1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại NHTM NHTM là tổ chức tài chính tiền gởi và cho vay tiền NHTM là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký thác, cho vay và cungứng nhữ
Trang 1CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại (NHTM)
NHTM là tổ chức tài chính tiền gởi và cho vay tiền
NHTM là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký thác, cho vay và cungứng những dịch vụ tài chính
Theo tinh thần luật của các tổ chức tín dụng (công bố ngày 26/12/1997) và Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều Luật của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hànhngày 01/10/2004): Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện hoạt độngkinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiềngởi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịh vụ thanh toán và thanh toáncác dịch vụ khác liên quan
Tại Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàngrút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh cho vay thươngmại sẽ được xem là một Ngân hàng
Như vậy chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về Ngân hàng thương mại:Ngân hàng là một doang nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt độngthường xuyên là huy động vốn, cho vay chiết khấu Bảo lãnh, cung cấp các dịch vụtài chính và các hoạt động khác có liên quan NHTM là tổ chức tài chính trunggian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất
1.1.2 Chức năng và vai trò của NHTM trong nền kinh tế
- Chức năng của NHTM trong nền kinh tế
Chức năng trung gian tín dụng:
Trong nền kinh tế thị trường các giao dịch kinh tế diễn ra rất sôi động đã tạo ranhững khoản thu nhập, chi tiêu và tích luỹ bằng tiền của các tầng lớp trong xã hội.Quá trình đó làm hình thành nên những người có tiền tích luỹ có khả năng cung cấptín dụng và những người có nhu cầu tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát
Trang 2những nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguồn tiền tiết kiệm đang nằmphân tán trong xã hội mà mỗi khoản tiết kiệm lại theo đuổi một mục đích riêng.
Nhờ có thị trường tài chính và cơ chế chuyển giao vốn năng động của thị trườngtài chính trong đó hệ thống NHTM giữ vai trò chủ đạo Là trung gian tài chính,NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Nhưvậy, với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò làngười cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãisuất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền vàngười đi vay Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM trong nền kinhtế
Chức năng trung gian thanh toán
Trong đời sống hàng ngày diễn ra hàng tỷ lượt giao dịch, nếu như mọi khoản thanhtoán đầu thanh toán đều bằng tiền mặt trao tay thì sẽ kéo theo hàng loạt các công việcphức tạp và tốn kém, gặp những rủi ro không lường trước được Khi NHTM ra đời vàphát triển, trong quá trình làm trung gian tín dụng Ngân hàng đã thu hút được hầu hếtcác nhà kinh doanh có quan hệ buôn bán với nhau mở tài khoản tại Ngân hàng tạo cơ
sở cho các Ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán Khi đó, NHTM đóng vai trò
là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và cáckhoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phươngtiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanhtoán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thứcthanh toán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi,mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ cóthể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy cácchủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán antoàn
Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM Vớimục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển
Trang 3của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vôhình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiền đượcthực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năngthanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng sử dụng số vốn huyđộng được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hànghóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của kháchhàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hànghóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổngphương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xãhội.
- Vai trò của NHTM.
Thứ nhất, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Là một trung gian tín dụng, NHTM đã tích tụ và tập trung được một khối lượng lớntiền tạm thời nhàn rỗi thông qua nghiệp vụ huy động vốn và thực hiện các dịch vụNgân hàng cho khách hàng Từ nguồn tiền đó, Ngân hàng tiến hành cung cấp vốn chocác thành phần kinh tế, thông qua hoạt động tín dụng Tức là Ngân hàng đóng vai trò
là người môi giới giữa một bên là những người có tiền nhàn rỗi có thể cho vay và mộtbên là những người cần vay vốn Với vai trò này, Ngân hàng đã trở thành người khơithông và kích hoạt các nguồn vốn, làm cho nguồn tiền tệ luôn hoạt động và sinh lãi.Những hoạt động đó của NHTM đã thực sự tác động điều hoà cung cầu tiền tệ, biếnnhững đồng tiền nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động có ích, tập trung vốn vàoviệc tài trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo thêm việc làm cho người laođộng và bằng những khoản tín dụng nhỏ thích hợp giúp người lao động có thêm điềukiện ổn đinh và cải thiện đời sống
Thứ hai, NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường, giúp cho các nhà kinh doanh trong xây dựng quản lý chiến lược.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tácđộng mạnh mẽ của các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quyluật cạnh tranh, theo đó việc sản xuất phải dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường,thoả mãn nhu cầu thị trường về mọi phương diện không chỉ: giá cả, khối lượng, chất
