Phân tích chuỗi cung ứng ngành sữa Việt Nam - Lựa chọn DN trong chuỗi cung ứng làm trọng tâm nghiên cứu Công ty sữa VINAMILK
Trang 1Qu ản trị chuỗi cung ứng
Đề tài thảo luận nhóm 1:
" Phân tích chuỗi cung ứng ngành sữa Việt Nam"
Lựa chọn DN trong chuỗi cung ứng làm trọng tâm nghiên cứu:
Công ty sữa VINAMILK
Trang 21 Khái quát chung về ngành sữa Việt Nam
Theo nhận xét đánh giá của các chuyên gia thì ngành sữa Việt Nam là mộttrong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế ViệtNam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực.Theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường sữa từ năm
2000 đến 2009 đạt hơn 9% một năm; mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng7,85% mỗi năm, từ gần 9 lít năm 2000 lên gần 15 lít năm 2008 Vào ngày25/3/2010 Hiệp hội sữa Việt Nam được chính thức thành lập gồm 68 doanhnghiệp thành viên chính thức và 6 đơn vị liên kết
- Cơ cấu các sản phẩm sữa:
Thị trường sữa có các sản phẩm chính gồm sữa tươi, sữa đặc, sữa bột và sữadinh dưỡng Trong đó sữa bột chiếm tới gần một nửa tổng giá trị tiêu thụ, sữatươi đứng thứ 2 với khoảng 23% thị phần, các sản phẩm chế biến từ sữa như bơ,phó mát chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 13%
- Thị phần các công ty sữa Việt Nam:
Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch
Lady (một liên doanh với Hà Lan có nhà máy đặt tại
Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất
cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần
Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson,
Abbott, Nestle chiếm khoảng 22% thị phần, với các
sản phẩm chủ yếu là sữa bột
Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20
công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi
Milk, Ba Vì
2 Khái quát về công ty sữa Vinamilk
Công ty Vinamilk tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc TổngCông ty Lương Thực được thành lập vào năm 1976, trải qua một giai đoạnchuyển đổi đến tháng 12 năm 2003 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty
cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho phù hợpvới hình thức hoạt động của Công ty và hiện nay là tập đoàn Vinamilk
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng”
và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn
năm 2006 Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam
Thị phần ngành sữa ViệtNam
Nguồn: Dairy Vietnam, BVSC
Trang 3chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007 Đặc biệt trong năm 2009 Công ty
đã đạt rất nhiều các giải thưởng uy tín như:
- Giải vàng thương hiệu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thương hiệu ưa thích nhất năm 2008-2009
- Doanh nghiệp xanh cho 3 đơn vị của Vinamilk : Nhà máy sữa Sài gòn;Nhà máy sữa Thống Nhất và nhà máy sữa Trường Thọ
- Giải thưởng “Thương hiệu hàng đầu Việt Nam”
Đa phần sản phẩm được sản xuất tại 9 nhà máy với tổng công suất khoảng570.406 tấn sữa mỗi năm Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên
cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để công ty đưa sản phẩm đến số lượng lớnngười tiêu dùng Hiện nhãn hàng đang dẫn đầu trên thị trường gồm: Sữa tươiVinamilk, Sữa đặc, Sữa bột Dielac, Nước ép trái cây V-Fresh, Trà các loại
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũngxuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và
Mỹ Công ty đã hoạch định, đưa ra tầm nhìn và sứ mệnh của công ty mình rất rõràng:
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
Trang 4Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Phần 2 Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty Vinamilk và vai trò của các
thành viên trong chuỗi
Trang 5Sơ đồ chuỗi cung ứng công ty Vinamilk
: Dòng sản phẩm
: Dòng thông tin
: Dòng tài chính
2.1 Khâu cung ứng đầu vào:
Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamik gồm: nguồn nguyên liệunhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trạinuôi bò trong nước Đây là thành viên đầu tiên trong chuỗi cung ứng Các hộnông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có vai trò cung cấp nguyên liệu sữa đầu vàocho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa Sữa được thu mua từ các nông trại phảiluôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công ty Vinamilk
và các nông trại sữa nội địa
Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra gắt gao khi tiếp nhận vớicác chỉ tiêu sau:
- Cảm quan: Thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất
kỳ mùi vị lạ nào
- Đảm bảo hàm lượng chất khô chất béo lớn hơn
Nhà máy sản xuất: Thực hiện các giai đoạn sản xuất Sữa tươi cùng các nguyên liệu khác được chuyển tới các thiết bị chế biến tiên tiến hiện đại, sau khi qua
hệ thống này sữa tuơi được đồng nhất, đóng gói, tạo ra sữa thành phẩm.
