……… … …5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu……… …5

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu……….……6

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu……… …8

1.6 Kết cấu luận văn……….… …7

Chương 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU……… ….……8

2.1 Lý thuyết về an toàn lao động……….… 8

2.2 Hệ thống pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng …….……… 9

2.3 Hệ thống quản lý về an toàn lao động của Nhà nước…….……… ……….12

2.4 Hệ thống quản lý về an toàn lao động của Nhà thầu……… 17

2.5 Các nghiên cứu tương tự đã được công bố……… … 19

2.6 Các đặc điểm lao động ngành xây dựng và đặc điểm lao động ngành xây dựng tại Tỉnh Đồng Tháp……….… 22

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….……… 27

Trang 7

3.1 Phương pháp nghiên cứu ……….……….…27

3.2 Quy trình nghiên cứu……….……….……28

3.3.1 Nghiên cứu định tính:……….……… 29

3.3.2 Nghiên cứu định lượng……….………31

3.3.3 Phân tích dữ liệu………….……… 34

3.3.3.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo (CronBach’s Alpha)……….34

3.3.3.2 Phân tích thống kê mô tả (Descriptives, Requencies).……… ……35

3.3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).………35

3.3.3.4 Phân tích Tương quan hệ số Pearson (hệ số R): ……….…….36

3.3.3.5 Phân tích Hồi quy (Regression)………37

Chương 4: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……… ….…43

4.1 Quy trình phân tích dữ liệu nghiên cứu……… 43

4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo, nhóm nhân tố khảo sát………… ………44

4.3 Phân tích thống kê mô tả……… ……… …50

4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Analysis)…… ……… 63

4.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo, nhóm nhân tố rút trích… ……… …… 69

4.6 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh……… ………71

4.7 Phân tích tương quan hệ số Pearson (hệ số r)……… ……… …………72

4.8 Phân tích Hồi quy (Regression)……… ………73

4.9 Kết quả nghiên cứu… ……… ……….…………76

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….… ….………….79

5.1 Đề xuất, kiến nghị… ……… ………….………79

5.2 Kết luận……….……… …… 82

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….… 85

PHỤ LỤC……….………87

Phụ lục A: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng……….…….87

Phụ lục B: bảng câu hỏi khảo sát thử……… …91

Phụ lục C: Dàn bài thảo luận nhóm……… … …… 97

Phụ lục D: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức… ……….….98

Phụ lục E: Kiểm tra làm sạch dữ liệu……….……… 103

Phụ lục F: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo……… ……… 103

Phụ lục G: Kết quả phân tích thống kê mô tả……… ………110

Phụ lục H: Kết quả phân tích nhân tố……….……… …112

Phụ lục M: Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson……….124

Phụ lục N: Kết quả phân tích hồi quy……… 124

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Biểu đồ số vụ và số người xảy ra tai nạn lao động qua 4 năm ………2

Hình 1.2 Biểu đồ tỉ lệ số vụ tai nạn lao động trong XD qua 4 năm………… ……… 2

Hình 1.3.Biểu đồ tỉ lệ các nguyên nhân gây ra TNLĐ qua 4 năm……… …3

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng về An toàn lao động……… ……13

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Xây Dựng Tỉnh Đồng Tháp………… ……….…14

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ LĐTBXH về An toàn lao động……….……15

Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống tổ chức Công Đoàn Việt Nam……… ……16

Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Hà Đô 4……… ………17

Hình 2.6 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Vinaconex……… ………18

Hình 2.7 Sơ đồ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ATLĐ………24

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu sơ bộ……….………26

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu……….………28

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức……….………41

Hình 4.1 Sơ đồ phân tích dữ liệu nghiên cứu……… ………43

Hình 4.2 Biểu đồ kinh nghiệm người tham gia khảo sát……… ………50

Hình 4.3 Biểu đồ vai trò của người tham gia khảo sát……….…………51

Hình 4.4 Biểu đồ chức vụ của người tham gia khảo sát……….… ……53

Hình 4.5 Biểu đồ loại hình đơn vị công tác người khảo sát……….…………54

Hình 4.6 Biểu đồ loại công trình khảo sát………55

Hình 4.7 Biểu đồ địa điểm khảo sát……….………56

Hình 4.8 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh……….……72

Hình 4.9 Mô hình đề xuất……….………78

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Mô tả giả thuyết nghiên cứu……… …………25

Bảng 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu chính thức……….……… 41

Bảng 4.1 Kiểm định thang đo nhóm yếu tố nhân lực……… ………44

Bảng 4.2 Kiểm định thang đo nhóm yếu tố phương tiện làm việc……… …….……45

Bảng 4.3 Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Quản lý………46

Bảng 4.4 Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Môi trường……… ………47

Bảng 4.5 Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Đào tạo-huấn luyện………….…………48

Bảng 4.6 Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Chính sách-xúc tiến……….………49

Bảng 4.7 Thời gian công tác ngành Xây dựng… ……… … ….……50

Bảng 4.8 Vai trò làm việc đối với công trình……… ……….…….…51

Bảng 4.9 Chức vụ người tham gia khảo sát……….………….………52

Bảng 4.10 Loại hình Đơn vị công tác……… ………….………53

Bảng 4.11 Loại công trình người tham gia khảo sát……….………54

Bảng 4.12 Địa điểm làm việc của người tham gia khảo sát……….……….……55

Bảng 4.13 Giá trị trung bình cộng các yếu tố được đánh giá……….…… ……56

Bảng 4.14 Các yếu tố bị loại……….……63

Bảng 4.15 Kiểm định KMO and Bartett’s Test……… ……….……64

Bảng 4.16 Bảng kết quả phân tích nhân tố……… ……….……64

Bảng 4.17 Bảng giá trị lượng biến thiên……… ….……65

Bảng 4.18 Bảng giá trị tổng phương sai trích……… ….………66

Bảng 4.19 Bảng ma trận xoay các nhân tố……… ……….67

Bảng 4.20 Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm các biến quan sát……… ……68

Trang 11

Bảng 4.21.Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Người Quản lý……… …….……69

Bảng 4.22.Kiểm định thang đo nhóm yếu tố phương tiện làm việc…….…….………70

Bảng 4.23.Kiểm định thang đo nhóm yếu tố Người công nhân………71

Bảng 4.24 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy……….…………73

Bảng 4.25 Hệ số ANOVA………74

Bảng 4.26 Bảng giá trị các hệ số hồi quy……….……75

Trang 12

Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1 Cơ sở hình thành luận văn:

1.1.1 Giới thiệu chung:

Trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung nhưng Nền kinh tế nước ta vẫn phát triển và hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực

Sự phát triển của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các ngành, nghề phát triển mạnh mẽ, trong đó ngành xây dựng là một trong những ngành mũi nhọn của nước

ta, đóng góp rất to lớn về Kinh tế và Xã hội cho Đất nước

Ngành Xây dựng đã giải quyết một lượng lớn nhu cầu lao động trong nước

và đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động

Tuy nhiên cũng là ngành có nhiều vụ tai nạn lao động nhất, chiếm tỉ trọng lớn trong các vụ tai nạn lao động đã xảy ra trên toàn Quốc

Mặc dù Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp

lý nhằm hạn chế tai nạn lao động Các Tỉnh/Thành đã đề ra các biện pháp thiết thực

để quản lý nhằm kìm chế nhưng các vụ tai nạn lao động trên Toàn Quốc vẫn còn ở mức độ cao

Theo công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội các năm 2011, 2012,

2013 và 2014 Trong 04 năm qua trên cả nước số vụ và số người do tai nạn lao động xảy ra vẫn còn ở mức cao Trong đó Lĩnh vực xây dựng chiếm tỉ lệ năm sau cao hơn năm trước.[1]

Trang 13

Hình 1.1 Biểu đồ số vụ và số người xảy ra tai nạn lao động qua 4 năm

Nguồn: Bộ Lao động Thương và Xã hội, 2011; 2012; 2013; 2014

Hình 1.2 Biểu đồ tỉ lệ số vụ tai nạn lao động trong XD qua 4 năm

Nguồn: Bộ Lao động Thương và Xã hội, 2011; 2012; 2013; 2014

Cũng theo công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong 04 năm qua trên cả nước biến động theo từng năm Chẳng hạn, năm 2011 và năm 2012 tai nạn lao động xảy ra nguyên nhân chủ

Trang 14

yếu là do lỗi ở người lao động Năm 2013 và năm 2014 các nguyên nhân gây ra tai

nạn lao động lại là lỗi của các Tổ chức, người sử dụng lao động.[1]

Hình 1.3 Biểu đồ tỉ lệ các nguyên nhân gây ra TNLĐ qua 4 năm

Nguồn: Bộ Lao động Thương và Xã hội, 2011; 2012; 2013; 2014

Nhận xét chung:

Qua các số liệu trên cho thấy, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính

sách, pháp luật quy định trong việc đảm bảo an toàn lao động nhưng số vụ tai nạn

lao động năm sau vẫn cao hơn năm trước và lĩnh vực xây dựng luôn chiếm tỉ trọng

cao

1.1.2 Vấn đề nghiên cứu:

Đồng Tháp là một Tỉnh Nông Nghiệp ở Đồng bằng Sông cửu long thuộc khu

vực Tây Nam Bộ, có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội Tiếp

giáp với trung tâm các Tỉnh, Thành trong khu vực như: Thành phố Long Xuyên,

Thành phố Vĩnh Long, đặc biệt là Thành phố Cần Thơ, Thành phố lớn trực thuộc

Trung ương

Về mặt giao thông đối ngoại có nhiều Tuyến Quốc lộ và Đường Thủy nội địa

của Quốc gia đi qua, đặc biệt là hai con sông từ thượng nguồn Mê Kông chảy xuống

đó là Sông Tiền và Sông Hậu

Trang 15

Đồng Tháp còn nằm trong chương trình dự án phát triển và kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Chính Phủ, nhiều dự án đã và đang được đầu tư với quy mô lớn trên địa bàn Tỉnh như Cầu Vàm Cống, Cầu Cao Lãnh, tuyến đường N2 (nồi tuyến đường hồ Chí Minh)…

Với những sự đầu tư to lớn của Chính phủ, Chính quyền Tỉnh Đồng Tháp đã không ngừng đề ra nhiều kế hoạch giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhà, bền vững theo hướng “Lấy Nông Nghiệp làm nền tảng, phát triển Hạ tầng và

Đô thị làm khâu đột phá.”, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được Tỉnh đầu

tư đồng bộ để hoà vào các dự án của Trung ương, Thị trường lao động tại Đồng Tháp sẽ rất sôi động và phức tạp bởi những tác động của sự phát triển

Nhìn lại thực trạng Đồng Tháp là Tỉnh thuần nông nhưng sản xuất còn phân tán, quy mô nhỏ Người lao động chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng về công tác

An toàn - Vệ sinh lao động, thói quen sản xuất và tập quán làm việc còn mang tính

tự phát, chưa thực sự quan tâm đến biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động,

đa số chưa được tuyên truyền, hướng dẫn đầy đủ về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm

kỹ thuật và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Những hạn chế nêu trên khiến cho tình hình tai nạn lao động trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp thời gian gần đây vẫn còn khá phức tạp Theo thống kê của Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, từ năm 2013 đến tháng 7 năm 2014, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ tai nạn lao động, làm chết 10 người, 7 người bị thương, trong

đó có những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy Tinh luyện dầu thuộc Công ty I.D.I thuộc Cụm Công Nghiệp Vàm Cống, huyện Lấp Vò vào năm

2013, làm chết 06 người, khi công trình mới đi vào vận hành thử, vụ tai nạn lao động tại Công ty Cổ phần Thức ăn thủy sản Hùng Cá vào cuối năm 2013 làm chết

01 Công nhân khi đang vận hành máy Đầu năm 2014 vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Cổ phần Vạn Ý, thuộc Cụm Công Nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình, khiến 2 công nhân bị thương, trong đó một người bị kẹt trong kho cấp đông 4 ngày liền tục, 02 Vụ gãy cần cẩu làm chết 02 người ở thị xã Hồng Ngự và ở khu Công nghiệp Sa đéc làm chết 02 người, bị thương 01 người…[5]

Theo Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động là do người sử dụng lao động không đảm bảo điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn cho người lao động Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ phía người lao động như: không thực hiện đúng quy trình vận hành an toàn máy móc, thiết bị, không trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân Chẳng hạn, trong vụ tai nạn xảy ra tại Nhà máy Tinh luyện dầu thuộc Công ty I.D.I, lực lượng chức năng phát hiện có

