Ninh Bình từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX (1400 - 1858)

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG B1 (Trang 22 - 30)

I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NINH BÌNH

4. Ninh Bình từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX (1400 - 1858)

a, Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống Minh (1400 - 1416).

Cuối thế kỷ XIV, các vua Trần bất lực trước những khủng hoảng xã hội sâu sắc. Năm 1397, với chức vụ Nhập nội Thái sư, Hồ Quý Ly tiến hành việc thay đổi một số đơn vị hành chính. Tháng 4/1397, bắt đầu đổi gọi các phủ, lộ làm trấn.

Trường Yên lộ được đổi thành Thiên Quan trấn.

Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Ngu(1). Nhà Hồ thay nhà Trần trị vì đất nước. Lợi dụng sự thay đổi đó, tháng 10/1406 nhà Minh (Trung Quốc) tiến hành thôn tính nước ta.

Quan quân triều Hồ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Thăng Long nhưng đã bị thất bại và phải chạy về Tây Đô - Thanh Hoá. Để ngăn quân Minh, Hồ Quý Ly đã cho lập đồn canh ở cửa biển Thần Phù gọi là Thần Phù Vọng Hải, cho đắp thành Quảng Công (thuộc xã Yên Thái, huyện Yên Mô) và khi thấy không thể ngăn cản được quân Minh, Hồ Quý Ly đã hạ lệnh chở đá lấp cửa biểnThần Phù.

Trong cuộc kháng chiến này, nhân dân Ninh Bình đã đóng góp nhiều công sức xây dựng các căn cứ và đặc biệt là khai thác, vận chuyển đá ngăn cửa Thần Phù đánh giặc.

Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại (6/1407), một số tôn thất nhà Trần đã tập hợp, tổ chức lực lượng nổi dậy chống quân xâm lược. Một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu do quý tộc nhà Trần lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi dấy lên ở Ninh Bình. Trần Ngỗi là con thứ của vua Trần Nghệ Tông (1370 - 1372), được phong là Giản Định vương. Trần Ngỗi lánh vào Mô Độ và lập hành dinh ở Bồ Xuyên (gồm các xã Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Thành và một phần Yên Từ ngày nay).

1() Ý muốn xây dựng đất nước được thái bình, thịnh trị như thời vua Ngu Thuấn trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.

Ngày 1/11/1407, Trần Ngỗi lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Hưng Khánh, lập hành cung ở Yên Mô, dựng cờ khởi nghĩa. Sử chép: “Mùa Đông tháng 10, Giản Định đế lên ngôi ở Mô Độ, châu Trường Yên, dựng niên hiệu là Hưng Khánh”(1). Cuộc khởi nghĩa do Trần Ngỗi lãnh đạo được đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhân dân Ninh Bình hưởng ứng. Nhưng do chênh lệch lực lượng, đến năm 1409 cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

Sau khi đánh bại Trần Ngỗi, tháng 7/1411, quân Minh chia làm hai đạo tiến vào Thanh Hoá. Được tin, Trần Quý Khoáng đã đứng lên tổ chức đánh giặc và ra lệnh cho nhân dân vùng cửa Thần Đầu cùng nghĩa binh “lấy đá lấp cửa Thần Đầu đến trên 30 trượng và cắm cọc gỗ để cản bước tiến của địch”(2). Sau khi chiếm được vị trí này, “Trương Phụ đã cho đóng quân ở các cửa biển Yên Mô”. Khắp nơi trên đất Ninh Bình đềulàcăncứcủacácphongtràochống giặcMinh xâmlược đầuthếkỷXV.

Các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV chống quân Minh do Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng lãnh đạo cuối cùng đều bị thất bại. Nhưng với tinh thần bất khuất chống xâm lược, quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc, nhân dân Ninh Bình sẵn sàng tập hợp dưới cờ Đại nghĩa chống quân xâm lược Minh.

b, Ninh Bình dưới thời Hậu Lê.

