1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chất lượng của sản phẩm Việt nam.doc

46 628 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 223 KB

Nội dung

Phân tích chất lượng của sản phẩm Việt nam

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Danh sách nhóm 1

Lời mở đầu 4

I Những ưu điểm của sản phẩm Việt Nam 5

1 Khái niệm chung 5

2 Giải thưởng và hệ thống đánh giá chất lượng 7

3 Lợi thế và ưu điểm về chất lượng của sản phẩm Việt 10

4 Tiềm năng phát triển 22

II Những hạn chế của chất lượng sản phẩm Việt Nam 23

2 Từ phía người tiêu dùng 40

3 Từ phía doanh nghiệp 42

Kết luận 46

Danh mục tài liệu tham khảo 48

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

25 năm sau ngày đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triểnvững vàng Quyết tâm đi theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn như gia nhập nhanh chóng vàocác tổ chức quốc tế như: ASEAN (1995); APEC (1998); WTO (2007) … Gianhập những tổ chức này, kinh tế Việt Nam có cơ hội mở cửa thị trường, nâng tầmquan hệ, nhưng đồng thời, chính việc gia nhập này cũng đặt kinh tế Việt Nam vàomột môi trường cạnh tranh đầy biến động Thương mại là một khâu quan trọngtrong hoạt động cạnh tranh kinh tế này, và hàng hóa sản phẩm chính là trọng tâmcủa hoạt động thương mại Trong điều kiện “mở cửa” và “cạnh tranh” như hiệnnay, hàng hóa Việt Nam cần đạt đủ hai yếu tố giá cả và chất lượng, chất lượng tốt,giá cả phải chăng để phục vụ nhu cầu không chỉ trong nước mà cả ngoài nước Sảnphẩm Việt Nam chính là hạt nhân của con tàu cạnh tranh xuất khẩu thương mại,vậy ta hiểu sản phẩm Việt là gì? Chất lượng sản phẩm Việt ra sao? Những thànhcông cũng như những yếu kém của hàng hóa Việt Nam thể hiện như thế nào? Cácdoanh nghiệp Việt Nam đã đang và sẽ làm gì để hàng hóa Việt Nam ngày càng cóchỗ đứng hơn trên trường thương mại thế giới? Những câu hỏi đó phần nào sẽđược chúng tôi giải đáp trong bài đánh giá của chúng tôi Như ta đã biết, sản phẩmvốn được chia thành 2 loại là sản phẩm thuần vật chất (bao gồm những sản phẩmhiện vật, mang hình dạng nhất định) và sản phẩm phi vật chất (bao gồm các loạihình dịch vụ) Trong khuôn khổ bài đánh giá, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề chấtlượng các sản phầm Việt thuần vật chất bởi đây là loại hình sản phẩm phổ biến,gần gũi với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, tác động trực tiếp hơn đến đời sốngcủa con người, hơn nữa sản phẩm phi vật chất cơ bản cũng bắt nguồn từ sản phẩmthuần vật chất mà ra.

Trang 3

I NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM VIỆT NAM 1 Khái niệm chung :

Sản phẩm là gì? Sản phẩm Việt là gì?

Sản phẩm nói chung theo Cac Mac là kết quả của quá trình lao độngdùng để phục vụ cho nhu cầu của con người, đáp ứng những mong muốn của conngười, trong nền kinh tế thị trường, người ta cho rằng sản phẩm là bất cứ thứ gì cóthể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận Nhưng một cách đơn giảnnhất thì sản phầm là kết quả của các hoạt động và các quá trình.

Sản phâm được chia làm 2 loại:

+ Sản phẩm thuần vật chất: như đã nói ở trên là những sản phẩm có hình thù xácđịnh và mang tính hiện vật.

+ Sản phẩm phi vật phẩm: là những thứ dịch vụ, là kết quả của hoạt động tiếp xúcgiữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứngđể đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Sản phẩm Việt hiện nay được hiểu theo nghĩa rộng hơn Theo ý hiểu chung,sản phẩm, hàng hóa Việt cần hội tụ đủ bốn yếu tố: do người Việt làm ra; được sảnxuất, chế biến trên lãnh thổ Việt Nam; sử dụng những yếu tố đầu vào của ViệtNam và mang thương hiệu Việt Nam Theo các tiêu chí này, doanh nghiệp nướcngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có giấy phép đầu tư, mang pháp nhânViệt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, lấy nguyên liệu đầu vàotrong nước và sử dụng lao động người Việt Nam thì hàng hóa làm ra là hàng ViệtNam Vì vậy, trừ hàng ngoại nhập ra thì những hàng hóa kể cả do liên doanh hayđóng góp cổ phần cũng được coi là hàng hóa, sản phẩm Việt.

Chất lương sản phẩm là gi?

Trang 4

Từ trước đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm,có khái niệm cho rằng: chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với yêu cầu và tiêuchuẩn kĩ thuật, cũng có quan niệm cho rằng chất lượng sản phẩm là sự thỏa mãnnhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất… nhưng hiện nay, các nhà kinh tế đãđúc kết lại thành một khái niệm hiện đại và ngắn gọn nhất: chất lượng sản phẩm làđặc tính của một thực thể mà nhờ những đặc tính này, thực thể đó có thể đáp ứngcác nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.

Đảm bảo chất lượng là gì?

