1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG B1

41 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài thứ nhất ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI, LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH NINH BÌNH A/ KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH. I. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN. 1. Vị trí địa lý Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ địa lý được xác định (1) : - Vĩ độ bắc: từ 19 0 57 ' (cửa sông Đáy xã Cồn Thoi, huyện kim Sơn) đến 20 0 28 ' (xóm lạc hồng, xã Xich Thổ, huyện Nho Quan); - Kinh độ đông: từ 105 0 32 ' 30 " (núi Điện rừng Cúc Phương, huyện Nho Quan) đến 105 0 53 ' 20 '' (mỏm phía Đông xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh). Ninh Bình tiếp giáp với bốn tỉnh: phía Bắc giáp huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; phía Đông và Đông Bắc giáp hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng của tỉnh Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hoà Bình. Cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, nằm trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc – Nam, Ninh Bình vừa giữa vị trí liên lạc vừa là cửa ngõ giao lưu của các tỉnh phía Nam với vùng Tây Bắc, đồng thời là điểm nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, Ninh Bình còn có hệ thống cảng biển, đường sông, đường biển thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu, hợp tác, phát triển toàn diện với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. 2. Đặc điểm địa hình Ninh Bình nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, nơi có sự hòa quyện giữa đồng bằng và đồi núi thuộc phức hệ Tây Bắc Việt Nam nên có nhiều kiểu địa hình khác nhau như đồng bằng, núi đá vôi và gò đồi đá phiến, được phân thành 3 vùng rõ rệt gồm: vùng đồi núi, nửa đồi núi; vùng đồng bằng trũng; vùng đồng bằng ven biển và biển. 1 () Địa Chí Ninh Bình, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2010 - Vùng đồi núi, nửa đồi núi (còn gọi là vùng "bán sơn địa") với các dãy núi đá vôi, núi nhiều thạch sét, sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi, có tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi. Vùng này chủ yếu nằm ở huyện Nho Quan, phía Bắc - Đông Bắc huyện Gia Viễn và phần lớn thị xã Tam Điệp. Các vùng nửa đồi núi tuy không lớn nhưng lại phân bố rải rác, xen kẽ chạy dài từ điểm cực Tây huyện Gia Viễn theo hướng Đông Nam qua huyện Hoa Lư, Yên Mô xuống Kim Sơn (giáp huyện Nga Sơn - Thanh Hoá). Điểm cao nhất so với mặt biển là đỉnh Mây Bạc trên vườn Quốc gia Cúc Phương cao 656m, điểm thấp nhất so với mực nước biển là xã Gia Trung huyện Gia Viễn (-0,4m). Dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Do qua trình tạo sơn hơn 200 triệu năm về trước, dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh có nhiều hang động đẹp như: Bích Động, Tam Cốc, Địch Lộng, Xuyên Thuỷ Động, Bàn Long, Hoa Sơn… - Vùng đồng bằng trũng trung tâm, bao gồm phần còn lại của huyện Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, một phần huyện Yên Mô, phía Bắc huyện Yên Khánh. Đây là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông do khi biển bồi trong điều kiện kín sóng, lại bị núi đồi, bao bọc che chở, nên không đủ phù sa bồi đắp để sót lại vùng sâu trũng ngày nay. Vì thế, vùng đất này có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, và sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, huyện Gia Viễn, một phần huyện Nho Quan, Yên Mô, Hoa Lư là vùng trũng nên hay bị úng lụt. - Vùng đồng bằng ven biển và biển, bao gồm toàn bộ huyện Kim Sơn, phía Nam Yên Khánh và phần còn lại của huyện Yên Mô. Là vùng đất có 16,5 km bờ biển thuộc huyện Kim Sơn, có cửa sông Đáy và cửa sông Càn đổ ra biển, được bồi dần tạo nên, hàng năm tiến thêm ra biển khoảng 80 - 100m và quĩ đất tăng thêm hàng năm khoảng 140 - 168 ha. Đây là vùng đất phì nhiêu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác các nguồn lợi ven biển. 3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn a) Khí hậu Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển. Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam, còn chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió 2 mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. - Lượng mưa: trung bình hàng năm ở vào khoảng 1.700 - 1.800 mm; nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượng mưa vào các tháng 6 đến tháng 9. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 0 C; nhiệt độ trung bình cao nhất 38 - 39 0 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 5 - 8 0 C. Hằng năm có 04 tháng nhiệt độ trung bình từ 20 - 25 0 C; tháng lạnh nhất trong năm là tháng 12 và tháng 1. Số giờ nắng trong năm: 1.600 - 1.700 giờ; - Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 85%. b) Thuỷ văn Là tỉnh có nguồn nước mặt khá dồi dào được cung cấp chủ yếu bởi các con sông lớn như: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Vân với tổng chiều dài 496 km, chưa kể đến hàng vạn ha ruộng trũng và ao hồ là những bể chứa nước quan trọng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Trong đó, có sông Đáy chạy dọc tỉnh, là gianh giới với tỉnh Hà Nam và Nam Định đổ ra biển. Mật độ mạng lưới sông ngòi khoảng 0,6 - 0,9 km/km 2 . - Hệ thống sông ngòi Ninh Bình bắt nguồn từ thượng nguồn tỉnh Hoà Bình, Hà Nội (thuộc địa phận tỉnh Hà Tây cũ) chảy qua các địa phương huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, TP.Ninh Bình, Yên Khánh, Kim Sơn và đổ ra biển Đông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với tổng chiều dài sông và suối là 811 km, có tác dụng dẫn nước cho việc tưới tiêu trong phát triển nông nghiệp và có tác dụng quan trọng trong hệ thống giao thông đường thuỷ. Các sông lớn chảy qua địa phận tỉnh gồm: + Sông Đáy: là chi lưu của sông Hồng, chảy từ Thượng Cốc (Hòa Bình) ra biển qua cửa Đáy, là địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình. Sông Đáy chảy vào địa phận Ninh Bình từ xã Gia Thanh (Gia Viễn) đến Gián Khẩu (Gia Viễn), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, từ Gián Khẩu đến Tam Tòa (Yên Khánh) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sau đó theo hướng Bắc - Nam đổ ra biển với chiều dài khoảng 240 km. Chế độ dòng chảy của sông Đáy, ngoài sự phụ thuộc vào tình hình mưa trong lưu vực, phần dòng chảy trên nhánh sông Hoàng Long và sông Đào (Nam Định) còn phụ thuộc vào vào việc đóng mở đập Đáy (Hà Nội). Các phụ lưu lớn của sông Đáy gồm sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long, sông Nhuệ, sông Châu, sông Cát, sông Đào. Trong đó, sông Đào ở Nam 3 Định là chi lưu của sông Hồng đổ vào sông Đáy ở Độc Bộ. Ngoài ra,sông Ninh Cơ cũng là chi lưu của sông Hồng liên hệ với sông Đáy bởi sông Quần Liêu. + Sông Hoàng Long: là nhánh lớn nhất ở phía ngạn sông Đáy do bốn chi lưu hợp thành là sông Bôi, sông Đập và sông Lạng và sông Rịa. Các chi lưu này bắt nguồn từ vùng đồi núi phía Nam tỉnh Hòa Bình, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sau khi hợp lại với nhau ở vùng Gia Viễn, hướng chảy chuyển thành Tây - Đông và đổ về sông Đáy ở Gián Khẩu. Lưu vực sông Hoàng Long có diện tích 1.445 km 2 . Sông