Logo: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ vềviệc thành lập các ngân
Trang 1THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MẠC THỊ BƯỞI-
PHÒNG GIAO DỊCH NGUYỄN TRÃI2.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT
2.1.1 Tồng quan về NHNo&PTNT Việt Nam
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Tên tiếng Anh: Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development
Tên viết tắt: AGRIBANK hay VBARD
Trụ sở chính: số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Logo:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập vào ngày26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) vềviệc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nôngnghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) kýQuyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàngPhát triển Nông nghiệp Việt Nam Tính đến tháng 12/2009, Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam hoạt động với tổng nguồn vốn vốn là 434.331 tỷ đồng.Vốn tự có đạt 22.176 tỷ đồng Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tàisản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng vị thế dẫnđầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện
Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐthành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh vàngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàngnông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình
Định Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ
về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân
Trang 2hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tạiVăn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và
43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpquận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh
- Những thành tựu đạt được trong những năm gần đây:
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nộidung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng
tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đổi mới sắpxếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lạicán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiệnđại
Năm 2002, NHNo tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế Đến cuối năm 2002NHNo là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo làthành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA
Năm 2003 NHNo và PTNTVN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấunhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệuquả cao với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực
và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp Côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, và được phong tặng danh hiệu Anhhùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam
Năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ câu giai đoạn 2001-2010,Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tình hình tài chính đãđược lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồnđọng Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trịđiều hành Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện,quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn
Năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên
190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40%
Trang 3tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cungcấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo… Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài
mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệuUSD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD Hiện
nay NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia vàvùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn
Năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mói NHNo&PTNT
VN (Agribank) thực sự khởi sắc
Năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần
220 lần so với ngày đầu thành lập Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng.Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành củaAgribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theochủ trương của Đảng, Chính phủ Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trởthành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực
Năm 2009, Agribank chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngânhàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking,VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trongviệc phối hợp thu ngân sách; phát hành được trên 4 triệu thẻ các loại Và được trao tặngcác bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT,TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂNBỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếphạng của VNR500 Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷđồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nềnkinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷđồng
2.1.2 Sự hình thành và phát triển NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Phòng giao dịch Nguyễn Trãi
Trang 4Bưởi-NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Bưởi được thành lập ngày 11/11/1997 theo quyếtđịnh số 136/QĐ Ngân hàng nông nghiệp của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệpViệt Nam ngày 15/4/1997.
Chi nhánh NHNo & PTNT Mạc Thị Bưởi là một đại diện pháp nhân có con dấu riêng, cóbảng cân đối kế toán, hạch toán kinh tế nội bộ, hoạt động theo điều lệ và quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam Đây là chi nhánh loại một trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
Trụ sở đặt tại: 28-30-32 Mạc Thị Bưởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố HồChí Minh
Thành lập được 14 năm Chi nhánh Mạc Thị Bưởi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụcủa mình với số lượng khách hàng ngày càng đông và dư nợ ổn định Chi nhánh đượcNHNo&PTNT Việt Nam đánh giá là hoạt động có hiệu quả và được biểu dương là một
trong những lá cờ đầu của hệ thống NHNo Việt Nam
Thành lập theo quyết định số 439/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội Đồng QuảnTrị NHNo&PTNT Việt Nam “ V/v Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của phòng giao
dịch trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam “.
Tên gọi : Phòng giao dịch Nguyễn Trãi.
Ngày thành lập : 17/03/2006.
Trụ sở tại : 139G Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Đếnnăm 2008 trụ sở đổi thành 28 Trần Hưng Đạo, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HồChí Minh
Phòng giao dịch Nguyễn Trãi có con dấu riêng, hạch toán báo sổ, được tổ chức thựchiện theo quy chế về tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 836/QĐ/NHNo-MTB-HCTC ngày 14/07/2006 trực thuộc Chi nhánh Mạc Thị Bưởi
2.1.3 Tổ chức nhân sự tại NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Bưởi-Phòng giao dịch Nguyễn Trãi
Trang 5Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trong đó:
Tổ Kế toán – Ngân quỹ có nhiệm vụ:
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT ViệtNam
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáotheo quy định
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theoquy dịnh của NHNo&PTNT Việt Nam
- Chấp hành các chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc phòng giao dịch giao
Tổ Tín dụng có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng đã được phê duyệt cấp tín dụng, thựchiện các thủ tục theo phê duyệt và theo quy trình nghiệp vụ
- Trình giải ngân cho khách hàng trong hạn mức được duyệt
- Tạo lập và theo dõi khoản vay của khách hàng
- Quản lý thông tin, hồ sơ tín dụng của khách hàng
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuấthướng khắc phục
Giám đốc
Phó Giám Đốc
Tổ tín dụng Tổ kế toán-Ngân quỹ
Trang 6- Thực hiện thủ tục công chứng và đăng kí tài sản đảm bảo trong thời gian tài sảnđược đảm bảo tại Agribank.
