THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀIGÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH TÂY NINH 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2.1.1 Tóm lượt quá trình hình thành và phát triể
Trang 1THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH TÂY NINH
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2.1.1 Tóm lượt quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất 4 Tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh:Ngân hàng phát triển kinh tế quận Gò Vấp và 3 hợp tác xã tín dụng Thành Công,Tân Bình, Lữ Gia với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng Qua hơn 20 năm hoạtđộng và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng 9.179 tỷ đồng
và được xem là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam với 366điểm giao dịch, trong đó có 67 Chi nhánh/Sở Giao dịch, 295 Phòng giao dịch và 01tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia (tính đến thời điểm 31/12/2010)
Ngày 12/7/2006 Sacombank là Ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổphiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (nay là Sở Giao dịch Chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh), đây là một sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩacho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề cho việc niêmyết cổ phiếu của các NHTMCP khác Đến năm 2008, Sacombank cũng là Ngânhàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động theo mô hình Tậpđoàn tài chính tư nhân với 5 công ty trực thuộc và 5 công ty liên kết
Với việc khai trương Chi nhánh Lào vào năm 2008, Chi nhánh Campuchianăm 2009, Sacombank trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập chi nhánhtại nước ngoài Đây được xem là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lướicủa Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tàichính của khu vực Đông Dương
Trang 2 Sacombank cũng nhận được rất nhiều bằng khen và giải thưởng có uy tín:
• “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2009”
do Global Finance bình chọn
• “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Financebình chọn
• “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do Asset bình chọn
• “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn
• “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn
• “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn
• “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asia Banking & Financebình chọn
• “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” doGlobal Finance bình chọn
• Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàngNhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 4 trong ngành Tài chính Ngân hàng tại ViệtNam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007
• Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 2008 vì có những đóng góp tích cực vàocác hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế
• Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong tràothi đua ngành Ngân hàng trong năm 2007
• Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốtcác năm qua
Giới thiệu về Sacombank
• Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒNTHƯƠNG TÍN
Trang 3• Tên giao dịch quốc tế: SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT
STOCK BANK
• Tên viết tắt: SACOMBANK
• Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
• Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.HCM
• Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam
• Giấy phép CNĐKKD: Số 059002 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp
• Tài khoản: Số 4531.00.804 tại NHNN Chi nhánh TP.HCM
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá
- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật
- Làm dịch vụ thanh toán giữa khách hàng
Trang 4- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế
- Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác
- Hoạt động bao thanh toán
2.1.2 Quá trình tăng vốn điều lệ của Sacombank
Bảng 2.1: Vốn điều lệ của Sacombank qua các năm
Nguồn: Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2010)
2.1.3 Cơ cấu sở hữu
Trang 5Bảng 2.2: Cơ cấu cổ đông của Sacombank tính đến ngày 22/10/2010
Nguồn: Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2010)
Trang 62.1.4 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Nguồn: Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2010)
Trang 72.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
- chi nhánh Tây Ninh
Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tây Ninhđược thành lập vào ngày 21/5/2003, là Ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tiêntrên địa bàn tỉnh Tây Ninh Mạng lưới hoạt động của Sacombank Tây Ninh hiện cóchi nhánh tỉnh cùng 5 phòng giao dịch tại các huyện Tân Châu, Hòa Thành, GòDầu, Trãng Bàng và Tân Biên với tổng số 105 cán bộ nhân viên Hoạt động gần 8năm trên địa bàn tỉnh, Sacombank tự hào là Ngân hàng thương mại Cổ phần đầutiên mang nguồn vốn tín dụng về cho bà con nông dân, đáp ứng nhu cầu phát triểnnông nghiệp, hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ ở những vùng xa Tổng sốkhách hàng vay vốn đạt 12.706 người, đây là hệ khách hàng hiện hữu luôn đượcchăm sóc chu đáo từ doanh nghiệp lớn đến từng cá nhân vay vốn vài triệu đồngphục vụ nhu cầu tiêu dùng của bản thân Sacombank là Ngân hàng đứng thứ batrên địa bàn Tây Ninh về huy động với 15% thị phần vốn
Với nhiều loại hình sản phẩm chuyển tiền nhanh, chất lượng dịch vụ đảmbảo, các điểm giao dịch của Sacombank Tây Ninh phục vụ bình quân 600 lượtkhách/ngày với doanh số lưu thông đạt 40.000 triệu đồng Dịch vụ thanh toán, đápứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn cũngnhư tư vấn tài chính du học, chuyển tiền ra nước ngoài là một trong những điểmmạnh của Sacombank Tây Ninh
Chương trình phát triển hệ khách hàng giao dịch qua Campuchia luôn đượcSacombank Tây Ninh quan tâm Với lợi thế địa hình sát biên giới với nước bạn, cóchi nhánh Campuchia trực thuộc trong hệ thống cũng như thị trường nông sản khá
Trang 8lớn, đầy tiềm năng, Sacombank đã và đang phục vụ các doanh nghiệp Việt Namcũng như Campuchia giao thương ngày càng nhiều qua hệ thống Ngân hàng củamình.