Trang 4lượng mà còn đòi hỏi thoả mãn trên phương diện thời gian, địa điểm Để có thể đápứng tốt nhất nhu cầu của thị trường doanh nghiệp không những cần nâng cao chấtlượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ cấu bộ máy lãnh đạo mà còn phải khôngngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tìm tòi và sử dụngnguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp Những hoạt độngnày đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nhiều khi vượt quá khả năng của doanhnghiệp
NHTM với địa vị là một trung gian tài chính, đem lại thuận lợi cho hoạt động củacác doanh nghiệp thông qua việc giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về vốn,đồng thời các doanh nghiệp có thể vận dụng các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp chokhách hàng để đẩy nhanh hoạt động của mình Như vậy NHTM đã góp phần mangdoanh nghiệp đến gần với thị trường hơn Việc vay vốn từ Ngân hàng cũng thúc đẩycác doanh nghiệp phải có phương án sản xuất tối ưu và có hiệu quả kinh tế thì mới cóthể trả lãi và trả vốn cho Ngân hàng Các phương án này phải qua sự kiểm tra, thẩmđịnh kỹ lưỡng của Ngân hàng nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảyra
Thứ ba, NHTM là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ tài chính ngày càng được mởrộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trởnên cần thiết và cấp bách Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sựphát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó Vìvậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế.NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sựhoà nhập này Với các nghiệp vụ như thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay
ủy thác đầu tư… NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển.Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối quan hệ tín dụng với cácNHTM nước ngoài NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phùhợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế
Thứ tư, thông qua NHTM, nhà nước có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
Trang 5Cùng với các cơ quan khác, Ngân hàng góp phần quan trọng để nhà nước điềuchỉnh sự phát triển của nền kinh tế Khi nhà nước muốn phát triển một ngành hay mộtvùng kinh tế nào đó thì cùng với việc sử dụng các công cụ khác để khuyến khích thìcác NHTM luôn được sử dụng bằng cách NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện chínhsách ưu đãi trong đầu tư, sử dụng vốn như : giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay, giảmđiều kiện vay vốn hoặc qua hệ thống NHTM Nhà nước cấp vốn ưu đãi cho các lĩnhvực nhất định Như vậy hoạt động của NHTM đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành,phát triển vùng khác nhau qua đó góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mô Ngoài ra, NHTM còn giúp NHTW thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệnhư chống lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, tạo công ăn việc làm Ví dụ nhưtrường hợp xảy ra lạm phát thì bằng các nghiệp vụ của mình, NHTW sẽ tiến hành điềuchỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu hoặc tái chiết khấu, tham giavào thị trường mở để tác động tới NHTM để qua đó làm thay đổi lượng tiền trong lưuthông Các NHTM sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạt động nghiệp vụ Ngânhàng Từ đó Ngân hàng xác định được hướng đầu tư vốn và đề ra các biện pháp xử lýnhững tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm cho quá trình tái sản xuất diễn raliên tục, góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chếlạm phát.
1.1.3 Nguồn vốn cơ bản của NHTM
Khái niệm và cơ cấu vốn của NHTM.
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là: trung giantín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền.Để thực hiện được các chứcnăng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi nhuận thì đòi hỏi Ngânhàng thương mại phải có một lượng vốn hoạt động nhất định
“Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM lập và huy động được dùng đểđầu tư, cho vay hoặc các dịch vụ kinh doanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động củaNHTM Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.”
Cơ cấu vốn của NHTM: bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn khác
Vốn chủ sở hữu.
Trang 6Vốn thuộc sở hữu của NHTM là vốn tự có do Ngân hàng tạo lập được thuộc sởhữu riêng của Ngân hàng, thông qua góp vốn của chủ sở hoặc hình thành từ kết quảkinh doanh Vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn(thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) song lại là điều kiện pháp lý bắt buộckhi thành lập Ngân hàng Do tính chất ổn định nên một mặt Ngân hàng chủ động sửdụng nó vào mục đích kinh doanh của mình, mặt khác lại được coi như tài sản đảmbảo, gây lòng tin đối với khách hàng và duy trì khả năng thanh toán trong trường hợpNgân hàng gặp rủi ro tín dụng Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng bao gồm:
Vốn điều lệ:
Là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập Vốn điều lệ luôn lớn hơnhoặc bằng vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lậpmột Ngân hàng do pháp luật qui định Vốn điều lệ được ghi vào điều lệ thành lậpNgân hàng Tuỳ thuộc vào loạ hình Ngân hàng mà vốn điều lệ được hình thành từnhững nguồn gốc khác nhau như Ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ được hình thành
từ vốn góp của các cổ đông, Ngân hàng tư nhân vốn điều lệ được hình thành từ vốncủa chủ Ngân hàng…
Các quỹ như: quỹ dự trữ, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ khen thưởng phúc lợi, lợi nhuận
chưa chia
Vốn huy động.
Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Ngân hàng Nó là những giá trịtiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xãhội Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu với nguồn vốn này
và phải có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi chủ sở hữu có nhu cầu rútvốn.Vốn này luôn biến động nên Ngân hàng không được sử dụng hết mà phải có dựtrữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán
Vốn huy động của NHTM chủ yếu bao gồm: Nhận tiền gửi, vốn đi vay
Nhận tiền gửi (vốn tiền gửi):
Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chứckinh tế, cá nhân… trong xã hội thông qua quá trình nhận tiền gửi, thanh toán hộ, cáckhoản cho vay tạo tiền gửi và các nghịệp vụ kinh doanh khác Bản chất của tài khoản
Trang 7tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượng khách hàng khác nhau, Ngân hàngchỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết khấu, thanh toán…đồng thời Ngân hàng cótrách nhiệm phải hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi hoặc phải thanh toán khi khách hàng
có nhu cầu ngay cả khi chưa đến ngày đáo hạn Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớntrong nguồn vốn huy động của các NHTM
Nguồn vốn ủy thác đầu tư:
Một số Ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng đại lý Khi đó trong nguồnvốn của Ngân hàng còn có thêm khoản mục vốn uỷ thác đầu tư Nguồn vốn này đượchình thành chủ yếu là do các tổ chức tài chính trong nước hoặc nước ngoài uỷ thác
Trang 8cho Ngân hàng một khoản tiền để Ngân hàng thực hiện cho vay đối với các dự án củamình, cũng có thể là các khoản vay của Chính phủ được uỷ thác.
1.2.1 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Đây là hình thức huy động vốn mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh
tế, các nhân, trong xã hội thông qua hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm, thanh toán hộ,các khoản cho vay tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác
Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng Thương mại tuỳ thuộc vào cáctiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau:
Theo tiêu thức nguồn hình thành.
Theo tiêu thức này, vốn tiền gửi được chia thành:
- Các khoản ký gửi: Là các khoản tiền mà cá nhân và tổ chức trực tiếp chuyển vàoNgân hàng: Cá nhân gửi tiền tết kiệm, doanh nghiệp nộp tiền bán hàng…Đây là cáckhoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được Ngân hàng tập trung lại Các cánhân và tổ chức thường gửi tiền với kỳ hạn và mục đích khác nhau, các cá nhânthường gửi tiền để hưởng lãi còn các tổ chức doanh nghiệp thường là để sử dụng cácdịch vụ thanh toán của Ngân hàng
- Tín dụng tạo tiền gửi, đây cũng là một hình thức nhận tiền gửi Khi Ngân hàng chokhách hàng vay vốn thì Ngân hàng chuyển số tiền cho vay của khách hàng vào tàikhoản tiền gửi của khách hàng ngay trong Ngân hàng Khi khách hàng chưa có nhucầu rút tiền ngay lập thì Ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó để kinh doanh mặc dùvới thời hạn rất ngắn
Theo tiêu thức kỳ hạn.
Ngày nay các Ngân hàng thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này
để có thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi và là cơ sở để Ngân hàng xây dựng chiếnlược dự trữ phù hợp và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn đó vào quá trình hoạtđộng kinh doanh
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, ngườigửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình Tuy nhiên lãi suất củaloại tiền gửi này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi có kỳ hạn xác định Tiền gửi
Trang 9không kỳ hạn đáp ứng nhu cầu của những khách hàng chưa có dự định rõ ràng trongtương lai Đây là hình thức chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mục đíchgiao dịch trong kinh doanh Do vậy lượng tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷtrọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi của Ngân hàng Với đặc tính củanguồn tiền này là luôn biến động cho nên Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phầntrăm(%) nhất định của lượng tiền gửi không kỳ hạn, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào dự tínhcủa Ngân hàng về sự ổn định tương đối của lượng tiền huy động Quản lý tiền gửikhông kỳ hạn là một phần quan trọng của quả lý dự trữ của các Ngân hàng.
- Tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thõa thuận giữa người gửi tiền vàNgân hàng về số lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi dó Do có sự xác định rõràng về kỳ hạn nên Ngân hàng có thể sử dụng để kinh doanh với thời hạn tương ứng.Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ Ngân hàng có thể chuyển đổi một phần tiềngửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Do đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ
ổn định cao nên Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ chohoạt động kinh doanh của mình, vì vậy lãi suất của hình thức này cao hơn lãi suất củaloại tiền gửi không kỳ hạn và tiền giửi thanh toán Ngân hàng đưa ra các kỳ hạn khácnhau như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng… Mức lãi suất tỷ lệ thuận với
kỳ hạn, nếu kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao Các khách hàng gửi tiền theo loạinày thì khi đến hạn sẽ được hoàn trả cả gốc và lãi theo qui định, nếu chưa đến hạn màkhách hàng gửi tiền rút tiền ra trước thì khách hàng chỉ được hưởng lãi suất của tiềngửi không kỳ hạn hoặc theo sự thỏa thuận trước đó
Theo tiêu thức loại tiền.
- Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi cơ bản mà các NHTM nhận được, nguồn vốnnội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các Ngân hàng, nó phụ thuộc vào mức thu nhậptrong nước và lãi suất huy động trong từng thời kỳ, loại tiền này thường chiếm tỷtrọng cao trong tổng lượng tiền gửi
- Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh nhận tiền gửi nội tệ, Ngân hàng còn nhận tiền gửi dướidạng ngoại tệ đặc biệt là các ngoại tệ mạnh như USD, FRF, GBP, DEM… Nhữngngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của Ngân hàng như kinh doanh ngoại
tệ trong nước, trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế…các Ngân
Trang 10Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ là một phương thức đa dạng hoá về phương thức huyđộng vốn của các NHTM.
Theo tiêu thức mục đích sử dụng.
- Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của cá nhân với mục đích là tìmkiếm một khoản thu nhập với số tiền nhàn rỗi của mình Thông thường tiền gửi loạinày có khối lượng nhỏ, thời hạn ngắn Những người gửi tiền tiết kiệm là những đốitượng giảm chi tiêu trong hiện tại với kỳ vọng sẽ tăng được chi tiêu trong tương lai.Phương thức gửi tiền tiết kiệm chủ yếu là nộp tiền trực tiếp vào Ngân hàng hoặc giántiếp chuyển thu nhập dưới hình thức chuyển qua tài khoản
Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này khá phổ biến ở các nước phát triển,thường sử dụng với những hộ có thu nhập thấp và trung bình Những người để dànhmột khoản tiền gửi vào Ngân hàng (Thông thường là các khoản tiền đều đặn hàngnăm) với ý định tích luỹ tiền cho một mục đích nhất định trong tương lai như xâydựng nhà cửa, mua ôtô… và cũng được hưởng lãi trên số tiền gửi như các loại tiếtkiệm khác Khi có nhu cầu sử dụng tiền vào mục đích nói trên, nếu số dư của khoảntiết kiệm đó chưa đủ thì Ngân hàng có thể hỗ trợ thêm một phần dưới hình thức chovay với một lãi suất hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên Đây là một hình thứchuy động vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính chất ổn định, đồng thời có tácdụng tích cực trong việc hỗ trợ cho người dân về việc mua sắm nhà cửa, phương tiện
- Tiền gửi thanh toán: Là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh không nhằm mục đích tìm kiếm thêm thu nhập mà để được hưởngcác dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, thông thường các khoản tiền gửi thanh toán có
số lượng lớn Mặt khác một số Ngân hàng thường ưu tiên hơn đối với các doanhnghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng và phải có số dư nhất định trên tài khoản tiền gửitại Ngân hàng Các khoản tiền gửi này Ngân hàng phải chịu chi phí thấp, phải quản lýchính xác khâu dự trữ nhưng lại được sử dụng một khoản tiền lớn phục vụ cho cáchoạt động của mình
- Các khoản tiền gửi thanh toán một mặt làm phát triển hệ thống thanh toán khôngdùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng, tiết kiệm chi phí trong lưu thông, mặt kháckiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp Khi thực hiện chức năng là trunggian thanh toán cho nền kinh tế, Ngân hàng tạo được một nguồn vốn từ hoạt động
Trang 11thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền gửi chờ thanh toán…Các khoản tiền tạm thời đang nằm ở tài khoản của Ngân hàng chờ sử dụng nên đượccoi là nhàn rỗi NHTM cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể trong quá trình thu
hộ hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các tổ chức tín dụng khác, nhận vốn uỷthác của các tổ chức trong và ngoài nước… Do tiền được giải ngân theo tiến độ côngviệc nên Ngân hàng có thể sử dụng tạm thời các khoản tiền đó vào kinh doanh
1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy độn vốn của NHTM
Chỉ tiêu huy động theo loại tiền:
Tiền gửi ngoại tệ (USD, EUR…) Tổng tiền gửi
(Cho thấy sản phẩm huy động ngoại tệ của NH tốt hơn hay xấu hơn, lợi thế của NH làgì?)
Tiền gửi nội tệTổng tiền gửi
Cho thấy sản phẩm huy động nội tệ của NH tốt hơn hay xấu hơn, lợi thế của NH là gì?