2.1.4 Các hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Bưởi – Phòng giao dịch Nguyễn Trãi
2.1.4.1 Nghiệp vụ huy động vốn
Huy động vốn luôn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanhcủa ngân hàng Nguồn vốn quản lý và huy động được hình thành do huy động từ:
- Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) của các doanh nghiệp, các tổ chứckinh tế và cá nhân
- Tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư
- Vốn huy động trong khâu thanh toán không cần tiền mặt
2.1.4.2 Nghiệp vụ cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các
tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với hộ sản xuấtkinh doanh, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên
2.1.4.3 Nghiệp vụ trung gian
Thực hiện nghiệp vụ này nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và tạo ra cho ngânhàng những nguồn thu dưới hình thức hoa hồng, lệ phí…Dịch vụ này chủ yếu là dịch vụthanh toán gồm chi trả lương, chuyển tiền, thu hộ séc du lịch, dịch vụ cung cấp thẻ tíndụng, thẻ thanh toán, thẻ ATM, thu bảo hiểm Prudential, thu cước Mobile Phone, thu tiềnđiện, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union
2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của Phòng giao dịch Nguyễn Trãi
2.1.5.1 Thuận lợi
Phòng giao dịch Nguyễn Trãi là đơn vị trực thuộc chi nhánh Mạc Thị Bưởi, một chinhánh hoạt động có hiệu quả và uy tín trong 14 năm qua (thành lập ngày 15/04/1997) Phòng giao dịch Nguyễn Trãi đã không ngừng thu hút khách hàng và được khách hàng
Trang 7tin tưởng, vì thế ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân đến thiết lập mối quan hệ với ngânhàng.
Phòng giao dịch đặt gần khu chợ Bến Thành quận 1 Tp.HCM là khu vực năng động,trung tâm tài chính thành phố, nơi thu hút đông đảo mọi thành phần kinh tế và dân cư, tạođiều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc tiếp cận và mở rộng quan hệ giao dịch vớikhách hàng
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình trong công việc, có trình độ chuyênmôn và năng lực ngày càng được nâng cao
Với hệ thống sản phẩm phong phú, đa dạng và luôn được điều chỉnh kịp thời nhằmphù hợp với xu thế phát triển đã mang lại giá trị và sự thỏa mãn cho khách hàng
Công nghệ thông tin ngân hàng, hệ thống nối mạng nội bộ được sử dụng rộng rãitrong hệ thống ngân hàng làm cho công tác quản lý, điều chỉnh trở nên nhanh chóng, hiệnđại góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo sự an tâm, tin cậy nơi khách hàng
2.1.5.2 Khó khăn
Phường Phạm Ngũ Lão quận 1 là nơi tập trung đông đảo các ngân hàng vốn đã cóquá trình phát triển lâu dài, cơ sở vật chất hoàn thiện, đã tạo được uy tín trên thị trườngtiền tệ Điều này đã tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng để thu hútkhách hàng Do đó, NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Bưởi-phòng giao dịch NguyễnTrãi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và khẳng định mình
Khách hàng chủ yếu của Phòng giao dịch Nguyễn Trãi là cá nhân và hộ gia đình.Ngân hàng gặp nhiều khó khăn để tìm kiếm và thiết lập quan hệ với các doanh nghiệpvốn đã quan hệ lâu dài với các ngân hàng khác
Lãi suất ngân hàng biến động, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng biến động mạnh gây nhiềukhó khăn cho việc kinh doanh của ngân hàng
Tổ chức nhân sự của phòng còn chưa đầy đủ, các phòng ban còn thiếu, số lượng cán
bộ công nhân viên ít nhưng phải đảm đương nhiều việc
2.2 Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Bưởi - phòng giao dịch Nguyễn Trãi