Đảm bảo chất lượng là nhân tố quan trọng trong quản trị chất lượng, nóđảm bảo rằng người mua có thể mua được hàng có chất lượng tốt, sử dụng lâu bền,đảm bảo chất lượng gần như là một cam kết với khách hàng về chất lượng của sảnphẩm Việc đảm bảo chất lượng được thực hiện theo kế hoạch và thành hệ thống,hệ thống này được chứng minh là đủ độ tin cậy và các yêu cầu về chất lượng Sựđảm bảo về chất lượng là đảm bảo về cả bên trong lẫn bên ngoài và được chiathành nhiều giai đoạn phù hợp với quá trình sử dụng sản phầm.

Hệ thống đảm bảo chất lượng là gì?

Có thể hiểu chung nhất rằng hệ thống đảm bảo chất lượng là một hệ thốngthống nhất bao gồm nhiều mặt trong vấn đề quản lí chất lượng như các chính sáchvà chỉ đạo về chất lượng, về nhu cầu thị trường, các chính sách kiểm soát thịtrường, phát hành sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, xem xét đáng giá quátrình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường sao cho sản phẩm khi ra thị trườngđược đón nhận và thỏa mãn được nhu cầu của người mua.

Hiện nay, hàng hóa Việt Nam có thể dựa trên những hệ thống đánh giá chấtlượng tiêu biểu như: ISO 9000; TQM; Q.BASE…

2 Giải thưởng và hệ thống đánh giá chất lượng

Trang 5

Một số hệ thống đánh giá quốc tế:

- ISO (International Organization for Standardization):

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (InternationalOrganization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thứchoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sảnxuất, thương mại và thông tin ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chứcQuốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia củagần 150 nước Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đolường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường

Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động traođổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được

hiệu quả Nhiệm vụ của ISO nhằm thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế Tất cảcác tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện Tuy nhiên, thường cácnước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc

Hệ thống ISO 9000 là hệ thống tiêu chuẩn ra đời sớm nhất, làm tiền đề chocác hệ thống ISO sau này Nó mô tả các yếu tố mà một hệ thống chất lượng nên cónhưng không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này ISO9000 không nhằm mục tiêu đồng hóa hệ thống chất lượng, vì mỗi hệ thống quản lýcủa một tổ chức bị chi phối bởi mục đích, sản phẩm và thực tiễn của tổ chức đó.Do vậy, ISO như một cuốn sách giảo khoa mà các doanh nghiệp cùng áp dụng đểgiải những bài tập quản lý chất lượng dựa trên quy trình sản xuất của mình Doanhnghiệp tự xây dựng quy trình quản lý chất lượng của mình dựa vào ISO và có sựthẩm định của bên thứ 3.

Có rất nhiều loại ISO, trước đây doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa ISO9001, ISO 9002, ISO 9003 tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầuquản lý của họ Nhưng với phiên bản mới, doanh nghiệp chỉ có một lựa chọn làISO 9001:2000, trong đó doanh nghiệp có thể loại trừ bớt một số điều khoản

Trang 6

không áp dụng cho hoạt động của họ Việc miễn trừ đó phải đảm bảo không ảnhhưởng đến năng lực và khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầukhách hàng cúng như các yêu cầu khác về luật định Các điểm miễn trừ chỉ đượcphép nằm trong điều khoản 7 liên quan đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Năm 2000, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã đón nhận Chứngnhận Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

- TQM (Total Quality Managerment)

TQM là hệ thống quản lý chất lượng tập trung kiểm soát con người, kiểmsoát phương pháp, kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, và kiểm soát trang thiết bị.(Kiểm soát 4M – Men, Method, Material, Machine).

TQM trình bày một tập hợp các nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng bằngcách động viên toàn bộ các thành viên không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp sảnxuất, công nhân, cán bộ hay lãnh đạo các cấp trong doanh nghiệp

- Q-Base:

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của việc áp dụng bộ tiêu chuẩnISO9000, một vấn đề nảy sinh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khá nhiều khókhăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn này, đặc biệt là về mặt chi phí

Telare - tổ chức chứng nhận chất lượng hàng đầu của New Zealand, sau khinghiên cứu thị trường đã đưa ra hệ thống quản lý chất lượng vẫn sử dụng cácnguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn ISO9000 (chủ yếu là ISO9002 và ISO9003)nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn Hệ thống này, bao gồm những yêu cầu cơ bảnmà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có để đảm bảo giữ được lòng tin đốivới khách hàng về chất lượng sản phẩm hoặc về dịch vụ, gọi tắt là Q.Base

Q.Base đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản trị chất lượng, chínhsách chỉ đạo về chất lượng, xem xét hợp đồng với khách hàng, quá trình cung ứng,

Trang 7

kiểm soát nguyên vật liệu, kiểm soát quá trình, kiểm soát thành phẩm, xem xétđánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo, cải tiến chất lượng

Việt Nam đã được Telare cho phép sử dụng hệ thống Q.Base từ tháng 11/95và ngày 7/6/96, ban lãnh đạo 2 cơ quan Telara New Zealand và Tổng cục tiêuchuẩn đo lường chất lượng Việt Nam đã chính thức ký văn bản về việc này

Các giải thưởng chất lượng của Việt Nam:

Giải thưởng chất lượng Việt Nam được thành lập nhằm thúc đẩy mọi tổchức nâng cao tính cạnh tranh bằng cách so sánh với những tiêu chuẩn được côngnhận trên phạm vi quốc tế

Giải thưởng chất lượng Việt Nam bao gồm 7 tiêu chuẩn được tham khảo từcác hệ thống chất lượng quốc tế nhằm khuyến khích các tổ chức tăng cường việcáp dụng TQM và tiên đến được cấp giấy chứng nhận ISO9000

