Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường quan điểm đó cũng dần đượcthay đổi cho phù hợp với sự xuất hiện của các nhân tố mới.Quản trị truyền thốngcho rằng hoạt động tiêu thụ sản phẩ
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ 2
I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ 2
1.Khái niệm hoạt động tiêu thụ: 2
2.Vai trò của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp 3
3 Các nội dung chủ yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm 4
3.1 Xây dựng chiến lược sản phẩm và giá cả 4
3.2 Lựa chọn phương thức phân phối thích hợp với từng loại sản phẩm 5
3.3 Những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ 7
II MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP 8
1 Nhân tố ngoài doanh nghiệp 8
1.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 8
1.1.1: Các nhân tố về chính trị pháp luật 8
1.1.2: Các nhân tố về khoa học công nghệ 9
1.1.3 Các nhân tố về mặt kinh tế 9
1.1.4 Các nhân tố tự nhiên 10
1.1.5 Các yếu tố về văn hóa - xã hội 10
1.2 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô 10
1.2.1 Khách hàng 10
1.2.2Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp 10
1.2.3 Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành .11
2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 11
2.1 Giá bán sản phẩm 11
2.2 Chất lượng sản phẩm 11
2.3 Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp 12
2.4 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm 12
Trang 22.5 Một số nhân tố khác 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VINAWINDOWS 14
I.Tổng quan về công ty 14
1 Công ty Vinawindows 14
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 14
1.2 Cơ cấu tổ chức 15
2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 15
3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây 17
II Phân tích thực trạng 4 22
4.Chính sách sản phẩm của công ty 22
4.1 Cách thức và xu hướng tiêu dùng sản phẩm 22
4.2 Sản phẩm của công ty 23
4.2.1 Cấu thành sản phẩm 23
4.2.3 Tính Năng 25
5.Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 27
6.Chính sách giá 27
7.Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp 28
8.Đánh giá chung 28
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VINAWINDOWS 31
I.Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới 31
II Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm 31
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
“Liên tục phát triển” là mục tiêu của mọi doanh nghiệp muốn tồn tại trong cơchế thị trường, trong nền kinh tế được coi là ”linh hồn của thị trường” thì việc khaithác thị trường theo chiều sâu và mở rộng thị trường theo chiều rộng là nhiệm vụthường xuyên liên tục của mọi doanh nghiệp Cạnh tranh có thể làm cho doanhnghiêp mất đi những khách hàng của mình nếu như doanh nghiệp không có nhữngchiến lược hợp lý, hơn thế nữa doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển hoạt độngkinh doanh của mình thì việc phát triển mở rộng thị trường là không thể thiếu Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phát triển mở rộng thị trường em
chọn đề tài ”Các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần VinaWindows” với mục đích tìm hiểu những vấn đề cơ bản của thị trường, các
công cụ marketing trong việc phát triển mở rộng thị trường nói chung và
VinaWindows nói riêng, từ đó đề xuất một số kiến nghị và biện pháp cụ thể với hi
vọng góp phần phát triển thị trường cho công ty
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động tiêu thụ
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty VINAWINDOWS
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm VINAWINDOWS.
Trang 4CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
1.Khái niệm hoạt động tiêu thụ:
Để quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục ,các doanh nghiệp cần phảithực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà mình sản xuất ra.Đây là khâu quan trọngtrong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,là điều kiện quan trọng,sốngcòn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đầy biến động này.Vậy tiêuthụ sản phẩm là gì?
