0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

II.2.2 TÁI SỬ DỤNG BẰNG CÁCH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN II.2.2.1 YÊU CẦU CHUNG VỀ VIỆC PHÂN LOẠI RÁC.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP- TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT (Trang 45 -45 )

II.2.2.1. YÊU CẦU CHUNG VỀ VIỆC PHÂN LOẠI RÁC.

Để thực hiện tốt việc phân loại này, cần phải đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu như sau:

1- Từ hộ gia đình đến khu phố, trường học, cơ quan xí nghiệp.

Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền về việc phân loại chất thải rắn tại nguồn phải được chú trọng hàng đầu. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền nhằm mục đích thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường - một công việc đòi hỏi tính kiên trì và lâu dài; đồng thời phải hướng dẫn cho người dân với cách bỏ rác mới; phân tích những lợi ích mà việc phân loại đem lại cho chính họ và xã hội.

Việc tuyên truyền phải được thực hiện tới mọi đối tượng nguồn thải từ hộ gia đình, các cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện đến các trung tâm thương mại, chợ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, các đối tượng tham gia vào quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cũng cần phải được tập huấn, tuyên truyền về chương trình, về cách thức phân loại chất thải rắn tại nguồn. Và vì đây là một chương trình hoàn toàn mới, một biện pháp quản lý tổng thể nên sự tham gia của các cấp, các ngành ở quận/huyện là không thể thiếu được.

2- Thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp

Để thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình phân loại và sau phân loại. Các yếu tố kỹ thuật ở đây là các phương tiện, các quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Khi thực hiện phân loại chất

thải rắn tại nguồn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay đổi các phương tiện và quy trình kỹ thuật một cách tổng thể và đồng bộ.

Trong công tác thu gom, việc thay đổi quy trình và công nghệ gặp nhiều khó khăn chủ yếu do thói quen giao rác của người dân. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn thành hai loại (rác thực phẩm và rác vô cơ), phương án thu gom đầu tiên là thu gom cách ngày (1 ngày lấy rác thực phẩm, 1 ngày lấy rác vô cơ). Ưu điểm của quy trình này là không phải thay đổi trang thiết bị thu gom, cũng như trang thiết bị vận chuyển.Nhưng người dân phải lưu trữ rác trong nhà - điều này trên thực tế không nhận được sự đồng tình của người dân do không ai muốn giữ rác ở trong nhà hơn một ngày. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi trang thiết bị kỹ thuật thu gom.

Về mặt kỹ thuật: (1) phải cùng lúc thu gom được cả hai loại rác đã phân loại mà không phải quay vòng xe thêm một lần nữa, (2) phải chứa riêng từng loại rác đã được phân loại, (3) phải nhẹ và vừa cho người thu gom có thể đẩy đi gom rác trong phạm vi thu gom của mình tại các phường xã. Để giải quyết kỹ thuật này, cần thiết kế phương tiện thu gom mới có 2 ngăn riêng biệt.

3- Phân loại thứ cấp để tách các dòng rác thải thành nguyên liệu tái chế

Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến vấn đề quy trình kỹ thuật trong khâu xử lý cuối cùng. Vì để có thể tăng hiệu quả của quá trình tái sử dụng tái chế, làm phân compost như tiêu chí mà chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đặt ra cần phải phân loại triệt để hơn. Vì vậy tại các nơi xử lý phải có trạm phân loại thứ cấp để thực hiện phân loại triệt để hơn trước khi sử dụng rác thải làm nguyên liệu tái chế.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP- TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT (Trang 45 -45 )

×