Trang 16

ít nhất 2 công nhân chưa qua huấn luyện an toàn lao động Chính vì vậy, khi xảy ra tai nạn lao động, những người có mặt tại hiện trường đã không biết cách xử lý tình huống, dẫn đến sự cố tai nạn làm chết nhiều người rất đáng tiếc.[5]

Đó là những nhận định chủ quan về các nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, chưa có một nghiên cứu nào trên địa bàn Tỉnh, nghiên cứu phân tích các yếu tố gây

ra tai nạn lao động trên địa bàn Tỉnh, để xác định một cách xác thực và mang tính khoa học các nguyên nhân phân tích, đề xuất những giải pháp kìm chế tai nạn lao động trên địa bàn Tỉnh

Nhận định trong những năm tới Tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển mạnh về Kinh

tế và Xã hội do những dự án được Trung ương và địa phương đầu tư, lực lượng lao động ở Tỉnh sẽ rất lớn, dẫn đến tình hình tai nạn lao động trên địa bàn Tỉnh sẽ tăng cao khó kìm chế, cần phải đặt ra nhiều giải pháp để quản lý

Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra và phân tích các yếu tố gây ra tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động thuộc lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Tỉnh là rất cần thiết

Theo đó, Tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố, ảnh

hưởng đến việc, thực hiện an toàn lao động kém, của các Nhà thầu xây lắp, tại các công trình xây dựng dân dụng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp” để tìm hiểu và nhận dạng những yếu tố và mức độ ảnh

hưởng Từ đó có những kiến nghị phù hợp cho các Chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

• Nhận dạng được một bộ các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém của các Nhà thầu xây lắp tại các công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp

• Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các nhân tố đã nhận dạng

• Đề xuất các giải pháp cụ thể để cải thiện công tác thực hiện an toàn lao động tại các công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước tại Tỉnh Đồng Tháp

1.3.Câu hỏi nghiên cứu:

• Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém của các Nhà thầu tại các công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp?

Trang 17

• Trong các yếu tố ảnh hưởng đó yếu tố nào là quan trọng cần phải đề xuất giải pháp ?

• Các nhà Quản lý xây dựng và Lãnh đạo Tỉnh Đồng Tháp cần những giải pháp gì, để nhằm hạn chế tai nạn lao động tại các công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh ?

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

• Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các dự án xây dựng công trình dân dụng

sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp

• Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các Nhà thầu xây lắp các công trình dân dụng và các chủ đầu tư (các Ban Quản lý dự án)sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp

• Nghiên cứu được phân tích và thảo luận trên quan điểm của các Nhà thầu thi công xây dựng là chủ yếu và kết hợp với quan điểm của các chủ thể liên quan gồm: Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát tham gia hoạt động xây dựng tại Tỉnh Đồng Tháp

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu:

Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ đem lại những ý nghĩa sau:

1.5.1 Đóng góp của đề tài về mặt học thuật:

Nghiên cứu được thực hiện trên nền tảng từ các cơ sở lý thuyết, áp dụng phương pháp Thống kê kết hợp với phương pháp phân tích định lượng, mô hình nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trong nước và các nước trong khu vực đã được công bố, kết hợp với khảo sát thực tế nên nghiên cứu có cơ

sở lý thuyết vững chắc Cung cấp cho những người nghiên cứu tiếp theo có một tài liệu tham khảo Cụ thể là dữ liệu tham khảo về bộ nhân tố các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém của các Nhà thầu xây lắp tại các công trình xây dựng dân dụng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp và một mô hình tiên đoán giữa mối quan hệ tương hỗ của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác thực hiện an toàn lao động trên công trường xây dựng tại Tỉnh Đồng Tháp, để có những định hướng nghiên cứu khác

Trang 18

1.5.2 Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn:

Giúp cho các Chủ thể, đặc biệt là các Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp, đề ra các biện pháp thực hiện an toàn lao động cho công trình xây dựng một cách khoa học

1.6 Kết cấu luận văn:

Luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Là Chương giới thiệu khái quát để sát lập cơ sở hình thành chủ đề của luận văn

Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu, bao gồm các

cơ sở lý luận về an toàn lao động

Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu

Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm các kết quả phân tích dữ liệu và nhận xét đánh giá các kết quả thu được

Chương 5: Trình các kiến nghị và kết luận dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu

Trang 19

Chương 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Lý thuyết về an toàn lao động:

-Tai nạn lao động: Theo điều 142 Bộ Luật Lao động, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.[1]

- Bảo hộ lao động: là hệ thống các quy phạm pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế xã hội, khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người trong lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.[1]

-Điều kiện lao động: Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định gọi là điều kiện lao động.[1]

Nói cách khác, điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cho các hoạt động của con người trong quá trình sản suất

-Các yếu tố của Lao động bao gồm: Máy, thiết bị công cụ; nhà xưởng; năng lượng; nguyên vật liệu; đối tượng lao động; người lao động

-Các yếu tố liên quan đến lao động bao gồm:

+ Các yếu tố tự nhiên liên quan đến nơi làm việc

+ Các yếu tố kinh tế, xã hội, các mối quan hệ đời sống, hoàn cảnh gia đình người lao động

Trang 20

2.1.2 Các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động:

Trong quá trình làm việc, người lao động phải sử dụng đến các phương tiện, dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, do đó có thể kể đến một số yếu tố nguy hiểm, thường xuyên dẫn đến tai nạn lao động như:

- Các bộ phận, thiết bị truyền động, chuyển động: các loại máy thi công cơ giới, thiết bị động lực như: máy khoan, máy cắt

- Nguồn nhiệt: từ các máy cắt thép, máy hàn

- Nguồn điện: rò rỉ điện, thiết bị cầm tay

- Vật rơi, đổ, sập: đá cát rơi vãi từ trên cao, thiết bị nâng bị đứt cáp, sập dàn giáo,

- Cháy nổ: tia lửa điện do máy hàn, máy cắt thép, vật liệu dễ cháy, chạm điện,

2.2 Hệ thống pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng:

Các vấn đề liên quan đến an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình được hệ thống Quy phạm pháp luật quy định như sau:

2.2.1 Về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn:

- QCVN 09:2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng cơ động [1]

