1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra thống kê và ứng dụng số liệu điều tra thống kê để phân tích chất lượng học tập của sinh viên lớp Thống kê kinh doanh 46B năm học 2006-2007.doc

29 5K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Tra Thống Kê Và Ứng Dụng Số Liệu Điều Tra Thống Kê Để Phân Tích Chất Lượng Học Tập Của Sinh Viên Lớp Thống Kê Kinh Doanh 46B Năm Học 2006-2007
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Huy Thảo
Năm xuất bản 2006-2007
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 662,5 KB

Nội dung

Điều tra thống kê và ứng dụng số liệu điều tra thống kê để phân tích chất lượng học tập của sinh viên lớp Thống kê kinh doanh 46B năm học 2006-2007

Trang 1

Lời nói đầu

Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu thập nhữngthông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ

sở đó phát hiện bản chất quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết được một vấn

đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất định của thực tiễn Tất cả các công việc này đượcgọi là hoạt động thống kê

Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình hoạt động thống kê Làmột khâu rất quan trọng trong hoạt động thống kê điều tra thống kê có nhiệm vụ thuthập đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu Đây là những thông tin sơcấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thông tin, số liệu mới thu thập được một cáctrung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời, tạo điều kiện để thực hiện tốtcác giai đoạn tiếp theo Điều tra thống kê được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực vớiquy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, đặcđiểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế

Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều tra thống kê, tôi quyết định lựa chọn đềtài: “Điều tra thống kê và ứng dụng số liệu điều tra thống kê để phân tích chất lượng học tập của sinh viên lớp Thống kê kinh doanh 46B năm học 2006-2007.”

Việc nghiên cứu bao gồm điều tra thống kê và sử dụng số liệu thu được từđiều tra để phân tích chất lượng học tập của sinh viên lớp TKKD46B

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS Bùi Huy Thảo đã giúp

tôi hoàn thành đề tài này

Trang 2

Mục lục

Chương I: Lý luận chung về điều tra thống kê

I. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê

II Các loại điều tra thống kê

III Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê

Chương II: Ứng dụng điều tra thống kê để phân tích chất lượng học tập

I. Phương án điều tra

II Phân tích số liệu điều tra thống kê

Chương III: Một số kiến nghị về điều tra thống kê

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 3

Chương I: Lý luận chung về điều tra thống kê

I. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê

I.1 Khái niệm

Điều tra thống kê là hình thức thu thập số liệu được tiến hành theo phương ánquy định cụ thể cho từng cuộc điều tra Trong phương án điều tra quy định rõmục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi, phương pháp và kế hoạch tiến hành điềutra Điều tra thống kê được áp dụng ngày càng rộng rãi trong điều kiện nền kinh

tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế

I.2 Ý nghĩa

- Tài liệu do điều tra thống kê thu thập được là căn cứ đáng tin cậy để kiểm

tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiện tượngnghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xãhội của từng đơn vị, từng địa phương và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Điều tra thống kê cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích,

phát hiện, tìm ra những yếu tố tác động, những yếu tố tác động, những yếu tốquyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu Trên cơ sở đó, tìm biện phápthúc đẩy hiện tượng nghiên cứu theo hướng có lợi nhất

- Những tài liệu điều tra thống kê cung cấp một cách có hệ thống còn là căn

cứ vững chắc cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiệntượng và dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai Trong quátrình điều hành, quản lý kinh tế - xã hội, các tài liệu này giúp cho việc xây dựngcác định hướng, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, quản lýquá trình thực hiện kế hoạch đó

I.3 Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê

- Trung thực đối với cả người điều tra và người được điều tra.

- Chính xác – khách quan: phải phản ánh đúng đắn tình hình thực tế khách

quan của hiện tượng nghiên cứu Đây là yêu cầu cơ bản quyết định chất lượngcủa công tác thống kê

- Kịp thời: trước hết tài liệu của điều tra thống kê phải có tính nhạy bén,

mang tính thời sự Thứ hai thống kê phải cung cấp tài liệu phục vụ các yêu cầunghiên cứu đúng lúc cần thiết

- Đầy đủ: tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung cần thiết

cho cuộc nghiên cứu, phải thu thập trên tất cả số đơn vị của hiện tượng nghiêncứu