Bôi là nhánh lớn nhất trong ba chi lưu, có chiều dài lưu vực là 80km, chiều rộng 13km, chiếm 55,5% diện tích sông Hoàng Long. Do độ dốc lưu vực sông lớn, nhất là ở thượng nguồn nên lũ tràn xuống khá nhanh (lũ thường xảy ra vào các tháng 7,8,9 và nửa đầu tháng 10). Về mùa nước kiệt, vùng trung và hạ lưu chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Ngoài hai sông lớn trên, Ninh Bình còn có một hệ thống sông ngòi vừa và nhỏ là các sông Vạc, sông Vân được phân bố khá đều. Các sông lớn và vừa thường tập trung ở phía Đông và Nam của tỉnh. Vùng núi phía Tây có nhiều suối nhỏ đổ vào sông Đáy và sông Hoàng Long. Các vùng đồng bằng phía Bắc, phía Đông và phía Nam còn có các kênh mương nhân tạo chằng chịt nối với sông lớn. Hệ thống kênh mương này được đào đắp để phục vụ cho việc tưới tiêu nước trên toàn diện tích đất canh tác của tỉnh. - Hồ, đầm: Ninh Bình có nhiều hồ, đầm lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng (Yên Mô), hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang, hồ Đồng Liêm, hồ Thường Sung (Nho Quan); đầm Cút, đầm Vân Long (Gia Viễn) Các hồ, đầm này ngoài giá trị thủy lợi chứa và tưới nước, đều có cảnh quan đẹp, nằm trong quần thể các núi đá vôi, có tiềm năng phát triển du lịch. - Chế độ thuỷ triều ven biển Ninh Bình là chế độ nhật triều, ngoài ra còn có trường hợp bán nhật triều và triều tạp. Thời gian triều lên trong khoảng 8 giờ, triều xuống 16 giờ hằng ngày. Khi triều cường thì thời gian lên xuống ± 1 giờ. Nhìn chung, thuỷ triều Ninh Bình tương đối yếu, biên độ thuỷ triều trung bình trong ngày khoảng 150-180cm, lớn nhất là 270cm, nhỏ nhất 2-5cm. - Mạng lưới quan trắc thủy văn và lưới trạm đo mưa đến nay đã được xây dựng trên tất cả các sông chính và vùng ở trong tỉnh, nhìn chung mật độ mạng lưới thủy văn, lưới trạm đo mưa trong toàn tỉnh khá dày nhưng phân bố không đều. Tất cả các trạm đều quan trắc mực nước, trong đó trạm Như Tân đo độ mặn nước sông. Lưới trạm đo mưa tập trung nhiều ở vùng đồng bằng, và ít hơn ở vùng trung du và vùng núi phía Tây. 4 Ngoài ra, Ninh Bình còn có nguồn nước ngầm khá phong phú, như nước ngầm ở Tam Điệp có thể khai thác với quy mô công nghiệp để phục vụ sản xuất và đời sống với khối lượng 51.418m 3 /ngày, lưu lượng Q: 8,2 đến 6.911/s. 4. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất Ninh Bình là một tỉnh có đa dạng các loại đất (19 loại), song có thể chia thành 5 nhóm đất chính sau (1) : - Nhóm đất phù sa: là nhóm có diện tích lớn nhất với 74.529,8 ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên. Đất phù sa gồm có đất phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi (thuộc vùng đồng bằng ven biển), đất phù sa Glây, đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng sâu, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất phù sa úng trũng. Đây là nhóm đất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản và cây công nghiệp, thích ứng cho thâm canh lúa, hoa màu. Diện tích đất này phân bố ở hầu hết các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô, Nho Quan. Ở Tam Điệp và Nho Quan, đất phù sa có ở dọc các thung lũng hẹp và dọc theo các con suối. Đất phù sa của Ninh Bình được hình thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù sa của hệ thống sông Hồng và các sông khác trong tỉnh. - Nhóm đất xám bạc màu: có diện tích là 3.481 ha, chiếm 25% diện tích tự nhiên, được phân bố ở hầu khắp các vung trong tỉnh nhưng có nhiều ở Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn, Tam Điệp. Đất được hình thành trên các loại đá phiến sét, cát kết, sét vôi, đá vôi, thềm phù sa cổ, do quá