Đại lý, cửa hàng
Phân phối
Trung tâm thu
mua sữa tươi
Người tiêu dùng
Trang 6- Độ tươi
- Độ acid
- Chỉ tiêu vi sinh
- Hàm lượng kim loại nặng
- Thuốc thú y, thuốc trừ sâu
- Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh)
Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi phải đảm bảo nghiêm ngặt về
độ tươi, không bị tủa bởi cồn 75 độ
* Đối với nguyên liệu sữa tươi từ các nông trại nuôi bò thì quy trình thu mua
sữa của công ty Vinamilk diễn ra như sau:
Trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộnông dân, nông trại nuôi bò, thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượngsữa, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất Từ trung tâm có thể thôngtin cho cho hộ nông dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vậtliệu Đồng thời trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò Đối với nguyên liệu sữa nhập khẩu thì có thể được nhập thông qua trung gianhoặc tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất Chuỗicung ứng đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên một sảnphẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính vì vậy xâydựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lượclớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồncung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ởgiá cả rất cạnh tranh
* Một số nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu cho công ty Vinamilk như:
- Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực vềsữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng muabán trên toàn thế giới
- Hoogwegt International là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung cũngnhư công ty Vinamilk
Trang 7- Ngoài ra Perstima Bình Dương Việt Nam, cùng với nhiều công ty khác trongnước cũng là nhà cung cấp chiến lược cho Vinamilk trong hơn 10 năm qua.
* Ưu điểm của khâu cung ứng đầu vào: Sữa bò được thu mua từ nông dân Việt
Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các trạm thu mua, trung chuyển Có đội ngũchuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật nuôi bò, thức ăn, vệ sinh chuồngtrại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữa… Sữa tươi nguyên liệu sau khiđược thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi đến các nhà máy lại được kiểm tranhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối không chấp nhận sữa có chấtlượng kém, có chứa kháng sinh…
* Hạn chế của khâu cung ứng đầu vào: Bột sữa, chất béo sữa… (sử dụng trong
sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng, sữa chua… và các loại sản phẩm khác):được nhập khẩu từ nguồn sản xuất hàng đầu và có uy tín trên thế giới như Mỹ,
Úc, New Zealand… chính vì vậy mà giá thành rất cao
2.2 Khâu sản xuất của Công ty Vinamilk
Qui trình sản xuất sữa Vinamilk
Trang 8Tại nhà máy sản xuất: Có vai trò tiếp nhận nguyên liệu sữa từ trung tâmthu mua sữa hoặc từ các nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu và thực hiệncác giai đoạn sản xuất Nguyên liệu sữa được trải qua một quá trình chuẩn hóa,bài khí, đồng hóa và thanh trùng được đóng gói tạo ra sữa thành phẩm.
* Chuẩn hóa:
+ Mục đích: Điều chỉnh hàm lượng chất béo
Do nhu cầu khách hàng ngày càng nâng cao, họ đòi hỏi sự an toàn khidùng sản phẩm, hàm lượng béo là một trong những điều mà họ quan tâm hàngđầu, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thể quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và
có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em
+ Ngyên tắc thực hiện:
Nếu hàm lượng béo thấp thì tiến hành tính toán và bổ sung thêm cream
Sữa nguyên liệu
Trang 9Nếu hàm lượng béo cao thì tiến hành tính toán và tách bớt cream ra.
+ Nguyên tắc thực hiện: Kết hợp giữa nhiệt độ với áp lực chân không
+ Thông số kỹ thuật: T=70oC, áp suất tương ứng
+ Thiết bị gia nhiệt: Ống lồng ống, bản mỏng tác nhân gia nhiệt là hơi nước
* Phối trộn:
+ Mục đích: Tạo ra các sản phẩm có hương vị khác nhau
+ Nguyên tắc: Phối trộn với hàm lượng vừa đủ, đảm bảo chất lượng, hương vị tựnhiên của các sản phẩm
* Đồng hóa:
+ Mục đích: ổn định hệ nhủ tương, hạn chế hiện tượng tách pha
+ Nguyên tắc thực hiện: sử dụng áp lực cao
+ Thông số kỷ thuật: T=55-70oC, P = 100-250 bar
+ Phương pháp thực hiên:
Đồng hóa toàn phần : 1 cấp hoặc 2 cấp
Đồng hóa một phần: dòng cream ( 10% max), dòng sữa gầy
+ Thiết bị: rất đơn giản chỉ cần có sự thay đổi tiết diện đột ngột tạo nên sự vađập, hiện tượng chảy rối, hiện tượng xâm thực
Trang 10+ Thiết bị rót: cũng phải vô trùng.