- TCVN 5308-91 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng [2]

2.2.2 Luật quy định:

2.2.2.1 Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 quy định tại:

-Điều 111, khoản 2, khoản 3 quy định về yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình: “2 Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần tiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng

3 Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ.” [4]

- Điều 115 quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình:

Trang 21

“1 Trong quá trình thi công xây dựng chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng

2 Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng, tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy

ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người

3 Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất , thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào

sử dụng ”

- Điều 120, khoản 1 quy định về giám sát thi công xây dựng công trình:“Công trình phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.”[4]

2.2.2.2 Theo Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 quy định tại:

-Điều 136, khoản 2 quy định:” Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuần, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.”[4]

- Điều 138, khoản 1, điểm b quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động: “Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết

bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng.‟[4]

-Điều 148 quy định: “Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải lâp kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động”.[4]

2.2.2.3 Luật An toàn, vệ sinh lao động, số 84/2015/QH13:

Tại kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật số 84/2015/QH13 An toàn, vệ sinh lao động

Trang 22

Với 88,87% ý kiến tán thành, trên tổng số 448 đại biểu tham gia biểu quyết, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động vào cuối phiên họp buổi sáng ngày 25 tháng 6 năm 2015 Luật có 7 chương, 93 điều và có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2016

Như vậy vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đã chính thức có một đạo Luật riêng để chi phối, không còn lồng ghép trong các Luật khác Điều này chứng tỏ vấn

đề an toàn, vệ sinh lao động đã được Xã hội và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm

Theo Luật này thì các vấn đề về an toàn lao động được quy định như sau: -An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người [4]

-Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động [4]

-Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết

bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường [4]

2.2.4 Thông tư:

- Thông tư số 22/2010/TT-BXD, do Bộ Xây Dựng ban hành ngày 03 tháng

12 năm 2010, quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.[2]

- Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH, do Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, ban hành ngày 18 tháng 10 năm 2013, Quy định về công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.[1]

Trang 23

- Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH, do Bộ lao động Thương Binh và Xã Hội, ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2014, hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.[1]

2.2.5 Chỉ thị và Quyết định:

- Chỉ thị số 02/CT-BXD, do Bộ Xây Dựng ban hành, ngày 21 tháng 3 năm

2011, về việc tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động

và phòng chống cháy nổ trong ngành xây dựng.[2]

- Quyết định số 2281/QĐ-TTg, do Thủ Tướng Chính Phủ ký ban hành, ngày 10-12-2010, về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015.[4]

2.3 Hệ thống quản lý an toàn lao động của Nhà nước:

Vấn đề An toàn lao động liên quan đến nhiều Bộ, Ngành Tuy nhiên trong nghiên cứu này 02 Bộ chủ yếu có liên quan trực tiếp là Bộ Xây Dựng và Bộ Lao Động Thương Binh - Xã Hội, và được thực hiện qua cơ cấu tổ chức sau:

2.3.1 Bộ Xây dựng:

Theo Nghị định số 62/2013/NĐ-CP, ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng Theo đó:

Cục Quản lý hoạt động xây dựng, là một trong những tổ chức thuộc Bộ Xây Dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng gồm: lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp giấy phép xây dựng; khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng.[4]

Trong đó, chức năng về an toàn được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau: -Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc bộ lao động thương binh

và xã hội nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật

về an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình [4]

-Xây dựng danh mục máy thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành xây dựng để Bộ đề nghị Bộ Lao động thương binh và xã hội thống nhất ban hành.[4]

Trang 24

-Nghiên cứu xây dựng để Bộ trình cấp thẩm quyền ban hành quy trình kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành xây dựng sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ lao động thương binh và xã hội.[4]

-Hướng dẫn kiểm tra công tác an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình xây dựng và các công trình lân cận; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc bộ lao động thương binh và xã hội xử lý vi phạm, hướng dẫn giải quyết sự cố mất an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.[4]

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ Xây Dựng về An toàn lao động

Nguồn: Bộ Xây dựng, 2011, „Cổng thông tin điện tử‟,

< http://xaydung.gov.vn>, ngày truy cập 18/12/2015

2.3.2 Sở Xây Dựng các Tỉnh/Thành:

+ Sở Xây Dựng các Tỉnh/Thành có chức năng tham mưu, giúp Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh/Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Xây dựng; Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng; Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao; Phát triển đô thị; Nhà ở và Công sở; Kinh doanh bất động sản; Vật liệu xây dựng; Về các Dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật

Bộ xây dựng

Cục quản lý hoạt

động xây dựng

Sở Xây Dựng Tỉnh/Thành

Phòng

An toàn lao động Phòng quản lý chất lượng

Bộ phận An toàn lao động

Trang 25

+ Sở Xây Dựng chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân Tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra

về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây Dựng

+ Sở Xây Dựng Tỉnh Đồng Tháp, Bộ phận an toàn lao động trực thuộc Phòng Kinh tế - Kỹ thuật

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Xây Dựng Tỉnh Đồng Tháp

Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp, 2014, „Cổng thông tin điện tử‟

<http://soxaydung.dongthap.gov.vn>, ngày truy cập 18/12/2015

2.3.3 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:

Cục An toàn lao động, là đơn vị trực thuộc Bộ Lao Động Thương binh - Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ Trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn lao động trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.[5]

Trung tâm Kiểm định

Phòng Thẩm định

Các phòng chuyên môn

Bộ phận An toàn lao động

Trang 26

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ LĐTBXH về An toàn lao động

Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2015, „Cổng thông tin điện tử‟,

<http://www.molisa.gov.vn> ngày truy cập 18/12/2015

2.3.4 Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

Sở Lao Động Thương binh - Xã hội các Tỉnh/Thành có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh/ Thành phố, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo

vệ chăm sác trẻ em, phòng, chống chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân Tỉnh/Thành phố và theo quy định của pháp luật

Phòng/Bộ phận an toàn lao động có chức năng tham mưu, giúp Giám Đốc Sở Lao động Thương binh – Xã hội quản lý Nhà nước về lĩnh vực an toàn lao động

2.3.5 Liên Đoàn Lao động:

Là Tổ chức Chính Trị - Xã hội, có nhiệm vụ phối hợp, với cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động tại địa phương [4]

