Văn học là con thuyền chuyên chở đạo lý, nhằm giáo dục và thức tỉnh con ngời sống lơng thiện, yêu quê hơng và tự hào dân tộc. Văn học đơng đại kế thừa những thành tựu tốt đẹp của truyền thống văn học dân tộc, trên cơ sở đó có nhiều cách tân sáng tạo, đã tạo ra nhiều thể loại và hình thức biểu hiện mới mẻ. Loại truyện ngắn viết lại “chuyện xa”, “tích cũ” là một trong những sáng tạo có tính chất nh thế, nó hớng đến một mục đích tốt đẹp là thức tỉnh và hớng thiện con ngời.
Câu chuyện kể về việc con sói con trả thù cho mẹ của nó, với kết thúc bi thảm đã làm cho ngời đọc không khỏi bàng hoàng. Vốn ông Nhân là một ngời bố thơng con, không nghe lời căn ngăn của các vị bô lão đã cho đứa con trai duy nhất của mình đi săn quá sớm với hy vọng nó sẽ trở thành một thợ săn cừ khôi nh ông, ông đã bắn chết con sói mẹ và đa con sói con về nuôi, thật không ngờ chính con sói ấy đã giết con trai của ông. Dù ông không giết con sói ấy nh- ng cũng không thể cứu đợc con trai mình, có thể ông đã nhận đợc ra một điều gì đó nhng dã quá muộn. Sự ngộ nhận của ông Nhân là muộn nhng là bài học cho nhiều ngời khác sống vô tâm cạn tình, tàn bạo tận diệt thiên nhiên thì sớm muộn gì cũng rớc hoạ vào cho mình. Tác giả không nói trực tiếp mà bằng cách kể lại câu chuyện của loài vật mà ngời đọc tự nhận ra những bài học cho bản thân.
Một cách thể hiện khác, Tiệc xoè vui nhất kể chuyện tuyển chồng cho con gái trởng bản. Việc tuyển chồng trở nên khó khăn, bởi vì ngời cần tìm phải có đức tính quý nhất, khó kiếm nhất. Lần lợt có bốn chàng trai đến “ứng cử”, ngời thì cho rằng “dũng cảm là đức tính quý nhất, khó kiếm nhất”, ngời đợc cho là đức tính “ khôn ngoan, nhng cả hai đức tính đó đều không phải khó kiếm tuy nó đang quý thật. Không khó kiếm là bởi vì chỉ cần từ sáng đến chiều họ đã chứng minh đợc điều đó. Vậy phải chăng đức tính ấy là “giàu có” mà chàng trai thứ ba đã thể hiện, nhng giàu có không phải là đức tính, ngời ta không thể giàu
có mà không giả dối, mà giả dối lại là một đức tính. Chàng trai thứ t cho rằng đức đáng quý nhất trong mỗi con ngời và khó kiếm nhất trong cuộc đời đó là trung thực và đã chứng minh đợc điều đó. Trung thực bao giờ cũng phải chịu đau khổ và nhiều thiệt thòi, ngời ta có thể nhìn thấy hay sờ thấy đợc, không ở đâu xa xôi mà ngay trong mỗi chúng ta nhng không phải ai cũng phát hiện ra và trân trọng nó.
Đờng Tăng là một tác phẩm của Trơng Quốc Dũng đạt giải cao trong cuộc thi truyện cực ngắn của tạp chí Thế giới mới 1993 - 1994, truyện kể về những băn khoăn trăn trở trong đêm cuối cùng làm kiếp ngời để đến với đất Phật. Đờng Tăng nghĩ đến “tinh cha, huyết mẹ” cha đền đáp đợc, nghĩ đến chặng đờng đã phải lạy lục, giẫm đạp lên xác máu yêu ma mong tu thành chính quả. Lúc này Đờng Tăng chợt hiểu ra “cội rễ” của tình thơng ngời trong mình là sự tính toán để xây thêm một bậc thang bớc tới Phật đài. Ông đã xa lạ với con ngời và sẽ “không còn là ngời, không phải là ngời thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng cứu vớt con ngời”. Nhận ra chân lý đó thì đã quá muộn, Đờng Tăng không thể làm ngời đợc nữa. Nội dung của truyện ngắn gọn không mang tính chất răn dạy giáo huấn về những bài học đạo lý ở đời nhng nó lại nh một luồng gió mát, để nuôi dỡng tâm hồn. Truyện cũng không bàn về việc lựa chọn một trong hai hoặc là cõi Phật hoặc là cõi đời. Với những điều tâm linh thiêng liêng và hiện thực hữu hạn, chuyện về bốn thầy trò Đờng Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Tạng đợc tái hiện lại ở đây qua những hình ảnh mới mẻ. Điều mà Đờng Tăng “ngộ” ra nh làm cho chúng ta hiểu đợc cái giá của kiếp ngời, cái đạo chính là ở đời không ở đâu xa xôi mà phải hoài công đi tìm, đạo ở ngay trong mỗi con ng- ời với tất cả những gì bình thờng nhất.