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Trang 8NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi luôn xác định chức năng củaNHTM là đi vay để cho vay, vì thế PGD Nguyễn Trãi luôn coi trọng công tác huy độngvốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của mình Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn
mà chủ yếu là nguồn vốn huy động trên địa bàn, bằng các hình thức huy động phong phúphù hợp với mọi tầng lớp dân cư, mở rộng mạng lưới huy động, đổi mới phong cách làmviệc, tạo uy tín và sự tin cậy của khách hàng
PGD Nguyễn Trãi được đặt gẩn khu chợ Bến Thành-trung tâm của thành phố, nơingười dân có thu nhập ổn định, mức sống cao, có tiền nhàn rỗi Mặt khác ở nước ta trongnhững năm gần đây đồng tiền khá ổn định, lạm phát ở mức thấp là nguyên nhân cơ bảngóp phần vào sự thành công của kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT CN Mạc ThịBưởi-PGD Nguyễn Trãi, năm sau cao hơn năm trước, tạo lập được nguồn vốn ổn địnhphục vụ cho quá trình tái đầu tư nền kinh tế trên địa bàn Nhờ làm tốt công tác huy độngvốn nên những năm vừa qua PGD Nguyễn Trãi luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạtđộng kinh doanh của mình Kết quả huy động vốn những năm gần đây như sau:
Bảng 2.1 – Tình hình nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi
Trang 90 50 100 150 200 250 300
Tính đến cuối năm 2008 ngân hàng huy động được 184 tỷ đồng
Sang đến năm 2009 nguồn vốn huy động là 202,08 tỷ đồng, tăng 9,83% so với năm
2008, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 18,08 tỷ đồng Tuy năm 2008 xảy ra cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng theo đánh giá của Chính phủ và Ngân hàng Nhànước thì hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có mối liên hệ trực tiếp với thị trường tàichính thế giới nên mức độ ảnh hưởng không lớn Bên cạnh đó, hệ thống NHNo&PTNTViệt Nam với thực lực về thanh khoản và sức mạnh tài chính đã đưa ra các sản phẩm dịch
vụ tiện ích và hiện đại góp phần làm cho CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi có nguồnvốn huy động tốt
Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động của phòng giao dịch là256,4 tỷ đồng, tăng 54,32 tỷ đồng so với năm 2009, mức tăng là 26,88%
Có được kết quả về huy động vốn trong những năm vừa qua là do ngân hàng đã xácđịnh được tầm quan trọng của vốn huy động, ngân hàng đã tổ chức, triển khai thêm nhiềubiện pháp huy động vốn như: huy động tiết kiệm bảo đảm giá trị theo vàng, xây dựng
Trang 10thành công chương trình kết nối Agribank với công ty chứng khoán, đặc biệt trở thànhngân hàng hàng đầu trong việc phát triển các sản phẩm Mobile Banking Bên cạnh đóngân hàng còn tuyên truyền, quảng cáo để người dân biết, trưng bày các biển quảng cáo ởtrụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, ở một số tuyến đường tập trungđông dân cư, vận động mọi người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo điều kiện cho mọi côngdân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua ngân hàng, cán
bộ công nhân viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Có thể nói trong 3 năm gần đây, nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi có sựtăng trưởng khá Dù sự tăng trưởng nguồn vốn chưa phản ánh được bản chất hoạt độngkinh doanh của phòng giao dịch là tốt hay xấu nhưng điều đó cho thấy rằng hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng diễn ra khá tốt trong điều kiện phải cạnh tranh với nhữngngân hàng khác trên địa bàn Phòng giao dịch Nguyễn Trãi đã và đang xâm nhập tốt vàngày càng có uy tín hơn với khách hàng, tạo đà cho từng bước phát triển trong hoạt độngkhai thác nguồn vốn, mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, PGD Nguyễn Trãi cũng coi trọngcông tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Mặtkhác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huyđộng vốn