* Bảo quản:
+ Mục đích: Bảo quản tốt được chất lượng sản phẩm
+ Yêu cầu: Sản phẩm sau khi đóng gói được chuyển vào nơi bảo quản theo đúngtiêu chuẩn chất lượng
Điểm nổi bật về quy trình sản xuất của Vinamilk: Dây truyền sản xuất
kín, từ lâu Vinamilk đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO và an toànthực phẩm HACCP tại tất cả các nhà máy trong hệ thống Quá trình xử lý nhiệtđược theo dõi nghiêm ngặt Các chế độ xử lý nhiệt được lựa chọn, cân nhắc đểđảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đồng thời giữ gìn giá trị dinh dưỡng củasữa ở mức cao nhất Ưu tiên chọn các chế độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cựcngắn, đây là những công nghệ tiên tiến trên thế giới
2.3 Khâu phân phối đầu ra của Công ty Vinamilk
Công ty Vinamilk phân phối hàng hóa thông qua tập đoàn Phú Thái đến cácđại lý, cửa hàng rồi đến người tiêu dùng là nhân tố cuối cùng trong chuỗi phânphối đầu ra
- Các đại lý, cửa hàng có vai trò nhận sữa từ nhà phân phối và cung ứng sữa tươiđến người tiêu dùng
- Người tiêu dùng là những người trực tiếp tiêu thụ sữa Người tiêu dùng có thểmua sữa từ các đại lý, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ đồng thờithanh toán tiền sữa tại nơi mua hàng
Hệ thống đại lý của công ty phân thành hai loại: nhóm các sản phẩm về
sữa gồm có sữa đặc, sữa bột và nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi
- Với nhóm sản phẩm về sữa (sữa đặc, sữa bột…) : Vinamilk đặt ra điều kiệnthiết yếu là phải giữ cam kết không bán bất kỳ sản phẩm sữa nào khác đối với đại
lý cho các sản phẩm này
- Với nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi : Công ty chủ trương mở rộng rãi
và không hạn chế ngặt nghèo về các điều kiện của đại lý Bởi vì đây là các mặthàng bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng, tính cạnh tranh không cao, khôngphải là mặt hàng chiến lược của công ty nên càng mở rộng hệ thống phân phối thìsản phẩm càng được phổ biến
- Thường đối với đại lý, tùy thuộc vào vị trí, địa điểm bán hàng mà công ty quyđịnh doanh số và thưởng cho đại lý theo quý, theo tháng
Trang 11Hiện công ty có hai kênh phân phối:
(1) Phân phối qua kênh truyền thống (220 nhà phân phối độc lập và hơn 140,000điểm bán lẻ), thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty Để hỗ trợmạng lưới phân phối của mình, Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tạicác thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ
(2) Phân phối qua kênh hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro …) Lợi thế củaVinamilk thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địaphương trong cả nước Với 1.400 đại lý cấp 1 cũng như mạng lưới phân phối trảiđều khắp toàn quốc với 5.000 đại lý và 140.000 nghìn điểm bán lẻ có kinh doanhsản phẩm của Vinamilk cũng như tại các kênh phân phối trực tiếp khác nhưtrường học, bệnh viện, siêu thị…Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu muavào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấpnhận
* Quản lý kênh phân phối
Để quản lý hiệu quả các kênh phân phối trên thị trường Vinamilk đã vàđang sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tiêu biểu nhất đó làchương trình quản lý thông tin tích hợp Oracle E Business Suite 11i; hệ thốngHoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp - Enterprise Resource Planning (ERP) vàứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer RelationshipManagement - SAP):
- Hệ thống Oracle E Business Suite 11i : được chính thức đưa vào hoạt động từtháng 1-2007 Hệ thống này kết nối đến 13 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy,kho hàng trên toàn quốc Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng
cố
- Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (CustomerRelationship Management - SAP) : Qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấpcho nhân viên bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và kháchhàng có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàngthích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứngôn ngữ nào
Tóm lại, đây là một giải pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính nhữngkhách hàng của Vinamilk, giúp công ty có thể thu thập được đầy đủ thông tin vànhu cầu của khách hàng từ đó có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triểnmạng lưới phân phối cho phù hợp nhất
- Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp - Enterprise ResourcePlanning (ERP): là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng
Trang 12phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cảhai tình huống online hoặc offline Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa racác xử lý kịp thời cũng như hỗ trợ chính xác việc lập kế hoạch Việc thu thập vàquản lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sựthỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn
Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyênnghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thôngtin được chia sẻ trên toàn hệ thống.Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chínhsách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối Trong khi đó, đối tượng quantrọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng lợi nhờ chấtlượng dịch vụ ngày càng được cải thiện
Nhờ ứng dụng tốt công nghệ thông tin, Vinamilk đã quản lý có hiệu quảcác kênh phân phối sản phẩm, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho nhân viên, đápứng kịp thời và ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng Năm 2008, Vinamilk
đã đạt doanh thu 8.380 tỷ đồng, tăng 25,5% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.230 tỷđồng, tăng 27,7% so với năm 2007
Cho đến nay hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của công ty khixây dựng dự án Sau khi triển khai và vận hành tại 48 nhà phân phối, Vinamilk đã
mở rộng hệ thống đến toàn bộ 187 nhà phân phối từ cuối tháng
* Ưu điểm khâu phân phối đầu ra của Công ty: Bằng chính sách quản lý hiệu quả
và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của mình, hệ thống đại lý của công ty
đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều cómột hoặc hai đại lý chính thức, thậm chí có tỉnh có tới 7 đại lý chính thức Hơnthế nữa, tại mỗi tỉnh Vinamilk đều có nhân viên tiếp thị cắm chốt tại địa bàn,người này ngoài lương chính còn được thưởng theo doanh số bán hàng của cácđại lý Điều đó đã khuyến khích nhân viên mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ, đưathương hiệu của công ty len lỏi khắp mọi ngõ ngách
* Hạn chế khâu phân phối đầu ra của Công ty: Có thể nói hệ thống đại lý là một
trong những lợi thế rất lớn của Vinamilk trước các đối thủ cạnh tranh; tuy nhiênviệc quản lý tốt các đại lý này đặc biệt tại các tỉnh nhỏ vùng sâu vùng xa lại đặt ramột thách thức rất lớn đối với Vinamilk Thị trường của Vinamilk rất rộng, baoquát cả nước nên việc quản lý, giám sát cũng chỉ tới những nhà phân phối, cácđại lý chính Còn những các quầy tạp hoá, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” thìVinamilk không có đủ nhân lực để giám sát
+ Hạn chế trong vận chuyển: quy định về vận chuyển sữa thì chỉ được chấttối đa là 8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ
Trang 13lẻ lại chất đến 15 thùng, rồi đến việc bốc dỡ, quăng quật làm tổn thương bao bì,ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