Chỉ tiêu huy động theo loại hình:
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Trang 12(Chỉ tiêu này có ưu điểm là có kỳ hạn ổn định Tuy nhiên có nhược điểm là móntiền nhỏ, chi phí huy động lớn)
Giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu…)
(Tiền gửi ngắn hạn thường có chi phí huy động cao > NH sẽ cân đối huy độngnguồn tiền này ở 1 tỷ lệ vừa phải; theo luật NH chỉ được phép dùng tối đa 30%vốn ngắn hạn để tài trợ các khoản dư nợ cho vay trung dài hạn)
Tiền gửi chung và dài hạnTổng tiền gửi
(Tiền gửi trung dài hạn có chi phí huy động thấp > NH rất thích huy động đượcnguồn tiền này trong thời điểm LS có xu hướng tăng dần trong tương lai.)
Chỉ tiêu:
Vốn huy độngVốn tự có (Chỉ tiêu này cho thấy đòn bẩy tài chính của Ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn thìhoạt động tài chính của NH càng an toàn, nếu chỉ tiêu này ở ngưỡng khoảng 15 – 20lần chứng tỏ NH đang hoạt động trong vùng an toàn với hệ số đòn bẩy hợp lý)
Trang 13 Chỉ tiêu:
Vốn huy độngTổng nguồn vốn Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấytrong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huyđộng
(Cho thấy khả năng tự chủ của Ngân hàng, tỷ lệ này càng bé càng tốt; càng lớnchứng tỏ NH đang phải trang trải quá nhiều chi phí để huy động vốn Chỉ tiêu này cầnxem xét với chỉ tiêu: Tổng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn Nếu 2 chỉ tiêu này hơnkém nhau từ 0,9 - 1,1 lần thì là ở ngưỡng an toàn, nếu không thì NH đang ko hoạtđộng hiệu quả)
Chênh lệch thu chi:
Thu từ cho vay trừ chi cho huy động vốn: Chỉ tiêu này cũng tương tự chỉ tiêu số trên; thể hiện thu nhập ròng mà Ngân hàng nhận được trong hoạt động kinh doanh giữa huy động vốn và cho vay, chỉ số này càng lớn thì hiệu quả sinh lời của mỗi đồng vốn huy động càng lớn
Trang 14 Vòng quay huy động vốn
Tổng doanh thuTổng vốn huy động
Vòng quay HĐ vốn càng lớn cho thấy NH sử dụng vốn càng hiệu quả; một mặtnữa phản ánh kỳ hạn các khoản vay và gửi tiền tại NH là các kỳ hạn ngắn
Chỉ tiêu: Tỷ trọng các loại tiền gửi theo từng sản phẩm huy động
Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
Trang 15 Thứ nhất, chu kỳ phát triển kinh tế.
Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mô có tác động trực tiếp đếnhoạt động của NHTM nói chung và đến hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng.Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng và ổn định, thu nhập của người dânđược đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửivào Ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên Ngược lại, khi nền kinh
tế lâm vào tình trạng suy thoái, lạm phát cao, nguồn vốn nhàn rỗi này hầu như đượcchuyển vào tài sản có giá trị an toàn hơn như vàng…nhất là tỷ lệ lạm phát cao hơn lãisuất huy động thì vấn đề khai thác nguồn vốn lại càng khó khăn hơn
Thứ hai, môi trường pháp lý.
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt, chịu tác động bởi nhiều chínhsách, các qui định của Chính phủ và của NHTW Những thay đổi chính sách của nhànước, của NHTW về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất, dự trữ bắt buộc… ảnh hưởngtrực tiếp tới hoạt động kinh doanh cũng như khả năng thu hút vốn của NHTM
Thứ ba, Môi trường cạnh tranh.
Khi định ra chiến lược phát triển cho Ngân hàng rõ ràng cần phải tính đến điềukiện về môi trường kinh doanh Sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên địa bàn sẽảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng Để có thể tồn tại và phát triển,Ngân hàng cần phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể thắng trong cạnhtranh với Ngân hàng khác Trong quá trình cạnh tranh với đối thủ, Ngân hàng buộcphải cải tiến và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, thực hiện mức lãi suất hợp lý,nghiên cứu kỹ thị trường và làm tốt công tác marketing Ngân hàng phải bồi dưỡngđội ngũ cán bộ để có thể làm tốt công việc của mình Như vậy, cạnh tranh vừa là tháchthức vừa là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển chất lượng các hoạt động Ngân hàngtrong đó có hoạt động huy động vốn
Thứ tư, yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội, tâm lý khách hàng.