Mức dư nợ cao hay thấp đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng Nếunguồn vốn huy động tăng sẽ tạo điều kiện cho mức dư nợ gia tăng và ngược lại Bất cứmột ngân hàng nào cũng vậy, muốn hoạt động tốt không chỉ cần nâng cao nguồn vốn huyđộng mà còn phải nâng cao mức dư nợ PGD Nguyễn Trãi cũng như các ngân hàng khác,luôn mở rộng hoạt động tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế, tuy nhiên PGD vẫn lấy
“an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng” làm mục tiêu hoạt động Tình hìnhhoạt động tín dụng tại PGD Nguyễn Trãi qua các năm gần đây như sau:
Trang 11Bảng 2.2 – Tình hình dư nợ tại PGD Nguyễn Trãi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Biểu đồ 2.2 – Dư nợ của PGD Nguyễn Trãi qua các năm Nhận xét:
Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy số dư tín dụng của PGD Nguyễn Trãi có sự tăngnhẹ qua các năm, sự tăng trưởng này chủ yếu là do nguồn vốn huy động qua các nămtăng Nếu năm 2008 tổng dư nợ là 97,6 tỷ đồng thì đến năm 2009 con số này đạt 109,5 tỷđồng, tăng 11,9 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 12,2% Đây là mứctăng trưởng tín dụng không cao Nguyên nhân của sự việc này là do năm 2008 tình hìnhtài chính biến động mạnh, lãi suất huy động bị đẩy lên khá cao vì thế ngân hàng cũngphải tăng lãi suất cho vay, mà lãi suất cho vay cao làm cho doanh nghiệp khó khăn trongviệc vay vốn Về phía ngân hàng, họ cũng cẩn trọng hơn việc giải ngân trong thời giannày vì khả năng hoàn trả của doanh nghiệp bị giảm sút, gây khó khăn cho ngân hàngtrong việc thu hồi các khoản nợ, làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng Do đó PGD
Trang 12Nguyễn Trãi trong thời gian này chủ yếu chỉ quan hệ tín dụng đối với những khách hàng
cũ thân thiết, được tín nhiệm, có phương án sản xuất kinh doanh tốt và có uy tín trongviệc thanh toán các khoản nợ với ngân hàng Và hình thức cho vay chủ yếu là cho vaytheo hạn mức tín dụng vì loại hình cho vay này có kỳ hạn ngắn làm hạn chế phần nào rủi
ro tín dụng, mặt khác giúp PGD tăng nhanh vòng quay vốn, góp phần nâng cao lợi nhuậncho ngân hàng
Tính đến 31/12/2010 thì tổng dư nợ của PGD là 163,3 tỷ đồng, tăng 53,8 tỷ đồng sovới năm 2009, ứng với tốc độ tăng 49% Ta thấy mức tăng trưởng dư nợ của năm 2010 sovới năm 2009 cao hơn mức tăng trưởng dư nợ của năm 2009 so với năm 2008 là do cùngvới cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của
hệ thống, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào, cả lãi suất huy động và cho vaydồn dập giảm Mặt khác PGD Nguyễn Trãi mở rộng các chính sách về tín dụng, tăngcường các khoản tín dụng trung và dài hạn, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng sau khủnghoảng, vừa để tăng trưởng về hoạt động tín dụng, vừa khuyến khích các khách hàng tiếpcận nguồn vốn từ ngân hàng để từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
2.2.3 Kết quả kinh doanh
Cuối niên độ kế toán mỗi năm, tổ kế toán của PGD Nguyễn Trãi lập Báo cáo Thunhập và Chi phí cho ngân hàng
Tình hình thu nhập và chi phí của PGD Nguyễn Trãi trong ba năm 2008, 2009 và
2010 vừa qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3 – Báo cáo thu nhập và chi phí PGD Nguyễn Trãi
Trang 13III Thu nhập từ lãi (I – II) 1.989 2.168 2.892