Các thành tích và hoạt động xã hội
• Năm 2004 tới nay thực hiện chương trình “Sacombank ươm mầm cho nhữngước mơ” tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh với 40 suất học bổng/1 năm trịgiá 1 triệu đồng/suất
• Năm 2009 tới nay, chi nhánh kết hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh Tây Ninh tổchức giải việt dã “Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”
• Trong năm 2010, chi nhánh đã đóng góp 100 triệu đồng cho chương trình “Xâydựng nhà đại đoàn kết” do UBND và UBMTTQ tỉnh Tây Ninh phát động
• Chi nhánh xuất sắc 2006, 2007, 2008 trong hệ thống 67 chi nhánh trên toànquốc
Giới thiệu về Sacombank – chi nhánh Tây Ninh
TÂY NINH
• Địa chỉ: 149 G đường 30/4, khu phố 1, phường I, Thị xã Tây Ninh
2.2.2 Bộ máy tổ chức và quản lý của Sacombank Tây Ninh
Trang 9BAN GIÁM ĐỐC
Phòng doanh nghiệpPhòng cá nhân Phòng hỗ trợ kinh doanh Phòng kế toán và quỹ Phòng hành chánh
Sơ đồ
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức và quản lý của Sacombank Tây Ninh
Nguồn: Phòng hành chánh Sacombank Tây Ninh
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban Giám đốc
• Giám đốc: Là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc về kếtquả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Giám đốc Chi nhánh là chức danhthuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Hội đồng Quản trị Ngân hàng.Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh theo sự ủy quyền củatổng giám đốc và được phép ủy quyền lại một phần nhiệm vụ, quyền hạn củamình cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm vềkết quả thực hiện do người ủy quyền thực hiện
• Phó giám đốc: Có chức năng giúp Giám đốc điều hành hoạt động của Chinhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc Chức danh này thuộc thẩm quyền bổnhiệm, bãi nhiệm của Tổng Giám đốc
Phòng doanh nghiệp: Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm, tiếp
thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp Hướng dẫnkhách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ Xây dựng kế hoạch hoạt động của chinhánh Đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường sựcạnh tranh và phát triển thị phần
Trang 10 Phòng cá nhân: Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm, tiếp thị và
quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng cá nhân Hướng dẫn khách hàng sửdụng sản phẩm dịch vụ Xây dựng kế hoạch hoạt động của chi nhánh Đề xuấtcho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường sự cạnh tranh vàphát triển thị phần
Phòng hỗ trợ kinh doanh:
• Bộ phận xử lý giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và cácloại tiền gửi có liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm
• Bộ phận quản lý tín dụng: Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý
nợ, lưu trữ các giấy tờ liên quan đến hợp đồng tín dụng, thông báo nhắc nợ chocác phòng ban có liên quan
• Bộ phận thanh toán quốc tế: Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, xử lý giaodịch chuyển tiền quốc tế, các chức năng khác liên quan đến thanh toán quốc tế
Phòng kế toán và quỹ:
• Bộ phận kế toán: Quản lý công tác kế toán của chi nhánh
• Bộ phận quỹ: Thu, chi, xuất nhập, bốc xếp, vận chuyển và bảo quản tiền mặt,tài sản quý, giấy tờ có giá, phân loại, đóng bó tiền theo quy định
Phòng hành chánh: Quản lý công tác hành chánh, quản lý công tác nhân sự và