Ninh Bình thời thuộc Minh có 2 châu là Trường An và Ninh Hoá. Theo Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng thì “châu Trường An gồm 3 huyện An Ninh (nay là Yên Khánh), Yên Mô, Lê Bình (nay là Gia Viễn); châu Ninh Hoá có 3 huyện là Xích Thổ, Xa Lai, Côi (nay đa phần thuộc tỉnh Hoà Bình)(3).

Với truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, nhân dân ta ở nhiều nơi đã đứng lên khởi nghĩa. Đầu năm 1416, tại Lũng Nhai(4), Lê Lợi cùng với 18 nghĩa sĩ, tổ chức Hội thề. Sau Hội thề, các tầng lớp nhân dân trong nước đã tìm về, tập trung dưới cờ nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ngày 7/2/1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi quân Minh cứu nước. Trong ngày lịch sử trọng đại này, “Trịnh Lỗi quê ở thôn Cự Lại, xã Sơn Dược, huyện Gia Viễn” (nay là thôn Đồng Dược, xã Sơn Thành, huyện Nho Quan) là một trong 51 tướng văn, vừ đầu tiờn của cả nước đứng dưới cờ nghĩa

1() Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, tr. 223.

2() Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn: Khởi nghĩa Lam Sơn, Sđd, tr. 73, 77, 88, 67.

3() Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo, Viện Sử học, Hà Nội, 1997. tr. 387, 418.

4() Nay là xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Lam Sơn. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, địa bàn hoạt động và ảnh hưởng của cuéc khởi nghĩa ngày càng lan rộng ra cả nước.

Tháng 12/1422, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn bị quân Minh vây ở Sách Khôi (nay thuộc huyện Nho Quan và một phần thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá). Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, lại được sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân trong vùng tiêu biểu như các ông Mai Tuyên, Trần Dinh, Trần Kỳ (xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan)(1), nghĩa quân Lam Sơn đã đánh tan quân Minh ở Sách Khôi.

Tháng 8 năm Bính Ngọ (1426), Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn tiến công ra Bắc. Nhân dân Ninh Bình đã hưởng ứng tích cực cùng với nhân dân cả nước làm nên những chiến công hiển hách giải phóng đất nước sau 20 mươi năm bị quân Minh xâm lược.

Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, ngày 29/4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại tên nước là Đại Việt, khai sáng ra triều Lê (Hậu Lê), mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ và lâu dài cho đất nước.

Năm 1428, Lê Thái Tổ chia lại nước ta thành 5 đạo gồm: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây (từ Ninh Bình đến Thuận Hoá). Ninh Bình thuộc đạo Hải Tây gồm có 2 phủ là Trường Yên và Thiên Quan.

Vương triều Lê rất quan tâm đến bảo vệ và khuyến khích phát triển nông nghiệp, mở rộng diện tích canhtác, khaikhẩn đấtbồiven biển, quaiđê lấn biển…

Dưới triều vua Lê Thánh Tông, trên vùng đất ven biển Ninh Bình có một công trình là kết tinh thành quả lao động to lớn của nhân dân. Đó là việc khởi công và hoàn thành đê Hồng Đức (Từ xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh đến xã Yên Lâm, huyện Yên Mô ngày nay), dài hơn 30km do đại thần Lê Niệm trực tiếp chỉ huy.

Sau khi có đê Hồng Đức, các hoạt động khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, lập làng ở ven cửa sông, cửa biển ở Ninh Bình càng được đẩy mạnh. Trên vùng đất của các xã Khánh Hội, Khánh Nhạc, Khánh Hồng… của huyện Yên Khánh, từ sau năm 1471, nhiều làng xã mới được xây dựng dọc theo kênh. Ban đầu, các làng mới tập trung ở ven đê Hồng Đức, sau đó cứ theo chân sóng tiến về phía Đông tiếp liền với biển.

1() Hiện nay ở xã Quỳnh Lưu vẫn còn đền thờ cả ba ông.

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ thống các sông đào ở Ninh Bình luôn được nạo vét và mở rộng. Năm 1467, đào lại các kênh ở Thanh Hoá (gồm cả Ninh Bình ngày nay); đào sông nối liền sông Vạc với vùng Bích Động (từ xã Ninh An (Hoa Lư) đến xã Khánh Thượng (Yên Mô), tạo thành con đường thương mại, thuyền bè tấp nập với hai cảng sông phía Tây là cảng Quang Hiển (xã Yên Bình, thịxãTamĐiệp),phíaĐônglàcảngĐồngPhú(Khánh Thượng)...