Công đoàn cơ sở, trực thuộc Liên đoàn lao động, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở, đặc biệt là việc thi hành Bộ

Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội

Sở LĐTBXH Tỉnh/Thành

Cục An toàn lao động

Bộ phận An toàn lao động

Trang 27

Luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động và các vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động ( theo Điều 138, khoản 1, điểm b Bộ Luật lao động 2012).[4]

Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống tổ chức Công Đoàn Việt Nam

Nguồn: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam 2006, „Cổng thông tin điện tử‟,

<http://www.congdoanvn.org.vn> ngày truy cập 18/12/2015

Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam

Công đoàn ngành Trung ương

Liên đoàn lao động

Tỉnh/Thành phố

CĐ Tổng Công

ty, Tập Đoàn Kinh tế

Cơ Quan

Bộ, Ngành Trung ương

CĐ Tổng Công

ty trực thuộc Tỉnh/

Thành phố

CĐ Khu Công nghiệp Khu Chế xuất

xã, Thành phố

LĐLĐ Quận, Huyện Thị

Xã, Thành phố

Trang 28

2.4 Hệ thống quản lý an toàn lao động của nhà thầu:

Hệ thống cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp trong Ngành Xây Dựng, liên quan đến việc, tổ chức quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng, nên cần phải khảo sát nghiên cứu

Qua khảo sát thực tế, tại các công trình xây dựng dân dụng, của các Nhà thầu xây lắp trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp, bao gồm những Doanh nghiệp sau:

Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Hà Đô 4

Nguồn: Công ty Cổ phần Hà Đô 4, 2006, „Cổng thông tin điện tử‟,

<http://hado4.com.vn> ngày truy cập 21/12/2015

Các Đội Xây dựng Ban Kiểm soát

Phụ trách an toàn

Trang 29

Tại công ty Cổ phần Hà Đô 4, là Nhà thầu thi công công trình nâng cấp, mở

rộng và cải tạo Đài Truyển Hình Đồng Tháp

Trong công tác tổ chức của đơn vị, thì Phòng Kỹ thuật Thi công, là bộ phận

ngoài chức năng chính phụ trách các vấn đề kỹ thuật thi công, Phòng còn phụ trách

công tác an toàn công trình, và có trách nhiệm triển khai các phương án thi công,

giám sát thi công và công tác đảm bảo an toàn lao động công trình, đến Các Ban

Quản lý Dự án (đối với các dự án đầu tư bất động sản của công ty), Các Ban Chỉ

huy công trình, các Xí nghiệp, các Đội Xây Dựng

Hình 2.6 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Vinaconex

Nguồn: Công ty Cổ phần Vinaconex, 2006, „Cổng thông tin điện tử‟,

<http://www.vinaconex.com.vn> ngày truy cập 21/12/2015

Ban Đầu tư

Trang 30

Công ty Cổ phần thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu Vinaconex, là Doanh nghiệp có nhiều Công ty liên doanh trực thuộc Nghiên cứu này được khảo sát tại, Công ty Cổ phần Vinaconex 27 Đồng Tháp, là đơn vị liên doanh của công tyCổ phần thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu Vinaconex

Trong công tác tổ chức của đơn vị, Ban Tổng Giám Đốc điều hành các Ban trực thuộc, Hội đồng Quản trị sẽ điều hành các Công ty liên doanh và công ty con.Tại Công ty Cổ phần Vinaconex 27 Đồng Tháp, thì Phòng Quản lý thi công và giám sát thi công, là bộ phận ngoài chức năng chính phụ trách các vấn đề kỹ thuật thi công, Phòng còn phụ trách công tác an toàn công trình, và có trách nhiệm triển khai các phương án thi công, giám sát thi công và công tác đảm bảo an toàn lao động công trình, đến Các Ban Quản lý Dự án (đối với các dự án đầu tư bất động sản của Công ty), Các Ban Chỉ huy công trình, các Xí nghiệp, các Đội Xây Dựng

Từ kết quả khảo sát, ta nhận thấy hầu hết các Nhà thầu xây lắp, là các Doanh nghiệp thuộc các Công ty Cổ phần, hầu hết đều có bộ phận an toàn lao động trong

cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp, cho thấy đây là loại hình Doanh nghiệp có cơ cấu

tổ chức hoàn chỉnh, đầu tư kinh doanh bài bản, có quan tâm thực hiện công tác an toàn lao động

Đối với loại hình Doanh nghiệp Tư Nhân và Công ty Trách nhiệm hữu hạn, qua khảo sát, Tác giả chưa tìm thấy một cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp, thuộc hai loại hình này, có bố trí Phòng/Bộ phận an toàn, trong cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp, cho thấy công tác an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mức Do vậy, cần xem xét quản lý về mặt đảm bảo an toàn lao động, với hình thức hai loại hình Doanh nghiệp này, có liên quan đến thực hiện công tác an toàn lao động

2.5 Các nghiên cứu tương tự đã được công bố:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong khu vực về an toàn lao động trong thi công xây dựng thì có:

2.5.1 Nghiên cứu của Shirong Li, Xueping Xiang (2011): [15]

Tác giả đã nghiên cứu “Thiết lập và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hiện an toàn lao động kém, tại các công trình xây dựng ở Trung Quốc, theo các quan điểm khác nhau”

Qua nghiên cứu Tác giả đã thiết lập được 28 yếu tố ảnh hưởng và phân thành

04 nhóm yếu tố gồm: Nhóm yếu tố Người Lao Động (07 yếu tố); Nhóm yếu tố Thiết bị lao động (06 yếu tố); Nhóm yếu tố Môi trường (07 yếu tố) và Nhóm yếu tố

về Quản lý (8 yếu tố)

Trang 31

Tác giả dựa trên phương pháp Delphi, khảo sát, xây dựng các mô hình, cấu trúc phương trình để xét tầm quan trọng của mỗi nhóm yếu tố có liên quan với nhau, theo cấu trúc phương trình tương ứng với mô hình nghiên cứu và Tác giả đưa

racác quan điểm và các vai trò khác nhau, cũng như kiến nghị cần phải cải thiện 4 nhóm yếu tố này

Nghiên cứu rất có ý nghĩa khoa học, trong việc đề xuất các biện pháp, để đảm bảo an toàn lao động, tại các công trình xây dựng

Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa trên nền tảng các lý luận, cơ sở lý thuyết rõ ràng và có phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.5.2 Nghiên cứu của Rafiq M.Choudhry, Waquas Ahmad, Salman Azhar, Jimmie W.Hinze (2012): [14]

Tác giả đã nghiên cứu “Thực hiện quản lý an toàn trong ngành công nghiệp xây dựng ở Pakistan” Bài báo được trình bày tại Hội nghị Quốc tế lần thứ ba, với chủ đề, xây dựng và phát triển đất nước, vào ngày 4 tháng 6 năm 2012 tại Bangkok, Thailand

Nghiên cứu kết luận rằng, những rào cản chính, để quản lý an toàn hiệu quả,

là việc thiếu một hệ thống quản lý chính thức, và thiếu một cơ chế quản lý an toàn chung của các bên

Kết quả trình bày các yếu tố an toàn bị ảnh hưởng chủ yếu là nhóm yếu tố Quản lý

Nhận xét và thảo luận được đưa ra trong các phân tích, giúp cho các nhà hoạch định chiến lược, Quản Lý dự án, Giám sát, và các bên liên quan khác tham khảo để cải thiện nhóm yếu tố này

Nghiên cứu này, có thể được dùng trong việc nghiên cứu cơ chế quản lý an toàn chung, của các bên liên quan trong tương lai, là nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này tuy tập trung cho việc thực hiện quản lý an toàn nhưng Tác giả cũng kiến nghị kết quả có thể được áp dụng cho các chủ thể khác

2.5.3 Nghiên cứu của Chia-Kuang Lee, Tuamin Jaafar (2012):[6]

Tác giả đã nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng, đến việc thực hiện an toàn, trong các công trình xây dựng, ở Thái Lan” bài viết nói về quan điểm chính của nhà thầu

Trang 32

Qua nghiên cứu Tác giả đã thiết lập được 16 yếu tố ảnh hưởng và phân thành

04 nhóm yếu tố gồm: Nhóm yếu tố Người Lao Động; Nhóm yếu tố phòng chống và kiểm soát an toàn; Nhóm yếu tố về bố trí an toàn và Nhóm yếu tố về Quản lý Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm yếu tố Quản lý là ảnh hưởng nhiều nhất, Tác giả đề xuất cần tập trung cải thiện

Tương tự nghiên cứu của các nhà khoa học trên, nghiên cứu này rất có ý nghĩa khoa học, trong việc đề xuất các biện pháp, để đảm bảo an toàn lao động, tại các công trình xây dựng

Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa trên nền tảng các lý luận, cơ sở lý thuyết rõ ràng và có phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.5.4 Nghiên cứu trong nước, có nghiên cứu của Trần Hoàng Tuấn (2008):[17]

Nghiên cứu của tác giả được trình bày trên tạp chí khoa học của trường Đại học Cần Thơ

Tác giả nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động của Công nhân xây dựng”

Qua nghiên cứu, Tác giả đã rút trích được 8 yếu tố liên quan đến người quản

lý, có tác động đến công tác thực hiện an toàn lao động, được rút ra từ những yếu tố đặc điểm, nhân thân của người Công Nhân

Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa trên nền tảng các lý luận, cơ sở lý thuyết rõ ràng và có phương pháp nghiên cứu cụ thể

Tuy nhiên, kết quả vẫn còn chưa tốt, vì các yếu tố chưa được phân tích hồi quy, nên có khả năng mô hình đề xuất có thể là chưa tốt, do các tổ hợp biến chưa được nghiên cứu

2.5.5 Nghiên cứu trong nước, gần đây nhất có nghiên cứu của Nguyễn Thái Hiệp (2014): [13]

Tác giả nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện an toàn lao động kém của Nhà thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Qua nghiên cứu Tác giả đã thiết lập được 27 yếu tố và phân thành 05 nhóm yếu tố gồm: Nhóm yếu tố Quản lý và đào tạo (13 yếu tố); Nhóm yếu tố Người Quản

lý (04 yếu tố); Nhóm yếu tố Người Công nhân (03 yếu tố) và Nhóm yếu tố về Công tác giám sát (02 yếu tố)

Trang 33

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các cơ sở lý thuyết, lý luận và khảo sát thu thập dữ liệu thực tế

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích dữ liệu, dùng hệ số tương quan Speaman xếp hạng các yếu tố và cho ra kết quả như trên

Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa trên nền tảng các lý luận, cơ sở lý thuyết rõ ràng và có phương pháp nghiên cứu cụ thể nên có ý nghĩa về khoa học

Tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Hoàng Tuấn, 2009, kết quả vẫn còn chưa tốt, vì các yếu tố chưa được phân tích hồi quy, nên có khả năng mô hình

đề xuất có thể là chưa tốt, do các tổ hợp biến chưa được nghiên cứu

Từ các nghiên cứu được công bố trên đã khẳng định được những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động trong công trình xây dựng

Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu được thực hiện tại các Nước trong khu vực Đông Nam Á và tại Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi khu vực có những đặc điểm riêng về văn hóa, tổ chức, giáo dục, hệ thống tư duy, lý luận khác nhau

Trong khi đó, chưa có tài liệu nào nghiên về việc thực hiện công tác an toàn lao động của các Nhà thầu xây lắp, tại công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp

Vì vậy, cần tiến hành xây dựng một mô hình phù hợp, để phân tích tìm hiểu,

đề xuất những giải pháp phù hợp.Nhằm đảm bảo công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng, trên địa bàn Tỉnh được tốt hơn

2.6 Các đặc điểm lao động ngành xây dựng và đặc điểm lao động ngành xây dựng tại Tỉnh Đồng Tháp:

2.6.1 Đặc điểm Lao động ngành xây dựng:

Qua theo dõi, nghiên cứu từ các phương tiện thông tin truyền thông về nghiên cứu thực trạng thị trường lao động ngành xây dựng, kết hợp kinh nghiệm công tác trong Ngành xây dựng của Tác giả có thể nhận định chủ quan về lao động ngành xây dựng như sau:

-Lao động trong ngành xây dựng gồm nhiều nghề có liên quan với nhau, (Nề, Mộc, Thép Bê Tông, Hàn, Tiện, Điện, Nước ) với khối lượng công việc lớn, nên việc tổ chức thi công phải thực hiện thi công cơ giới và thi công bằng thủ công