trình phong hóa, tích lũy sắt, nhôm. Có hai lợi chính là: đất xám feranít và đất xám kết von(vùng nửa đồi núi) thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu. - Nhóm đất mặn: có diện tích là 14.194,4 ha, chiếm 10% diện tích tự nhiên, được phân bố ở các xã ven biển Kim Sơn. Đất được hình thành chủ yếu do phù sa lắng đọng trong môi trường nước mặn, nước lợ hoặc bị nhiễm mặn do nước ngầm mặn, do thủy triều. Đất mặn có đặc tính muối điển hình thích hợp cho phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng hải sản, trồng cói, lúa nước… - Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 24.997,3 ha, chiếm 17,8% diện tích đất tự nhiên, bao gồm 5 loại chính là, đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. Các loại đất trên phân bố chủ yếu ở xã Quang Sơn, Nông trường Đồng Giao (thị xã Tam Điệp), xã Quỳnh Lưu, xã Xích Thổ, xã Kỳ Phú, xã Sơn Lai, xã Quảng Lạc, xã Đồng Phong, xã Phú Sơn, Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan)… 1() Địa Chí Ninh Bình, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2010 5 - Nhóm đất thung lũng dốc tụ: có diện tích 1.601,2 ha, chiếm 1,1% diện tích tự nhiên, bao gồm, đất thung lũng dốc tụ và đất đen, được phân bố chủ yếu ở những thung lũng thấp, nhỏ trong vùng đồi núi của thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư. Nhóm đất này có đặc điểm tầng đất mỏng, tỷ lệ kết von cao trên 85%, thành phần cơ giới nặng, đất có phản ứng chua, nghèo mùn, nghéo các chất dinh dưỡng. Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 (1) ở tỉnh ta như sau, trong tổng số 138.907,3 ha có: + Đất nông nghiệp: 96.705 ha, chiếm 69,7% diện tích. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp có 61.889 ha, chiếm 44,6% tổng diện tích; đất lâm nghiệp có rừng là 28.851 ha, chiếm 20,8% tổng diện tích đất. + Đất phi nông nghiệp: 30.479,3 ha, chiếm 21,9% tổng diện tích đất. + Đất chưa sử dụng: 11.723 ha, chiếm 8,4% tổng diện tích đất. b) Tài nguyên rừng Những đặc điểm về địa hình, khí hậu đã tạo điều kiện cho Ninh Bình có diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Tính đên năm 2009, diện tích đất rừng của Ninh Bình 28.851,6 ha (2) , chiếm 20,8% tổng diện tích đất của tỉnh, gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và sản xuất. - Rừng phòng hộ: trên địa bàn toàn tỉnh có 10.615,9 ha, gồm rừng gỗ, rừng trên núi đá, rừng tre nứa, rừng hỗn giao và rừng ngập mặn (thuộc huyện Kim Sơn). Ngoài ra, Ninh Bình còn có tiềm năng rừng trên núi đá vôi, rừng tự nhiên trên các tiểu vùng thuộc thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Hoa Lư, Yên Mô… quy mô lớn và phát triển đa dạng. - Rừng đặc dụng: Ninh Bình là nơi có nhiều khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn đa dạng sinh học, rừng đặc dụng văn hóa, du lịch Trên địa bàn toàn tỉnh tính đến năm 2009 có 16.954,4 ha, phân bố ở Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Kim Sơn. - Rừng sản xuất: trên địa bàn toàn tỉnh có diện tích 1.281,3 ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp, với cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo tai tượng, bạch đàn, Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, thời gian gần đây, nhất là khu vực miền núi, phong trào trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cải tạo vườn tạp đang được quan tâm và đã mang lại hiệu quả tốt. 1() Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê 2010 2() Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê 2010 6 Hầu hết diện tích rừng ở Ninh Bình thuộc loại rừng nguyên sinh, nhiệt đới, phong phú về chủng loại; một số giống, loài