Khách hàng của Ngân hàng bao gồm những người có vốn gửi tại Ngân hàng vànhững đối tượng sử dụng vốn đó Về môi trường xã hội ở các nước phát triển, kháchhàng luôn có tài khoản cá nhân và thu nhập được chuyển vào tài khoản của họ Nhưng
ở các nước kém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thường lớn hơn Ở khoản mục tiền
Trang 16gửi tiết kiệm có hai yếu tố quan trọng tác động vào là thu nhập và tâm lý của ngườigửi tiền Thu nhập ảnh hưởng đến nguồn vốn tiềm tàng mà Ngân hàng có thể huyđộng trong tương lai Còn yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của cácnguồn tiền Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn địnhlượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trongtương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn củamọi Ngân hàng Một đặc điểm quan trọng của đối tượng khách hàng là mức độ thườngxuyên của việc sử dụng các dịch vụ Ngân hàng Mức độ sử dụng càng cao, Ngân hàngcàng có điều kiện mở rộng việc huy động vốn.
1.3.2 Các nhân tố bên trong Ngân hàng
Thứ nhất, các hình thức huy động tiền gửi mà Ngân hàng sử dụng.
Để thực hiện tốt công tác huy động tiền gửi, các Ngân hàng thường đưa ra nhiềuhình thức huy động đa dạng Khối lượng vốn mà Ngân hàng huy động được phụ thuộctrực tiếp vào các hình thức huy động mà Ngân hàng áp dụng Khi áp dụng nhiều hìnhthức huy động sẽ tạo những cơ hội để người gửi lựa chọn, đáp ứng được các nhu cầucủa người gửi Mỗi Ngân hàng đều tìm cho mình những hình thức huy động phù hợpvới điều kiện kinh tế xã hội, tâm lý dân cư vùng mà Ngân hàng đặt địa điểm, đồngthời phù hợp với yêu cầu sử dụng cũng như dễ dàng quản lý có hiệu quả nguồn vốncủa mình Khi hình thức huy động đa dạng nghĩa là số lượng vốn huy động được tănglên và chi phí huy động có xu hướng giảm xuống
Thứ hai, Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động cho mộtNgân hàng Mỗi Ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau Điều này phụthuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của Ngân hàng.Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấuvốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thể tăng hay giảm Chiến lược kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách về giá
cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ Đây là các yếu tố quan trọng Vớiviệc lãi suất huy động tăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn vào Ngân hàng tăng, rất lớn.Nhưng đồng thời thì hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phí huy động
Trang 17tăng Do đó số lượng nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lượckinh doanh hay đúng hơn là phụ thuộc vào chính bản thân Ngân hàng.
Thứ ba, năng lực và trình độ của cán bộ Ngân hàng.
Không chỉ riêng Ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào, yếu tốcon người cũng phải được đặt lên hàng đầu Các cán bộ nhân viên Ngân hàng có nănglực sẽ phán đoán, xử lý chính xác các tình huống sẽ làm cho các hoạt động huy độngvốn được thực hiện một cách tốt đẹp Trình độ của cán bộ Ngân hàng cao sẽ làm chocác thao tác nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả Thái độ trong tiếpxúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng Nó có thể lôi kéo khách hànglàm tăng nguồn vốn huy động đồng thời cũng có thể làm khách hàng rơì bỏ gây ranhững hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động của Ngân hàng, trước hết làtrong khâu huy động vốn Các nhân viên Ngân hàng là những người mang hình ảnhcho cả Ngân hàng Do đó, để tăng cường huy động vốn thì một điều cực kỳ quan trọng
là các nhân viên Ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của một nhân viên Ngân hàngchuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, Hiểu biết nghiệp vụ, Hiểu biết quy trình, Hoànthiện phong cách phục vụ
Thứ tư, uy tín của Ngân hàng.
Trên thực tế, mỗi Ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được một hình ảnh riêng của mìnhtrong lòng khách hàng Một Ngân hàng lớn, sẵn có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong hoạtđộng huy động vốn tiền gửi Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng cókhả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động Từ đó Ngânhàng có thể đề ra chiến lược dự trữ dễ dàng hơn Thậm chí trong điều kiện lãi suất gửitiền tại Ngân hàng có uy tín thấp hơn đôi chút, những người có tiền vẫn lựa chọnNgân hàng đó để gửi mà không tìm những nơi trả lãi hấp dẫn hơn vì họ tin rằng ở đâyđồng vốn của mình sẽ tuyệt đối an toàn
Thứ năm, Trình độ công nghệ Ngân hàng.