Hoà Vang là một trong những tác giả có đóng góp cho sự nghiệp đổi mới nền văn học nớc nhà. Tác phẩm của ông không nhiều nhng đều là những tác phẩm có giá trị. Trong truyện Nhân Sứ với hình ảnh của Đờng Tăng, Ngộ Không, Tr Bát Giới, Sa Tăng mỗi ngời một vẻ mang đầy tâm sự. Tác giả lựa
chọn một nhân sứ chứ không phải là một sứ giả hay thiên sứ bởi vì đó là sứ giả của con ngời, đại diện cho tiếng nói của lơng tâm con ngời. Sa Tăng là ngời có ít phép thuật nhất, đợc lựa chọn là Nhân sứ, cuộc đời “vừa thâu nhận thêm một hạt bụi ngời”, nơi có đủ mọi âm thanh. Mọi thứ tiếng của cuộc sống và có tiếng ngời. Khi ở cõi Phật Sa Tăng thờng ngồi “ thừ lừ, rũ bờm râu tóc”. Nh Lai hỏi “Này, Sa Tăng! Hãy khá nhìn xem, chung quanh, tất thảy các gơng mặt đều hồng tơi nhuận sắc, an lạc phồn thực cớ sao riêng con vóc hạc mình gầy, trán nhăn má trũng?”. “Dạ! Tha Thống phụ chí tôn, ít lâu nay con mắc chứng mất ngủ”. “ Hơ! Mất ngủ! Mất ngủ ngay giữa cõi này? Sao lại đến nông nỗi thế?”. “Dạ! Một ý nghĩ hành hạ con”. “ ý nghĩ gì vậy?” “Con không dám tha. Nơi đây đông ngời quá. Và ý nghĩ ấy thật tội lỗi”. Mặc dù đã đợc giãi bày hết nỗi lòng của mình, nhng Sa Tăng vẫn ngập trong một mớ bòng bong những băn khoăn trăn trở. “Ôi chao! Nếu nh ở tầng thế giới thờng nhân không phân biệt đợc yêu quái với ngời thờng thì ắt táng gia vong mạng, lầm lẫn tiên phật với ma quỷ thì không thể thoát thiên la địa võng, trừng phạt khốc hại… ấy vậy mà ta tu mãi, tu đến nh ta đây là cha nhằm nhò gì, còn tu nữa, mãi nữa thì sẽ đến một thái độ nhập cả ba: Tiên Phật Ngời thờng và Yêu quái thành một”. Nhân sứ đích thật nhất không ai khác mà là Sa Tăng nhng là kẻ nhạt nhẽo nhất, suốt ngày gồng gánh, lại từng ăn thịt ngời Sa Tăng gần ngời nhất, “nhạt nhẽo, tức thì đích thị con ngời”, “gồng gánh hằn lên mọi vết bầm, vết chai của các sức nặng, là âm bản của Nhạt Nhẽo. Gồng Gánh suốt đời là thuộc tính thứ hai của con ngời”. “Đau đớn thay! Có thể ăn thịt ngời khi đói khát cùng cực cũng lại là một thuộc tính của con ngời”. Con ngời với những gì bình thờng nhất.
