Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
1,36 MB
Nội dung
B NÔNG NGHIP V PHT TRIN NÔNG THÔN GIO TRNH MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÃ SỐ: MĐ 07 NGH: CHẾ BIẾN RAU QUẢ Trnh đ: Sơ cp ngh 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ07 3 LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam là một nước vùng nhiệt đới, thích hợp cho nhiều loài cây trồng. Mặt khác, nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 70% dân số sống chủ yếu ở nông thôn. Sản phẩm từ cây trồng, đặc biệt là rau quả chiếm phần lớn trong các sản phẩm nông nghiệp. Rau quả không những là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày mà còn là nguyên liệu dùng cho chế biến các sản phẩm thực phẩm khác. Đặc điểm của nguyên liệu rau quả là dễ bị hư hỏng và thu hoạch theo mùa vụ. Chính vì vậy, việc chế biến rau quả sẽ giúp bảo toàn giá trị dinh dưỡng, giảm tổn thất và còn tạo ra được những sản phẩm rất phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu. Nghề chế biến rau quả rất phù hợp với điều kiện của người nông dân với nguồn nguyên liệu tại chỗ, không đòi hỏi thiết bị phức tạp, quy trình công nghệ khá đơn giản và cần ít vốn đầu tư. Mặt khác, việc phát triển nghề chế biến rau quả còn giải quyết được vấn đề ứ thừa nguyên liệu khi vào vụ thu hoạch và giải quyết việc làm cũng như thu nhập cho người nông dân. Vì vậy, nghề chế biến rau quả rất phù hợp với đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để biên soạn bộ giáo trình nghề “Chế biến rau quả”, ban chủ nhiệm đã tiến hành khảo sát việc chế biến rau quả tại các vùng miền, các cơ sở chế biến với các quy mô khác nhau trong cả nước. Đồng thời với việc khảo sát, ban chủ nhiệm đã lấy ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về chế biến rau quả trong việc phân tích nghề để xây dựng nhiệm vụ và công việc của nghề, từ đó hình thành chương trình nghề “Chế biến rau quả”. Sau khi tiếp thu ý kiến của chuyên gia và hội đồng nghiệm thu, ban chủ nhiệm đã chỉnh sửa chương trình. Dựa vào chương trình đã hoàn thiện, ban chủ nhiệm triển khai biên soạn bộ giáo trình nghề “Chế biến rau quả”. Chương trình đào tạo và bộ giáo trình nghề “Chế biến rau quả” được biên soạn theo hướng tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Bộ giáo trình này trình bày cách chế biến rau quả phù hợp thực tế sản xuất tại các vùng sản xuất rau quả tiêu biểu trong cả nước, bảo đảm năng suất, an toàn thực phẩm. Vì vậy, bộ giáo trình này là tài liệu học tập chính dùng trong đào tạo nghề “Chế biến rau quả” trình độ sơ cấp nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, giáo trình này còn là tài liệu tham khảo cho những người đã, đang và muốn làm nghề chế biến rau quả. Giáo trình “Tiêu thụ sản phẩm” cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: cách tính giá thành sản phẩm; giới thiệu sản phẩm và mua bán sản phẩm đạt hiệu quả cao. Giáo trình “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 32 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 18 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Kết cấu giáo trình gồm 04 bài như sau: Bài 1. Khảo sát thị trường và tính giá thành sản phẩm rau quả 4 Bài 2. Tiếp thị sản phẩm Bài 3. Mua bán sản phẩm Bài 4. Thu thập ý kiến khách hàng Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của các cơ sở chế biến rau quả ở các địa phương, Hội đồng nghiệm thu, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm. Xin trân trọng cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thiện bộ giáo trình này. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Trần Thức (chủ biên) 2. Nguyễn Thị Thùy Linh 3. Trương Hồng Linh 4. Nguyễn Thị Hồng Ngân 5 MC LC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MC LC 5 BÀI 1. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 7 1. Khảo sát thị trường 7 1.1. Mục đích của khảo sát thị trường 7 1.2. Các phương pháp khảo sát thị trường 8 2. Thực hiện khảo sát thị trường 9 2.1. Thu thập thông tin 9 2.2 Tổng hợp, xử lý kết quả khảo sát 11 2.3. Xác định nhu cầu thị trường mà cơ sở kinh doanh có khả năng đáp ứng 12 3. Xác định chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 12 3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh 12 3.2. Xác định giá thành sản phẩm 13 3.3. Xác định giá bán sản phẩm 17 BÀI 2. TIẾP THỊ SẢN PHẨM RAU QUẢ TƯƠI VÀ CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ RAU QUẢ 23 1. Xác định đối tượng tiếp thị sản phẩm 23 2. Các hình thức tiếp thị sản phẩm 23 2.1. Quảng cáo 23 2.2. Khuyến mãi 25 2.3. Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm 26 3. Kế hoạch tiếp thị 27 4. Tổng hợp kết quả tiếp thị sản phẩm 27 BÀI 3. MUA BÁN SẢN PHẨM 30 1. Các hình thức bán sản phẩm 30 1.1. Bán trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng 30 1.2. Bán sản phẩm thông qua tổ chức trung gian 30 1.3. Bán sản phẩm cho các cơ sở kinh doanh sản phẩm 31 6 1.4. Bán sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị 31 2. Thực hiện bán hàng 31 2.1. Chuẩn bị bán hàng 31 2.2. Giao dịch và ký kết hợp đồng 32 2.3. Giao nhận sản phẩm 34 2.4. Thanh lý hợp đồng mua bán sản phẩm 36 3. Mẫu hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa 37 3.1. Mẫu hợp đồng mua bán sản phẩm rau quả. 37 3.2.Mẫu Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa 39 BÀI 4. THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG 44 1. Soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng 44 1.1. Các yêu cầu khi soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng 44 1.2. Mẫu phiếu thu thập ý kiến khách hàng 44 2. Xác định số lượng khách hàng cần thu thập ý kiến 46 3. Lựa chọn cách thức thu thập ý kiến khách hàng 46 3.1. Quan sát 46 3.2. Phỏng vấn trực tiếp 47 3.3. Gửi phiếu thu thập ý kiến 47 3.4. Điện thoại 47 4. Tổng hợp thông tin và kết luận 48 5. Dự báo nhu cầu của khách hàng 48 5.1. Từ những gì khách hàng nói 48 5.2. Từ những gì khách hàng đã làm 48 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 52 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤPError! Bookmark not defined. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Error! Bookmark not defined. 7 MÔ ĐUN TIÊU TH SẢN PHẨM M mô đun: MĐ07-01 Giới thiệu mô đun Mô đun Tiêu thụ sản phẩm có thời gian học tập là 32 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 18 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Đây là mô đun mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nhưng trọng tâm là thực hành. Nội dung mô đun trình bày các công việc cần thực hiện để bán sản phẩm ra thị trường: khảo sát thị trường, tính giá thành sản phẩm, mua bán sản phẩm và thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm rau quả của cơ sở. Mô đun còn trình bày hệ thống các câu hỏi, bài tập/bài thực hành cho từng bài dạy, phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá và cách thức đánh giá cho từng bài tập/thực hành. Sau khi học xong mô đun Tiêu thụ sản phẩm, học viên có thể thực hiện các công việc tiêu thụ sản phẩm rau quả: ước tính được giá thành sản xuất sản phẩm rau quả; thực hiện được các công việc mua bán sản phẩm đơn giản và soạn thảo được hợp đồng mua bán sản phẩm khi tiêu thụ sản phẩm rau quả có số lượng lớn; thực hiện bán hàng và giao nhận sản phẩm đúng quy trình; thu thập được các thông tin cần thiết về khách hàng. BÀI 1. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Mục tiêu - Thu được thông tin sản phẩm từ các người bán hàng và từ khách hàng; - Tính toán được giá cả bình quân của sản phẩm trên thị trường; - Nêu được khái niệm giá thành sản phẩm; - Tính được các loại chi phí trong quá trình sản xuất; - Tính được giá thành và giá bán sản phẩm. A. Ni dung 1. Khảo sát thị trường 1.1. Mục đích của khảo sát thị trường Khảo sát thị trường là hoạt động nhằm xác định nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm hàng hóa kinh doanh để từ đó xác định được thị trường đang cần những sản phẩm nào, những yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó ra sao, khả năng tiêu thụ về sản phẩm đó như thế nào. Khảo sát thị trường nhằm để: 8 - Tìm ra được thị trường có triển vọng nhất để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Tìm ra được mặt hàng có khả năng tiêu thụ lớn nhất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. - Biết được giá cả bình quân của sản phẩm trên thị trường trong thời kỳ mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được. - Xác định được những yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp như mẫu mã, bao gói, chất lượng sản phẩm, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán. - Biết được thông tin vềt tình hình của đối thủ cạnh tranh, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng của đối thủ cạnh tranh. 