1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quan điểm lịch sử, cụ thể để phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.DOC

25 2,6K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 216,5 KB

Nội dung

Vận dụng quan điểm lịch sử, cụ thể để phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Sau khi dành được hoà bình, thống nhất đất nước, Việt Nam phải đốimặt với rất nhiều khó khăn về mọi lĩnh vực Nhiệm vụ hết sức quan trọng củaĐảng và Nhà nước ta lúc đó là vừa phải khắc phục những hậu quả nặng nềcủa hai cuộc chiến tranh tàn khốc, khôi phục nền kinh tế để tiến kịp các nướctrên thế giới và khu vực vừa phải thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xãhội (CNXH) Tuy nhiên, phải nói rằng trong một thời gian khá dài (sau khithống nhất đất nước năm 1975 đến trước năm 1986) nền kinh tế nước ta vẫn

là nền sản xuất nhỏ, mang tính tự cấp tự túc vận hành theo cơ chế tập trungquan liêu bao cấp Thêm vào đó, do có một số sai lầm về nhận thức trong quátrình xây dựng CNXH đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạngkhủng hoảng, trì trệ kéo dài, đời sống nhân dân hết sức khó khăn

Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta xác định cần phải đổi mới nềnkinh tế đất nước Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12 – 2986)

đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quảhơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội VI là cột mốc đánh dấubước chuyển quan trọng trong nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam Tuynhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong từng thời kỳ màĐảng ta đã liên tục đưa ra những chiến lược và kế hoạch cụ thể khác nhautrong các kỳ Đại hội tiếp theo Có thể thấy rõ rằng Quan điểm lịch sử cụ thể

đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng triệt để trong công cuộc đổi mới kinh

tế (trong đó xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trongnhững nội dung cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế)

Một thực tế không thể phủ nhận được là nước ta sau hơn 20 năm đổimới, nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt của đời sốngkinh tế xã hội: kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càngđược cải thiện,… Điều này đã cho chúng ta thấy được sự tài tình của Đảng và

Trang 2

Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Để hiểu được

rõ hơn sự vận dụng những lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễncủa Việt Nam trong thời gian qua, trong bài tiểu luận Triết học của mình, em

xin chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm lịch sử, cụ thể để phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu, tìm hiểu.

Để hoàn thành bài viết này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của

cô giáo TS Nguyễn Thị Bích Thủy Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạnnên sẽ còn nhiều sai sót Em kính mong nhận được sự hướng dẫn của các thầy

cô để bài viết của em được tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

Trang 3

I, Quan điểm lịch sử, cụ thể.

1.Cơ sở của quan điểm lịch sử, cụ thể.

Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử, cụ thể chính là hai nguyên lýcủa phép biện chứng duy vật : Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và Nguyên

lý về sự phát triển

1.1.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định,

sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng haygiữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới

Khái niệm về mối liên hệ phổ biến nói lên rằng mọi sự vật hiện tượngtrong thế giới dù phong phú và đa dạng nhưng đều tồn tại trong mối liên hệgiữa các sự vật và hiện tượng khác, đều chịu sự tác động, sự quy định lẫnnhau, làm tiền đề cho sự phát triển của nhau, không sự vật nào tồn tại biệt lậpngoài mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác

Mối liên hệ phổ biến còn nói lên rằng các bộ phận, các yếu tố, các giaiđoạn phát triển khác nhau của mỗi sự vật đều có tác động quy định lẫn nhau,mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình

Mối liên hệ phổ biến có những đặc điểm sau:

- Tính khách quan: Liên hệ là vốn có của các sự vật, hiện tượng, khôngphụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, là điều kiện tồn tại và pháttriển của các sự vật hiện tượng, con người không thể tạo ra được mối liên hệcủa các sự vật hiện tượng mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng mối liên hệđó

- Tính đa dạng: Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng, phongphú, do đó mối liên hệ phổ biến cũng đa dạng phong phú được thể hiện quanhiều hình thức: mối liên hệ chung –riêng, bên trong – bên ngoài, trực tiếp –gián tiếp, tất nhiên - ngẫu nhiên, cơ bản – không cơ bản

1.2.Nguyên lý về sự phát triển.