Trang 4

- Ngoài ra, điều tra thống kê muốn phản ánh đúng bản chất, tính quy luật của

hiện tượng nghiên cứu cần phải dựa trên cơ sở quan sát số lớn Một số trườnghợp nhất định, điều tra thống kê cũng có thể chỉ tiến hành trên một số đơn vị cábiệt, nhưng các đơn vị này phải được lựa chọn và xem xét trong mối quan hệ vớitổng thể nghiên cứu

II Các loại điều tra thống kê

II.1 Điều tra thường xuyên và không thường xuyên

Căn cứ vào sự liên tục, tính chất hệ thống của các cuộc điều tra, ta có thể chiacác cuộc điều tra thống kê thành hai loại:

- Điều tra thống kê thường xuyên được thực hiện một cách liên tục, có hệ

thống và thường là theo quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng Điều trathống kê thường xuyên giúp ta thu thập tài liệu tỉ mỉ, chi tiết, là cơ sở để lập cácbáo cáo thống kê định kỳ Hình thức tổ chức chủ yếu và quan trọng nhất của điềutra thống kê thường xuyên là “báo cáo thống kê định kỳ” Đây là hình thức thuthập số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo thống kê được lập sẵn

- Điều tra không thường xuyên được thực hiện một cách không liên tục,

không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng Hình thức chủ yếucủa loại này là các cuộc “điều tra chuyên môn” Điều tra chuyên môn chỉ được tổchức khi có nhu cầu, theo kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho từngcuộc điều tra

II.2 Điều tra toàn bộ và không toàn bộ

Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, ta có điều tra toàn bộ

và không toàn bộ

- Điều tra toàn bộ

Tiến hành thu thập tài liệu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điềutra Đây là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về từng đơn vịcủa tổng thể cho các nghiên cứu thống kê

- Điều tra không toàn bộ

Chỉ tiến hành thu thập tài liệu ở một số đơn vị nhất định được chọn ra từtổng thể chung Đây là phương pháp điều tra tiết kiệm thời gian, chi phí và

có khả năng mở rộng nội dung điều tra ra nhiều tiêu thức hơn so với điềutra toàn bộ Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra, ta cóthể phân chia điều tra không toàn bộ thành 3 loại:

 Điều tra chọn mẫu

 Điều tra trọng điểm

 Điều tra chuyên đề

Trang 5

Điều tra trọng điểm và điều tra chuyên đề khác với điều tra chọn mẫu ởchỗ kết quả của nó không dùng để suy rộng cho tổng thể chung Kết quả của điềutra chọn mẫu được dùng để mô tả đặc điểm của tổng thể chung.

III Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê

III.1 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua sựtiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời Căn cứ vào điều kiện thực tế ngườinghiên cứu sẽ quyết định lựa chọn phương pháp nào để tiếp xúc với người đượcphỏng vấn

III.1.1 Phương pháp phỏng vấn viết

Là phương pháp phỏng vấn trong đó sự tiếp xúc giữa người hỏi vàngười trả lời thông qua bảng hỏi người trả lời tự điền câu trả lời vàobảng hỏi

Đặc điểm:

- Bảng hỏi là vấn đề quan trọng

- Cần chú ý đến những vấn đề về tâm lý khi đặt câu hỏi và những

nguyên tắc tâm lý trong việc sắp xếp bảng hỏi đều phải hướng vàongười trả lời

Ưu điểm:

- Tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như công sức cán bộ điều tra

- Thông tin thu được khách quan, không bị ảnh hưởng bởi thái độ

người hỏi

- Dễ trả lời những vấn đề tế nhị

- Nguyên tắc nặc danh được đảm bảo trong phỏng vấn

Hạn chế:

- Chất lượng thông tin thu được không thật cao

- Không biết được thái độ người trả lời

Lưu ý: trong phương pháp này muốn tăng số phiếu trả lời cần chú ý một

số biện pháp như:

- Tạo điều kiện dễ dàng tối đa cho việc trả lời

- Gửi thư nhắc tại kèm theo bảng câu hỏi đề phòng thư lần trước thất

lạc

- Khuyến khích vật chất.

Trang 6

III.1.2 Phương pháp phỏng vấn trực diện

Là phương pháp mà người phỏng vấn và người trả lời tham gia mộtcuộc nói chuyện riêng hay còn gọi là trò chuyện có chủ định Tức đây làmột cuộc nói chuyện có mục đích và là quá trình giao tiếp một chiều dongười phỏng vấn điều khiển

Ưu điểm:

- Việc tiếp xúc trực tiếp tạo ra những điều kiện đặc biệt để hiểu đối

tượng sâu sắc hơn

- Do tiếp xúc trực tiếp nên đã đồng thời kết hợp phỏng vấn với quan

sát

- Có thể phát hiện sai sót và sửa đổi kịp thời.