Trang 11vừa phát huy các nghiệp vụ cổ truyền của Ngân hàng, đồng thời mở rộng cácnghiệp vụ mới Trong những năm qua tình trạng lạm phát kéo dài đã tác động rấtlớn đến nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn,Nhà nước liên tục đưa ra các chính sách như ấn định mức lãi suất tiền gửi, tăng tỷ
lệ dự trữ bắt buộc để điều chỉnh khối lượng tiền trong lưu thông Những thay đổi
đó đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng trong đó
có Sacombank Tây Ninh Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạoNgân hàng và sự nỗ lực của tập thể nhân viên trong Ngân hàng đưa Ngân hàngvượt qua những khó khăn trước mắt, quy mô và kết quả kinh doanh của Ngân hàngngày càng được nâng cao, lợi nhuận tăng qua các năm Lợi nhuận gia tăng là mộtminh chứng cho việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả được thể hiện quabảng 2.3:
Bảng 2.3: Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Tây
Ninh năm 2008, 2009 và 2010
Trang 12Nguồn: Phòng kế toán của Sacombank Tây Ninh
Theo bảng 2.3 thì kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm được biểu diễntheo sơ đồ 2.3 như sau:
Sơ đồ 2.3: Kết quả kinh doanh của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010
Trang 13được mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng cần biện pháp tăng thu nhập và quản lý chiphí hợp lý
Thu nhập của NHTM bao gồm: Thu từ lãi và thu không phải từ lãi Đối vớiNgân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thu nhập bao gồm: Thu từ lãi và thu ngoàilãi như thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu phí dịch vụ thanh toán, thu phí dịch vụ ngânquỹ
Qua bảng số liệu ta thấy khoản mục thu nhập của Ngân hàng đều tăng quacác năm Năm 2009 đạt 117.390 triệu đồng, tăng nhẹ 4.649 triệu đồng tươngđương 4% so với năm 2008 Đến năm 2010 thu nhập tăng 43.068 triệu đồng đạtmức thu nhập 160.458 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2009 Sau khi vượt quacuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các Ngânhàng thương mại trong năm 2009 có phần ổn định hơn, nền kinh tế đang dần phụchồi, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư, nhu cầu vay vốn tăng, hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng đã khởi sắc trở lại Với đà phát triển đó, hoạt động củaNgân hàng năm 2010 đã đi vào ổn định và tăng trưởng mạnh so với năm 2009.Trong tổng nguồn thu ta thấy Ngân hàng thu chủ yếu từ lãi, năm 2010 thu nhập từlãi chiếm đến 92% trong tổng thu nhập của Ngân hàng Điều đó cho thấy hoạt độngtín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng Mặc dù vậy, cơcấu thu nhập của chi nhánh cũng dần được thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn củamột Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại thể hiện qua việc thu nhập ngoài lãi tăngnhanh qua các năm cụ thể năm 2009 đạt 4.446 triệu đồng tăng 61% so với năm
2008, năm 2010 đạt 3.538 triệu đồng tăng 80% so với năm 2009
Tóm lại, khoản thu nhập từ lãi đóng vai trò quan trọng đối với SacombankTây Ninh và là kết quả tài chính quan trọng được Ngân hàng quan tâm hàng đầu
Trang 142.3.2 Tổng chi phí