Trang 34

-Sử dụng nhiều thiết bị cơ giới, thiết bị điện

- Phần lớn, người Công nhân xây dựng, làm việc ngoài trời, nên chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết Khi tăng ca làm việc ban đêm, thì chịu ảnh hưởng của việc thiếu ánh sáng

- Một số công tác phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm: làm việc trên cao, bụi, khí độc, tiếng ồn, tư thế thi công khó khăn

- Chổ làm việc không ổn định, luôn di chuyển trong Công trường, và di chuyển từ Công trường này sang Công trường khác, từ địa phương này sang địa phương khác

- Phần lớn, Công nhân ngành xây dựng không được đào tạo về kỹ thuật, chủ yếu học hỏi từ việc quan sát ngưới khác làm

- Do dự án luôn tăng tiến độ, nên người lao động thường xuyên tăng ca Tóm lại, Công nhân ngành xây dựng làm việc trong những điều kiện khó khăn, nguy hiểm nhưng phần lớn họ ít được huấn luyện về kỹ thuật, an toàn

2.6.2 Đặc điểm lao động ngành xây dựng tại Tỉnh Đồng Tháp:

Theo thực trạng lao động làm việc tại các công trình xây dựng Tác giả đã khảo sát thì:

- Hiện nay, tại Đồng Tháp số lượng Công nhân ngành xây dựng được đào tạo một cách bài bản là khá hiếm hoi, phần lớn là tự học nghề bằng cách quan sát để làm theo, hầu hết trình độ văn hóa không cao Việc tập huấn đào tạo về an toàn lao động cho người thợ phần lớn là những buổi tập huấn ngắn ngày tại công trường

-Do công nhân đa phần là từ các Tỉnh/Thành khác đến làm việc trên các công trình thuộc Bộ/Ngành Trung ương quản lý, nên phần lớn Công nhân xây dựng phải tốn chi phí trong sinh hoạt và để có thêm thu nhập trang trãi cho cuộc sống gia đình

ở quê nhà, nên họ sẵn sàng tăng ca Hoặc nếu ở tại Công trường , họ phải sống trong điều kiện khó khăn về vật chất và tinh thần…

-Do phần lớn người Thợ ở vùng Nông thôn (Đồng Tháp là một Tỉnh thuần về Nông nghiệp), nên họ thường quan tâm đến mùa màng, vì thế số lượng Công nhân

sẽ bị biến động, không ổn định

Sau khi công việc đồng áng hoàn thành, họ mới tiếp tục tìm việc, phần lớn là tìm công việc về xây dựng, vì dễ xin được việc và có chổ tạm trú, làm việc, khi công trình còn đang thi công xây dựng

Trang 35

2.7 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu:

2.7.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu:

Dựa trên những cơ sở lý thuyết, và kế thừa các kết quả nghiên cứu của Shirong Li & Xueping xiang, 2011 [15]; Rafiq M.Choudhry, 2012 [14]; Chia-Kuang Lee, Tuamin Jaafar, 2012 [6]; Tam et al, 2004 [7]; Nguyễn Thái Hiệp và Lưu Trường Văn, 2014 [13]; Trần Hoàng Tuấn, 2008 [17]; Sawacha et al, 1999 [8];

Ng et al, 2005 [16]; Bùi Thanh Tùng, 2010 [3] Đồng thời kết hợp với các đặc điểm riêng của thực trạng ngành xây dựng tại Tỉnh Đồng Tháp, có thể liệt kê ra được 84 yếu tố và dự kiến sắp xếp các yếu tố có liên quan thành 07 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém của Nhà thầu, được trình bày trong phụ lục Một Mô hình nghiên cứu ban đầu, được xây dựng dựa trên sơ đồ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng an toàn lao động như sau:

Hình 2.7 Sơ đồ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ATLĐ

Trang 36

2.7.2 Các giả thiết nghiên cứu:

Bảng 2.1 Mô tả giả thuyết nghiên cứu

Giả

H1- Các yếu tố liên quan đến nhân lực của nhà thầu càng được cải thiện

thì sự thực hiện an toàn lao động (ATLĐ) kém tại các công trường

xây dựng ở Đồng Tháp càng giảm

H2- Các yếu tố liên quan đến phương tiện làm việc của nhà thầu càng

được cải thiện thì sự thực hiện an toàn lao động (ATLĐ)kém tại các

công trường xây dựng ở Đồng Tháp càng giảm

H3- Các yếu tố liên quan đến môi trường làm việc của nhà thầu càng

được cải thiện thì sự thực hiện an toàn lao động (ATLĐ) kém tại các

công trường xây dựng ở Đồng Tháp càng giảm

H4- Các yếu tố liên quan đến việc huấn luyện và đào tạo của nhà thầu

càng được cải thiện thì sự thực hiện an toàn lao động (ATLĐ)kém tại

các công trường xây dựng ở Đồng Tháp càng giảm

H5- Các yếu tố liên quan đến việc quản lý của nhà thầu càng được cải

thiện thì sự thực hiện an toàn lao động (ATLĐ) kém tại các công

trường xây dựng ở Đồng Tháp càng giảm

H6- Các yếu tố liên quan đến chính sách an toàn lao động của nhà thầu

càng được cải thiện thì sự thực hiện an toàn lao động (ATLĐ) kém tại

các công trường xây dựng ở Đồng Tháp càng giảm

H7- Các yếu tố liên quan đến hoạt động xúc tiến của nhà thầu càng được

cải thiện thì sự thực hiện an toàn lao động (ATL ) kém tại các công

trường xây dựng ở Đồng Tháp càng giảm

Trang 37

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu ban đầu

Trang 38

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu thông qua phương pháp nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ) kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức) với

sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20

3.1.1 Nghiên cứu định tính: (nghiên cứu sơ bộ)

Được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, từ các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã được công bố với chủ đề an toàn lao động trong xây dựng, đồng thời thảo luận với các chuyên gia, những người làm việc nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng như: Nhà thầu thi công,Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư tại Tỉnh Đồng Tháp để có thể xác định sơ bộ các yếu tố quan trọng, thường xuyên ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tại Tỉnh Đồng Tháp Sau đó chọn lọc các yếu tố phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu để xây dựng thang đo, xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.1.2 Nghiên cứu định lượng: (nghiên cứu chính thức)