ở góc nhìn khác, qua truyện Sự tích ngày đẹp trời tác giả thể hiện một cách nhìn mới mẻ về một số vấn đề đã đợc định hình. Xa nay chúng ta vẫn theo quán tính ngợi ca những ngời chiến thắng và lý tởng hoá những nhân vật chính diện. Sơn Tinh là một nhân vật nh thế. Mối tình giữa Mỵ Nơng với Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, xa nay nhng tởng là không còn gì phải bàn, vậy mà lại có nhiều
chuyện dể nói nh thế. Thuỷ Tinh vẫn bị xem là kẻ bại trận còn Sơn Tinh là ngời thắng trận, đợc nhân dân ca ngợi hết lời. Tác giả đã đa ra một cách nhìn nhận khác, về việc thua cuộc khi sắm lễ cầu hôn của Thuỷ Tinh. Công bằng mà nói, các thứ sính lễ đó đều có ở đất liền, núi Tản Viên lại gần Phong Châu hon, vì thế mà Thuỷ Tinh thua cuộc chứ không phải là chàng không yêu Mi Nơng. Khi Mi Nơng đứng trớc một ngời nặng tình và chân thành nh thế lại tỏ ra cảm thông với mình, Mị Nơng cùng bộc bạch “Thuỷ Tinh ơi, đừng nghĩ là em muốn đuổi chàng, không muốn gặp lại chàng nữa, đừng… Nhng cũng đừng để em thấy nh mình đã bắt đầu có lỗi, bắt đầu mang tội với chồng của nàng. Hãy bình tâm, Mị Nơng. Tôi hiểu em hoàn toàn, hãy trở về đi và gắng sống nh đã sống. Tôi cũng vậy, tôi sẽ nghe lời em. Còn nếu nhớ tôi thì mỗi năm một lần, đúng tiết thu, ngày này em hãy ở một mình và mở cửa sổ phòng riêng. Em sẽ thấy những giọt ma dầy trong vắt thả nh bay tràn trớc mặt. Đó là tôi, là Thủy Tinh này. Chúng ta sẽ gặp nhau nh thế và chỉ gặp nhau nh thế. Mị Nơng đã thầm lặng riêng t theo lời ấy và đó chính là nguồn gốc của những giọt ma thu thánh thót những ngời ở sông vùng biển vẫn gọi “Đó là những ngày đẹp trời”. Chuyện nói về sự tích của một những ngày đẹp trời. Nhng đó cha phải là yếu tố để lại ấn tợng, mà ở sự xuất hiện của các nhân vật. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nơng hoàn toàn khác so với trớc đây. ở đây rõ ràng có sự biện minh cho Thuỷ Tinh. Lần đầu tiên Thủy Tinh đợc nhìn nhận một cách khách quan hơn, thực tế hơn. Tác giả đã đa ra những lý do hợp lý, hợp tình cho những sự việc đã diễn ra khiến Thuỷ Tinh thua cuộc và bị ngời đời nguyền rủa. Tình cảm của Mị Nơng dành cho Thủy Tinh tỏ ra thực tế hơn đúng với cảm xúc, tâm lý của ngời phụ nữ. Đồng thời chúng ta có cái nhìn khác đi về Thủy Tinh, giống nh hạt bụi bay vào mắt làm cho con ngời ta chợt nhận ra rõ hơn khác đi về mọi vật.
Ngoài ra, trong truyện Huyền thoại rồng nói về việc tạo ra thêm một loài vật mới, mọi loại thú trong rừng đều chọn ra những cái lớn lớn nhất, đẹp nhất, uy nghi nhất. Cắt lìa khởi thân để chấp lại thành con Rồng - “là đứa con chung
đợc tất cả sản sinh ra, vừa là biểu tợng đẹp nhất”, dũng mãnh nhất, của muôn loài đã sống, đã bay lên, đã có trên đời. Con rồng lớn lên từng ngày và tính nết cũng khác đi từng ngày. Nó đẹp vô cùng, nhng nó ham chơi, hay bỏ đi, hay quên và không hề biết đến những gì tai hại mà nó đã gây ra, làm xáo trộn tất cả. Muôn loài không thể yên lặng mãi. Đi tìm nguyên nhân, hiệp sĩ con ngời đã cho biết vì nó thiếu một trái tim - “một thứ trái đặc biệt: cho không mất, đốt không cháy, nghiền xé không tan nát. Lòng hi sinh, đó chính là mảnh đất màu để một trái tim khác sẽ mọc ra. Con ngời có tình yêu thơng sẽ không bao giờ chết, sẽ sống mãi nh một câu chuyện cổ tích, nó làm cho ta chợt nhận ra một điều mang tính triết lý sâu sắc. Lòng hi sinh và tình yêu thơng của con ngời. Đó sẽ là yếu tố làm cho con ngời có đợc tất cả, vợt qua tất cả những khó khăn và sống mãi với thời gian. Trong cuộc sống con ngời biết sẻ chia những gì mình có cho ngời khác không phải ai cũng làm đợc. Hi sinh cho ngời khác cũng không có nhiều. Phải chăng chúng ta đang vì chính bản thân mình quá, so đo thiệt hơn nhiều quá. Hình ảnh con rồng xa nay vẫn mang tính vô định, nó chỉ có trong t- ởng tợng của con ngời cha ai thấy nó, nó luôn bí ẩn, mang những nét đẹp nhất, thần kỳ nhất, nên ai cũng thích, cũng ngỡng mộ, tôn sùng. Và cho dù nó đẹp, mạnh mẽ, uy nghiêm nhng nếu nó không có tình thơng và biết kìm mình vì ngời khác thì nó cũng trở thành vô ích, vô nghĩa, không còn gắn bó với mọi loài và thậm chí bị ghét bỏ loại trừ. Và ngợc lại nếu nó có một trái tim biết suy nghĩ biết lo lắng, biết yêu thơng và hi sinh vì ngời khác thì nó lại trở thành điều thần kỳ đợc muôn loài yêu quý. Đây không đơn thuần là chuyện về con rồng mà còn là chuyện của con ngời với những điều nhắn gửi đầy ý nghĩa, “lòng hi sinh: đó chính là mảnh đất màu để một trái tim khác sẽ mọc ra. Con ngời có tình yêu th- ơng sẽ không bao giờ chết. Sẽ sống mãi”. Vì thế hãy cho đi đừng bao giờ sợ mình sẽ mất hết.