+ Hạn chế trong bảo quản: Sản phẩm của Vinamilk còn có mặt khắp mọinơi, ở tận những vùng quê của các tỉnh lẻ và đa phần được bán trong cửa hàng tạphoá Đối với một số sản phẩm sữa tươi phải bảo quản theo quy định sản phẩmlạnh của Vinamilk phải đảm bảo trong nhiệt độ dưới 6 độ C thì bảo quản được 45ngày, còn 15 độ C thì được 20 ngày Ở nhiệt độ thông thường (30 đến 37 độ C)thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua thì việc các cửa hàng không có máy lạnh hoặcthiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong việc bảo quản những sản phẩm có yêucầu phải bảo quản lạnh
+ Trong khi đó, Vinamilk chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đếnnhững đại lý tổng, còn việc phân phối đến “cấp dưới” thì chủ yếu bằng xe máyhay những xe ô tô tải không có hệ thống làm lạnh nên việc đảm bảo chất lượng bị
bỏ ngỏ
Trang 14Phần 3 Những vướng mắc trong chuỗi cung ứng khiến cho giá sữa Việt
Nam thuộc nhóm cao nhất trên thế giới và một số giải pháp
3.1 Những vướng mắc trong chuỗi cung ứng khiến cho giá sữa Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trên thế giới
- Nguồn giống bò sữa ở trong nước vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển
chăn nuôi trong nước Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành sữa, ước tính mỗinăm nước ta kim ngạch nhập khẩu bò sữa gấp 3.5 lần lượng xuất khẩu
- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sữa ở trong nước còn chưa đáp ứng đáp ứng đủ
nhu cầu nên phải tiến hành nhập khẩu Diện tích đất trồng cỏ còn thấp do quỹ đất
ít ỏi và giá đất cao Hiện cả nước có khoảng 45,000 ha diện tích đất trồng cỏ Ướctính lượng cỏ xanh và cỏ thô hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn
xanh thô cho bò sữa trong khi đó chế độ ăn uống của bò sữa đòi hỏi rất cao và các
loại thức ăn cần phải đúng tỷ lệ, nếu không sẽ phản tác dụng Thức ăn cho bò sữagồm ba loại chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và chất khoáng Tăng ăn thức tinh cóthể làm tăng năng suất sữa nhưng giảm thức ăn thô có thể làm giảm chất lượngsữa Đây là hiện tượng thường gặp ở nước ta do chất ăn thô xanh còn thiếu nêncác chủ chăn nuôi thường dùng thức ăn tinh để thay thế Trong khi đó, giá thức
ăn tinh lại đắt hơn nhiều lần so với thức ăn thô
- Sản lượng sữa trong 10 năm qua tăng bình quân 27.2%/năm do năng suất sữa
được cải thiện Sản lượng sữa từ 64,700 tấn năm 2001 tăng lên 262,000 tấn năm
2010 Tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng khoảng 22% nhu cầu trong nước, chính vì vậyphải tiến hành nhập khẩu sữa
- Bột sữa, chất béo sữa… (sử dụng trong sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng,
sữa chua… và các loại sản phẩm khác): được nhập khẩu từ nguồn sản xuất hàngđầu và có uy tín trên thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand… chính vì vậy mà giánguyên liệu đầu vào rất cao, giá thành sản xuất trong nước phụ thuộc vào nguyênliệu thế giới
- Hệ thống thu mua sữa tươi hiện nay do các nhà máy tổ chức thông qua các đại
lý trung chuyển sữa Vì mục đích lợi nhuận, các điểm thu mua chỉ được thiết lậpkhi có đủ số lượng bò, đủ lượng sữa để đặt bồn và không quá xa nhà máy để giảmchi phí vận chuyển và an toàn vệ sinh sữa Đây là khó khăn để mở rộng địa bànchăn nuôi đến những vùng có tiềm năng đất đai và lao động
- Đối với sữa bột, sữa nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 60%-70% giá thành
sản xuất sữa Giá nguyên liệu sữa hiện nay vào khoảng 54,000-90,000/kg Ngườitiêu dùng thường có tâm lý trả giá cao cho loại sữa có các thành phần chất dinh
Trang 15dưỡng như DHA, canci cao Nhưng thực tế, các thành phần trên chỉ chiếm tỷ lệnhỏ trong 1 kg sữa và giá thành cũng không quá mắc.
- Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là mộtkhoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy Trong quytrình sản xuất, công đoạn quản trị chất lượng (KSC) nguyên liệu đầu vào và đầu
ra là hết sức quan trọng vì nó ảnh hướng đến chất lượng của người tiêu dùng, sữađầu vào nguyên liệu đã ít nhưng chất lượng không đảm bảo nên có nhiều nhàmáy khi thu mua sữa tươi về phải bỏ đi vì chất lượng kém, không qua được KCSđầu vào gây thất thu chính vì thế mà các doanh nghiệp sản xuất sữa khác có cơhội tăng giá lên cao
- Hiện hầu hết các hãng sữa nước ngoài đều ủy quyền cho một doanh nghiệptrong nước nhập khẩu độc quyền sản phẩm của họ vào Việt Nam Việc này làmgiảm cơ hội tham gia nhập khẩu và phân phối của các doanh nghiệp muốn gianhập thị trường Việc ủy quyền này cũng khiến số lượng doanh nghiệp có thểnhập khẩu và phân phối các sản phẩm sữa bột nguyên hộp nhập khẩu bị hạn chếmột cách đáng kểnên giá sữa càng tăng cao
- Trong một số trường hợp, sự liên kết theo chiều dọc giữa các khâu phân phối,nhập khẩu, xuất khẩu được thiết lập nhằm hợp lý hóa chi phí để đẩy giá lên cao.Thông qua liên kết dọc, nhà xuất khẩu nước ngoài bán sản phẩm cho nhà nhậpkhẩu tại Việt Nam thông qua một nhà xuất khẩu trung gian ở nước thứ 3 Trongtrường hợp này, giá sữa ghi trên hóa đơn nhập khẩu của nhà nhập khẩu Việt Namđội lên rất nhiều
- Thị trường sữa hiện đã xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnhnhư: Quảng cáo sai sự thật; nói xấu đối thủ… Có đối thủ cạnh tranh lợi dụng cácphương tiện thông tin đại chúng, khai thác triệt để các điểm yếu hay sai sót củadoanh nghiệp để nói xấu, hạ thấp uy tín của doanh nghiệp trước người tiêu dùng,ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3.2 Một số giải pháp
3.2.1 Giải pháp về nguyên liệu
- Nghiên cứu tạo ra các giống bò mới cho năng suất cao, hạn chế việc nhập khẩu
bò sữa từ nước ngoài
- Mở rộng diện tích trồng cỏ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thức ăn xanh thô cho bòsữa, hạn chế việc nhập khẩu thức ăn từ bên ngoài
- Lựa chọn khu vực hợp lý, đầu tư hình thành nên các trang trại chăn nuôi bò quy
mô lớn, chuyên nghiệp cho năng suất cao
Trang 16- Mở rộng hệ thống thu mua sữa tươi đảm bảo chất lượng kỹ thuật và uy tín, có
sự quản lý chặt chẽ từ các đơn vị sản xuất để người chăn nuôi bò được yên tâmkhông bị ép giá đồng thời tránh tình trạng tăng giá cao đối với nhà sản xuất
- Trang bị các thiết bị vắt sữa hiện đại để tăng năng suất sữa và đảm bảo chấtlượng sữa thu hoạch được tốt
- Nghiên cứu tạo ra nguồn nguyên liệu sữa bột thay thế nguồn nhập từ nướcngoài để giảm thiểu chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm
- Có chính sách quản lý và kiểm tra chặt chẽ đối với các doanh nghiệp trung giannhập khẩu sữa từ nước ngoài vào
3.2.2 Giải pháp về quản trị chuỗi
- Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới của mình bằng việc bao quát được tất cảcác nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênhphân phối
- Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lược phân phối để có thể loại bỏ cácsai sót trong công tác hậu cần cũng như sự thiếu liên kết có thể dẫn tới việc chậmtrễ
- Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia sẻ cácthông tin cần thiết như các bản báo cáo xu hướng nhu cầu thị trường, các dự báo,mức tồn kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng như các đốitác khác
- Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để sửa chữa kịp thời các vấn đề phátsinh trong chuỗi cung ứng trước khi quá muộn
Trang 17ĐỂ TÀI THẢO LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
NHÓM 3 - CH16QLKT
"
Phân tích chuỗi cung ứng ngành thép Việt Nam"
I Giới thiệu về Nhà máy thép Việt Nam