IV Thu nhập ròng từ hoạt
V Tổng thu nhập từ hoạt
(Nguồn: Tổ kế toán – Phòng giao dịch Nguyễn Trãi)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy:
Khoản thu từ lãi năm 2008 đạt 22.728 triệu đồng, sang đến năm 2009 con số nàychỉ đạt 19.391 triệu đồng, tương đương tỉ lệ giảm 17,2% Khoản thu từ lãi năm 2009giảm xuống là do sự giảm sút của hai khoản mục thành phần, cụ thể là:
Năm 2008 khoản thu từ lãi cho vay là 18.202 triệu đồng, trong khi năm 2009 khoảnthu này chỉ là 15.464 triệu đồng, giảm 2.738 triệu đồng so với năm 2008 Nguyên nhâncủa sự sụt giảm này là do sự chênh lệch lãi suất cho vay của hai năm quá lớn Năm 2008lạm phát tăng cao, các ngân hàng đồng loạt nâng lãi suất huy động để thu hút khách hàng,điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng cũng phải tăng lãi suất cho vay nhằm có đượcmức chênh lệch lãi ròng hợp lý
Khoản thu lãi khác của PGD Nguyễn Trãi năm 2009 cũng giảm đi so với năm 2008,
từ 4.526 triệu đồng năm 2008 giảm xuống còn 3.927 triệu đồng năm 2009, ứng với tỷ lệgiảm 15,3%
Đến năm 2010 thì khoản thu từ lãi tăng lên là 33.330 triệu đồng, mức tăng 13.939triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 71,88% so với năm 2009 Sự tăng trưởng này là do tất
Trang 14cả các khoản mục trong khoản thu từ lãi của năm 2010 tăng so với năm 2009 Nguyênnhân của sự gia tăng này là do nền kinh tế đã ổn định trở lại và PGD đã có sự huy độngvốn tốt, tạo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.
Về khoản chi trả lãi: năm 2009 PGD chỉ phải chi trả lãi 17.223 triệu đồng, giảm3.516 triệu đồng so với năm 2008, ứng với tỷ lệ giảm 20,4% Nguyên nhân của việc này
là do trong năm 2009 lạm phát hạ nhiệt, gánh nặng về lãi suất huy động của PGD giảm đirất nhiều so với năm 2008 Nếu như trong năm 2008 lãi suất bình quân PGD phải trả là19%/năm cho nguồn vốn huy động thì sang năm 2009 lãi suất bình quân phải trả chỉ là11,5%/năm
Tuy khoản thu từ lãi và khoản chi trả lãi của PGD Nguyễn Trãi đều giảm đi từ năm
2008 sang năm 2009 nhưng tốc độ giảm của khoản thu từ lãi (14,68%) nhỏ hơn tốc độgiảm của khoản chi từ lãi (16,95%), vì vậy PGD vẫn có thu nhập từ lãi năm 2009 (2.168triệu đồng) cao hơn thu nhập từ lãi năm 2008 (1.989 triệu đồng)
Sang năm 2010 thì mức chi trả lãi mà PGD Nguyễn Trãi phải chi là 30.438 triệuđồng, tăng 13.215 triệu đồng so với năm 2009, ứng với tỷ lệ tăng 76,73% Điều này chothấy năm 2010 ngân hàng đã huy động một lượng lớn tiền gửi so với năm 2009 vì thế chitrả lãi tiền gửi năm 2010 tăng lên 66,26% với mức tăng 8,902 triệu đồng Thu nhập từ lãinăm 2010 là 2,892 triệu đồng, tăng 724 triệu đồng so với năm 2009
Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ tăng cao qua ba năm Năm 2008 khoản thu này
là 145 triệu đồng trong khi năm 2009 con số này là 160 triệu đồng, tăng 10,34% so vớinăm 2008 Đến năm 2010 thì khoản thu nhập này đạt 264 triệu đồng, tăng 104 triệu đồng
so với năm 2009, ứng với tốc độ tăng 65% Sự gia tăng từ khoản thu hoạt động dịch vụnày cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Chi cho hoạt động quản lý: do một số nguyên nhân phát sinh mà năm 2009 PGDNguyễn Trãi chi cho khoản mục này (2.128 triệu đồng) cao hơn khoản chi cho hơn hoạtđộng quản lý năm 2008 (1959 triệu đồng) Đến năm 2010 thì khoản chi này giảm còn2.078 triệu đồng, tiết kiệm được 50 triệu đồng so với năm 2009
Trang 15 Cuối cùng, tổng thu nhập trước thuế mà PGD Nguyễn Trãi đạt được tại thời điểmcuối năm 2010 là 1.078 triệu đồng, tăng rất nhiều so với năm 2009 (200 triệu đồng) vớimức tăng 878 triệu đồng.