Bảy tiêu chuẩn về chất lượng Việt Nam gồm:

1 Vai trò của Lãnh đạo: 90 điểm 2 Thông tin và phân tích dữ liệu: 75 điểm 3 Định hướng chiến lược: 55 điểm 4 Phát triển và quản lý nguồn nhân lực 140 điểm 5 Quản lý chất lượng quá trình 140 điểm 6 Các kết quả về chất lượng và kinh doanh 250 điểm 7 Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng 250 điểm - Tổng cộng: 1.000 điểm

Trang 8

3 Lợi thế và ưu điểm về chất lượng của sản phẩm Việt :

3.1 Giá cả :

Thời gian qua, việc Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu tiêu dùng, hỗtrợ các doanh nghiệp, cũng như các kênh bán lẻ tại các chợ, siêu thị thực hiện cácchương trình khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng nội địa chất lượng cao, khuyếnkhích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, đưa hàng Việt về nông thôn, đã thuđược nhiều kết quả

Hiện nay, để tiết kiệm chi tiêu, nhiều người tiêu dùng đã giảm dần thóiquen mua hàng ngoại Trước thông tin nhiều hàng hóa nhập lậu không có nguồngốc xuất xứ, có chứa chất độc hại, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn hàng ViệtNam chất lượng cao Tại các siêu thị, hàng Việt Nam chiếm ưu thế với từ 80 đến90% trên tổng số hàng hóa kinh doanh, được tiêu thụ mạnh do có thương hiệu tốt,có chất lượng, giá cả niêm yết rõ ràng Bên cạnh đó, ngành chức năng đã cùngdoanh nghiệp tổ chức hơn 300 hội chợ, Tuần hàng hàng tiêu dùng Việt; cùng hàngngàn chương trình khuyến mãi, tiết kiệm của nhà sản xuất, đã thu hút được sự ủnghộ của người tiêu dùng Để hàng Việt Nam chiếm ưu thế trên thị trường trongnước, Nhà nước cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hàngrào kỹ thuật, bảo hộ hàng hóa được sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêudùng, tránh ô nhiễm môi trường, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn chất lượng Cáccấp ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các đường dây nhập hàng lậu,đề ra các giải pháp bảo vệ hàng nội địa, tạo cơ hộ cho doanh nghiệp cạnh tranhlành mạnh với hàng ngoại Các doanh nghiệp cần tăng cường việc quảng báthương hiệu Việt, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giáthành sản phẩm để tạo tính cạnh tranh cao, giữ vững lòng tin và sự ủng hộ hàngViệt Nam chất lượng cao của người tiêu dùng.

Cụ thể, một số yếu tố khiến hàng hóa Việt Nam có lợi thế giá cả trên thịtrường:

Trang 9

Thứ nhất: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may,

giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuấtkhẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nôngsản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơnnhiều.

Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón,

thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 đến 20% giá trịxuất khẩu kim ngạch gạo Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 đến85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuấtkhẩu là khoảng 27% và 73%.

Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệđể đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanhnhững mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ

Thứ hai: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao

động vào quá trình sản xuất - kinh doanh Đây là một ưu thế quan trọng hiện naycủa ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu ngườibước vào tuổi lao động Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằmmỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻhơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công laođộng như trong sản xuất lúa, cà phê Hiện nay, một số công việc nặng nhọc nhưđánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2-2,5 USD/ngày công lao động,nhưng vẫn còn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lần Tất nhiên lợi thế này sẽ khôngtồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới.

Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi

cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua,bắp cải, tỏi, khoai tây… Trong khi cũng vào thời gian này ở cả vùng Viễn Đôngcủa Liên bang Nga và thậm chí ở cả Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không

Trang 10

thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ lớn và tươngđối dễ tính Các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn sovới Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sảnxuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rauquả đó.

Thứ tư: Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông, lâm

nghiệp, thủy sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giáthế giới, chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao Do vậy mở cửahội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại sẽ làm cho giá nhập khẩu mặt hàng này rẻhơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông, lâm, thủy sản củanước ta giảm xuống một lượng đáng kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh.

Thứ năm: Thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp

luật của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiếntrình tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu.

Theo khảo sát của Hiệp hội Ðiện tử Việt Nam giá giảm nhiều chỉ tập trungở mặt hàng gia dụng phổ thông được nhập khẩu nguyên chiếc, còn các mặt hàngtrung, cao của Việt Nam không thua kém, thậm chí còn "nhỉnh" hơn hàng của cácnước ASEAN cả về chất lượng, tính năng và mẫu mã Ðại diện các doanh nghiệpđiện tử nhấn mạnh: "Nhà nước áp dụng đúng mức thuế suất, chúng tôi tận dụng lợithế sân nhà và nguồn nhân lực thì không những cạnh tranh với hàng ngoại nhậpmà còn có thể xuất khẩu ngược trở lại các nước ASEAN một khi hàng rào thuếquan hoàn toàn được gỡ bỏ" Theo Công ty nhựa Chợ Lớn, "để sống chung vớihàng ngoại ASEAN" doanh nghiệp tìm lối đi riêng bằng đầu tư thiết bị, dâychuyền hiện đại, sản xuất các mặt hàng chất lượng cao đồng thời liên tục thay đổimẫu mã Bằng cách này một số sản phẩm của nhựa Chợ Lớn đã và đang bước đầugiành lại thị phần và có phần thắng thế so với mặt hàng cùng loại của các nướcnhư đồ chơi xe điện rẻ hơn khoảng 30% so với hàng Trung Quốc và ASEAN, rẻhơn khoảng 45% so với hàng Nhật Bản và Ðài Loan

Trang 11

Nhìn chung hàng hóa Việt Nam đang ngày càng có lợi thế cả trong và ngoàinước Do chương trình Người Việt dùng hàng Việt đc phát động trong 1 tháng trêntất cả các mặt hàng Tiêu biểu như: Giày dép, quần áo Mặt khác do chất lượng sảnphầm hàng hóa Việt ngày càng được cải tiến nên người dân đã quay sang mua vàsử dụng hàng nội nhiều hơn vs giá cả hợp lý hơn.