quý hiếm về thực, động vật đã được ghi vào sách đỏ Việt nam và thế giới. Là loại rừng nhiệt đới điển hình với hệ động thực vật phong phú, đa dạng đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó tập trung chủ yếu ở Vườn Quốc gia Cúc Phương với diện tích trên 11.350 ha nằm trên địa phận Ninh Bình, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long với diện tích 2.643 ha và khu rừng văn hoá - lịch sử - môi trường Hoa Lư có diện tích 5.624 ha. Đây vừa là nơi tham quan, du lịch sinh thái vừa là nơi nghiên cứu đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới. + Về thực vật: Rừng ở Ninh Bình là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, tập trung ở trung tâm khu bảo tồn Cúc Phương, hệ sinh cảnh rừng dày, nhiều tầng, còn dấu tích cổ sơ nguyên thủy với những quần xã thực vật ưu thế bản địa, đồng thời cũng là khu vực thích nghi của phần lớn các loài động thực vật hoang dã quí hiếm. Vườn Quốc gia Cúc Phương được nhà nước qui hoạch bảo vệ từ lâu nên còn phong phú về hệ sinh thái, loài và gen, thực sự là một kho tàng di sản thiên nhiên trong lĩnh vực đa dạng sinh học. Theo số liệu khảo sát của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình năm 1999 (Dự thảo quy hoạch Tổng thể phát triển Nông nghiệp và nông thôn Ninh Bình đến 2010, 1999), thực vật tự nhiên ở rừng Cúc Phơng có 1.880 loài thuộc 887 chi và 221 họ, 4 ngành thực vật. Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (tới 5 tầng, tầng vượt tán có những cây cao 40-50m), phong phú về thành phần loài. Đây còn là nơi gặp gỡ của các loài thực vật dễ di thực từ vùng nhiệt đới khô như Ấn Độ, Miến Điện tới. Một số loài thực vật điển hình là chò xanh (Terminalia Mgriocarpa), cây lê (brassaiopsis cucphalobgensis thuộc họ Araliacsae), cây chân chim (Schefflera globulihera thuộc họ Araliacsae). Tổng trữ lượng gỗ ước khoảng 1,1 triệu m 3 , đây là rừng nguyên sinh trong phạm vi Vườn Quốc gia Cúc Phương được bảo vệ. Song hiện nay rừng đang bị suy giảm do sự tác động của thiên tai và con người (trong năm 2004 diện tích rừng bị giảm đi là 338,4 ha bao gồm chuyển đổi mục đích sử dụng 259,7 ha, khai thác 78,7 ha). Rừng thứ sinh nằm ở phía tây và phía đông, gần sông Bưởi. Đây là khu vực rừng đang được phục hồi sau khi bị khai thác, chặt phá với thảm thực vật ưu thế tập trung vào các quần xã: sơn rừng, chò dãi, nhội, đa, vàng anh, mạy tèo, ôrô, cỏ tranh, lau… Ở rừng Cúc Phương còn có hệ sinh thái đất ngập nước tồn tại và phát triển trong các suối nước, ở sông Bưởi…. 7 Ngoài ra, ở một số nơi trên sườn núi đá vôi có thảm thực vật thứ sinh nghèo nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Tại khu du lịch sinh thái Vân Long huyện Gia Viễn, với diện tích 341 ha, hệ thủy sinh rất đa dạng và phong phú. Các loài thường gặp là cỏ lác, cỏ bợ, cỏ năn, bèo ong, rong cưa, cỏ bấc, cỏ sậy, bèo tây, dừa nước, bàn trang, sen súng… Ở ven biển Kim Sơn có rừng ngập mặn với chủ yếu là cây sú vẹt thưa có tác dụng là lá phổi xanh cho vùng ven biển, chắn sóng bảo vệ đê, bờ biển, cố định bùn bãi bồi, nơi cư trú của nhiều loài chim di cư, các loài hải sản, phát triển nuôi trồng thủy sản. + Về động vật: Động vật tập trung chủ yếu ở rừng Cúc Phương và khá phong phú. Hiện đã phát hiện được 233 loài động vật có xương sống, 320 loài chim, 70 loài thú, trên 30 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, 1800 loài côn trùng và các loài động vật thủy sinh cũng rất phong phú…. Như vậy, Ninh Bình là một tỉnh phong phú các loài thực vật, động vật, là mảnh đất có hệ sinh thái đa dạng, có đồi núi, có rừng, có biển, có đồng bằng, đầm hồ và hệ thống sông ngòi chằng chịt. Là nơi chịu ảnh hưởng của 3 luồng di cư động vật, từ phía nam là Mã Lai - Inđônêxia, từ phía bắc là Vân Nam - Quí Châu, từ tây nam là Ân Độ - Malaixia và các loài bản địa. c) Tài nguyên khoáng sản Nhìn chung, do đặc điểm địa chất, kiến tạo, Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản, từ các loại khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cho tới các khoáng sản cho công nghiệp năng lượng và một số ngành khác. Nếu so sánh với các tỉnh có nhiều đồi núi như Hòa Bình, Thanh Hóa thì Ninh Bình là tỉnh nghèo về khoáng sản, nhất là khoáng sản kim loại, nhưng nếu so sánh với các tỉnh đồng bằng thì Ninh Bình lại là một trong số ít các tỉnh đồng bằng có nhiều tài nguyên khoáng sản, gồm đá vôi, sét, nước khoáng và than, phosphorit, pyrit… nhưng đáng kể nhất là đá vôi. - Đá vôi: Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều núi đá vôi với diện tích 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối và hàng chục triệu tấn đôlômít với chất lượng tốt. Đây là nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số hoá chất, phân bón. Đá vôi có cường độ chịu lực và tính nguyên khối cao dùng làm đá ốp lát và trang trí trong xây dựng. Đá vôi ở Đồng Giao (thuộc huyện Tam Điệp) có hàm lượng oxyt canxi từ 54 - 55%, hàm lượng oxyt manhê nhỏ hơn 1%, dùng làm nguyên liệu cho ngành hóa chất. Ngoài ra, khu vực Tam Điệp và Hoa Lư có nguồn đôlômít phong hóa dùng làm gạch không nung có cường độ chịu nén cao. 8 - Sét: Có thể nói, Ninh Bình là một trong những tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng giầu khoáng sản sét, phân bố rải rác chủ yếu ở các vùng núi thấp thuộc Sơn Hà, Sích Thổ (Nho Quan), Đồng Giao, Ghềnh (Tam Điệp), các huyện Gia Viễn, Yên Mô,… dùng để sản xuất gạch ngói rất tốt và là nguyên liệu cho ngành đúc. Ước tính hàng năm có thể cung cấp cho các xí nghiệp gạch ngói với công xuất 20 - 30 triệu viên/năm. Ngoài ra, còn có đất sét caolanh làm nguyên liệu cho sản xuất sành sứ và sét để sản xuất xi măng. - Than: Ninh Bình có các loại than dùng làm nguyên liệu cháy, phân vi sinh với trữ lượng (ước tính) và phân bố: + Than bùn, với tổng tiềm năng trữ lượng vào khoảng 4.394 600 m 3 , phân bố tập trung ở Yên Bạc, xã Sơn Hà (Nho Quan); Nguyễn Thôn, xã Yên Sơn và Quang Hiển, xã Yên Bình (Tam Điệp) dùng để sản xuất phân vi sinh. + Than mỡ, được phân bố ở một số điểm than ở các đồi cao 80 - 100m tại các xã Gia Vân, Gia Hòa (Gia Viễn), Gia Sơn và mỏ than Đầm Đùn xã Thạch Bình(Nho Quan). Hiện nay, trữ lượng than còn lại của mỏ than Đầm Đùn là 2.633.000 tấn. + Than nâu, tập trung ở mỏ than Đồng Giao nằm trong địa phận xã Quang Sơn thuộc thị xã Tam Điệp. - Nước khoáng nóng: Một trong các tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Ninh Bình có thể kể tới là tài nguyên nước khoáng nóng. Hiện nay có các mở nước khoáng nóng đang được khia thác và sử dụng là mỏ nước khoáng nóng Lỗ Sôi (Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn). Suối nước nóng này có thành phần hóa học tương tự suối nước nóng ở Wesbaden (Đức), vói các nguyên tố hóa học như: Na, K, Cl, Mg, S…trong nước có nhiều hợp chất muối hòa tan nên có vị mặn, chát, có giá trị chữa bệnh (ngòi da, đường ruột…). Nhiệt độ của nước lên đến 53%C, nước phun mạnh, đều với lưu lượng 5m 3 /giờ. Trong thành phần của nước có một lượng nhỏ phóng xạ (Atroneium) không gây hại mà có tác dụng chữa bệnh. Khu vực xã Kỳ Phú huyện Nho Quan có mỏ khoáng nóng Thường Sung với chất lượng khá tốt, nhiệt độ từ 35 0 C, dùng sản xuất nước khoáng uống, nước chữa bệnh và phục vụ khách tham quan du lịch… Ngoài