2.3 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Mạc Thị Bưởi
- phòng giao dịch Nguyễn Trãi
Tất cả các NHTM để đi vào hoạt động phải cần có vốn Nguồn vốn tự có tuy rấtquan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất, tạo
uy tín với khách hàng Do đó hoạt động huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) trong mỗingân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ tài sản có và các dịch vụ kháchình thành nên định hướng hoạt động chung của ngân hàng Huy động vốn là cơ sở, tạocho ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhuận
Nhận thức được điều này NHNo&PTNT CN Mạc Thị Bưởi-PGD Nguyễn Trãi đãtập trung mọi nỗ lực coi việc huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nên trongnhững năm gần đây vốn huy động của ngân hàng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.Toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã có những cố gắng vượt bậc để thựchiện mục tiêu trên Nguồn vốn huy động được dồi dào không những đáp ứng được nhucầu ở PGD mà còn được điều chuyển về Hội sở chính, góp phần điều hòa vốn chungtrong toàn hệ thống Đội ngũ nhân viên ngân hàng với trình độ chuyên môn cao, phươngpháp làm việc hiện đại, khoa học đã góp phần làm giảm chi phí huy động, đồng thời huyđộng được vốn nhiều nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn được đánh giá là có
độ an toàn cao Đây là kết quả của việc đa dạng hóa các hình thức huy động, linh hoạt vềlãi suất, hình thức trả lãi, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng Ngân hàng luôntích cực tìm kiếm nguồn vốn có chất lượng để phục vụ cho mục đích kinh doanh củamình
2.3.1 Tình hình huy động vốn tại PGD Nguyễn Trãi
Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi đã đạt đượcnhững kết quả tốt Nguồn vốn của ngân hàng luôn dồi dào, năm nào cũng hoàn thànhvượt mức kế hoạch đặt ra Ta có thể thấy qua bảng sau:
Trang 16Bảng 2.4 – Khối lượng vốn huy động theo kế hoạch
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Nguồn vốn huy
động theo kế hoạch
Nguồn vốn thực tếhuy động được
Mức chênh lệchTuyệt đối Tương đối
Năm 2009 thì nguồn vốn huy động theo kế hoạch là 195 tỷ đồng và ngân hàng cũng
đã huy động vượt chỉ tiêu đề ra với số vốn là 202,08 tỷ đồng, tăng nhẹ so với kế hoạch là7,08 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 3,63% Nhưng nhìn chung thì nguồn vốn thực tế năm
2009 tăng trưởng khá mạnh so với nguồn vốn thực tế năm 2008
Trong năm 2010 ngân hàng đã huy động được 256,4 tỷ đồng, vượt 16,55% kế hoạchđặt ra với chỉ tiêu huy động là 220 tỷ đồng
Tóm lại qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của PGD năm nào cũng cao hơn
so với kế hoạch đặt ra Tuy nguồn huy động thực tế vượt chỉ tiêu đề ra không nhiềunhưng nó chính là tiền đề để ngân hàng tiếp tục phát huy trong năm 2011 và những nămtiếp theo
2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động tín dụng và chi phíhuy động của các NHTM Chính vì vậy việc phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động là cần
Trang 17thiết để thấy được những thành quả đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế trongcông tác huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi.