1 Giới thiệu khái quát về công ty thép Việt:
Trong những năm gần đây Việt Nam đang dẫn đầu các quốc gia Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức tăng GDP bình quân đạt 7% - 7,5%/ năm Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã, đang và sẽ đẩy nhanh tốc độ đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng Những đòi hỏi về phát triển bền vững đăng đặt ra những thách thức to lớn với mọi lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp luyện cán thép
Nhà máy sản xuất thép Thép Việt, được thành lập tháng 11/2004 Nhà máy
có công suất 1 triệu tấn/năm (bao gồm 500.000 tấn luyện và 500.000 tấn cán) tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tiền thân là Công ty TNHH Thương Mại và Sản xuất Thép Việt được
thành lập từ năm 1992, hoạt động của Thép Việt ngày càng phát triển, doanh thu
và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, mức tăng trưởng doanh thu luôn đạt trên 20%/năm Với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, uy tín của Thép Việttrên thương trường ngày càng được củng cố và phát triển
Hơn 15 năm hoạt động trên thị trường, với phương châm hợp tác thành công, Thép Việt đã trở nên quen thuộc với các đối tác trong và ngoài nước Ngoài trụ
sở chính đóng tại thành phố Hồ Chí Minh, Thép Việt còn có các chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ…có thể dể dàng phân phối sản phẩm đến các công trình và người tiêu dùng
Năm 1999, Thép Việt đã thành lập nhà máy thép Pomina với số vốn đầu tư 1.100
tỷ đồng tương 68 triệu đôla Mỹ với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới về sảnxuất thép của Ý và Đức Thương hiệu thép Pomina đã trở thành biểu tượng củachất lượng hàng đầu đồng thời tạo được uy tín và sự tin tưởng tuyêt đối ở kháchhàng trong nhiều năm
Trang 182 Sơ đồ chuỗi cung ứng của công ty thép Việt:…
II Mô tả các thành viên trong chuỗi, phân tích vai trò của từng thành viên trong chuỗi cung ứng của công ty thép Việt:
Các yếu tố đầu vào và quy trình sản xuất của công ty thép Việt
1 Nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty thép Việt:
- Phôi thép chính là nguyên liệu đầu vào của ngành thép Thép Việt đã xây dựngđược nhà máy luyện phôi thép tại khu công nghiệp Phú Mỹ, đáp ứng đượckhoảng 50% nhu cầu về phôi thép Phần còn lại, Thép Việt phải nhập khẩunguyên liệu từ các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Ukraina, Malaysia…
- Các nhà cung cấp phôi thép chủ yếu cho thép Việt đó là:
Daewoo International Corp
Cargill International Trading Pte Lld
Arsen International (kh) Ltd
Shougang International Trade (Hong Kong) Ltd
Corus International Trading Ltd.
- Đây là những doanh nghiệp kinh doanh vật liệu trong nghành thép nổi tiếng và có
uy tín trong khu vực và thế giới với năng lực cung ứng phôi thép rất lớn Tuy nhiên do tình hình giá phôi thép biến động liên tục nên việc kí kết hợp động với các nhà cung ứng này gặp khá nhiều khó khăn trong thỏa thuận về giá cả
2 Công ty thép Việt:
- Hiện tại công ty đang sở hữu 10 dây chuyền sản xuất ống thép đen cỡ nhỏ, 2 dâychuyền sản xuất ống thép mạ kẽm Ngoài ra còn vận hành Nhà máy sản xuất ống
Nhà sản xuất Nhà phân phối (MP) Nhà bán lẻ Người tiêu dùng
Kho vật tư
(MRP)
Kho thành phẩm (DRP) Xưởng sản
xuất (MPS)
Trang 19thép đen cỡ lớn và Nhà sản xuất tôn cán nguội Toàn bộ trang thiết bị công nghệđều được nhập khẩu từ các nước công nghiệp tiên tiến nhất thế giới như Mỹ,Đức… với các quy trình xử lý nước thải hoàn toàn khép kín, nguồn nước thảisau khi xử lý đạt tiêu chuẩn quy định sẽ được tái sử dụng.
- Công ty thép Pomina là một trong những công ty con của công ty thép Việt vớinăng lực sản xuất thép lên tới hơn 500.000 tấn luyện và 1.100.000 tấn cán/năm.