Theo quan điểm hiện đại thì tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện tổng thểcác hoạt động có mối quan hệ logic và chặt chẽ bởi một tập hợp cá nhân ,doanhnghiệp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nhằm thực hiện quá trình chuyển hànghóa từ nơi sản xuất tới tiêu dùng.Tiêu thụ thực hiện mục đích của sản xuất và tiêudùng đó là khâu lưu thông hàng hóa là cầu nối trung gian một bên là sản xuất mộtbên là tiêu dùng
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường quan điểm đó cũng dần đượcthay đổi cho phù hợp với sự xuất hiện của các nhân tố mới.Quản trị truyền thốngcho rằng hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động đi sau hoạt động sản xuất và chỉđược thực hiện khi quá trình sản xuất đã hoàn thành.Có nghĩa là hoạt động tiêu thụ
là hoạt động phụ thuộc vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp.Ngày nay với sựphát triển của kinh tế thị trường,các doanh nghiệp không thể bán cái mà mình cónhư trước mà chỉ có thể bán cái mà thị trường cần.Do vậy quan niện tiêu thụ sảnphẩm cũng thay đổi.Quan điểm ngày nay cho rằng tiêu thụ sản phẩm là hoạt động
đi trước hoạt động sản xuất,nó thực hiện công tác điều tra nghiên cứu thịtrường(khả năng tiêu thụ )làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược sản xuấtkinh doanh cho doanh nghiệp có khả thi hay không điều phụ thuộc vào tính đúngđắn,chính xác của việc điều tra nghiên cứu thị trường.Đây là điều kiện quan trọng
để doanh nghiệp có thể tái sản xuất sản phẩm.Như vậy, theo quan điểm hiện đại thì
Trang 5hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động cực kỳ quan trọng quyết định hoạt độngsản xuất.Trong thực tế chúng ta hay nhầm lẫn giữa hoạt động tiêu thụ sản phẩm vàbán hàng.Đây là hai hoạt động riêng biệt , xét về bản chất là giống nhau bởi đều làchuyển hàng hóa tới tay người tiêu dùng ,tuy nhiên, hoạt động tiêu thụ rộng hơnhoạt động bán hàng.Bán hàng chỉ là một bộ phận ,một khâu trong tiêu thụ sảnphẩm.Điều này sẽ được làm sáng tỏ ở phần nội dung của hoạt động tiêu thụ.Đốivới nước ta trong điều kiện kinh tế kế hoạch hóa tập trung khi mà ba vấn đề trungtâm của doanh nghiệp là:Sản xuất cái gì?sản xuất cho ai?sản xuất như thế nào đều
do nhà nước quyết định thì việc tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩmhàng hóa đã được sản xuất ra theo kế hoạch và giá đã được nhà nước ấn định từtrước Còn trong nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp phải tự quyết định
ba vấn đề trọng tâm đó cho nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo cáchrộng hơn theo đúng nghĩa của nó
2.Vai trò của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp
-Đối với các doanh nghiệp
Tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, tiêu thụ sản phẩmhàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận đảm bảo choquá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của doanhnghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận Bởi khikhối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân của một đơn vị sảnphẩm giảm từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thịphần của doanh nghiệp trên thị trường Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệpđược tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhucầu nào đó Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra, sự thíchứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thì thịphần của doanh nghiệp càng cao
Trang 6Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kếhoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xãhội trong thời gian tới.
-Đối với xã hội
Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò trong việccân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng,những tương quan tỷ lệ nhất định Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiệncho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi chảy ,tránh được sựmất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội
3 Các nội dung chủ yếu của công tác tiêu thụ sản phẩm
Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm nhiều khâu từ việc nghiêncứu thị trường, xác định nhu cầu, tìm kiếm thị trường, xây dựng chiến lược sảnphẩm cho đến việc lựa chọn phương thức tiêu thụ cho thích hợp với từng loại thịtrường, từng loại sản phẩm và hỗ trợ tiêu thụ.Sau đây là một số nội dung chính
3.1 Xây dựng chiến lược sản phẩm và giá cả
Chiến lược sản phẩm là những quan điểm, phương hướng và những chínhsách lớn, phương thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở thoã mãn nhucầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời gian nhất định Xây dựngchiến lược sản phẩm phải phù hợp với thị trường về cơ cấu, số lượng chất lượng vàthời gian
Chiến lược sản phẩm bảo đảm sự phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng,gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa kế hoạch và thực hiện, đảm bảoviệc đưa sản phẩm hàng hoá vào thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận,chiến lược sản phẩm còn đảm bảo sự phát triển và mở rộng thị trường trên cơ sởcoi trọng công tác cải tiến và chế thử sản phẩm mới cũng như việc theo dõi chu kìsống của sản phẩm Vấn đề then chốt của chiến lược sản phẩm cũng như mục tiêucủa các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là đưa ra sản xuất kinh doanh nhữngmặt hàng được thị trường chấp nhận
Đối với những sản phẩm đã và đang được tiêu thụ trên thị trường thì mục tiêu
Trang 7của chiến lược này là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng cách đưa sảnphẩm vào thị trường mới Đối với những sản phẩm mới hoàn toàn được tiêu thụtrên thị trường hiện có thì mục tiêu chiến lược không những nâng cao hiệu quả màcòn phải đảm bảo sản xuất liên tục bởi vì những sản phẩm này tạm thời chưa cóđối thủ cạnh tranh và giá bán theo giá áp đặt của doanh nghiệp
Cùng với việc xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm , cần chú ý đặc biệt đếnchiến lược giá cả Chiến lược giá cả giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó là mục tiêutồn tại của doanh nghiệp, quyết định mức lợi nhuận đạt đựơc, góp phần củng cố vịtrí và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường Vì vậy doanh nghiệp cần tínhtoán đầy đủ chi phí cũng như thu nhập để có thể lựa chọn mức giá cuối cùng phùhợp tình hình cạnh tranh và thích ứng với điều kiện bên trong của doanh nghiệp
3.2 Lựa chọn phương thức phân phối thích hợp với từng loại sản phẩm
Doanh nghiệp trước tiên phải nghiên cứu vào những thông tin về thị trườngnhư cung cầu hàng hoá, giá cả, các điều kiện và các phương thức mua bán - thanhtoán, chất lượng hàng hoá dịch vụ; và những thông tin chung về môi trường.Những thông tin này được sử dụng trong việc điều phối các kênh phân phối vàquản lý hệ thống phân phối, là căn cứ để đưa ra các quyết định về điều hoà lựclượng sản xuất bán ra, thay đổi giá cả và hoạch định chính sách phân phối
Phương thức tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong công tác tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp, bởi vì đây là lúc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm
từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng Nếu phương thức đơn giản, thuậntiện cho người tiêu dùng sẽ góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ và ngược lại nó
sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng, lưu thông chậm chạp Thực tế có khánhiều phương thức phân phối
Nếu ta căn cứ vào quá trình vận động hàng hoá từ người sản xuất đến ngườitiêu dùng, người ta chia thành các loại sau:
- Phương thức phân phối trực tiếp
- Phương thức phân phối gián tiếp
- Phương thức phân phối hỗn hợp
Trang 8Cụ thể như sau:
Phương thức phân phối gián tiếp
Theo phương thức này sản phẩm từ nhà sản xuất phải đi qua các khâu trunggian(như nhà bán buôn ,bán lẻ,người môi giới ,đại lý…v.v) rồi mới tới tay ngườitiêu dùng cuối cùng
+ Ưu điểm: Phương thức này có ưu điểm lớn là có khả năng đẩy nhanh quatrình bán hàng của doanh nghiệp , mở rộng phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp + Nhược điểm: Qua nhiều khâu trung gian, nên lợi nhuận của doanh nghiệp bịchia sẻ, tăng chi phí bán hàng và do đó sản phẩm bán ra trên thị trường với giátương đối cao, mặt khác nó còn tạo ra khoảng cách giữa người sản xuất và ngườitiêu dùng, khiến nhà sản xuất chỉ nắm bắt được nhu cầu thị trường qua trung gian,những thông tin đó nhiều khi không chính xác, không kịp thời Cho nên tạo uy tíncủa doanh nghiệp là điều rất khó, thậm chí còn bị ảnh hưởng ngược lại nếu như các