Trang 4

Nguyên lý về sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quátrình vận động tiến từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoànthiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều không ngừng biến đổi vàchuyển hoá lẫn nhau, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạntrước tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi Phát triển là khuynhhướng chung tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan

Nguồn gốc, nguyên nhân của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranhcủa các mặt đối lập trong bản thân sự vật, hiện tượng

Cách thức và hình thái của sự phát triển là sự thay đổi dần về lượng dẫnđến sự thay đổi về chất và ngược lại

2.Nội dung của quan điểm lịch sử, cụ thể:

Quan điểm này cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều tồn tại,vận động và phát triển trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể,xác định, những điều kiện này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặcđiểm của sự vật Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiệnkhông gian và thời gian cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó sẽkhác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất của sự vật Ví dụ,một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽkhông phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác

Trang 5

Từ nội dung trên ta có thể thấy rằng, quan điểm lịch sử cụ thể có ýnghĩa rất to lớn trong quá trình nghiên cứu và cải tạo tự nhiên, xã hội Khi vậndụng quan điểm này cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện,hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại vàphát triển

- Khi nghiên cứu một lý luận khoa học nào đó cần phải phân tích hoàncảnh ra đời và phát triển của lý luận đó

- Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn cũng cần phải tính đếnnhững điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nơi đó Đồng thời cần phải có những

bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn để đạt được hiệu quảtốt nhất

II Nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN.

1.Nền kinh tế thị trường, ưu điểm, nhược điểm.

1.1.Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, tức làmột kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để traođổi, để bán trên thị trường Trong nền kinh tế thị trường toàn bộ các yếu tố

“đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường Kinh tế thịtrường phát triển qua hai giai đoạn: kinh tế thị trường tự do và kinh tế thịtrường hỗn hợp (còn gọi là kinh tế thị trường hiện đại) Sự khác biệt cơ bảngiữa hai giai đoạn này là, kinh tế thị trường hỗn hợp có sự điều tiết của Nhànước

1.2.

Ưu điểm của nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế thị trường kích thích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tổchức kinh tế, từ đó dẫn đến:

- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, làm tăng năng xuất lao động

- Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất

Trang 6

- Đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo điều kiện ra đờicủa sản xuất lớn có xã hội hoá cao; đồng thời chọn lọc được những người sảnxuất, kinh doanh giỏi

- Hàng hoá, dịch vụ dồi dào, phong phú, chất lượng ngày càng đượcnâng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội

1.3.Nhược điểm của nền kinh tế thị trường

- Phân phối thu nhập không công bằng dẫn đến hoá giàu nghèo trong xã

hội và mâu thuẫn xã hội

- Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp tất yếu dẫn đến khủnghoảng chu kì, triệt tiêu lẫn nhau và thất nghiệp

- Mục tiêu theo đuổi lợi nhuận tối đa luôn luôn gắn liền với những thủđoạn không lành mạnh: lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môitrường; đầu cơ, buôn lậu và lối sống duy vật chất xem thường đạo đức vàtruyền thống xã hội

- Độc quyền của những doanh nghiệp lớn và các nước lớn trong việckhống chế và lưu thông giá cả, đầu cơ nâng cao giá hoặc bán phá giá,… làmlũng đoạn nền kinh tế

2.Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

2.1.Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được hiểu như thế nào?

Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luậtcủa kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi cácnguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chứcquản lý, và phân phối Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng XHCNchính là nền kinh tế hang hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu; nước mạnh; xãhội công bằng, dân chủ, văn minh

Trang 7

Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Kinh tế thị trường đinh hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theokết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng gópvốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xãhội

2.2.Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Như đã biết, Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế - kỹ thuật lạc hậu,trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề Đi lên CNXH làmục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khátvọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Nhưng đi lên CNXH bằng cáchnào? Đó là câu hỏi lớn và cực kỳ hệ trọng Suốt một thời gian dài, Việt Namcũng như nhiều nước khác đã áp dụng mô hình CNXH kiểu Xô - viết mô hìnhkinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp Mô hình này đã thu đượcnhững kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước

có chiến tranh Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm, vàtrong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xacủa những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ vàhành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhậnthức về CNXH không đúng với thực tế Việt Nam

Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triểncủa thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghệm phát triển kinh tế thịtrường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam và ởTrung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từngbước quá độ lên CNXH Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sửphát triển của kinh tế thị trường Cũng có thể nói kinh tế thị trường là cái “phổ

Trang 8

biến”, còn kinh tế thị trường định hướng XHCN là “cái đặc thù” của ViệtNam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.