- Công ty thép việt còn có vốn đầu từ vào các doanh nghiệp và nhà máy sản xuấtthép khác như: công ty Liên doanh Thép Tây Đô được thành lập năm 1995,chuyên sản xuất thép xây dựng và là nhà sản xuất thép lớn nhất tại Đồng bằngsông Cửu Long và công ty Sản xuất sản phẩm mạ Công nghiệp Vingal là Công tyLiên doanh giữa Công ty Thép Miền Nam, Tập đoàn Delta Group (Australia) vàCông ty TNHH Thương mại và Sản Xuất Thép Việt, được thành lập theo giấyphép đầu tư số 1925/GP của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư cấp ngày30/06/1995
- Các dây chuyền sản xuất thép hiện đại của nhả máy bao gồm:
+ Dây chuyền sản xuất ống thép đen cỡ nhỏ: Toàn bộ trang thiết bị công nghệ
được nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới và tạo ra những sản phẩm có chấtlượng cao được các thị trường khó tính nhất như Mỹ, EU…chấp nhận
+ Dây chuyền sản xuất ống mạ: được cung cấp và lắp đặt bởi hãng Loeco
(Đức), hiện đại nhất so với các đơn vị khác trong ngành
+ Nhà máy sản xuất ống thép đen cỡ lớn: hiện đại bậc nhất tại Việt Nam và cả
khu vực được lắp đặt liên hoàn giữa các khâu
+ Nhà máy sản xuất tôn cán nguội: Tính đồng bộ cao thể hiện qua tất cả các
công đoạn
3.Hệ thống phân phối
- Công ty Thép Việt với mạng lưới nhà phân phối rộng khắp cả nước, uy tín củaThép Việt trên thương trường ngày càng được củng cố và phát triển Nhà phân
Trang 20phối của công ty Thép Việt là những công ty tồn trữ thép với số lượng lớn từ nhàsản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem
là nhà bán sỉ Nhà phân phối bán sản phẩm thép cho những nhà kinh doanh thépkhác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu vềthép xây dựng, nhà phân phối tồn trữ số lượng thép nhất định, thực hiện bán hàng
và phục vụ khách hàng Nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu củakhách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất Nhàphân phối giúp Công ty Thép Việt đưa sản phẩm đến người tiêu dùng với đúngmức giá họ có thể mua, đúng chủng loại thép họ cần, đúng thời gian và địa điểm
mà họ yêu cầu Nhờ có các nhà phân phối mà Thép Việt đã khắc phục đượcnhững khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất vàngười tiêu dùng thép
- Hệ thống phân phối của thép Việt bao gồm 2 khối: Khối cửa hàng và khối chinhánh và 3 hệ thống kho bãi
+ khối cửa hàng của thép việt gồm có 6 cửa hàng phân phối
+ khối chi nhánh của thép việt có 3 chi nhánh của thép việt tại 3 thành phố lớn làthép việt tại Nha Trang, Cần Thơ và tại Quy Nhơn
+ Hệ thống kho bãi của thép việt bao các kho chứa cửa hàng từ số 1 đến số 3
- Ngoài ra hệ thống phân phối của thép Việt còn trải rộng khắp trên cả nước vớirất nhiều các đại lý cung cấp thép Việt ở khắp nơi trên cả nước Đây là hệ thốngbán lẻ rất rộng của thép Việt mà không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựngđược
- Hệ thống phân phối của thép việt tại nước ngoài hiện nay là 3 cửa hàng phânphối lớn tại Lào và Campuchia: Hok Chhourn Steel Co., Ltd; Global Steel Co.,Ltd và Chip Mong Import Export & Construction Co., Ltd
- có thể tóm tắt hệ thống phân phối của công ty thép việt theo mô hình sau:
Nhà cung
cấp phôi
thép
Công ty thép Việt
Hệ thồng cửa hàng và chi nhánh
Khách hàng
Các đại lý bán lẻ
Nhà máy sản xuất thép
Hệ thống kho
Hệ thống cửa hàng
Hệ thống chi nhánh
Trang 214.Khách hàng cuối cùng:
- Khách hàng của thép việt rất đa dạng, từ những người tiêu dùng cánhân cho đến các nhà thầu là các công ty xây dựng lớn và xuất khẩusang nước ngoài
- Các công trình lớn của các nhà thầu xây dựng nổi tiếng đã và đang sửdụng các sản phẩm của thép Việt có thể kể đến như sau: Cầu thủ thiêm,đường cao tốc Trung Lương, Cầu Cần Thơ…
- Các khách hàng thường xuyên trong nước của công ty thép Việt có thể
kể đến như: Vinaconex I, Công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công tycontrexim…
- Các khách hàng tiêu thụ nước ngoài của công ty thép Việt hiện nay chủyếu tập trung trên thị trường 2 nước Lào và Campuchia
III Những ưu điểm và nhược điểm trong hệ thống cung ứng của thép Việt:
- Hệ thống phân phối nhỏ gọn ( chỉ tập trung chủ yếu ở 9 cửa hàng chính
và các chi nhánh) do đó có thể dễ dàng thay đổi hình thức phân phối nếunhư mà tình hình thị trường biến động
2 Nhược điểm:
- Hệ thống chi nhánh tại các thành phố lớn đang còn quá nhỏ: chỉ có 3trên 63 thỉnh thành phố lớn trên cả nước Để nâng cao quản lý hệ thốngphân phối, nhất là quản lý các hệ thống phân phối bán lẻ, cần mở rộng hệthống chi nhánh đại diện cùng với các hệ thống cửa hàng chính