Đặc biệt ở một số sản phẩm đã lấy ví dụ cụ thể ở trên đã và đang ngày càngcó ưu thế trên thị trường thế giới với những mức giá khá cao Có thể giải thíchnguyên nhân là do các mặt hàng đó trên thị trường thế giới không sản xuất đc.Trong khi đó lại là thế mạnh của Việt Nam Nên có giá rất cao Mang lại nhiều lợinhuận.

3.2 Mẫu mã:

Ngày nay, bao bì, mẫu mã sản phẩm đóng một vai trò quyết định trong sựlựa chọn của khách hàng Nhưng lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường quáchú trọng đến quảng cáo và các phương thức tiếp thị khác mà quên đi yếu tố baobì Bao bì là công cụ để truyền tải thông tin và tính cách của một sản phẩm, nóđược thể hiện thông qua màu sắc, kiểu dáng, hình ảnh và ngôn ngữ

“Trong hệ thống phân phối hiện đại, khi mà siêu thị và các cửa hàng tiệnnghi đang dần thay cho những tiệm tạp hóa và chợ hiện nay, bao bì đóng một vaitrò quan trọng đối với quyết định chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng tronghàng trăm loại hàng hóa cùng loại trên kệ trưng bày”, ông Triplett – một nhà kinhtế học nhấn mạnh

Lâu nay, không ít doanh nghiệp đã sai lầm khi đánh giá thấp vai trò của baobì Người tiêu dùng yêu thích một sản phẩm nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố,nhưng bao bì là yếu tố quan trọng và sống lâu nhất với sản phẩm.

Thông thường, khi người tiêu dùng định mua một sản phẩm nào đó tronghàng trăm loại hàng hóa cùng nhãn hiệu được bán ở siêu thị, hay trung tâm thương

Trang 12

mại Có lẽ, hình thức bên ngoài của sản phẩm là yếu tố đầu tiên nối kết giữathương hiệu và người tiêu dùng Vì thế, để sự kết nối này được bền vững, thì mẫumã, bao bì phải đáp ứng được "tính cách riêng" của sản phẩm, phải truyền tảinhững "điều muốn nói" của doanh nghiệp gửi đến người tiêu dùng, từ đó mới tạođược sức mạnh của thương hiệu Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,gần đây nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước đã ý thức hơn về vai trò của mẫumã, bao bì sản phẩm, nên đã đầu tư đáng kể cho việc này

Các chuyên gia cho rằng, với việc nhận thức đúng, đầu tư thỏa đáng vàoviệc thiết kế mẫu sản phẩm và bao bì, hy vọng sản phẩm do các doanh nghiệptrong nước sản xuất sẽ tìm được chỗ đứng trong người tiêu dùng không những ởthị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài.

An Phước là một trong những cái tên tiên phong với nhiều mặt hàng nhưvest nam nữ, sơmi nam nữ, giày tây Một trong những sản phẩm nổi tiếng củaAn Phước được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn là nhãn hàng Pierre Cardin -sản xuất theo hình thức nhượng quyền Giá -sản phẩm, dao động từ vài trăm nghìnđến cả triệu đồng/ sản phẩm nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận bởi mẫumã và chất lượng không thua kém hàng nhập khẩu May Việt Tiến cũng tiếp bướcbằng việc liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm mới, chẳng hạn sơ mi nam Mattana,Sanciaro cũng với giá lên tiền triệu/ sản phẩm Nhiều công ty may trong nướccũng đang chuẩn bị cho ra đời các sản phẩm thời trang cao cấp Rõ ràng thị trườngđối với các sản phẩm thời trang cao cấp đang ngày càng rộng mở Việc một số DNđi tiên phong phần nào thay đổi hình ảnh một "cường quốc dệt may" nhưng chỉlàm gia công rồi xuất khẩu, hàm lượng giá trị gia tăng trong một sản phẩm rất thấphoặc không có Nó cũng cho thấy sự phản ứng linh hoạt và năng động của cácDN dệt may trước xu hướng của thị trường.

Đầu năm 2008, nhà sản xuất Biti's đã gây ngạc nhiên khi đưa ra thị trườngnhiều sản phẩm da cao cấp với thương hiệu goSto Nhiều sản phẩm, như túi xách

Trang 13

goSto có giá trị rất cao lên tới 8 triệu đồng, Theo nhận định của nhiều người chấtlượng và mẫu mã không thua sản phẩm cùng loại của các thương hiệu ngoại nhậpnổi tiếng Nhãn hiệu thời trang cao cấp gồm giày dép, ví này được khá đông ngườitiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ lựa chọn Điểm đặc biệt là hầu hết những sản phẩmnày đều tự tin ghi rõ nơi xuất xứ: Made in Vietnam.

Một khía cạnh khác của sự phát triển của mẫu mã bao bì sản phẩm Việt làđộ nhận diện thương hiệu đang ngày càng được hoàn thiện.

Trung Nguyên là một thương hiệu mới của ngành giải khát Việt Nam.

