Nhân dân Ninh Bình có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG B1 (Trang 35 - 39)

II. TRUYỀN THỐNG TỈNH NINH BÌNH

1. Nhân dân Ninh Bình có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm

Truyền thống yêu quê hương đất nước, chống giặc ngoại xâm là sợi chỉ đỏ, là nét nổi bật nhất và cũng là di sản tinh thần vô giá của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Ninh Bình nói riêng. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống đó được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác.

Với tinh thần yêu nước, nhân dân Ninh Bình đã kiên cường bất khuất trong sự

nghiệp đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ và xây dựng đất nước. Từ trong lịch sử

chống ngoại xâm, khắc phục thiên tai, xây dựng đất nước, quê hương Ninh Bình đã sản sinh ra người anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và nhiều danh nhân văn hoá như Trương Hán Siêu, Vũ Duy Thanh, Phạm Thận Duật, Vũ Phạm Khải…

Đinh Bộ Lĩnh đã từng dẹp loạn 12 xứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nước Đại Cồ Việt vào thế kỷ X, xây dựng kinh đô ở Trường Yên (Hoa Lư). Thế kỷ XIII, nhà

Trần đã lui quân về đất Ninh Bình, lập căn cứ địa Trường Yên, Văn Lâm (Hoa Lư) để rồi từ đây phản công đánh thắng quân Nguyên – Mông. Để kháng chiến chống quân xâm lược Minh, Trần Ngỗi đã dựa vào vùng đất Yên Mô xây dựng căn cứ

địa. Năm 1789, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã tập kết quân tại Tam Điệp để làm cuộc tiến công “thần tốc” đại phá 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long, giành lại độc lập dân tộc. Những địa danh Hoa Lư, Tam Điệp… đã đi vào lịch sử

của dân tộc, ghi nhận tinh thần yêu nước, sự đóng góp công sức to lớn của nhân dân Ninh Bình trong công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc ta.

Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, lòng yêu nước, chí căm thù

giặc biến thành sức mạnh quyết tâm chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, các thế hệ con em Ninh Bình đã nêu cao khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược". Ghi nhận những thành tích, những đóng góp của nhân dân Ninh Bình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều tập thể và cá nhân nhân dân Ninh Bình đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là: Nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Ninh Bình, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Gia Viễn, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Kim Sơn, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Yên Khánh, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Yên Mô, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Gia Khánh (nay là huyện Hoa Lư), nông trường Đồng Giao, trường giáo dưỡng số 2... Ngày nay, khi đất nước đã sạch bóng quân thù, truyền thống ấy được thể hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, chung vai sát cánh để cùng xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng văn minh, giàu đẹp.

2. Nhân dân Ninh Bình có truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.

Do những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, Ninh Bình vừa là vùng đất cổ, vừa là vùng đất mới, vì vậy con người Ninh Bình từ xa xưa đã phải đoàn kết với nhau để chống lại thiên tai, chống giặc ngoại xâm, quai đê lấn biển, để sinh tồn.

Là nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư đến sinh sống, lập nghiệp, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong sản xuất đời sống, xây dựng xóm làng đầm ấm. Trong chiều dài lịch sử đó, tinh thần đoàn kết, tương trợ, đùm bọc lẫn nhau trong đời sống hàng ngày đã dần hình thành và trở thành truyền thống tốt đẹp của quê hương. Những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam qua các thời đại đã chứng minh tinh thần đoàn kết, ủng hộ giúp đỡ của nhân dân Ninh Bình, là sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm.

Ninh Bình là vùng đất có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa, tập trung đông nhất ở huyện ven biển Kim Sơn và rải rác ở một số huyện, thị xã, thành phố.