Hạn chế:

- Tốn kém hơn về thời gian, chi phí và con người.

- Tổ chức điều tra khó khăn hơn.

- Không cẩn thận câu trả lời sẽ bị ảnh hưởng bởi thiên kiến của điều

tra viên

Lưu ý: cuộc phỏng vấn phải đảm bảo không gây hậu quả cho ngườiđược phỏng vấn về bản thân những giả định của người phỏng vấn vàđảm bảo nguyên tắc nặc danh

Phỏng vấn trực diện nếu phân theo nội dung và trình tự phỏng vấn thì

có 5 loại là: phỏng vấn tiêu chuẩn hóa, phỏng vấn bán tiêu chuẩn,phỏng vấn tự do, phỏng vấn sâu và phỏng vấn định hướng Ngoài raphỏng vấn trực diện còn được phân theo đối tượng tiếp xúc, gồm có 2loại là: phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm

III.1.3 Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại

Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại là một loại phỏng vấn trực diệnnhưng người phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn không gặp mặt trựctiếp

Ưu điểm:

- Tiết kiệm hơn.

- Khách quan hơn.

Hạn chế:

- Mất nhiều công sức để chọn số điện thoại mà đôi khi vẫn không

được mẫu như mong muốn

- Làm giảm hứng thú khi phỏng vấn qua điện thoại.

- Việc đưa ra các gợi ý hay hỗ trợ thêm bằng quan sát là khó thực hiện

được

Lưu ý: phương pháp phỏng vấn này cần chú ý cách tiếp cận và chú ýlịch sự khi nói chuyện

Trang 7

III.2 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thập thông bằng tri giác trựctiếp trong điều kiện hoàn cảnh tự nhiên và ghi chép lại

Phương pháp này dùng trong việc nghiên cứu dự định, thăm dò khi chưa cókhái niệm rõ ràng về vấn đề nghiên cứu và không có yêu cầu về tính đại diện.Phương pháp này còn dùng trong việc nghiên cứu miêu tả với quy mô không lớn

và thường được dùng để thu thập thông tin sơ cấp

Hạn chế:

- Đòi hỏi nhiều công sức và chi phí.

- Nhiều nội dung khác nhau trong nghiên cứu không thể thực hiện được

Phương pháp này có thể thu thập được thông tin một cách toàn diện, tránhđược các ấn tượng tức thời ngẫu nhiên Tuy nhiên nếu tham dự tích cực hoặcquá lâu có thể mang lại hậu quả không tốt, chẳng hạn mất tính khách quantrong việc thu thập thông tin hay chủ quan bỏ qua những diễn biến mới trongphản ứng của các thành viên trong tập thể

- Quan sát không tham dự (quan sát từ bên ngoài)

Trong phương pháp này người quan sát hoàn toàn đứng ngoài không canthiệp vào quá trình xảy ra và không đặt câu hỏi Do đặc điểm đó nên khi dùngphương pháp này thường không thấy được nội tình do vậy những điều giảithích không phải lúc nào cũng đúng

* Theo thời gian

- Quan sát ngẫu nhiên

Là sự quan sát không được định trước là sẽ tiến hành vào một thời điểmnào đó mà hoàn toàn ngẫu nhiên Do vậy đảm bảo được tính khách quan caotrong thông tin ghi chép được

- Quan sát có hệ thống

Là quan sát có tính thường xuyên và lặp lại

* Theo hình thức hóa

- Quan sát tiêu chuẩn hóa (quan sát có kiểm tra)

Là quan sát mà trong đó những yếu tố cần quan sát được vạch sẵn trongchương trình, được tiêu chuẩn hóa trong các bảng, phiếu hoặc biên bản quansát kết hợp với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ

Trang 8

Đây là hình thức sử dụng rộng rãi nhất trong quan sát thực nghiệm và ítđược dùng trong nghiên cứu thăm dò.