tổ chức trung gian này làm việc không đúng đắn
Phương thức phân phối trực tiếp
Theo phương thức này sản phẩm của doanh nghiệp được chuyển đến tận tayngười tiêu dùng, không thông qua việc tổ chức các cửa hàng bán và tiêu thụ sảnphẩm, tổ chức các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
+ Ưu điểm: Doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với khách hàng , từ đó doanhnghiệp có thể nắm bắt những thông tin về nhu cầu thị trường, về giá cả, có cơ hộithuận lợi trong việc gây thanh thế uy tín với người tiêu dùng, hiểu rõ tình hình bánhàng của doanh nghiệp và do đó có thể kịp thời thay đổi theo yêu cầu thị trường vềsản phẩm, phương thức bán hàng, cũng như các dịch vụ sau bán hàng Mặt khácdoanh nghiệp không bị chia sẻ lợi nhuận, do đó doanh nghiệp có khả năng thu hồivốn lớn, có lãi, tạo điều kiện thuận lợi cho tái sản xuất mở rộng
+ Nhược điểm : Hoạt động phân phối - tiêu thụ sản phẩm sẽ bị chậm hơn sovới phương thức gián tiếp bởi doanh nghiệp phải đảm nhận toàn bộ các công việc
từ sản xuất đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ, tổ chức các cửa hàng để bán sảnphẩm, mọi vấn đề phát sinh đều do doanh nghiệp giải quyết
Phương thức bán hàng hỗn hợp
Đây là phương thức được sử dụng phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp, thực
Trang 9chất của phương pháp này là nhằm tận dụng những ưu điểm và hạn chế nhữngnhược điểm của hai phương pháp trên Nhờ đó mà công tác tiêu thụ sản phẩm sẽdiễn ra một cách linh hoạt hơn, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp và cho cả kháchhàng Tuy nhiên trên thực tế, tuỳ vào đặc điểm kinh tế kĩ thuật của mỗi doanhnghiệp, đặc điểm về sản phẩm bán ra, đặc điểm về tài chính, thế lực của doanhnghiệp mà chọn phương thức bán hàng cho phù hợp Điều quan tâm ở đây là làmsao để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, an toàn, thuận lợi và hiệuquả nhất.
3.3 Những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ
Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp cần tiến hành một loạt các hoạtđộng hỗ trợ, các hoạt động này được thực hiện trước và trong suốt quá trình sảnxuất
Tác dụng của các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ: Duy trì và tạo ra các yêu cầu mới
có thể tăng dung lượng thị trường, tăng doanh số bán và lợi nhuận thu được, giảmbớt những khó khăn khi đưa sản phẩm vào thị trường, củng cố vị trí uy tín sảnphẩm của doanh nghiệp Mặt khác thông qua biện pháp hỗ trợ tiêu thụ có hiệu quảdoanh nghiệp có thể giúp người tiêu dùng định hướng và sử dụng thu nhập củamình vào việc mua sắm những sản phẩm phù hợp
* Một số biện pháp hỗ trợ tiêu thụ:
Quảng cáo:
Đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao bằng các thông tin lôi kéo được sựquan tâm, chú ý của khách hàng Quảng cáo được thực hiện thông qua các phươngtiện truyền thông như: Tivi, đài, phim ảnh; báo,tạp chí ,các phương tiện quảng cáongoài trời như panô, áp phích, qua nhãn mác bao bì sản phẩm Công tác thông tinquảng cáo nhằm mục đích sau:
- Tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm thông qua việc thu hút sự quan tâm củakhách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
- Cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
- Giới thiệu sản phẩm mới
Trang 10- Cạnh tranh với các doanh nghiệp khác có sản phẩm tương tự trên thị trườngCần phải đánh giá kết quả quảng cáo, nó phải thúc đẩy quá trình tiêu thụ sảnphẩm, gây ấn tượng tốt cho khách hàng Kinh phí quảng cáo được tính trong chiphí tiêu thụ Hiệu quả quảng cáo là cực tiểu hoá tỷ số giữa chi phí quảng cáo vàdoanh thu trong kỳ.
Tham gia hội chợ triển lãm:
Đây là hoạt động hỗ trợ tích cực cho công tác bán hàng của doanh nghiệp,thông qua hội chợ người tiêu dùng có thể thấy rõ trực tiếp hơn về doanh nghiệp vàsản phẩm của doanh nghiệp Đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp trực tiếp giao dịchvới khách hàng
Tham gia các hiệp hội kinh doanh.
