I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NINH BÌNH
6. Ninh Bình từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo (1930 - nay)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Ninh Bình đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Ninh Bình đã liên tiếp đứng lên đấu tranh, tiêu biểu là các cao trào cách mạng công - nông 1930 - 1931, dân tộc - dõn chủ 1936 - 1939 và giải phúng dõn tộc 1939 - 1945. Hoà chung với khụng khớ cỏch mạng của cả nớc, ngày 25/8/1945, nhừn dừn Ninh Bỡnh đó nổi dậy
đập tan gông xiềng nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, chấm dứt chế độ phong kiến có từ hàng nghìn năm trên đất nước ta, lập nên chính quyền dân chủ nhân dân, đưa nhân dân lao động từ địa vị nô lệ lên làm chủ quê hương, đất nước.
Sau khi giành được chính quyền, cũng như cả nước, chính quyền cách mạng Ninh Bình vừa mới thành lập đã phải đối phó với nhiều khó khăn: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nhân dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, làm cơ sở để chiến thắng giặc ngoại xâm. Trong giai đoạn đấu tranh để củng cố chính quyền cách mạng 1945 - 1946, Ninh Bình đã được Chính phủ tặng bằng khen vì có tỷ lệ số dân thoát nạn mù chữ cao nhất cả nước.
Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến". Hướng ứng lời kêu gọi của Người, quân dân trong tỉnh đã đoàn kết một lòng thực hiện cuộc kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính" để chống thực dân Pháp xâm lược. Cùng với những thắng lợi trên các chiến trường, ngày 30/6/1954, Ninh Bình được hoàn toàn giải phóng, sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, nhân dân Ninh Bình đã góp phần cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sau năm 1954 nhân dân Ninh Bình tiến hành khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo XHCN và xây dựng CNXH, đấu tranh chống lại 2 cuộc leo thang chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc. Từ 1954 - 1960, Ninh Bình đã hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau chiến tranh đồng thời với tiến hành cải cách ruộng đất, cải tạo XHCN và từ năm 1961 - 1965, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực: Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1965 đạt 86.102.000 đồng tăng 18,3% so với năm 1964. Bình quân lương thực tính theo nhân khẩu đạt 439kg/năm, tăng 12kg so với năm 1964. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của HTX trong toàn tỉnh được tăng cường. Bên cạnh đó việc củng cố chất lượng chính trị hàng năm cho lực lượng vũ trang cũng được chú trọng. Dân quân, tự vệ, bộ đội địa phương thường xuyên được học tập chính trị, thông qua rèn luyện trong các lĩnh vực công tác.
Kết quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong 10 năm (1954 - 1964) đã làm cho Ninh Bình biến đổi to lớn, sâu sắc trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Từ một tỉnh nông nghiệp độc canh cây lúa, công nghiệp hầu như chưa có
gì, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, dựa vào sức mình là chính, nhân dân toàn tỉnh hăng say lao động sản xuất đã góp phần cùng cả nước đưa sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên.
Từ năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc trong đó có tỉnh Ninh Bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân Ninh Bình vẫn kiên cường chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đảm bảo giao thông thông suốt. Sản xuất và các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá đạt được nhiều kết quả. Xây dựng được nhiều công trình kinh tế có giá trị như tổ máy số 1 nhà máy điện Ninh Bình đã đi vào hoạt động đúng vào ngày kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5/1974). Các công trình sửa chữa, xây mới ở Ninh Bình được hoàn thành như cầu Non Nước, ga xe lửa Ninh Bình. Sản lượng lương thực đạt 5 tấn/ha. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới, con người mới phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 12.013 gia đình được công nhận là gia đình tiên tiến "chống Mỹ, cứu nước", thực hịên tốt chính sách hậu phương - quân đội đối với các gia đình liệt sĩ, gia đình bộ đội, thương binh.
Với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", Ninh Bình đã đảm bảo chi viện kịp thời sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nhân dân Ninh Bình vô cùng phấn khởi và tự hào đã góp phần làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đồng bào miền Nam, góp phần cùng nhân dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và quân dân Ninh Bình triển khai đồng loạt các nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, tăng cường công tác an ninh trật tự trong tình hình mới, chi viện sức người sức của để xây dựng miền Nam. Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn nhân dân toàn tỉnh cố gắng phấn đấu hoàn thành căn bản các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống, hệ thống đường giao thông, cầu cống, nhà cửa, điện nước, những nơi bị đánh phá nặng nề bước đầu được khôi phục. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được di chuyển trở về ổn định đi vào sản xuất.
Từ 27/12/1975 đến 30/4/1992, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh. Qua 16 năm hợp nhất tỉnh, các Đảng bộ huyện, thị xã và quân dân trên địa bàn khu vực Ninh Bình nỗ lực phấn đấu, góp phần quan trọng
trong thắng lợi chung của tỉnh Hà Nam Ninh trên các lĩnh vực; chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, quốc phòng an ninh và xây dựng Đảng, vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn của khủng khoảng kinh tế xã hội. Tuy đã đạt được nhiều thắng lợi, song trong 16 năm hợp nhất tỉnh, sự chuyển biến về kinh tế xã hội chưa thật mạnh, sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn chậm, dân số tăng nhanh, nhiều chỉ tiêu bình quân thu nhập giảm.
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp Quốc hội khoá X ngày 26/2/1991và Nghị quyết số 32-NQ/TU ngày 13/1/1992 của Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh, ngày 1/4/1992 tỉnh Ninh Bình được tái lập trên cơ sở giữ nguyên vị trí địa lý, địa giới hành chính của tỉnh Ninh Bình thời điểm hợp nhất thành lập tỉnh Hà Nam Ninh. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự đoàn kết của nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, quốc phòng an ninh được giữ vững. Đời sống vật chất và tình thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Bộ mặt đời sống xã hội cả ở thành thị và nông thôn, vùng núi, vùng cao, vùng ven biển đều khởi sắc tiến bộ. Kinh tế xã hội phát triển tạo thế và lực mới là tiền đề vững chắc để Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình cùng cả nước vững tin thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.