Tham gia thị trường vào thời điểm vào năm 2003,khi mà sản phẩm cà phê hòa tanNescafé của Tập đoàn Nestlé chiếm 55,95% thị phần cà phê hòa tan tại thị trườngViệt Nam Vinacafé chiếm vị trí thứ 2 với 38,45% thị phần

Trong bối cảnh đó, với sản phẩm cà phê hoà tan của G7, Công ty cà phêTrung Nguyên công khai “phát động“ một cuộc chiến trực diện, quyết chiến vớiđối thủ chính là Nescafe của Nestle “Cuộc chiến thương hiệu” này có ý nghĩakhông chỉ với riêng G7 – Trung Nguyên mà đã để lại những kinh nghiệm và tinhthần quý giá cho “khát vọng thương hiệu Việt“.

Kết quả, chỉ từ tháng 11/2003 đến tháng 1/2004 tức là sau khoảng 3 thángđưa sản phẩm ra thị trường, G7 đã nhanh chóng chiếm 35% thị phần cà phê hòatan tại Việt Nam, khiến ông lớn Nescafé lo lắng đến mức căng thẳng Hàng loạtchương trình khuyến mãi có giá trị cao được Nescafé đưa ra để "nhử" người tiêudùng, như "Uống Nescafé trúng xe hơi Vitara", rồi buổi phát cà phê miễn phírầm rộ theo đúng kiểu trong nhà ngoài phố đâu đâu cũng có Nescafé miễn phí.Việc tung sản phẩm Nescafe Việt – một sản phẩm chỉ duy nhất có ở thị trườngViệt Nam khiến chúng ta phải suy nghĩ - điều gì khiến một người khổng lồ mangcông thức cà phê của họ đi rao giảng và áp đặt khắp nơi trên thế giới, lần đầu tiên

Trang 14

họ buộc phải tung ra sản phẩm cà phê mang thương hiệu địa phương tại Việt Namkhi thị phần của họ liên tục giảm sút.

Những người quan sát đều thấy sau giai đoạn chạy đua khẳng định “chấtViệt Nam”, gần đây, G7 và Nescafe đang giáp chiến xung quanh tính từ “mạnh”.Trung Nguyên: “Giúp suy nghĩ mạnh hơn”, Nescafe:”Ngon hơn, vị cà phê mạnhhơn” Trung Nguyên: “Vị cà phê cực mạnh”, Nescafe: “Bạn đã đủ mạnh để thửchưa?”…

Rõ ràng café Trung Nguyên – một sản phẩm thuần Việt tuy mới xuất hiệncũng đang có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các thương hiệu ngoại

Mới đây, toàn bộ sản phẩm mang nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 sẽ xuấthiện trên thị trường với hệ thống bao bì mang dáng vẻ mới Chiến dịch cải tiếnmẫu mã bao bì sản phẩm cho thị trường nội địa và xây dựng hệ thống bao bì dànhriêng cho thị trường quốc tế càng khẳng định hơn nữa đẳng cấp chuyên gia cà phêcủa Trung Nguyên Bao bì mới mang 1 phong cách mới lạ và đọc đáo nhưng vẫngiữ vững những đặc trưng của café Trung Nguyên Hình ảnh bao bì mới có biểutượng hình mặt trời mọc trong buổi bình minh trên nền màu nâu truyền thống củacà phê, hoà lẫn với màu đất đỏ bazan của vùng núi đồi Tây Nguyên tạo nên sự liêntưởng rất gần gũi nhưng không kém phần sáng tạo của Trung Nguyên - đây cũngchính là thông điệp của cà phê Trung Nguyên muốn gửi đến khách hàng - bắt đầumột ngày mới, một sự khởi đầu mới đầy năng động và thành công bằng một ly càphê truyền thống Trung Nguyên trong một không gian đầy chiều sâu nhiều cảmxúc Trong thời gian này, café Trung Nguyên cũng tung ra 2 loại café mới làLegendee và Passiona Cà phê Legendee và Passiona có hình ảnh trái ngược vớihình ảnh biểu trưng mặt trời mọc là hình ảnh vầng trăng khuyết trong một góc phốđêm đầy tĩnh mịch và lãng mạn

Trang 15

Lý giải cho sự trái ngược về 2 hình ảnh biểu trưng mặt trăng và mặt trời,Ông Đoàn Đình Hoàng Giám đốc tiếp thị kinh doanh nội địa của công ty cho biếtTrung Nguyên muốn đi sâu vào những ước mơ, những mong đợi trong tâm hồnsâu kín của khách hàng, muốn cùng khách hàng chia sẻ những trăn trở, những thaothức và thăng hoa cùng những cảm xúc đầy sáng tạo của khách hàng Biểu tượngmặt trăng cũng là một sự kết nối liên tục với hình ảnh mặt trời, một nhịp điệu cuộcsống không ngừng giữa ngày và đêm thể hiện mong muốn của Trung Nguyên luônluôn đi cùng và chia sẻ cùng khách hàng Mặt khác, đây là 2 loại sản phẩm dànhcho nhóm đối tượng khách hàng rất khác biệt là những người sành uống cà phê vớicà phê Legendee và khách hàng nữ là Passiona nên Trung Nguyên cũng muốn tạosự khác biệt rõ ràng cho sản phẩm này

Ta có thể thấy, café Trung Nguyên là một doanh nghiệp điển hình về sự tựý thức được tầm quan trọng của thương hiệu, slogan và bao bì Biết chia ra cácphân khúc thị trường và cung cấp những sản phẩm với mẫu mã phù hợp với từngphân khúc đó Và đây cũng là một nguyên nhân giải thích cho sự thành công củacafé Trung Nguyên hiện nay