Một doanh nghiệp không thể hoạt động đơn độc trên thị trường mà cần có sựphối hợp với các chủ thể khác trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.Trong điều kiện hiện nay liên kết kinh doanh là cần thiết
Thiết lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Thiết lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm sẽ làm tăng chi phí những bù lại
nó sẽ làm tăng doanh thu, bởi các cửa hàng này ngoài chức năng như tên gọi còn
có chức năng tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về địađiểm, thời gian, số lượng cửa hàng giới thiệu sản phẩm sẽ mở để công tác này đạthiệu quả cao
II MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1 Nhân tố ngoài doanh nghiệp
1.1 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
1.1.1: Các nhân tố về chính trị pháp luật
Chính trị và pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và ổn định sẽ làm cơ sở bảo đảm điềukiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trườngmột cách lành mạnh, đạt hiệu quả cao Các chính sách tài chính, các chính sách bảo
hộ mậu dịch tự do, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc
Trang 11gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động Ảnh hưởng trực tiếp haygián tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường.
1.1.2: Các nhân tố về khoa học công nghệ
Khả năng cạnh tranh trên thị trư ờng hay khả năng tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp quyết định phần lớn do 2 yếu tố chất lượng và giá bán Khoa họccông nghệ quyết định 2 yếu tố đó Áp dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanhgóp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuấtdẫn tới giá thành sản phẩm giảm
1.1.3 Các nhân tố về mặt kinh tế
Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp, nóquyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thờiảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Bao gồm cácnhân tố sau:
- Chính sách kinh tế của Nhà nước: Chính sách nhà nước có tác dụng ủng hộhoặc cản trở lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế tăng trưởng ổn định và cao sẽ làmcho thu nhập của tầng lớp dân tăng Từ đó tăng sức mua hàng hóa và dịch vụ Nềnkinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp cũng đạt hiệu quả cao
- Tỷ giá hối đoái: Khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng, cơ hội sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh caohơn ở thị trường trong n ước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nư ớcgiảm hơn so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài (Trung quốc là một ví dụ) khi đồngnội tệ tăng giá sẽ thúc đẩy nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất trong nước bị sức épgiảm giá từ thị trường thế giới, cạnh tranh của doanh nghiệp kém
- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao thì chi phí kinhdoanh của doanh nghiệp cao nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, do đó làm giảmkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Lạm phát: Rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát là rất lớn Khi lạm phát
Trang 12cao, các doanh nghiệp tự vệ cho bản thân mình bằng cách: không đầu tư tái sảnxuất mở rộng và đổi mới công nghệ sản xuất
1.1.5 Các yếu tố về văn hóa - xã hội
Các phong tục tập quán, thị hiếu,lối sống, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng, tôngiáo có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanhnghiệp Ở những khu vực địa lý khác nhau có văn hóa - xã hội khác nhau, do đókhả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau
1.2 Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô
1.2.1 Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanhnghiệp và là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ Định hướng hoạt động sản xuấtkinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan chodoanh nghiệp Mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng là nhân tố cótính quyết định đến hành động mua hàng và lượng hàng hóa tiêu thụ
1.2.2Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp.
Đơn vị cung ứng đầu vào có ý nghĩa quan trọng trong công tác sản xuất vàcung ứng hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường Doanh nghiệp sẽ gặp nhiềubất lợi nếu như nằm trong những trường hợp sau:
- Nguồn đầu vào mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài đơn vị có khảnăng đáp ứng
- Loại vật tư mà đơn vị cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọngnhất của khâu sản xuất của doanh nghiệp
Khi đó nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ gặp
Trang 13những bất lợi như : mua nguyên vật liệu với giá cao, bị ràng buộc nhiều điều kiệnkhác nữa dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khốilượng tiêu thụ bị giảm, lợi nhuận giảm và doanh nghiệp dễ bị suy giảm vị thế trênthị trường
1.2.3 Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành
Các doanh nghiệp trong ngành cùng sản xuất một hay một nhóm sản phẩm, vìvậy có sự cạnh tranh nhau về khác hàng Các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhau
về chất lượng hàng hoá, giá bán sản phẩm và cách phân phối sản phẩm, dịch vụ
Số lượng doanh nghiệp cùng ngành càng lớn thì tính cạnh tranh càng khốc liệt vàcường độ cạnh tranh cũng rất cao
2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.1 Giá bán sản phẩm
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trịhàng hóa Theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành theo sự thoảthuận giữa người mua và người bán, theo đó thuận mua vừa bán
Nhân tố giá cả ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp
có thể hoàn toàn sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sảnphẩm Người tiêu dùng sẽ chấp nhận nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phùhợp với chất lượng sản phẩm Ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùngkhông chấp nhận, lượng hàng tồn kho sẽ lớn, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng
ế đọng hàng và vốn Mặt khác, nếu làm tốt công tác định giá sản phẩm tạo nên lợithế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng củacác đối thủ cạnh tranh
2.2 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén để cạnh tranh với các đối thủ trênthị trường Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãmhoạt động tiêu thụ sản phẩm
Chất lượng sản phẩm tốt sẽ thu hút được khách hàng, tăng khối lư ợng sản
Trang 14phẩm tiêu thụ, tạo điều kiện nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thểdoanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút đ ược kháchhàng Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì hoạt động tiêu thụ sẽ gặp khó khăn.