Sự lựa chọn mô hình phát triển “kinh tế thị trường định hướng XHCN”

là sự khẳng định quyết tâm khắc phục triệt để hệ thống kế hoạch hoá tập trung(đồng nghĩa với nền kinh tế phi thị trường và lạc hậu), để xây dựng hệ thốngkinh tế thị trường phát triển (kinh tế thị trường định hướng XHCN) Đâykhông phải là nền kinh tế thị trường dập khuôn theo kinh tế thị trường tư bảnchủ nghĩa (đã và đang bị phủ định) Đây phải là hệ thống kinh tế thị trườngvăn minh, đảm bảo định hướng cao về mặt xã hội, tuân theo nguyên tắc xã hộihoá – xã hội chủ nghĩa

Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Đảng và Nhà nước ta đã vậndụng triệt để quan điểm lịch sử cụ thể trong việc lựa chọn phát triển kinh tếđất nước theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN Lựa chọn môhình này không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường vàCNXH, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh

tế thị trường trong thời đại ngày nay

Trang 9

III.Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dưới góc nhìn của quan điểm lịch sử cụ thể.

Theo quan điểm lịch sử cụ thể trong triết học Mác – Lênin, khi nghiêncứu quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta,thì việc tìm hiểu tình hình trong và ngoài nước là hết sức cần thiết

1.Những điều kiện, hoàn cảnh khi nước ta chủ trương xây dựng nền kinh

và không thể kiểm soát được

Thêm vào đó, do bị chiến tranh tàn phá nặng nề lại chịu ảnh hưởng củanền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài đã làm cho nền kinh tế ViệtNam đã nghèo nàn lại càng lạc hậu về mọi mặt: công nghiệp, nông nghiệpdịch vụ, giao thông vận tải,

- Về chính trị:

Vì nước ta đi thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN nên đã gặp phảirất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong việc xây dựng một hệ thống chính trịvững mạnh Thêm vào đó, khi chúng ta đang trong giai đoạn đầu của côngcuộc đổi mới – giai đoạn rất quan trọng mà chính trị là yếu tố định hướng dẫnđường thì CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ hàng loạt đã gâynhiều hoang mang cho Đảng ta Bên cạnh đó, còn có rất nhiều thế lực phảnđộng đã và đang tìm cách chống phá quá trình xây dựng CNXH ở nước ta

Trang 10

- Về văn hoá – xã hội:

Với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nước ta đã tạodựng được một nền văn hóa riêng với những giá trị tinh thần truyền thống tốtđẹp: chủ nghĩa yêu nước, lòng thương người, tinh thần đoàn kết dân tộc, đứctính cần kiệm, khiêm tốn, giản dị,…trong đó chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi củabản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam Cùng chế độ chính trị đúng đắn, với bềdày văn hoá đó, chúng ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN tiên tiến Tuy nhiên, ngoài những phẩmchất tốt đẹp đó thì trong trong hoạt động kinh tế, nhân dân ta vẫn còn thiếutính năng động, tính quyết đoán - những phẩm chất quan trọng của một nhàquản lý kinh tế

1.2.

Điều kiện, hoàn cảnh khu vực và trên thế giới.

Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương, là mộtkhu vực được coi là có nền kinh tế năng động và có tốc độ tăng trưởng caonhất thế giới trong những năm gần đây Hầu hết các nước trong khu vực đãxây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường được mấy thập kỷ và trở thànhcác nước công nghiệp mới (NIC)

Trên thế giới, mặc dù còn nhiều diễn biến phức tạp nhưng hoà bình vàhợp tác vẫn là xu thế chủ đạo của thời đại ngày nay Cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ đạt được những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là trong cáclĩnh vực: tin học, viễn thông, sinh học, vật liệu mới và năng lượng mới làmcho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ, từ đó dẫn đến sự phâncông lao động quốc tế ngày càng sâu sắc Chính vì thế mà ngày nay khôngmột nền kinh tế của một nước nào đó có thể đứng tách ra khỏi cộng đồngquốc tế Tình hình đó đòi hỏi một sự hợp tác ngày càng rộng tạo nên thế phụthuộc lẫn nhau giữa các nước dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển.Trong lịch sử phát triển của xã hội có lẽ chưa bao giờ có một sự hợp tác đểphát triển rộng lớn như hiện nay với sự hình thành nhiều tổ chức kinh tế khu

Trang 11

vực và thế giới như: EU, AFTA, ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁ), WTO (tổ chứ thương mại thế giới),…

Trước những điều kiện chủ quan và khách quan như vậy, Đảng và Nhànước ta đã quyết định chuyển nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng kinh

tế thị trường định hướng XHCN để vừa phát triển kinh tế đất nước theo kịpcác nước trên khu vực và trên thế giới, vừa đảm bảo mục tiêu đi lên CNXH

2.Thực trạng quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

ở Việt Nam.

2.1.Giai đoạn trước năm 1986.

Từ sau Hội nghị Trung ương 6 khoá IV đến trước Đại hội VI, dưới áplực của tình thế khách quan, nền kinh tế nước ta đã có cải tiến theo hướng thịtrường, chủ yếu ở cấp vi mô, mang tính cục bộ, không triệt để và thiếu đồng

bộ Những bước cải tiến mới như khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo chỉthị 100 – CT/TW của ban bí thư khoá IV, bù giá vào lương ở Long An, thựchiện Nghị định 25, 26- CP của Chính phủ, Nghị quyết Trung ương 8 khoá V

về giá, lương, tiền (1985),…Tất cả những việc làm đó là những căn cứ thực

tế, những bước chuyển ban đầu để Đảng ta đi tới quyết định thay đổi cơ chếkinh tế tại Đại hội VI (1986)

2.2.Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1990.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về CNXH và conđường đi lên CNXH ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam(tháng 12 – 1986) đã nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận những sai lầm, thiếusót chủ quan trong lãnh đạo và điều hành do nóng vội muốn nhanh chóng tiếnlên CNXH Đại hội cũng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằmthực hiện có hệu quả hơn công cuộc xây dựng CNXH Đại hội đã đưa ranhững quan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng CNXH, đặc biệt

là quan niệm về công nghiệp hoá XHCN trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh

tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hang hoá và thị trường, phê

Trang 12

phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và khẳng định chuyển hẳnsang hạch toán kinh doanh Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp; coi trọng việc kết hợplợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố conngười, có nhận thức mới về chính sách xã hội

Đại hội VI là một cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng trongnhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về CNXH và con đường đi lênCNXH ở Việt Nam Đó là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệmsuy tư, đấu tranh tư tưởng rất gian khổ, là kết tinh trí tuệ và công sức của toànĐảng, toàn dân ta trong nhiều năm

Đến Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3 -1989), khoá VI, phát triển thêmmột bước, đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồmnhiều thành phần đi lên CNXH, coi “chính sách kinh tế nhiều thành phần” có

ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH

2.3.Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000.

Trong giai đoạn này, chủ trương phát triển nền kinh tế đất nước đượcĐảng ta nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội VII (tháng 6 – 1991) và Đại hội VIII(tháng 6 – 1991)

Tại Đại hội VII, Đảng ta khẳng định: “phát triển nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước”

Đến Đại hội VIII, Đảng ta mới đưa ra một kết luận mới rất quan trọng:

“Sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển củanền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựngCNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”

Trong giai đoạn này, Đảng ta cũng mới chỉ nói đến kinh tế hàng hoá, cơchế thì trường chứ chưa dùng đến khái niệm “kinh tế thị trường” Nhưng điều

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w