các tài nguyên khoáng sản chủ yếu trên, Ninh Bình còn có các điểm khoáng sản khác như: antimoan ở Yên Vệ thuộc xã Thạch Bình, huyện Nho Quan; thủy ngân ở khu vực Đồi Giăng thuộc xã Phú Long, huyện Nho Quan; kaolin ở xã Xích Thổ, huyện Nho Quan; khoáng sản bột màu tự nhiên ở xã Kỳ Phú, xã Văn 9 phú của Huyện Nho Quan….Các khoáng sản này chưa được thăm dò và đánh giá dự báo đầy đủ. d)Tài nguyên biển Ninh Bình có chiều dài bờ biển khoảng 16,5km, nằm ở phía Nam huyện Kim Sơn, nằm giữa hay cửa sông là Cửa Đáy và Cửa Càn với hàng ngàn ha bãi bồi, hàng chục ngàn ha lãnh hải. Cửa sông Đáy giáp tỉnh Nam Định là cửa lớn nhất, có độ sâu tương đối, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện. Cửa Càn giáp tỉnh Thanh Hóa. Vùng biển Ninh Bình có tiềm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản với sản lượng từ 2.000 - 2.500 tấn/năm. 5. Đặc điểm về giao thông Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi. Thành phố Ninh Bình nằm trên đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, cách Hà Nội hơn 90km. Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng. + Đường bộ: với chiều dài gần 3000 km (1) , tất cả các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh đều có quốc lộ đi qua: Quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp với tổng chiều dài gần 40 km. Quốc lộ 10 nối từ Quảng Ninh qua các tỉnh duyên hải Bắc bộ: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tới thành phố Ninh Bình đi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn. Quốc lộ 12A, 12B nối thị xã Tam Điệp, Nho Quan với đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hoà Bình và Vĩnh Phúc. Quốc lộ 45 nối Nho Quan với Thanh Hóa. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 10 ở thành phố Ninh Bình. Hiện có đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, đã và đang triển khai đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; đường cao tốc Ninh Bình - Vinh. + Đường sắt: Về giao thông đường sắt, Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam với tổng chiều dài khoảng 20 km (2) , từ cầu Non Nước (thành phố Ninh Bình) đến Dốc Xây (thị xã Tam Điệp). Trên địa bàn tỉnh, có các ga: ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng 1 () Địa Chí Ninh Bình, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2010 2() Địa Chí Ninh Bình, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2010 10 [...]... cỏch mng Vit Nam lúc này l cn phi cú mt giai cp lónh o cỏch mng vi mt ng li cỏch mng ỳng n a cỏch mng Vit Nam phỏt trin v i n thng li cui cựng Di tỏc ng ca cụng cuc khai thỏc thuc a của Thực dân pháp, tình hình kinh t - xã hội Ninh Bỡnh ó cú nhng chuyn bin ỏng k S chuyn bin ú l c s cho nhng t tng cỏch mng mi tin b tỏc ng vo Ninh Bỡnh u th k XX Nm 1924, Nguyn i Quc v Qung Chõu (Trung Quc) chun b nhng iu . sử mới - đó là thời kỳ hình thành và phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến ở Việt Nam. Đặc biệt với địa hình hiểm trở cùng với nhiệt huyết của nhân dân địa phương, Ninh Bình đã trở. đầu lâm vào cuộc khủng hoảng, chia rẽ; giặc ngoại xâm từ phương Nam và phương Bắc ráo riết chuẩn bị thôn tính nước ta. Trước tình hình vận mệnh quốc gia ngàn cân treo sợi tóc, Thái hậu Dương. quốc tế. 2. Đặc điểm địa hình Ninh Bình nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, nơi có sự hòa quyện giữa đồng bằng và đồi núi thuộc phức hệ Tây Bắc Việt Nam nên có nhiều kiểu địa hình khác nhau như

Ngày đăng: 27/06/2015, 22:00

Xem thêm: TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG B1

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w