THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK – CHI NHÁNH TÂN BÌNH

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng vietinbank chi nhánh tân bình (Trang 30)

VIETINBANK – CHI NHÁNH TÂN BÌNH

2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn

Trước tiên chúng ta hãy xem xét tình hình huy động vốn của Ngân hàng Vietinbank- Tân Bình qua các năm trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank- Tân Bình

Đơn vị: tỷ đồng Thời điểm Nguồn 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn huy động 2580.8 3069 4296.6 Biến động nguồn vốn h/động 0 1.2 1.4 % biến động 0 11.8% 14%

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank- chi nhánh Tân Bình) Nhìn vào bảng tổng kết ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của gân hàng tương đối ổn định qua các năm, tuy lượng vốn biến đổi qua các năm không lớn. Do có chính sách và biện pháp huy động cùng với lãi suất huy động hợp lý, nên trong 3 năm từ 2012 – 2014 nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày một tăng.

Hiệu quả của vốn huy động không những phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc khá lớn vào cơ cấu của nguồn vốn huy động được. Nguồn vốn huy động được của Vietinbank – Chi nhánh Tân Bình trong các năm gần đây có sự thay đổi đáng kể cụ thể là

do sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên trong huy động vốn của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ Ngoại tệ của Ngân hàng có kết cấu như sau:

Bảng 2.2: Huy động vốn khách hàng cá nhân căn cứ theo loại tiền

Tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân căn cứ theo loại tiền tại chi nhánh Tân Bình tính đến ngày 31/12/2014 đạt hơn 3818.4 tỷ đồng. Trong đó huy động vốn bằng VND chiếm 93% với hơn 3549 tỷ đồng, bằng ngoại tệ chiếm 7%, đạt 269.4 tỷ đồng.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

2012 2013 2014

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Ngoại tệ 208.2 8.95% 192 7.04% 269.4 7%

VND 2117.7 91.05% 2535.4 92.96% 3549 93%

Tổng cộng 2325.9 100% 2727.4 100% 3818.4 100%

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank- chi nhánh Tân Bình)

Biểu đồ 2.2: Huy động vốn khách hàng cá nhân căn cứ theo loại tiền

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank- chi nhánh Tân Bình)

Do ở Việt Nam, đồng tiền được sử dụng phổ biến là VND nên nguồn vốn huy động chủ yếu là từ loại tiền này, được huy động từ đại đa số khách hàng cá nhân trong địa bàn Chi nhánh hoạt động. Mặt khác, lãi suất khi gửi tiết kiệm bằng VND cao hơn so với các loại ngoại tệ như: USD, JPY, EUR,... và thêm một điều nửa, đồng Việt Nam có tính ổn định cao hơn rất nhiều so với các loại ngoại tệ khác. Bên cạnh đó, các loại ngoại tệ ít được giao dịch và sử dụng, Ngân hàng nhà nước đã và đang triển khai nhiều biện pháp chống đô-la hóa trong nền kinh tế, vai trò thanh toán của USD cũng giảm đáng kể.

Để có nguồn vốn ổn định và tăng trưởng Ngân hàng Vietinbank Tân Bình đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức tiền gửi để khách

hàng lựa chọn. Ngân hàng thực hiện tốt khâu giao dịch và tiếp thị đối với khách. Đồng thời Ngân hàng thường xuyên khảo sát lãi suất huy động vốn trên thị trường và các tổ chức tín dụng khác để đề xuất Ngân hàng cấp trên điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp với các Ngân hàng đứng trên địa bàn TP. HCM

Bảng 2.3: Huy động vốn khách hàng cá nhân căn cứ theo thời gian

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng giúp duy trì và phát triển của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cũng như các Chi nhánh đều chú trọng đến hoạt động này. Trong đó, hoạt động huy động vốn qua khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tân Bình chiếm tỷ lệ cao, trên 85% trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Chỉ tiêu

2012 2013 2014

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Không kỳ hạn 110.7 4.76% 175.4 6.43% 245 6.43%

Ngắn hạn 2196.8 94.45% 2519 92.36% 3526.2 92.36%

Trung dài hạn 18.4 0.79% 33 1.21% 47.2 1.21% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng 2325.9 100% 2727.4 100% 3818.4 100%

Nguồn: số liệu do Vietinbank chi nhánh Tân Bình cung cấp.