Một ví dụ thứ hai cho việc doanh nghiệp Việt Nam ý thức được việc thayđổi mẫu mã bao bì là cần thiết trong chiến lược phát triển chất lượng sản phẩm vàcông ty Nutifood Hội đồng quản trị của công ty đã có quyết định can đảm khithay đổi cả bộ máy tổ chức của công ty và chấp thuận cho ban lãnh đạo thiết kế lạitoàn bộ chiến lược và cấu trúc thương hiệu cho các dòng sản phẩm

“Việc thay đổi trên nằm trong chiến lược phát triển mới của Nutifood, vìtrong điều kiện thị trường cạnh tranh bình đẳng, sự thành bại phụ thuộc rất nhiềuvào thực lực và tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp để có thể khẳng định tên tuổi vàduy trì lợi thế dài hạn trên thương trường”, ông Nguyễn Công Hải, Giám đốcMarketing của Nutifood nói.

Trang 16

Vì sao Nutifood bắt đầu chiến lược kinh doanh mới bằng việc xây dựng lạicấu trúc thương hiệu và hệ thống bao bì sản phẩm? Ông Hải cho biết, khi xem xétnền tảng chiến lược và triết lý kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã đặt ra câu hỏicần làm gì để nhãn hiệu sản phẩm phát triển hơn.

Nutifood có sản phẩm rất đa dạng, nhưng mức độ nhận biết của nhãn hiệuvà tính đồng nhất trong thiết kế bao bì của các sản phẩm lại không tốt Khi các sảnphẩm của công ty được trưng bày trên quầy, kệ của điểm bán lẻ thì có vẻ các sảnphẩm này không có “bà con” gì với nhau, nghĩa là người tiêu dùng không thấy cósợi dây liên hệ giữa chúng.

“Vì thế, công ty quyết định phải có bước đột phá trong việc xây dựng lại tínhiệu về nhận biết nhãn hiệu cho sản phẩm một cách đồng nhất Để làm được việcnày, chúng tôi hiểu rằng mình nên có một công ty tầm cỡ quốc tế giúp tư vấn vàthiết kế bao bì và đó là lý do Nutifood chấp nhận chi ra số tiền lớn để mời Cowan,nhà thiết kế thương hiệu hàng đầu của Úc”, ông Hải cho biết.

Ông Blair Triplett, Giám đốc kinh doanh của Cowan ở khu vực châu Á, chorằng vấn đề của thương hiệu là ở chỗ làm sao để bán được sản phẩm Nếu việcthiết kế bao bì thực hiện tốt, nó sẽ truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp vềsản phẩm đến người tiêu dùng

Một thiết kế kiểu dáng và bao bì sản phẩm đạt yêu cầu phải bắt nguồn từchiến lược thương hiệu, chiến lược sản phẩm cũng như chiến lược phát triển củacông ty Việc tìm hiểu thị trường, nhu cầu, mong đợi của khách hàng, cũng nhưcác phương tiện mà thương hiệu hay sản phẩm có thể tiếp cận đến người sử dụngsẽ giúp nhà thiết kế tìm ra sự khác biệt trong sáng tạo, từ đó giúp chuyển tải nhữnggiá trị của doanh nghiệp.

3.3 Tính năng

Độ bền của sản phẩm:

Trang 17

Không thể phủ nhận một thực tế là đã từ lâu, trong nếp nghĩ, nếp sống củanhiều người tiêu dùng nước ta đã hình thành một quan niệm: Hàng nội không bằnghàng ngoại Đây là hậu quả khi mà một thời gian dài trước đây, hàng hóa sản xuấttrong nước đã từng có chất lượng kém, mẫu mã nghèo nàn, giá cả không hợp lý

Thế nhưng, hiện nay nhiều sản phẩm Việt Nam chất lượng cao như: sữaVinamilk, dầu Tường An, bánh Kinh Đô, ắc quy Đồng Nai, áo Việt Tiến, vỏ ruộtxe Casumina đã dần được người tiêu dùng ưa chuộng và tín nhiệm Hàng ViệtNam bây giờ đã cải thiện rất nhiều về chất lượng, độ bền Cùng một sản phẩm,nhưng hàng Việt Nam có độ bền cao hơn so với hàng Trung Quốc, Thái Lan…như: phích nước, vỏ ruột xe, sản phẩm dệt may…

Theo TGÐ Trần Quang Nghị, khách hàng trong nước sử dụng các sản phẩmdệt may của Phong Phú là do có sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm Với sự tintưởng này, công ty tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm ngày càng đa dạng,chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh, kết hợp với các chính sách về phát triểnsản xuất, giá cả hợp lý, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Không chỉ chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong nước, hànghóa Việt Nam ngày càng chiếm được lòng của người nước ngoài vì có chất lượngcao.

Karla khoe bộ bát đĩa sứ mua tại siêu thị từ năm 2005 mà lúc mua chị cứtưởng là hàng nhập Dùng một thời gian, mới biết đây là sản phẩm của MinhLong “Mình không ngờ hàng Việt chất lượng tốt vậy Giá cao, nhưng dùng hơnnăm năm thì cũng đáng tiền”, chị nói.

Dù chưa hài lòng về mẫu mã, cả Jon và Luis Antonio Torres II (Mỹ) đềuđánh giá cao chất lượng hàng may sẵn của các thương hiệu An Phước, Việt Tiến,Nhà Bè, May 10.