Các khoản mục chi phí của Sacombank bao gồm: Chi trả lãi và chi phí ngoàilãi Tổng chi phí năm 2010 là 143.545 triệu đồng tăng 35% so với năm 2009.Trong các khoản mục chi phí thì thì chi trả lãi có quy mô, cơ cấu lớn nhất chiếm từ87% - 88% tương ứng với mức thu nhập từ lãi Thông thường cùng với sự tăng lêncủa thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu hoạt động củaNgân hàng Tuy nhiên khi nhìn vào bảng 2.3 ta dễ dàng nhận ra thu nhập từ lãinăm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng chi phí lại hầu như không tăng đáng kể sovới năm 2008, nếu xét riêng chi phí lãi thì lại giảm 4,3% so với năm 2008 Điềunày không khó giải thích nếu như ta nắm rõ tình hình kinh tế nói chung và tìnhhình Ngân hàng nói riêng trong năm 2008 Đây là năm lãi suất huy động và lãisuất cho vay lên đến mức kỷ lục, lãi suất cho vay trong năm này ghi nhận mức caonhất là 43%/năm và huy động trong dân cư lên đến 20% Do đó mức thu nhập từlãi trong năm 2008 rất cao nhưng chi phí lãi trong năm này cũng cao không kém.Ngoài ra trong năm còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ xấu gia tăng và việc thay đổi chínhsách liên tục nhằm kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước đã làm cho Ngânhàng gánh thêm một khoản chi phí không nhỏ Bước sang năm 2009 lãi suất huyđộng đã ổn định hơn, chính sách tiền tệ cũng dần ổn định, các doanh nghiệp tái đầu
tư sản xuất nên việc chi phí huy động bớt được gánh nặng và phù hợp hơn với thunhập Ngân hàng
Việc thu nhập tăng nhưng chi phí không tăng thậm chí có xu hướng giảm và
ổn định hơn điều này phần nào đã phản ánh được sự phát triển, nỗ lực của Ngânhàng và việc sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả với mức chi phí tínhtoán sao cho thấp nhất
2.3.3 Lợi nhuận
Trang 15Tuy lĩnh vực Ngân hàng có nhiều nghiệp vụ kinh doanh với những đánh giákhác nhau nhưng tựu chung thì chúng cùng thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận.Lợi nhuận mà chi nhánh Tây Ninh đạt được trong 3 năm qua liên tục tăng, lợinhuận năm sau cao hơn năm trước rất nhiều Nếu như năm 2008 ảnh hưởng củakhủng hoảng, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhiều Ngân hàng không đạt mục tiêulợi nhuận đề ra từ đầu năm trong đó có Sacombank Tây Ninh, điều này khiến choSacombamk Tây Ninh thận trọng hơn trong việc xác định mục tiêu lợi nhuận năm
2009, cũng như từ bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn của nền kinh tế Tuy nhiên,năm 2009 lợi nhuận của Ngân hàng đã cải thiện, không những ổn định trở lại màcòn tăng trưởng mạnh so với năm đặc biệt 2008 Cụ thể lợi nhuận năm 2009 là11.275 triệu đồng tăng 65% so với năm 2008 Năm 2010 tốc độ tăng của lợi nhuận
có phần giảm lại nhưng cũng đạt mức lợi nhuận 16.913 triệu đồng tăng 50% so vớinăm 2009 Để có được kết quả này, Sacombank Tây Ninh đã phải nỗ lực rất lớn từBan lãnh đạo đến các nhân viên của chi nhánh cũng như các phòng giao dịch củatỉnh Mặt khác, trong những năm gần đây Ngân hàng đã có nhiều sản phẩm dịch vụmới lạ, sản phẩm tiền gửi với nhiều kỳ hạn, sản phẩm tiết kiệm tích lũy theo số tiềngóp hàng kỳ phù hợp với mỗi cá nhân, sản phẩm cho vay góp chợ Những sảnphẩm này đã góp phần thu hút và giữ chân khách hàng dẫn đến khách hàng giaodịch với Sacombank ngày càng nhiều
Từ tình hình trên cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn tăngđều qua các năm và ổn định.Với những lợi thế của riêng mình, Sacombank TâyNinh đang nỗ lực không ngừng, chính vì vậy hoạt động kinh doanh ngày càngđược nâng cao và phát triển
2.3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sắp tới của Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh
2.3.4.1 Thuận lợi
Trang 16 Là Ngân hàng TMCP đầu tiên có chi nhánh ở Tây Ninh là một điều kiện thuậnlợi để hoạt động Tây Ninh là một tỉnh nông nghiệp khá mạnh và đang đi lên côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh của ngườidân rất lớn, là Ngân hàng TMCP đầu tiên khai phá mảnh đất màu mỡ này nênNgân hàng đã chiếm được thị phần rất lớn ở tỉnh.