Trong cuộc sống, để làm đợc một con ngời bình thờng thật không dễ gì nhất là khi ngời đó ở địa vị cao quý, nh vua Philippơ trong truyện Mi là ngời
bình thờng của tác giả Lê Đạt. Đó là một vị vua nổi tiếng, đã lập nên nhiều kỳ tích đến nỗi Viện Hàn Lâm “chép mãi không hết”. ở nớc Maxedianơ còn có một con ngời nổi tiếng khác nữa đó là ông già Xan Tốc, dân chúng gọi là nhà triết học, cũng lập đợc nhiều kỳ tích đợc lu truyền trong dân gian nh những giai thoại. Cuộc gặp gỡ giữa Philippơ và nhà triết học không khỏi làm cho nhà vua bất ngờ, quần áo rách mớt, đầu tóc rối bù “nom ông cụ vừa bẩn thỉu, vừa cao sang kỳ ảo, nó khiến vua Philippơ không dám coi thờng”. “ Tha thầy, mọi công việc nơi triều đinh tôi đã hoàn thành xuất sắc, thầy cho biết tôi cần phải làm gì nữa”. Ông già trả lời ngay “Cần làm… làm một ngời bình thờng”. Nhà vua thắc mắc làm thế nào để trở thành một ngời bình thờng thì ông già mách nhỏ: “Mỗi sớm khi tỉnh giấc, bớc chân ra cửa, nhà vua cần cho bố trí một ngời túc trực tại đó nói lớn: “Philippơ, mi là một ngời bình thờng”. Nhà vua nghĩ thật là một việc “quá dễ dàng”, khốn nỗi sau cả một tuần trăng mà không ai trong đám tuỳ tùng từ quan nguyên soái đến một gián quan trung thực và một anh lính bình thờng dám hoàn thành nhiệm vụ đợc giao. Vua thua cuộc. Cuộc hẹn đã định giữa Vua và ông già đã diễn ra. Ông già thắng cuộc và chỉ muốn nhà vua đứng xê ra đừng che mất ánh mặt trời của ta. Cho đến lúc này nhà vua chợt nhận ra trời mây và cỏ cây thật đẹp, rồi ngồi bệt xuống bãi cỏ, một tiếng từ trong thềm vọt ra cực kỳ sảng khoái. “Philippơ, mi là một ngời bình thờng”. Đám quan hầu nghe vậy, nhất tề hô vang “Thánh thợng vạn thọ vô cơng”.
Câu chuyện đợc thuật lại thật nhẹ nhàng, với lời đề từ “lời rờm mơ ớc sớm gửi ngoài kia” giống nh một lời cảnh báo: nên bỏ ra ngoài hết những cái cao xa, lớn lao thì sau này mới còn lại cái bình thờng nhất, gần gũi nhất. Những điều bình thờng chỉ đợc nhìn thấy khi ngời ta cũng là một con ngời bình thờng, không mơ màng, không ảo tởng, việc ngời dân vùng Xalôniquơ xây dựng một cây cầu vĩ đại bắc qua con suối “nông choèn”, ít ngời phát hiện ra, vì ai cũng đang ở trong con mơ chỉ có ông già nhìn thấy và ông tặng cho vị chức sắc kia một dòng chữ “Dân hai bên bờ bán cầu đi lấy tiền mua nớc”, làm cho mọi ngời
chợt tỉnh nhng lại nhanh chóng chìm trong cơn mê. Hoá ra làm đợc một ngời bình thờng thật khó, nhất là khi con ngời ở trong môi trờng coi trọng vẻ bề ngoài với những nghi thức, hình thức giả tạo, và con ngời buộc phải làm làm theo, sống theo trong môi trờng đó thành ra cũng quen đi, thành quán tính. Chỉ khi con ngời sống thật với lòng mình, ai cũng giám sống trung thực với lòng mình thì mới nhìn thấy đợc, hiểu đợc những điều bình thờng. Điều này càng khó đối với những ngời có chức cao quyền trọng luôn đợc trọng vọng, tâng bốc, tung hô và quen với những lời khen và dị ứng với những điều nói thật.
Lê Đạt không chỉ là một nhà thơ tài năng, một “phu chữ” mà còn là một cây bút truyện ngắn. Truyện của ông không nhiều nhng tác phẩm nào cũng sắc sảo Hèn đại nhân là tên của một tập truyện cũng là tên của một truyện ngắn. Chuyện về một nhà toán học trẻ tuổi tên là Jăng đầy đam mê, tài năng và nghèo.