Sang thời Lê, vùng Ninh Bình là một trong những vùng nhiều làng xã có chợ, trong đó có một số chợ nổi tiếng là chợ Ghềnh (thị xã Tam Điệp), chợ Quán (xã Sơn Lai, huyện Nho Quan), chợ Dền (Trường Yên, huyện Hoa Lư)…

Việc giáo dục, thi cử được nhà Lê rất chú trọng, sự nghiệp giáo dục ở Ninh Bình có điều kiện phát triển. Chỉ riêng dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), theo thống kê từ các sách khoa bảng (có thể chưa đầy đủ), Ninh Bình trong thế kỷ XV đã có 3 người đỗ Tiến sĩ. Đó là: Lê Nhân Phú (đỗ Tiến sỹ năm 1458), Đinh Thúc Thông (đỗ Hoàng Giáp năm 1463), Bùi Khảm Trạch (đỗ Tiến sỹ năm 1481).

c, Ninh Bình từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII.

* Trong thời kỳ Nam - Bắc triều (1527 - 1592).

Từ đầu thế kỷ XVI, nhà Hậu Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng. Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê lập lên vương triều Mạc vào năm 1527.

Thời Mạc, đơn vị hành chính cao nhất ở địa phương thống nhất được gọi là đạo: “Mạc Đăng Dung chia nước làm 13 đạo, ở đó đặt Thừa chánh ty”(1). Ninh Bình thời Mạc nằm trong địa phận của đạo (lộ) Sơn Nam và gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Thời kỳ này vùng đất Ninh Bình là vùng tranh chấp giữa nhà Lê và nhà Mạc.

Nhà Mạc chiếm giữ vùng đất từ Thăng Long đến Ninh Bình, gọi là Bắc triều. Từ Thanh Hoá trở vào do nhà Lê quản lý, gọi là Nam triều. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài tới gần nửa thế kỷ (1546 - 1592), gần 40 cuộc hỗn chiến tương tàn xảy ra, gây nhiều tổn thất cho nhân dân nhiều vùng, trong đó Ninh Bình là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất.

Trên đất Ninh Bình, nhà Mạc xây thành tại Bình Sơn (nay là xã Mai Sơn, huyện Yên Mô), trấn giữ con đường thiên lý Bắc - Nam. Đến khi nhà Lê chiếm

1() Đinh Khắc Thuân: Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001, tr.146.

giữ Ninh Bình thì xây dựng đồn Cổ Do (thuộc phường Tân Bình, thị xã Tam Điệp ngày nay).

Sau chiến tranh Nam - Bắc triều, từ năm 1620 đến 1774 lại xảy ra chiến tranh Đàng Ngoài và Đàng Trong giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn. Đất Ninh Bình tuy không phải là nơi xảy ra chiến trận nhưng không có lần xuất quân nào chúa Trịnh tiến hành chiến tranh với chúa Nguyễn lại không đi qua vùng đất này. Hàng nghìn người con của đất Ninh Bình phải làm lính ra trận, đi lính đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở nơi khác. Không ít người lập được chiến công, được nhà vua trọng thưởng. Vào đời vua Bảo Thái (1720 - 1729), ông Đỗ Thế Duệ (Bồng Hải) có công dẹp giặc vùng An Quảng (Quảng Ninh) được phong chức Tĩnh Quốc công, Tiết chế chủ dinh Bình nhung sự, làm quan chức Thái phó giúp vua trị nước.

Năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777), nhận thấy tác dụng lớn lao của đê vùng ven biển được đắp từ đời vua Lê Thánh Tông, nhà vua “lại ra lệnh cho Hồng Lĩnh hầu Nguyễn Khản đắp đê từ bờ phía Bắc cửa Kiền Hải huyện Yên Mô (khu vực xã Yên Mạc, Yên Mỹ, huyện Yên Mô ngày nay) đến tổng Bồng Hải (xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh), đặt tên là đê Hồng Lĩnh”(1). Nhờ có đê Hồng Đức và đê Hồng Lĩnh mà 9 xã Khánh Cường, Khánh Trung, Khánh Thành, Khánh Thuỷ, Khánh Mậu, Khánh Hội, Khánh Nhạc, Khánh Hồng, Khánh Công (huyện Yên Khánh) được thành lập, tăng thêm diện tích canh tác và số dân cư trên đất Ninh Bình.

Mạng lưới thương nghiệp nhỏ với một số chợ đã hình thành và phát triển ở Ninh Bình. Trong đó, nổi bật là chợ ở Trị sở Vân Sàng “phố phường buôn bán phồn thịnh”, chợ Ninh (Yên Khánh), chợ Quang Hiển (Tam Điệp)…

Trong thời kỳ này, Nho giáo và việc học tập thi cử theo tinh thần đạo Nho vẫn được nhà nước duy trì. Theo thống kê, Ninh Bình có 109 người đỗ Hương cống, Cử nhân(2), 5 người đỗ Tiến sĩ là Ninh Đạt, Đinh Đình Thụy, Nguyễn Bật Luân, Ninh Địch, Ninh Tốn.

Một trong những nét hoàn toàn mới trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng ven biển Ninh Bình là sự du nhập đạo Thiên chúa từ châu Âu. Từ đầu thế kỷ XVI, có một số giáo sĩ đến vùng ven biển Nam Định, Ninh Bình lén lút truyền đạo. Đến thế kỷ XVII, XVIII, đạo Thiên chúa lan ra nhiều vùng. Tại Ninh Bình, đạo Thiên chúa theo phái Phê-rô được truyền ở các huyện Gia Khánh, Gia Viễn,

1() Nguyễn Tử Mẫn: Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên, Sđd, tr. 156.

2() Trương Đình Tưởng: Địa chí Văn hoá dân gian Ninh Bình, Sđd, tr. 622, 634.

Yên Khánh, Yên Mô(3). Năm 1656, giáo sĩ Alexandre de Rhodes đến trại Bò (nay thuộc xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh) truyền giáo và xây dựng nhà thờ ở đây.

Tình trạng nội chiến kéo dài đã làm cho cuộc sống của nhân dân Ninh Bình vốn đã nghèo khổ, túng đói càng trở nên túng quẫn hơn. Nhiều cuộc nổi dậy chống áp bức của các tầng lớp nhân dân Ninh Bình đã nổ ra như cuộc khởi nghĩa do Phạm Hàng lãnh đạo nổ ra tại Sơn Nam (1596); khởi nghĩa của Lê Duy Mật vào những năm 40, 50 của thế kỷ XVIII, khu vực Thanh Hóa - Ninh Bình.

Như vậy, có thể thấy bức tranh kinh tế xã hội Ninh Bình trong các thế kỷ XVI - XVIII khá phong phú, đa chiều và cũng không kém phần phức tạp.

* Ninh Bình thời Tây Sơn (1778 - 1801).

Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi xướng đã nổ ra tại vùng đất Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, tỉnh Gia Lai), chống lại Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Thái Đức, phong cho Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế. Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút. Ngày 21/7/1786, đại quân của Nguyễn Huệ tiến vào Thăng Long, chúa Trịnh bị lật đổ.

Vua Lê phong cho Nguyễn Huệ chức Uy Quốc công và thưởng cho đất Nghệ An.

Tháng 11/1788, với chiêu bài “Phù Lê diệt ngụy Tây Sơn”,Tôn Sĩ Nghị kéo 29 vạn quân Thanh tiến vào xâm lược nước ta. Được tin đó, Ngô Thì Nhậm bàn với Ngô Văn Sở (là Tổng chỉ huy quân đội Tây Sơn ở Bắc Hà) tạm thời rút lui về đóng giữ tại Tam Điệp - Biện Sơn, xây dựng một phòng tuyến chống giặc.

Phòng tuyến Tam Điệp được nghĩa quân Tây Sơn xây dựng thành ba lớp, nhân dân Ninh Bình đã tham gia xây dựng phòng tuyến, đóng góp lương thảo, nhiều trai tráng tự nguyện gia nhập ngũ. Một số nhà nho, tướng sỹ của nhà Lê, quê ở Ninh Bình, tìm về Tam Điệp theo nghĩa quân Tây Sơn đánh giặc cứu nước. Tiêu biểu nhất là Đinh Huy Đạo, Ninh Tốn và Phạm Văn Khang. Như vậy, sức mạnh của Tam Điệp không chỉ vì ở vào vị trí hiểm yếu, có đội quân Tây Sơn tướng giỏi, binh cường, mà còn được tăng thêm gấp bội bởi sự tham gia nhiệt tình và sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có nhân dân Ninh Bình.

3() Chu Thiên, Đinh Xuân Lâm: “Tây Dương Gia tô bí lục - Một tài liệu lịch sử quý giá”, Nghiên cứu lịch sử, số 107, tháng 2-1968.

Ngày 21/12/1788, Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo về tình hình quân Thanh đã xâm lược nước ta. Ngày 22/12/1788, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức kéo đại quân tiến ra Bắc.

Ngày 25/1/1789, vua Quang Trung và đại quân đã tập kết ở khu vực Tam Điệp.

Nhân dân Ninh Bình nô nức tham gia hưởng ứng cuộc hành quân thần tốc này.

Vùng Hoa Lư, Gia Viễn… nhân dân đã tập trung hàng trăm chiếc thuyền ở bến đò Đông Phổ thuộc sông Hoàng Long để chở nghĩa quân Tây Sơn vượt sông. Hàng trăm tráng đinh người Điềm Xá (Gia Viễn) kéo ra sông phá đập rút nước từ sông này làm tăng độ chảy của nước sông Hoàng Long đưa nhanh hàng trăm chiếc thuyền chở nghĩa quân tiến nhanh phối hợp với quân bộ do vua Quang Trung tiến công tiêu diệt cụm đồn tiền tiêu Gián Khẩu. Thế chiến lược vùng đất Tam Điệp, sự tham gia ủng hộ nhiệt tình, tinh thần xả thân vì độc lập, tự chủ của đất nước của nhân dân Ninh Bình góp thêm sức mạnh cho đoàn quân Tây Sơn quét sạch quân Mãn Thanh xâm lược, góp phần cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc trong mùa Xuân Kỷ Dậu (1789).

d, Ninh Bình dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX).

Ninh Bình dưới triều Gia Long là Thanh Hoa ngoại trấn gồm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan, có 6 huyện là Yên Mô, Yên Khang, Gia Viễn, Yên Hóa, Phụng Hóa và Lạc Thổ. Năm Gia Long thứ 5 (1806), đổi Thanh Hoa ngoại trấn gọi là đạo Thanh Bình vẫn thuộc trấn Thanh Hoa. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), đổi tên phủ Trường Yên thành phủ Yên Khánh. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), đổi tên đạo Thanh Bình làm đạo Ninh Bình. Địa danh Ninh Bình bắt đầu từ đây.

Năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), chính thức đổi đạo Ninh Bình thành trấn Ninh Bỡnh - Ninh Bình trở thành một đơn vị hành chính độc lập

Tháng 10/1831, Minh Mệnh quyết định chia 11 trấn của Bắc thành làm 18 tỉnh từ Quảng Trị ra Bắc. Tỉnh Ninh Bình có 2 phủ gồm 7 huyện là: Phủ Yên Khánh gồm 4 huyện Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn (gồm cả 2 huyện Gia Viễn và Hoa Lư ngày nay) và Kim Sơn; Phủ Thiên Quan (đến năm 1862 đổi thành phủ Nho Quan) gồm huyện Yên Hóa (đời Lê gọi là Ninh Hóa, gồm một phần huyện Nho Quan và một phần huyện Gia Viễn ngày nay) và huyện Yên Lạc (trước gọi là Lạc Thổ, sau là Lạc Yên, nay là huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình).

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG B1 (Trang 22 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w