Công nghệ Ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng vềdịch vụ được Ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại các Ngân hàng Đây
là một yếu tố rất quan trọng giúp Ngân hàng cạnh trạnh phi lãi suất vì khách hàng màNgân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại
Trang 18hình dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng Với cùng một lãi suất huy động như nhau,Ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho kháchhàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK – CHI NHÁNH TÂN BÌNH
Trang 192.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH TÂN BÌNH
2.1.1 Vài nét khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank)
Quá trình hình thành và phát triển
Tên tổ chức: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND TRADE
Tên viết tắt: Vietinbank
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từnăm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngânhàng Việt Nam
Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh
và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm
Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứngkhoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểmVietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn,Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp làTrung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò
Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA
Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới
Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á,Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Pháthành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương
Trang 20 Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bướcphát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới
Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triểncác sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng
Là một trong những Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, Vietinbank cungcấp đầy đủ các dịch vụ Ngân hàng truyền thống theo quy định của pháp luật vàđang tích cực đẩy mạnh cung cấp nhiều dịch vụ mới mẻ và tiện ích hơn nữa chokhách hàng Các hoạt động kinh doanh của Vietinbank gồm có: huy động vốn ngắnhạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉtiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của
tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu thươngphiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo pháp luật; làm dịch vụthanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tê, vàng bạc, thanh toán quốc tế;huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác; hoạt động bao thanh toán
Hiện nay Vietinbank đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ:
a Sản phẩm tiền gửi gồm có: Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp; Tiềngửi tiết kiệm có kỳ hạn; Tiết kiệm không kỳ hạn; Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng; Tiếtkiệm linh hoạt; Tiết kiệm tích lũy; Tiết kiệm nhà ở
b Sản phẩm cho vay gồm có: Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân và doanhnghiệp; Cho vay tiêu dùng; Cho vay bất động sản; Cho vay an cư; Cho vay đi làm việc
ở nước ngoài; Cho vay cán bộ công nhân viên; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm; Cho vaygóp chợ; Cho vay du học; Cho vay nông nghiệp; Cho vay chứng khoán
c Dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế
d Các sản phẩm dịch vụ khác như: Kinh doanh ngoại tệ; Chuyển đổi ngoại tệ;Chi trả hộ; Bảo lãnh; Dịch vụ bất động sản; Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt; Dịch vụphone banking
2.1.2 Khái quát về chi nhánh Tân Bình
- Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Vietinbank – Tân Bình thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào
tháng 7/2006 và chính thức trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Vietinbank, tiền thân
Trang 21là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh 12, TP.HCM Dù chỉ mới thành lập được gần
9 năm, nhưng Vietinbank Tân Bình đã phát triển khá ổn định, hiệu quả và mang lạinhiều lợi nhuận cho Ngân Hàng
Một vài nét về Ngân hàng Vietinbank- Chi nhánh Tân Bình:
Tên pháp lý: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vietinbank- Chi Nhánh Tân Bình
Địa chỉ: 20 Cộng Hoà, phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: (08)3 971 2927
Các phòng giao dịch trực thuộc:
o PGD Ông Tạ: 847 CMT8, Phường 6, Quận Tân Bình, TP.HCM
o PGD Bàu Cát: 52-54 Bàu Cát, Phường 14, Quận Tân Bình TP.HCM
o PGD Tân Thành: 630 Luỹ Bán Bích,Phường Tân Thành, Quận Tân Phú,TP.HCM
o PGD Tân Bình: 39 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình,
TP.HCM
o PGD Lê Văn Sỹ: 361 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
Bộ máy tổ chức của chi nhánh
Vietinbank- Tân Bình có tổ chức bao gồm ban giám đốc và các phòng chuyên mônnhư: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng hành chính,phòng kế toán giao dịch vàcác bộ phận như: tổ trẻ, tổ điện toán, phòng tổng hợp,… được tóm tắt trong sơ đồ sau:
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức:
Trang 221/ Giám đốc chi nhánh: điều hành và chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt độngkinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Công Thương Việt Namhội sở chính về hoạt động chung của chi nhánh Ngân hàng và quản lý hoạt động củacác phòng ban
2/ Phó giám đốc: hỗ trợ giám đốc trong công tác chỉ huy điều hành các chứcnăng quản trị theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, đồng thời chịu tráchnhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao
3/ Phòng kế toán giao dịch gồm bộ phận kế toán và phòng giao dịch
4/ Phòng hành chính gồm có bộ phận hành chính, bộ phận bảo vệ, lái xe
5/ Tổ thẻ là Trung tâm thẻ xử lý các vấn đề về thẻ
2.1.3 Các sản phẩm chủ yếu của Vietinbank – Chi nhánh Tân Bình
Sản phẩm tiền gửi
Sản phẩm tiền gửi của Vietinbank bao gồm một số loại chính như sau:
- Tiền gửi thanh toán
Phòng tổng hợp
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Tổ điện toán
Tổ thẻ
Trang 23- Tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiết kiệm định kỳ
- Tiết kiệm tích luỹ
- Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng
- Tiết kiệm vàng và VND đảm bảo theo giá trị vàng
Sản phẩm cho vay
- Cho vay bất động sản
- Cho vay sản xuất kinh doanh (khách hàng là cá nhân)
- Cho vay sản xuất kinh doanh (khách hàng là doanh nghiệp)
- Cho vay đi làm việc ở nước ngoài
- Cho vay cán bộ công nhân viên
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
- Cho vay các hộ kinh doanh chợ
- Cho vay du học
- Cho vay nông thôn
Dịch vụ chuyển tiền
- Chuyển tiền trong hệ thống
- Chuyển tiền ngoài hệ thống
- Chuyển tiền Ngân hàng liên kết
- Chuyển tiền bằng điện
- Nhờ thu
- Tín dụng chứng từ (L/C)
Các dịch vụ khác
- Chuyển tiền kiều hối
- Chi trả hộ lương cán bộ công nhân viên
Trang 24- Dịch vụ bao thanh toán quốc tế, bao thanh toán nội địa
- Bảo lãnh (Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh hoàn trả tiền hàng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng )
- Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt
- Dịch vụ phone banking
- Dịch vụ mua kỳ hạn cổ phiếu các công ty chưa niêm yết
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Tân
Bình trong thời gian qua.