2.3 Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp
Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng thúc đẩykết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Công tác tổ chức bán hàngbao gồm nhiều mặt:
* Hình thức bán hàng: Kết hợp tổng hợp các hình thức như: bán buôn, bán lẻ,
thông qua các đại lý doanh nghiệp sẽ tiêu thụ đ ược nhiều sản phẩm hơn mộtdoanh nghiệp chỉ áp dụng duy nhất một hình thức bán hàng nào đó
* Dịch vụ kèm theo trước, trong và sau khi bán: Các doanh nghiệp tổ chức
các dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán hàng nh ư: dịch vụ tư vấn,dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửachữa Để cho khách hàng được thuận lợi, nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêuthụ sẽ tăng lên và tăng thêm sức cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trường
* Tổ chức thanh toán: Áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau
: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán chậm, thanh toán ngay dẫn tới khách hàng
sẽ cảm thấy thoải mái hơn, có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán tiệnlợi nhất, hiệu quả nhất
2.4 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm
Quảng cáo giới thiệu sản phẩm nhằm cung cấp cho khách hàng những thôngtin cần thiết và cô đọng, những điểm đặc trưng nhất về sản phẩm của doanh nghệp
để khách hàng có thể biết tới sản phẩm và so sánh với những sản phẩm khác để điđến quyết định là nên mua sản phẩm nào đó
2.5 Một số nhân tố khác
* Mục tiêu và chiến lược phát triển: Trong từng thời kỳ, doanh nghiệp xác
định mục tiêu ngắn hạn cho mình, vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêuthụ sản phẩm trong thời kỳ đó Một mục tiêu đúng đắn sẽ đề ra chiến l ược kinhdoanh chính xác và sát với thực tế thị trường ,từ đó giúp doanh nghiệp tăng khốilượng tiêu thụ sản phẩm cung cấp cho khách hàng trên thị trường
* Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố quyết định thành công hay thất bại
Trang 15của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư tưởng của độingũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanh nghiệp mới vững,mới có sức cạnh tranh
* Nguồn vật lực: Nguồn vốn đầu tư, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng của
doanh nghiệp sẽ tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm,nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường
Trang 16CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY VINAWINDOWS
I.Tổng quan về công ty
Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VINAWINDOWS
Tên tiếng Anh: VINAWINDOWS
Tên viết tắt: VINAWINDOWS
Trụ sở chính: 280 Nguyễn Văn Linh ,Long Biên ,Hà Nội
Điện thoại: 0422 604 604 ,0436285379.Hotline 0984468486
6 tháng sau ,công ty đã đầu tư 2 tỷ vào dây chuyền sản xuất và nhà xưởng tại
số 22 tổ 1 Thạch Cầu Long Biên Hà Nội.Mở một Showroom tại 280 Nguyễn VănLinh Long Biên Hà Nội
Với sự phát triển vượt bậc và niềm tin mãnh liệt vào sự phát triển của côngty.8 tháng sau ,công ty đã mở rộng thị trường tại khu vực phía nam Công ty đầu tưxây dựng nhà máy sản xuất thứ 2 tại 30 Phạm Hữu Lầu –Quận Nhà Bè –TP Hồ ChíMinh Showroom số 2 tại 45/5 Nguyễn Hữu Thọ ,Quận 7 TP Hồ Chí Minh
Năm 2011 công ty chính thức lấy tên thương hiệu Vinawindows thành têncông ty và đổi tên công ty thành công ty cổ phần Vinawindows
Năm 2013 công ty đang đầu tư nhà máy sản xuất với quy mô 10000m2 tạiQuận Long Biên và đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại với tiêu chuẩn Châu Âunhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng về chất lượng sảnphẩm và tăng tính cạnh tranh đối với các công ty cùng lĩnh vực
Trang 171.2 Cơ cấu tổ chức.