- Quan sát không tiêu chuẩn hóa

Là hình thức quan sát trong đó không xác định trước các yếu tố hoặc tìnhhuống sẽ quan sát mà chỉ xác định bản thân đối tượng nghiên cứu trực tiếp.Đây là hình thức thường được thực hiên trong nghiên cứu thăm dò và ítđược dùng trong nghiên cứu miêu tả

* Theo địa điểm

- Quan sát tại hiện trường

Quan sát thực trạng của hiện tượng cuộc sống với một số nội dung đượcchuẩn hóa còn một số nội dung thì không

- Quan sát trong phòng thí nghiệm

Là quan sát trong đó những điều kiện của môi trường xung quanh và tìnhhuống quan sát đã được quy định sẵn

Trang 9

Chương II: Ứng dụng điều tra thống kê để phân tích chất lượng học tập

I. Phương án điều tra

Phương án điều tra là một kế hoạch tổng thể nhằm đảm bảo cho việc tổ chứcđiều tra và thu thập số liệu thắng lợi và ít tốn kém Phương án điều tra có tácdụng như kim chỉ nam hướng dẫn cán bộ tổ chức điều tra cũng như điều tra viêntrong quá trình thực hiện điều tra

1.1 Mục đích điều tra

Thu thập thông tin về tình hình học tập của sinh viên lớp TKKD46B từ đó phân tích chất lượng học tập của họ và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên

1.2 Phạm vi đối tượng và đơn vị điều tra

- Đối tượng: những sinh viên lớp thống kê kinh doanh 46B

- Phạm vi điều tra: điều tra toàn bộ sinh viên lớp thống kê kinh doanh46B

- Đơn vị điều tra: mỗi sinh viên thuộc đối tượng điều tra và pham vi điềutra là một đơn vị điều tra

1.3 Nội dung điều tra

Bao gồm các chỉ tiêu sau:

1.3.1 Phân loại đối tượng điều tra

+ Theo giới tính1.3.2 Tình hình tham gia học tập

+ Tình hình nghỉ học+ Lý do nghỉ học+ Cách học+ Nhóm các chỉ tiêu khác về cách học tập1.3.3 Kết quả học tập

+ Kết quả học tập qua 3 năm học+ Mức độ hài lòng của bản thân

1.4 Phương pháp điều tra

Điều tra toàn bộ sinh viên lớp thống kê kinh doanh 46B

Phỏng vấn gián tiếp: người được hỏi nhận phiếu điều tra, tự mình ghi câu trả lời vào phiếu rồi gửi trả lại cho người hỏi

Trang 10

1.5 Phiếu điều tra và bảng mã hóa

Phiếu điều tra (còn được gọi là bảng hỏi; phiếu hỏi; phiếu câu hỏi) là phươngtiện để thu thập thông tin, nó là tổ hợp các câu hỏi được thiết kế nhằm cung cấp

dữ liệu cho việc kiểm định các giả thiết hoặc các vấn đề cần nghiên cứu Với các

ý nghĩa trên có thể coi phiếu điều tra là phương tiện dùng để giao tiếp giữa điềutra viên và những người trả lời phỏng vấn và giữa người sử dụng tin và ngườicung cấp tin

Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 1 (trang 26).

Bảng mã hóa: Phụ lục 2 (trang 27)

Kết cấu của Phiếu điều tra (bảng hỏi) như sau:

1.5.1 Lời mở đầu và hướng dẫn cơ bản để hoàn thành bảng hỏi

Lời mở đầu:

“Để phân tích chất lượng học tập của sinh viên lớp TKKD46B, tôi-DươngTuấn Hải-một thành viên lớp TKKD46B tổ chức cuộc điều tra thống kê nhằmthu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu Các thông tin thu được sau đây chỉ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu Rất mong bạn bớt chút thời gian trả lời cáccâu hỏi dưới đây (để trả lời bạn hãy đánh dấu X vào ô trống bạn chọn)

Lời mở đầu làm cho người trả lời biết mục đích của người nghiên cứu(Dương Tuấn Hải) là thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích chất lượnghọc tập của sinh viên lớp TKKD46B

Ở đây trong lời mở đầu đã kết hợp hướng dẫn cơ bản để hoàn thành bảnghỏi: “(để trả lời bạn hãy đánh dấu X vào ô trống bạn chọn)”.

1.5.2 Nội dung của bảng hỏi

Nội dung bảng hỏi được chia làm 3 phần:

Phần I Nhận dạng đối tượng điều tra

Gồm 2 câu:

Câu 1 Họ và tên:………STT:

Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện

Theo chức năng: câu hỏi tâm lý, đồng thời để kiểm tra độ chính xác của

câu trả lời Câu 7.