Trang 18

Nhìn chung, trong tất cả hàng hoá từng dùng, những người nước ngoài nàyđều tự so sánh chất lượng và độ an toàn của hàng Việt cao hơn hàng Trung Quốc.Những người sống tại Việt Nam thời gian dài đều có nhận xét nhiều món hàng củaViệt Nam đã cải thiện đáng kể so với trước đây

Jon cho hay: “Hồi đầu dùng bút Thiên Long và Bến Nghé, tôi thấy bútthường tắc đầu bấm, mực lúc ra lúc không Bây giờ, bút của các hãng này cải thiệnđáng kể, có thể nói là chất lượng cao” Về chất lượng, tuổi thọ trung bình của bóngđèn Ðiện Quang gấp ba lần bóng đèn cùng loại của Trung Quốc Những hàng hoácó sự cải thiện có thể kể đến là sữa, các loại bánh kẹo, sách vở, quần áo, giàydép…

Sự phù hợp của sản phẩm:

Khi mà thị trường có rất nhiều sản phẩm ngoại tràn lan và cạnh tranh, cácdoanh nghiệp trong nước đã đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu cũng nhưyêu cầu của người tiêu dùng Nhiều sản phẩm “Made in Viet Nam” vẫn đang đượcngười tiêu dùng yêu mến và tín nhiệm Nó cho thấy một điều, hàng Việt khôngthua kém hàng ngoại và chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về điều đó.

Trước tiên phải kể đến ngành dệt may, để nâng cao năng lực cạnh tranh bềnvững, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thị trường trong nước, mở rộng thị phần, thờigian qua,các doanh nghiệp dệt may tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị côngnghệ và nghiên cứu sản phẩm trong các lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm và may mặc Tấtcả các dự án đã đưa vào khai thác và sử dụng đều cho thấy hiệu quả Năng suất,sản lượng và chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, số lượng các sảnphẩm mới luôn tăng hằng năm Ða dạng sản phẩm và có những sản phẩm khácbiệt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để thu hút khách hàng là giải phápmà các doanh nghiệp dệt may đang thực hiện để mở rộng thị trường trong nước.Với hơn 85 triệu dân, thị trường trong nước đầy tiềm năng nhưng cũng rất khắtkhe, doanh nghiệp phải phân khúc thị trường để đưa ra các mặt hàng phù hợp nhu

Trang 19

cầu ngườì tiêu dùng, luôn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, không ngừng cải tiến, đổimới sản phẩm và dịch vụ, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng trong nước.Một cuộc khảo sát mới đây về mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng vớicác sản phẩm nước giải khát trong nước, kết quả cho thấy, đa số bình chọn cho TràXanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát – nhữngthức uống vốn rất thông dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt Trà thảomộc Dr Thanh với nguồn gốc từ thiên nhiên hiện đang được nhiều người tín nhiệmkhông chỉ bởi đây là một loại nước giải khát phù hợp cho mùa hè, mà theo họ, sảnphẩm này còn như một “người lính” bảo vệ sức khỏe Trà thảo mộc đã “đánh”đúng tâm lý của người tiêu dùng khi chiết xuất từ 9 loại thảo mộc quý, đa số có thểtrồng được ở Việt Nam và vốn gần gũi, thân thuộc như “người nhà” Trên thực tế,có 4 yếu tố để Dr Thanh được biết và nhớ đến, đó là chất lượng, sự khác biệt, hiệu

quả marketing và hệ thống tổ chức phân phối

Bên cạnh đó, các sản phẩm Việt Nam đang được tiêu thụ mạnh vì chấtlượng và giá cả phù hợp với khả năng tiêu dùng của đa số người dân địa phương.Ông Võ Duy Hồng, trưởng bộ phận xây dựng thương hiệu của Casumina cho biết:“Sản phẩm lốp ô tô và lốp xe máy, hàng Việt Nam đang bán mạnh hơn cả hàngThái Lan, Nhật và Trung Quốc Bởi nếu cùng mức chất lượng, hàng của họ giá caohơn, còn nếu cùng mức giá, hàng của họ kém hơn”.

Không chỉ chú ý phát triển trong nước, các doanh ngiệp Việt Nam còn từngbước xâm nhập thị trường nước ngoài với những sản phẩm phù hợp với thị hiếucủa người tiêu dùng.

Trong đó phải kể đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thực sự là mộtniềm tự hào văn hoá của người Việt Nam Hiện có hàng ngàn loại thủ công mỹnghệ truyền thống như gốm sứ, sản phẩm tre, nứa, đồ sơn mài, khảm Một sốđáng kể đã được công nhận và phổ biến ở trường quốc tế

Trang 20

Có mặt tại Campuchia để mở mạng lưới phân phối, ông Trần Hữu Đức,giám đốc đối ngoại công ty Nutifood cho biết: “Trong bối cảnh các chợ và siêu thịCampuchia vẫn còn nhiều loại sữa Trung Quốc, Thái Lan, không rõ nguồn gốc, thìsữa Nutifood sẽ có cơ hội bán được hàng bởi chất lượng theo chuẩn quốc tế, mứcgiá hợp với túi tiền người dân đô thị”.