Cơ cấu nguồn huy động được thể hiện ở mặt: cơ cấu theo loại tiền và cơ cấu theo kìhạn
2.3.2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Hoạt động huy động vốn của PGD Nguyễn Trãi theo loại tiền chủ yếu là: tiền gửibằng VND, ngoại tệ ( như USD, EUR) và tiền gửi bằng vàng
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị tính: tỷ đồngChỉ tiêu
trọng Số dư
Tỷtrọng Số dư
Tỷtrọng
19,6 59,4
115
22,08 65
119
42,4 95
Trang 18Biểu đồ 2.3 – Nguồn vốn huy động theo loại tiền của PGD Nguyễn Trãi
Năm 2010 vốn huy động nội tệ đạt 119 tỷ đồng, cao hơn năm 2009 là 4 tỷ đồngnhưng tỷ trọng chỉ chiếm 46,4% trong tổng vốn huy động Nguyên nhân là do tổng nguồnvốn năm 2010 so với năm 2009 tăng nhiều mà nguồn nội tệ tăng ít dẫn đến tỷ trọngnguồn nội tệ năm 2010 thấp hơn năm 2009 Tỷ lệ tăng nguồn vốn huy động bằng nội tệcủa năm 2010 so với năm 2009 là 3,5%
Tổng quát, vốn bằng nội tệ của PGD qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất trongtổng vốn huy động (năm 2008, 2009, 2010 khoản mục này chiếm tỷ lệ lần lượt là 57%,56,9% và 46,4%) Hơn nữa xét về số dư hay về mức chênh lệch tương đối của khoản mụcnày ta đều thấy chúng tăng lên qua mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước Điều nàychứng tỏ vốn nội tệ là nguồn vốn chủ lực trong tổng vốn huy động của PGD NguyễnTrãi
Nguồn ngoại tệ:
Vốn huy động bằng ngoại tệ của PGD cũng có sự tăng trưởng qua mỗi năm Cụ thể
là trong ba năm vừa qua, số dư huy động ngoại tệ lần lượt là 19,6 tỷ đồng, 22,08 tỷ đồng
và 42,4 tỷ đồng Từ năm 2008 sang năm 2009 tỷ trọng tăng từ 10,7% lên 10,84%, và đếnnăm 2010 tỷ trọng đạt 16,6% Điều này chứng tỏ PGD đã có sự quan tâm hơn đến nguồnvốn huy động bằng ngoại tệ, đặc biệt là USD Nguồn vốn huy động bằng USD tại PGDchủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp nhằmphục vụ cho hoạt động kinh doanh…Vì vậy mục tiêu sắp tới của PGD Nguyễn Trãi làphát triển các giải pháp tiếp cận các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tiếp thị các nguồn vốn
Trang 19huy động ngoại tệ với khách hàng nước ngoài nhằm gia tăng nguồn vốn huy động ngoại
tệ cho ngân hàng, song song với việc tiếp tục gia tăng nguồn vốn huy động bằng nội tệ
Nguồn vàng:
Vốn huy động bằng vàng của ngân hàng qua các năm cũng góp vai trò khá lớn trongtổng nguồn vốn huy động Xét về tuyệt đối, số dư của khoản mục này đều có sự tăng lênqua mỗi năm, năm 2008 đạt 59,4 tỷ đồng, năm 2009 là 65 tỷ đồng và tăng mạnh lên 95 tỷđồng ở năm 2010
Do năm 2009 nguồn vàng huy động được tăng không nhiều so với năm 2008 (tăng5,6 tỷ đồng) nên tỷ trọng qua hai năm hầu như không thay đổi
Số dư của khoản mục này năm 2010 có sự tăng lên rõ rệt so với năm 2009 dẫn đến
tỷ trọng của nguồn này cũng tăng theo, cụ thể số dư tăng từ 65 tỷ đồng năm 2009 lên 95
tỷ đồng năm 2010, tỷ trọng tăng từ 32% lên 37%, tỷ lệ chênh lệch nguồn cũng khá lớn là46,2% Do đó ngân hàng cũng nên xem xét việc phát huy các giải pháp nhằm tăng nguồnvốn huy động bằng vàng
Xét tổng quan, tổng nguồn vốn huy động của PGD Nguyễn Trãi đều tăng qua cácnăm, nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước Tính riêng năm 2010, nguồn vốnhuy động tăng so với năm 2009 là 54,32 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,9%, trong đó tỷ lệhuy động vốn từ ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 92%, tương đương với tăng20,32 tỷ đồng Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động huy động vốn của PGD NguyễnTrãi, nhất là hoạt động huy động vốn bằng USD
2.3.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Mỗi ngân hàng thương mại đều đưa ra các loại kỳ hạn khi nhận tiền gửi cũng nhưkhi đi vay mượn, trong khi đó nhu cầu vay của khách hàng cũng rất đa dạng, có thể làngắn hạn, trung hạn hay dài hạn Kỳ hạn càng ngắn thì lãi suất càng thấp, do vậy cácnguồn vốn có kỳ hạn ngắn luôn có ưu thế về chi phí đối với ngân hàng mặc dù chúng cónhược điểm là kém ổn định
Do đó, phân tích cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn có ý nghĩa rất quan trọngđối với bản thân các ngân hàng trong việc đối phó với rủi ro thanh khoản và