Bộ máy quản lý và điều hành
Hội đồng quản trị: 5 người
Ban kiểm soát: 3 người
Bộ máy quản lý và điều hành: 1 tổng giám đốc
Nhân lực
Tổng số cán bộ - công nhân viên: 120 người
2 Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Tạo ra sản phẩm có giá trị và thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng Việt Nam
Là một công ty sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chuyên về cửa sổ, cửa
đi, vách ngăn bằng vật liệu u-PVC cao cấp tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, Công
ty VINAWINDOWS hướng tới việc tạo ra các sản phẩm mang lại sự tiện lợi nhấtcho khách hàng, với các mặt hàng sản phẩm đa dạng và chất lượng tốt nhất
Phòng Chăm sóc khách hàng
Phòng Nhân sự
Phòng Kinh doanh
Ban kiểm soát
Phòng tài chính kế toán
Trang 18- Các sản phẩm kính như: kính an toàn, kính cường lực, hộp kính, kính hoa văn
- Ngoài những dòng sản phẩm chính như trên, Vinawindows còn có các loạisản phẩm như: cửa tự động, cửa cuốn mang thương hiệu Vinadoor
Với việc ứng dụng công nghệ sản xuất hộp kính cách âm, cách nhiệt, cộng vớinhững ưu điểm nổi bật của vật liệu u-PVC cao cấp,Vinawindows không chỉ tạonên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm mà còn áp dụng thành công những côngnghệ tiên tiến và vật liệu mới có chất lượng cao trong ngành xây dựng Việt Nam
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Vinawindows đã tiếnhành đa dạng hoá sản phẩm và từng bước nội địa hoá nhằm hạ giá thành nhưng vẫnđảm bảo chất lượng sản phẩm Đối với dòng sản phẩm cửa uPVC, Công ty có một
số dòng sản phẩm là cửa Vinawindows sản xuất bởi dòng nhựa Rehau nhập trựctiếp từ châu Âu là dòng sản phẩm cao cấp Sản phẩm cửa sản xuất bởi nhựaEuroprofile là dòng nhựa sản xuất tại Việt Nam với tiêu chuẩn châu Âu,đạt tiêuchuẩn Việt Nam chất lượng cao Cửa sản xuất bởi dòng nhựa shide Anh với mứcgiá rẻ hơn nhưng cũng rất đảm bảo về chất lượng và độ bền của sản phẩm
Bằng sản phẩm tốt, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, phong cách phục
vụ chuyên nghiệp, sản phẩm của công ty ngày càng đứng vững trong lòng ngườitiêu dùng Việt Nam, qua đó góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp vàvững mạnh
Tạo công ăn việc làm cho người lao đông
Giá trị của sản phẩm càng ngày càng tăng cho phép Công ty tuyển dụng một
số lượng lao động lớn, được tạo điều kiện làm việc trong môi trường chuyênnghiệp và năng động, ngoài ra đảm bảo cho anh em công nhân viên một mức sốngtốt, có chỗ đứng trong xã hội
Củng cố, phát triển hơn nữa giá trị tài sản công ty nhằm bảo toàn năng lựcsản xuất và cũng là bảo toàn năng lực phát triển của toàn nền kinh tế
Giá trị gia tăng cho phép Công ty bù đắp những hao mòn (bao gồm cả hữuhình và vô hình) của máy móc thiết bị và tài sản mà nó sử dụng Qua đó, thực hiệncác nghĩa vụ khác nhau đối với nhà Nước, thông qua các đóng góp về thuế và cáchình thức khác theo luật định