4 Tiềm năng phát triển :

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã khẳng định rằng với sự phát triển kinh tế khá nhanh, nhiều mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng không thua kém hàng ngoại, thậm chí hơn hẳn hàng ngoại Hàng hóa Việt Nam có những tiềm năng và ưu thế riêng để phát triển thị trường của mình Việt Nam có một nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, giá thành rẻ, hiện nguồn nhân lực này đang từng bước bược đào tạo để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa sản phẩm Việt Nam cũng có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đó là những nguồn nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất sản phẩm, mặc dù phần lớn nguyên liệu còn thô sơ chưa sử dụng trực tiếp được mà phải qua quá trình chế biến tại nước ngoài mới đưa vào sản xuất được nhưng trong thời gian hiện nay, chúng ta đang cố gắng hoàn thiện quá trình chế biến nguyên liệu thô để không tốn chi phí và công sức thực hiện công đoạn đó tại nước ngoài Dây chuyền sản xuất và các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất cũng được nhà nước quan tâm Đối với thị trường trong nước, hàng Việt có ưu thế là không qua quá trình bị đánh thuế nhập khẩu nên giá thành thường không quá cao, hơn nữa trong thời gian gần đây, nhà nước đã đặc biệt chú ý phát động chiến dịch “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam “ và được đông đảo người dân ủng hộ, sự ủng hộ của người dân tiêu dùng nội địa đã tạo ra tiềm năng cho hàng Việt Nam Hơn nữa, hàng hóa Việt sản xuất tại Việt Nam, những người sản xuất ra hàng hóa là người Việt

Trang 21

Nam nên nắm rõ được nhu cầu người Việt, nắm rõ được văn hóa tiêu dùng nên thuận lợi hơn trong việc sản xuất ra những sản phẩm phù hợp thị hiếu Đối với thị trường nước ngoài, giá thành thấp và độ bền của những sản phẩm Việt đã tương đối thuyết phục được người tiêu dùng khó tính và như vậy, hàng Việt có nhiều cơ hội và tiềm năng hơn trong việc đưa sản phẩm ra nước ngoài Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng hơn đến mẫu mã sản phẩm và khâu truyền thông quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp đã thành lập riêng những bộ phận phụ trách hai vấn đề này, cho nên ta có thể tin tưởng rằng những tiềm năng này của hàng hóa Việt sẽ làm nên những sản phẩm Việt chất lượng ngày càng cao trong tương lai.

II NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VIỆT NAM:

Không thể phủ nhận rằng, chất lượng các sản phẩm Việt Nam đang ngày càng được cải thiện rất tích cực Bên cạnh đó, giống như bất kì một lĩnh vực nào, sản phẩm Việt Nam khó tránh khỏi những mặt hạn chế, yếu kém nhất định Trong khuôn khổ bài tìm hiểu này, chúng tôi xin đưa ra một số hạn chế nổi cộm của sản phẩm Việt.

1.Vệ sinh an toàn

Đây là vấn đề thực sự gây nhức nhối đối với các cấp lãnh đạo và thực sự gây bức xúc trong lòng người tiêu lâu nay: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) Thật khó khiến cho người dân Việt đặt trọn niềm tự hào dân tộc khi sức khoẻ bị đe doạ

Vậy trước hết chúng ta cần hiểu VSATTP là gì?

Trang 22

Chất lượng VSATTP: VSATTP là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo cho thực phẩm không gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người Nhóm sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn thì được quản lý trên cơ sở chất lượng sản phẩm do người sản xuất công bố và tự áp dụng

Nhóm sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thì được quản lý trên cơ sở quy chuẩn chất lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn chất lượng do người sản xuất công bố áp dụng

Có rất nhiều các mặt hàng của Việt Nam được bầy bán công khai trên thị trường nội địa mà chưa hề qua một cơ quan kiểm định nào Và ảnh hưởng trực tiếp tức thì tới người tiêu dùng mà có thể nhận thấy rõ ràng là các sản phẩm tiêu dùng thuộc ngành thực phẩm.

Sau đây là danh sách những sản phẩm Việt Nam có nguy cơ gây bệnh do chưa đảm bảo được vệ sinh cũng như chất lượng sản phẩm.

1 Thịt và các sản phẩm từ thịt; 2 Sữa và các sản phẩm từ sữa;

3 Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng; 4 Thuỷ sản tươi sống và đã qua chế biến;

5 Các loại kem, nước đá; nước khoáng thiên nhiên;

Trang 23

6 Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,

thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm.

7 Thức ăn, đồ uống chế biến để ăn ngay; 8 Thực phẩm đông lạnh;

9 Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành; 10 Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay.

Báo cáo về các hoạt động thanh - kiểm tra VSATTP trong năm 2009, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) đã đưa ra hàng loạt những con số như: Tết Nguyên đán - 2009 phát hiện 9.609 cơ sở vi phạm, xử lý cảnh cáo 1.812 cơ sở, phạt tiền 1.581 cơ sở với số tiền 2,5 tỉ đồng, đóng cửa tạm thời 48 cơ sở, 976 cơ sở có sản phẩm không đạt bị tiêu huỷ

Kết quả, Tháng hành động vì chất lượng VSATTP phát hiện hơn 30% số cơ sở không đạt, số mẫu vi phạm chất lượng chiếm 18%, xử phạt hơn 15 nghìn cơ sở, đình chỉ hoạt động 156 cơ sở Đáng chú ý, trong số gần 1.500 mẫu thịt và sản phẩm từ thịt được lấy trên cả nước, đã phát hiện tới gần 41% số mẫu nhiễm khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hoá)

TPHCM và Đồng Nai là những địa phương có tỉ lệ mẫu thực phẩm nhiễm Salmonella cao nhất - chiếm 84-95% mẫu được giám sát Mỗi ngày các loại thực phẩm kém chất lượng vẫn tràn ngập thị trường mà không ai

kiểm tra, giám sát

Ngày đăng: 29/09/2012, 23:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w