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu khẳng định, nội dung chính của phương pháp chủ yếu là phân tích bộ dữ liệu được thu thập, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra và đo lường mức độ của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém của nhà thầu xây lắp tại công trình dân dụng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp Phương pháp được thực hiện thông qua việc khảo sát, thu thập số liệu mẫu Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý nhờ phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20

Trang 39

Xác định vấn đề nghiên cứu

Tài liệu, cơ sở lý thuyết

3.2 Quy trình nghiên cứu:

Điều chỉnh thang đo sơ bộ Thang đo

EFA (Exploratary factor analysis)

Kiểm định thang đo

Trang 40

3.3 Thiết kế nghiên cứu:

3.3.1 Nghiên cứu định tính: (nghiên cứu sơ bộ)

3.3.1.1 Quy trình thực hiện:

Từ những cơ sở lý thuyết, các tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề an toàn lao động trên công trình, kết hợp các nghiên cứu đã công bố của các Tác giả trên, đồng thời dựa vào các đặc điểm riêng của Công nhân ngành xây dựng nói chung, và Công nhân ngành xây dựng tại Tỉnh Đồng Tháp nói riêng để xác định sơ bộ 84 yếu

tố ảnh hưởng đến việc thực hiện an toàn lao động kém của Nhà thầu xây lắp công trình dân dụng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp.(xem phụ lục A)

Xây dựng Dàn bài thảo luận nhóm, để tham khảo ý kiến các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình trên địa bàn Tỉnh

Dự kiến kế hoạch thảo luận nhóm như sau:

Lần 1: Thảo luận và trao đổi với các Lãnh đạo, chuyên gia trong ngành xây dựng, là các Giám Đốc, Phó Giám Đốc các Ban Quản lý Dự án và Công ty Xây dựng đóng trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp Trong buổi thảo luận này đã định hình được thang đo và bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ để các Đáp viên này cung cấp thông tin

Lần 2: Thảo luận và trao đổi với các Nhân viên quản lý của các Ngành Quản

lý Xây dựng và các Chỉ Huy Trưởng, các Kỹ sư Giám sát và Thi công

Giai đoạn này bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ đã được hoàn thiện và chỉnh sửa

từ ý kiến của các vị lãnh đạo, chuyên gia để thành lập bảng câu hỏi khảo sát chính thức

3.3.1.2 Kết quả:

-Trao đổi tại Trụ sở làm việc của các đơn vị, là các Ban QLDA, Trung tâm

có chức năng về tham gia quản lý xây dựng (vì đặc thù của Tỉnh Đồng Tháp là các Ban QLDA, các Trung tâm ngoài thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, chủ điều hành dự

án còn thực hiện chức năng tư vấn QLDA và giám sát công trình) gồm: Ban Quản

lý dự án các Huyện,Thị, Thành phố như: Cao Lãnh, Sa Đéc, Lấp vò, Lai Vung, Châu Thành, Thị xã Hồng Ngự

-Trao đổi tại Trụ sở làm việc với các Lãnh đạo và nhân viên quản lý của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Vinaconex 27 Đồng Tháp

Ngày đăng: 25/11/2016, 09:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[7] C.M.Tam, S.X.Zeng, Z.M.Deng, 2004, „Identifying elements of poor construction safety management in China‟, Safety Science, Volume 42, Issue 7, August 2004, Pages 569-586 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Safety Science
[8] Edwin Sawacha, Samil Naoum, Daniel Fong, 1999, „Factors affecting safety performance on construction sites‟, International Journal of Project Management, Volume 17, Issue 5, October 1999, Pages 309-315 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Project Management
[9] Hair &amp; ctg, 1998, Multivariate Data Analysi, Lewiston, NY, U.S.A: Published by Prentice Hall International Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multivariate Data Analysi
[10] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
[11] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
[12] Nguyễn Thống 2000, Kinh tế lượng ứng dụng, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lượng ứng dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia
[13] Nguyễn Thái Hiệp, 2014, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện an toàn lao động kém của Nhà thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Thủy Lợi – cơ sở 2, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện an toàn lao động kém của Nhà thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh
[14] Rafiq M.Choudhry, Waqas Ahmad, Salman Azhar, Jimmie W.Hinze, „Safety Managemant Practices in the Construction Industry of Pakistan‟, Third International Comference on Construction in Developing Countries (ICCIDC-III) July 4-6, 2012, Bangkok, Thailand Sách, tạp chí
Tiêu đề: Third International Comference on Construction in Developing Countries
[15] Shirong Li, Xueping Xiang, 2011, „The Establishment of Cause, System of poor Construction Site Safety and priority Analysia from Different Perspectives‟, World Academy of Science, Engineering and Technology, Vol 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Academy of Science, Engineering and Technology
[16] S.Thomas Ng, Kam Pong Cheng, R.Martin Skitmore, 2005, „A framework for evaluating the safety performance of construction contractor‟, Building and Enrivoment, Volume 40, Issue 10, October 2005, Pages 1347-1355 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Building and Enrivoment
[1] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2012, „Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động Thương binh và Xã hội‟, &lt;www.molisa.gov.vn&gt; ngày truy cập 18/12/2015 Khác
[2] Bộ Xây Dựng, 2012, „Cổng thông tin điện tử Bộ Xây Dựng‟, &lt; www.moc.gov.vn&gt; ngày truy cập 18/12/2015 Khác
[3] Bùi Thanh Tùng, 2010, Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình an toàn lao động của các công ty xây dựng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách khoa TP.HCM Khác
[4] Chính Phủ Việt Nam 2014, „Cổng thông tin điện tử Chính phủ‟, &lt; www.chinhphu.vn&gt; ngày truy cập 27/7/2014 Khác
[5] Cục an toàn lao động 2014, „Cổng thông tin điện tử Cục an toàn lao động‟, &lt;www.antoanlaodong.gov.vn/catld/pages/chitiettin.aspx?IDNews=1661&gt; ngày truy cập 18/11/2015 Khác
[6] Chia-Kuang Lee, Yusmin Jaafar, :Prioritization of Factors influencing safsty performance on construction sites: A study based on Grade Seven (G7) Main contractor‟s perspectives, DOI: 10 7763/IPEDR.2012.V57.2 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w