Hoạt động huy động vốn
Vốn là nguồn lực quan trọng để kinh doanh, là nguồn chủ yếu để Ngân hàng chovay và là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận Nhận thức được tầm quan trọng sống còncủa vốn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, Ngân hàng đã bằng nhiều cách đadạng hóa các hình thức huy động vốn, tận dụng các thế mạnh của mình để thu hútnguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau
Hiện nay Ngân hàng Vietinbank đang huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hộinhằm phục vụ công tác cho vay của Ngân hàng, đảm bảo thanh toán nội bộ trong hệthống Ngân hàng Nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu
về vốn của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình trong quận
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu được huy động từ các nguồn sau:
* Nội tệ: Bao gồm các hình thức huy động với các mức lãi suất khác nhau như:
- Tiền gửi tiết kiệm dân cư
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
* Ngoại tệ: huy động tập trung vào những đồng ngoại tệ mạnh mà chủ yếu làUSD
Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài đã khiến cho hoạt động huy động vốn chung của toàn ngành ngành Ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn.Trong điều kiện đó, hoạt động huy động vốn qua các năm tại Chi nhánh vẫn có đạt được những kết quả đáng khích lệ,cụ thể như sau:
Trang 25Bảng 1.1: Tổng nguồn vốn huy động qua giải đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng nguồn vốn huy động 2580.8 3069.0 4296.6
(Nguồn: Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tân Bình)
Biểu đồ 1.1: Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2012 – 2014.
hàng Điều đó cho thấy Chi nhánh đã quan tâm hơn đến công tác huy động vốn.Bảng Bảng1.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank- Tân Bình từ 2012-2014 Đơn vị : tỷ đồng
Trang 26Không kỳ
hạn
Ngắn hạn 2437.6 94.46% 2834.5 92.36% 3968.2 92.35%Trung dài
hạn
Nguồn: Số liệu do Vietinbank – Tân Bình cung cấp
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank- Tân Bình từ 2012-2014
Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, năm 2012 tăng 19% so với năm 2013 và đặc biệt năm 2014 nguồn vốn huy động đã tăng vượt bậc là hơn 40% so với năm 2013,đạt hơn 4 ngàn tỷ đồng Mặc dù, lãi suất những năm gần đây liên tục giảm nhưng vẫn không ảnh hưởng tới kết quả huy động của ngân hàng; Qua đó, ta có thể thấy sự tăng trưởng ổn định trong huy đọng vốn của ngân hàng
Trang 27(Nguồn: Số liệu do Vietinbank – Tân Bình cung cấp.)Hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng tưởng an toàn, ổn định và hiệu quả qua từngnăm Tính đến ngày 31/12/2014 thì dư nợ tín dụng đạt được hơn 2800 tỷ đồng, tănghơn 40% so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 64% so với cùng kỳ năm 2012 Đây là kếtquả của hàng loạt các biện pháp tăng khả năng cho vay của ngân hàng: thực hiện nhiềuchương trình ưu đãi xuất nhập khẩu, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tạođiều kiện mở rộng tín dụng và đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, tạo niềm tin bền vữngcho khách hàng đối với thương hiệu Vietinbank.
Doanh thu từ phí trong hoạt động.
Để góp phần làm giảm rửi ro trong kinh doanh, ngân hàng đã năng cao tỷ trọng thu phítrong các sản phẩm dịch vụ, đây là một trong những cách được các ngân hànghiện đại
áp dụng để giảm rủi ro cho ngân hàng của mình Tổng doanh thu từ phí tính đến ngày31/12/2014 đã đạt hơn 19 tỷ đồng Trong đó, doanh thu phí từ các hoạt động HĐ thẻ
và NHĐT, thanh toán thương mại và chuyển tiền chiếm hơn 80% tổng doanh thu từphí của ngân hàng