Câu hỏi này dùng để kiểm tra độ chính xác của thông tin, không đưa vào bảng mã hóa

Trang 11

Câu 2 Giới tính: 1□Nam 2□Nữ

Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện

Theo chức năng: câu hỏi lọc

Theo biểu hiện: câu hỏi đóng

Phần II Tình hình tham gia học tập

Gồm 4 câu: từ Câu 3 đến Câu 6

Câu 3 Số tiết nghỉ học của bạn chiếm bao nhiêu % so với tổng số tiết học trong năm học 2006-2007

4□15% ≤20% 5□>20%

Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện

Theo biểu hiện: câu hỏi đóng

Câu 4 Sắp xếp lý do nghỉ học của bạn theo mức độ thường xuyên của nó (đánh số từ 1 đến 7, đánh số 1 cho lý do nào thường xuyên nhất và số 7 cho

lý do ít nhất)

1□Nghỉ ốm 2□Đi chơi 3□Buồn ngủ 4□Lười

5□Giáo viên không điểm danh 6□Giáo viên dạy không hấp dẫn

Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện

Theo biểu hiện: câu hỏi nửa đóng

Câu 5 Cách học của bạn

1□Học dần từ trong kỳ 2□Cuối kỳ mới học 3□Sát thi mới học

Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện

Theo biểu hiện: câu hỏi đóng

Trang 12

Câu 6 Bạn tự đánh giá về bản thân trong các vấn đề sau như thế nào

Mức độ

Chỉ tiêu

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1 Ghi chép và nghe giảng

2 Tham gia phát biểu, xây dựng bài trên lớp

3 Trao đổi ý kiến với bạn bè

4 Tham khảo các tài liệu khác

5 Trao đổi ngoài giờ học với thầy cô

6 Làm bài tập về nhà

Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện

Theo biểu hiện: câu hỏi đóng

2 Số môn thi lại

Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện

Theo biểu hiện: câu hỏi đóng

Câu 8 Mức độ hài lòng của bạn với kết quả học tập của mình

1□Hài lòng 2□Bình thường 3□Không hài lòng

Theo nội dung câu hỏi: câu hỏi về sự kiện

Theo biểu hiện: câu hỏi đóng

1.5.3 Lời cảm ơn

Nhằm cảm ơn người trả lời đã bỏ công sức và thời gian để hoàn thành bảng hỏi.

“XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC BẠN !”

1.6 Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra

Trang 13

Thời điểm điều tra: trong một buổi học của lớp TKKD46B.

Thời kỳ điều tra: năm học 2006-2007

Thời hạn điều tra: trong giờ ra chơi

1.7 Điều tra và tổng hợp số liệu kết quả điều tra

- Tiến hành điều tra

- Kiểm tra, làm sạch phiếu

- Xây dựng bảng tổng hợp kết quả điều tra

- Nhập thông tin từ phiếu điều tra

- Tổng hợp kết quả điều tra

Bảng tổng hợp sơ bộ kết quả điều tra: Phụ lục 3 (trang 28)

II. Phân tích số liệu điều tra thống kê

1 Cơ cấu sinh viên theo giới tính:

Trang 14

Frequency Percent

CumulativePercent

Thứ tự thường xuyên bình quân=∑(thứ tự x số người tương ứng)/∑ người

Thứ tự chung được xếp theo thứ tự quan trọng bình quân, số nhỏ xếp từ 1,càng xuống thứ tự dưới càng lớn dần

Như vậy các ý kiến cho rằng thường lý do thường xuyên nhất là nghỉ ốm, rồiđến đi chơi và lý do giáo viên không điểm danh Vậy lý do khách quan là nguyên

Ngày đăng: 03/09/2012, 10:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Một số tài liệu trong trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam: http://www.gso.gov.vn Link
1. Giáo trình Lý thuyết thống kê. NXB Thống Kê. Hà Nội 2006 Khác
2. PGS-PTS. Tô Phi Phượng: Giáo trình Thống kê xã hội. NXB Thống Kê. Hà Nội 1999 Khác
3. TS. Trần Thị Kim Thu: Bài giảng môn Thống kê trong nghiên cứu thị trường Khác
4. Trần Ngọc Phác – Trần Phương: Ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê. NXB Thống Kê. Hà Nội 2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG MÃ HÓA - Điều tra thống kê và ứng dụng số liệu điều tra thống kê để phân tích chất lượng học tập của sinh viên lớp Thống kê kinh doanh 46B năm học 2006-2007.doc
BẢNG MÃ HÓA (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w