Các thế lực thù địch luôn có âm mưu chia rẽ đồng báo lương - giáo, đồng bào theo đạo Phật và đạo Thiên chúa để phá hoại khối đại đoàn kết của nhân dân Ninh Bình nói riêng và dân tộc nói chung. Nhưng với tinh thần đoàn kết, đồng bào theo đạo và không theo đạo ở Ninh Bình đã luôn đoàn kết, chung vai sát cánh bên nhau thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Lịch sử tỉnh Ninh Bình đã ghi nhận sự đoàn kết, thống nhất cao giữa dân tộc Kinh và Mường, giữa các tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo và Phật giáo. Chính sự đoàn kết đó

là sức mạnh to lớn ở Ninh Bình trong suốt chiều dài lịch sử cả trong giữ nước và

trong xây dựng đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của nhân dân Ninh Bình càng được phát huy. Tỉnh Ninh Bình vinh dự được Hồ Chủ Tịch và Chính phủ chọn là một trong những nơi giúp đỡ đồng bào ở các thành phố, đô thị về tản cư trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nhân dân Ninh Bình đã ủng hộ được 228,3 tấn thóc, 190 mẫu ruộng đất, đóng góp 3 vạn đồng, nhận giúp 825 đồng bào tản cư. Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính tỉnh Ninh Bình đã mở nhiều cuộc vận động giúp đỡ đồng bào tản cư. Trong kháng chiến chống Mỹ, Ninh Bình vừa là hậu phương chi viện kịp thời sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, vừa là tiền tuyến đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nhân dân Ninh Bình đã cảm thông, chia sẻ những đau thương, mất mát đối với đồng bào miền Nam. Tuy còn nhiều khó khăn, song đã sẵn sàng

đón nhận hàng ngàn cháu từ miền Nam ra nuôi dưỡng và tạo điều kiện để các cháu được học hành.

Trong thời kỳ mới, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Ninh Bình lại được thể hiện bằng chất lượng mới. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo ở Ninh Bình đã đoàn kết chặt chẽ một lòng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, đấu tranh chống lại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch. Quân và dân Ninh Bình đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, lũ lụt, nạn nhân chất độc màu da cam, những người còn khó khăn trong cuộc sống.

3. Nhân dân Ninh Bình có truyền thống vượt qua khó khăn, lao động cần cù và sáng tạo.

Với đặc điểm địa lý Ninh Bình có ba vùng là vùng đồi núi bán sơn địa (Nho Quan, thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Hoa Lư); vùng ven biển (Kim Sơn) và vùng đồng bằng (Yên Khánh). Mỗi vùng có những đặc điểm riêng, song đã hình thành nên những phẩm chất chung của người lao động Ninh Bình là cần cù và sáng tạo.

Các thế hệ con em Ninh Bình đã từng bạt núi, xẻ đồi mở mang làng bản, quai đê, lấn biển nhằm tránh nước ngập mặn xâm lấn, chống lụt. Trên vùng đất này, các thế

hệ nhân dân Ninh Bình đã tiến hành 7 lần lấn biển, khai khẩn, mở mang đất đai, biến những vùng hoang hoá, sình lầy thành những xóm làng đông vui, những vùng đất canh tác có giá trị kinh tế cao như hiện nay.

Với truyền thống lao động cần cù và sáng tạo, nhân dân Ninh Bình đã xây dựng được những vùng quê trù phú, màu mỡ. Đặc biệt, nhân dân Ninh Bình đã

phát huy khả năng tiềm tàng của đôi bàn tay khéo léo và trí tuệ của mình để tạo ra những nghề thủ công lâu đời, nổi tiếng như nghề dệt chiếu cói ở Kim Sơn, nghề

trạm khắc đá ở Ninh Vân (Hoa Lư), nghề chạm trổ và làm đồ mộc ở Phúc Lộc (Ninh Phong)… Đó là các nghề truyền thống có giá trị kinh tế, mỹ nghệ cao. Víi những thành tích trong lao động sản xuất, trong xây dựng đất nớc, nhiều tập thể ở Ninh Bình đó được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hựng lao động đú là:

Công ty Bê tông thép Ninh Bình, HTX nông nghiệp Hợp Tiến (xã Khánh Nhạc), HTX nông nghiệp Khánh Phú (xã Khánh Phú), trường THPT chuyên Lương Văn

Tụy (thị xã Ninh Bình), xí nghiệp cơ khí Quang Trung, trường Mầm non Ninh Sơn, nhân dân và cán bộ xã Thượng Kiệm (Kim Sơn)...

4. Nhân dân Ninh Bình có truyền thống văn hoá và giữ gìn bản sắc dân

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG B1 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w