Chất lượng đội ngũ, cán bộ công nhân viên đã ngày được củng cố và hoàn thiện
về trình độ tay nghề cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng
Mạng lưới hoạt động phân bổ rộng khắp tỉnh Cùng với Việc tổ chức cácchương trình: Marketing trực tuyến, tài trợ các chương trình thể thao như cuộc thichạy việt dã, học bổng cho học sinh các trường THPT trong tỉnh , các chương trình
từ thiện khác đã tạo điều kiện cho Sacombank nói chung và Sacombank TâyNinh nói riêng thu hút được khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều
Trong nhiều năm qua Sacombank không ngừng phát triển và vươn lên trở thànhmột trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam Điều này tạo niềm tin chokhách hàng của Sacombank Tây Ninh khi đến giao dịch với Ngân hàng
Hiện nay Sacombank đang sử dụng phần mềm Corebanking- T24 trị giá 4 triệuUSD do công ty Têmnos của Thụy Sỹ thực hiện, công nghệ này sẽ tạo điều kiện đểtriển khai sản phẩm dịch vụ hiện đại hơn, tạo sự an toàn chính xác trong giao dịch
Điểm mạnh để đưa Sacombank phát triển mạnh và có lợi thế hơn các đối thủcạnh tranh khác là Sacombank được chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán vàonăm 2006 cũng là Ngân hàng đầu tiên lên sàn chứng khoán
Hoạt động của Sacombank ngày được chuẩn hóa bằng các quy định quy chếban hành dựa trên cơ sở pháp luật chính sách chủ chương của NHNN tạo điều kiệnchuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa cán bộ nhân viên
Hơn 75% cán bộ nhân viên của Sacombank Tây Ninh có trình độ đại học cónhiệt huyết với công việc và năng động Đây là điền kiện khá tốt cho hoạt động củaSacombank trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay
Trang 172.3.4.2 Khó khăn
Cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng tại Tây Ninh ngày một gay gắt Hiệnnay có rất nhiều TCTD có trụ sở hoạt động tại tỉnh Tây Ninh, trong khi điều kiệnkinh tế xã hội của Tây Ninh chưa đáp ứng yêu cầu Mặt khác thu nhập của ngườidân chưa cao và việc giao dịch với Ngân hàng chưa được người dân quan tâm thíchđáng
Hệ thống rút tiền tự động ATM phát triển mạnh nhưng chưa đồng đều ở cáchuyện xa Lãi suất thường xuyên biến động do áp lực cạnh tranh, lạm phát, biếnđộng giá vàng, ngoại tệ
Thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho người dân gặp nhiều khókhăn, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kết quả của các đơn vị vay vốn, một số kháchhàng không trả được nợ vay
2.3.4.3 Định hướng phát triển
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta bị lạm phát với tỷ lệ rất cao.Chính vì vậy để tồn tại và phát triển, đồng thời để nâng cao thế cạnh tranh so vớicác NH trong khu vực thì Sacombank Tây Ninh cần có những chiến lược phát triểnriêng, những định hướng trong những năm sắp tới đây
Tiếp tục mở rộng và hình thành các mối quan hệ liên minh - liên kết - hợp tác,đẩy mạnh hoạt động của các công ty liên doanh và trực thuộc, đồng thời phát huycao nhất tác dụng của mối quan hệ liên minh - liên kết - hợp tác, thu hút ngày càngnhiều các nguồn nhân lực từ bên ngoài Do đó, Sacombank Tây Ninh sẽ hoàn tất
cơ bản kế hoạch mở rộng mạng lưới khắp tỉnh Tây Ninh nhằm đưa sản phẩm, dịch
vụ đến người tiêu dùng Mặt khác Ngân hàng còn tập trung tăng nhanh năng lực tàichính, không ngừng phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường nhằm bổ sung vốn điều
lệ phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động
Tiếp tục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là công tác chămsóc khách hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên và tăng
Trang 18cường trình độ quản lý tập trung Đồng thời nâng cao nghiệp vụ đội ngũ nhân viêntín dụng và thẩm định.
Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, hoàn tất việc triển khai phầnmềm lõi T24 trên toàn hệ thống mạng lưới, giúp tăng cường khả năng quản lý, điềuhành cũng như tạo điều kiện cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảngứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại Qua đó Ngân hàng thực hiện tốt chứcnăng Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
Nghiên cứu, đánh giá thị trường theo ngành, theo mô hình sản xuất kinh doanhtừng địa phương Trên cơ sở đó Sacombank Tây Ninh xây dựng các đề án đề xuấtHội sở đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ vốncho các ngành nghề tiềm năng
Đồng thời Ngân hàng cần phải duy trì, củng cố và mở rộng thị phần đối với sảnphẩm dịch vụ truyền thống; giới thiệu, xâm nhập, mở rộng các sản phẩm ứng dụngcông nghệ cao đa dạng hóa hoạt động của Sacombank Tây Ninh Đẩy mạnh mởrộng thị phần với sự tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, thận trọng nhằm giảmthiểu rủi ro Với các biện pháp: Xây dựng chính sách khách hàng vay vốn theođịnh hướng Ngân hàng bán lẻ, hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng, xâydựng danh mục cho vay, cải tiến, phát triển sản phẩm cho vay phù hợp với từng địabàn, tầng lớp dân cư
Thu hút và trọng dụng nhân tài tại chỗ thông qua việc liên kết với các THPT ởcác địa phương bằng chương trình học bổng Sacombank
Sacombank Tây Ninh cố gắng nâng cao lợi nhuận, duy trì ở mức lợi nhuận trên
10 tỷ trong những năm tiếp theo
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng các giải pháp chủ yếunhư xây dựng chính sách thu hút tiền gửi thanh toán, cải tiến và hoàn thiện các sảnphẩm tiền gửi hiện có
Trang 19 Tiếp tục duy trì và gia tăng tỷ lệ thu nhập phi tín dụng trên tổng thu nhập củaNgân hàng, bao gồm: thu dịch vụ, thu phi tín dụng và thu khác thông qua chấtlượng dịch vụ ngày càng nâng cao.
Tập trung đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lực Xây dựng và pháttriển đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp, gắn bó với Ngân hàng thôngqua chính sách tuyển dụng tiên tiến, đào tạo và tái đào tạo, cùng chính sách đãi ngộthích hợp, mang tính cạnh tranh
2.4 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh
2.4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín - chi nhánh Tây Ninh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóngvai trò hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệuquả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủyếu từ 4 nguồn đó là vốn huy động, vốn tự có, vốn đi vay và vốn khác Riêng đốivới chi nhánh thì có vốn huy động và vốn tự có
Đối với nguồn vốn huy động: Ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đãtrích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời
có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng
Đối với nguồn vốn tự có: Bao gồm tài sản nợ khác và quỹ của Chi nhánh
Để hiểu rõ hơn tình hình của Ngân hàng trong 3 năm qua chúng ta sẽ tiếnhành xem xét cơ cấu nguồn vốn của Samcombank Tây Ninh Cơ cấu nguồn vốncủa Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm cụ thể:
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010
Cơ cấu nguồn vốn năm 2008, 2009, 2010