Biểu đồ 2.3: Huy động vốn khách hàng cá nhân căn cứ theo thời gian

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tính đến ngày 31/12/2014 đạt hơn 3818.4 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2013. Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng luôn hấp dẫn khách hàng hơn so với sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn. Do đó, trong năm 2014, tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất đến 92.36% đạt 3526.2 tỷ đồng. Điều này cho thấy tâm lý khách hàng không mún gửi tiền dài hạn do không dự báo trước được biến động của lãi suất, mặt khác là để thuận tiện cho việc sử dụng tiền khi có nhu cầu phát sinh. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 6.43% đạt 245 tỷ đồng. Phần vốn này được duy trì ở mức thấp do nó là nguồn tiền không ổn định, lãi suất thấp nên khách hàng không mặn mà và chỉ duy trì ở mức tối thiểu để phục vụ cho nhu cầu thanh toán. Còn lại là tiền gửi trung và dài hạn với 47.2 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn ổn định nhất trong các kênh huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Tuy nhiên mức huy động trong giai đoạn nghiên cứu là chưa hiệu quả, nên việc gia tăng nguồn vốn này là cần thiết. Để đạt được những con số trên,

Chi nhánh đã cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm huy động vốn như lãi suất có tính cạnh tranh cao hơn, nhiều sản phẩm mới được đưa ra, chú trọng đến chăm sóc khách hàng,... Không chỉ vậy, hoạt động Marketing của Ngân hàng ngày càng được thực hiện hiệu qủa, góp phần quảng cáo hình ảnh của ngân hàng đến người dân một cách rộng rải hơn, uy tín ngân hàng cũng được đảm bảo. Từ đó, hình thành tâm lý tin tưởng ở người dân đối với Ngân hàng củng như chi nhánh Tân Bình.

.2.2.2. Tình hình biến động từng loại vốn huy động • Nguồn vốn nội tệ:

Đây là một trong hai nguồn vốn huy động chính mà Ngân hàng đã và đang huy động. Nguồn vốn này được Ngân hàng huy động dưới 3 hình thức đó là:

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

• Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Đây là một trong những khoản tiền gửi lớn của Ngân hàng. Và khách hàng ở đây là tất cả mọi dân cư có những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng thì có thể đem gửi vào Ngân hàng nhằm tìm kiếm một khoản lợi nhuận.

Việc mở rộng các hình thức huy động vốn, lãi suất huy động phù hợp, công tác chi trả thuận tiện nhanh chóng, và uy tín của Ngân hàng cũng có tác động mạnh đến nguồn tiền gửi này. Do đó để nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng trong các năm tới, Ngân hàng cần giữ vững uy tín của mình đối với khách hàng và có những chính sách phù hợp đối với những biến động của nguồn vốn này nhằm gia tăng nguồn vốn này ngày một tăng. Nguồn vốn này thường có những biến động theo thời điểm: chẳng hạn vào những đợt cuối năm, đợt vụ mùa... dân chúng thường rút tiền nhằm phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của mình, do đó Ngân hàng cần có lượng vốn để đáp ứng tri trả và duy trì hoạt động cho vay của mình.

• Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn tương đối thấp, đa số là của các doanh nghiệp Nhà nước có khoản vốn tạm thời chưa sử dụng đem gửi vào Ngân hàng nhằm

mục đích sinh lời. Lượng tiền gửi trong các năm từ 2012 đến 2014 tăng nhưng với tốc độ không cao.Hiện nay, trên thị trường đa số các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, các công ty quốc doanh đa số họ chọn Ngân hàng để đặt quan hệ tín dụng đó là Ngân hàng công thương, Ngân hàng cổ phần, chỉ một lượng nhỏ với Ngân hàng nông nghiệp. Một phần là vì các Ngân hàng đó có lãi suất linh hoạt hơn, thủ tục gọn nhẹ hơn trong việc họ đến gửi và rút tiền cho mục đích của mình, đảm bảo đúng tiến độ để các tổ chức kinh tế đó thực hiện được các hợp đồng mới, nhằm đem lại lợi nhuận cao. Thiết nghĩ trong thời gian tới Ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút lượng khách hàng là các tổ chức kinh tế.

Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và tri trả của các doanh nghiệp: như trả lương, trả tiền dịch vụ thông tin. .. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín đã mở rộng và đặt mối quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp là những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi trong khu vực . Nhưng đây mới đại đa số là các doanh nghiệp nhà nước. Với lượng vốn gửi vào tiết kiệm còn nhỏ. Mặc dù nguồn tiền gửi này không ổn định, Ngân hàng luôn phải đáp ứng các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp nhưng khi đã mở rộng được quan hệ, tạo được uy tín với nhiều doanh nghiệp thì nguồn vốn gửi này sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Nếu như xét trong một khoảng thời gian dài thì nguồn tiền gửi này có sự ổn định tương đối bởi vì ít khi nhiều doanh nghiệp cùng rút tiền một lúc. Vấn đề đặt ra là phải quản lý thật tốt nguồn tiền gửi này, nắm vững tình hình để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tạo được uy tín và thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn.

• Phát hành kỳ phiếu

Ngoài hai hình thức huy động vốn trên, Ngân hàng còn tiến hành nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Việc phát hành kỳ phiếu trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và cũng để thu hút về một phần tiền mặt từ trong lưu thông. Trong hai năm 2012 và 2013 Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tân Bình đã thực hiện việc huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu loại 12 tháng với mức lãi suất 1% tháng.

Do đó trong hai năm đó lượng vốn huy động từ việc phát hành kỳ phiếu chiếm tỷ lệ khá cao trong nguồn vốn nội tệ mà Ngân hàng huy động được.

Nhưng trong 2 năm gần đây 2013 và 2014 do Ngân hàng không huy động loại kỳ phiếu 1 năm vào những tháng cuối năm mà chủ yếu huy động lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tổ chức kinh tế, do đó lượng vốn huy động được từ phát hành kỳ phiếu có suy giảm, đặc biệt là vào năm 2014. Tỷ lệ vốn huy động từ việc phát hành kỳ phiếu đến cuối năm 2014 chỉ chiếm 22,85% tổng nguồn vốn huy động, trong khi đó năm có tỷ lệ cao nhất là năm 2013 với tỷ lệ 68,91.

• Phát hành thẻ

Ngoài những nghiệp vụ huy động vốn trên, Ngân hàng còn phát hành thêm nghiệp vụ phát hành thẻ. Việc phát hành thẻ giúp cho Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và cũng để thu hút về một phần tiền mặt từ trong lưu thông. Tình hình phát hành thẻ của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: nghiệp vụ phát hành thẻ qua các năm 2012-2014

Đơn vị : Tỷ đồng

Năm 2012 2013 2014

Hoạt đông

phát hành thẻ 2,311 3,208 4,491

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)

Biểu đồ 2.4: Nghiệp vụ phát hành thẻ 2012-2014

Như vậy nhìn chung ta thấy được, từ năm 2012-2014 nghiệp vụ phát hành thẻ tại Ngân Hàng Vietinbank- Tân Bình ngày một tăng trưởng mạnh cụ thể qua từng năm 2013 tăng 1,3% so với năm 2012. Và đặc biệt đến năm 2014 đã tăng thêm 1,48% so với năm 2013. Hoạt động phát hành thẻ ngày một tăng lên góp phần giúp cho Ngân hàng có nguồn vốn để phục vụ thêm vào các nguồn hoạt động khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nguồn vốn huy động được từ Ngân Hàng Nhà Nước

Ngoài các nghiệp vụ trên Ngân Hàng còn huy động được nguồn vôn vay từ ngân hàng Nhà Nước để đáp ứng thêm về nhu cầu cung tiền trong kinh doanh và các nhu cầu khác đối với ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Vay từ ngân hàng nhà nước của Vietinbank- Tân Bình

Đơn vị: Tỷ đồng

(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng)

Biểu đồ 2.5: Vay từ ngân hàng nhà nước của Vietinbank- Tân Bình

Như vậy nhìn chung qua các năm từ năm 2012-2014 Vietinbank- Tân Bình có vay tiền từ ngân hàng nhà nước để phục vụ Ngân Hàng để đáp ứng một lượng tiền phù hợp vào công tác. Qua các năm lượng tiền vay càng giảm chứng tỏ tình hình vốn huy động tại Ngân hàng Vietinbank- Tân Bình ngày một tăng nên lượng tiền vay từ ngân hàng có thể sẽ càng giảm hơn vào các năm tới. chứng tỏ rằng tình hình tà chính của ngân hàng ngày một ổn đinh và ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng vietinbank chi nhánh tân bình (Trang 30)