II.1.7.3 KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP- TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT (Trang 41)

(2) Khí nóng sử dụng để sấy nguyên liệu và cung cấp nhiệt cho các quá trình khác. (3) Điện sử dụng trong nhà máy và hòa vào lưới điện quốc gia

Quy trình xử lý chất thải rắn đô thị không chôn lấp theo công nghệ Seraphin mà Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây đang áp dụng là quy trình được nghiên cứu trong nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Công nghệ này thích hợp với điều kiện xử lý rác tươi chưa phân loại nguồn. Hiện tại, Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây với công suất thiết kế 200 tấn/ngày, có thể xử lý cả chất thải công nghiệp và sinh hoạt, để cho ra sản phẩm là hạt nhựa (1.800 tấn/năm), phân hữu cơ (18.000 tấn/năm), gạch block không nung (10.800 tấn/năm).

So với các công nghệ đã và đang được áp dụng tại một số nhà máy xử lý chất thải, công nghệ Seraphin có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn áp dụng công nghệ Tây Ban Nha có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng đấu giá năm 2007), công suất xử lý 140 tấn/ngày; sản phẩm sử dụng lại chỉ là phân hữu cơ, lượng chất thải còn lại sau xử lý cần phải chôn lấp chiếm trên 50%. Nhà máy xử lý rác Nam Định áp dụng công nghệ Cộng hòa Pháp có tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng, công suất đạt 250 tấn/ngày, nhưng lượng chất thải sau khi xử lý vẫn lên đến trên 50%. Trong khi đó, Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây áp dụng công nghệ Seraphin với công suất 200 tấn/ngày, mức đầu tư 45 tỷ đồng, nhưng sản phẩm thu được ngoài phân hữu cơ còn có vật liệu xây dựng, năng lượng... Do đó lượng chất thải sau xử lý chỉ còn dưới 10%. Hiện nay cả nước có trên 700 đô thị (từ loại V trở lên) đang có nhu cầu rất bức xúc về xử lý chất thải rắn đô thị. Từ thực tế đó, hiện nay Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây tiếp tục bổ sung hoàn thiện công nghệ để làm nhà máy mẫu cho các địa phương tham quan, khảo sát nhân rộng và áp dụng trong cả nước.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP- TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)