1.2. Các phương pháp khảo sát thị trường 1.2.1. Nghiên cứu tại văn phòng hay bàn làm việc Tra cứu thông tin từ nguồn tài liệu và tư liệu là các ấn phẩm đã xuất bản, báo chí, thống kê nhà nước Phương pháp này có ưu điểm là ít tốn kém, tổng hợp được nhiều thông tin, bao quát được tình hình, có thể thừa kế một số thành tựu đã đạt được, có sẵn. Nhược điểm là chậm về thời gian dẫn đến độ thích ứng không cao. 1.2.2. Nghiên cứu tại hiện trường Thu nhập thông tin qua việc tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng trên thị trường bằng cách: - Phỏng vấn: người phỏng vấn liên hệ trực tiếp với đối tượng để lấy ý kiến thông qua nhiều câu hỏi mở. Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại. Hình 7.1.1. Phỏng vấn trực tiếp Hình 7.1.2. Phỏng vấn qua điện thoại Phương pháp này đòi hỏi phải có một lực lượng nhân viên phỏng vấn có 9 kỹ năng tiếp thị giỏi và phỏng vấn cá nhân không thực sự đáng tin cậy, bởi nó không đại diện cho một số lượng lớn người tiêu dùng. -Điều tra: Dựa vào bảng câu hỏi gửi người tiêu dùng để lấy thông tin có thể phân tích một nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường. Quy mô nhóm khách hàng gửi phiếu điều tra càng lớn bao nhiêu, thì kết quả thu được càng sát thực và đáng tin cậy bấy nhiêu. - Quan sát: Người quan sát có thể trực tiếp hoặc dùng các máy móc, chụp ảnh, quay video Khuyết điểm của quan sát là chỉ thấy được sự mô tả bề ngoài, tốn thời gian và công sức. Hình 7.1.1. Quan sát bằng chụp ảnh 2. Thực hiện khảo sát thị trường 2.1. Thu thập thông tin 2.1.1. Thu thập thông tin từ các cơ sở chế biến rau quả trong vùng Bước 1. Tìm hiểu địa chỉ các cơ sở chế biến rau quả trong vùng - Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại - Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình, internet, - Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: cơ quan đăng ký sản xuất kinh doanh, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế Bước 2. Chọn địa chỉ khảo sát - Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng. - Chú ý các cơ sở sản xuất đã có thương hiệu, có uy tín trên thị trường. Bước 3. Khảo sát tại các địa chỉ đã được chọn - Các thông tin cần thu thập: + Thông tin về sản phẩm: chất lượng sản phẩm, bao bì, kiểu dáng, mẫu 10 mã, công nghệ chế biến v.v ; + Thông tin về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm được tiêu thụ như thế nào, bao nhiêu, ở đâu, hình thức bán hàng như thế nào, quảng cáo sản phẩm ra sao, giá bán của sản phẩm trên thị trường trong một vùng hay một khu vực và sự biến động của giá trên thị trường, v.v ; + Đối tượng tiêu thụ sản phẩm: đối tượng khách hàng, thị hiếu, nhu cầu khách hàng, sức mua, v.v ; + Thông tin về cơ sở sản xuất: có bao nhiêu cơ sở trong vùng; xu thế phát triển của các cơ sở đó trong tương lai; mức độ đáp ứng của các cơ sở hiện có đối với nhu cầu thị trường, dịch vụ cung cấp sản phẩm của các cơ sở,v.v ; + Thông tin về các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân - Phương pháp khảo sát + Đóng vai là người mua, có nhu cầu trực tiếp về sản phẩm rau quả. + Đóng vai là người của đại lý chuyên mua và bán các loại sản phẩm rau quả. 2.1.2. Thu thập thông tin từ các đại lý hoặc người trực tiếp bán lẻ sản phẩm rau quả Bước 1. Tìm hiểu địa chỉ các đại lý mua bán sản phẩm rau quả, các cửa hàng bán lẻ sản phẩm rau quả. - Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại - Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình, internet, - Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế - Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân. Bước 2. Chọn địa chỉ khảo sát - Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng. - Chú ý khi chọn địa chỉ khảo sát cần tìm hiểu ở các đại lý uy tín, lâu năm, các cửa hàng bán lẻ chuyên về các loại rau quả. Bước 3. Khảo sát tại các địa chỉ đã được chọn - Các thông tin cần thu thập: + Thông tin về sản phẩm: chất lượng sản phẩm, bao bì, kiểu dáng, mẫu mã, công nghệ chế biến v.v ; [...]... thành sản phẩm rau quả là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí cho quá trình chế biến và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định Các bước tính giá thành sản phẩm dựa vào chi phí như sau: Bước 1 Thống kê số lượng rau quả các loại cần sản xuất - Thống kê số lượng rau quả các loại cần sản xuất theo các hợp đồng mua bán hoặc các thỏa thuận mua bán có tính khả thi - Thống kê số lượng rau quả cần sản... phí kinh doanh và tính giá cả tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất 23 BÀI 2 TIẾP THỊ SẢN PHẨM RAU QUẢ TƯƠI VÀ CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ RAU QUẢ Mã bài: MĐ07-02 Mục tiêu - Xác định được đối tượng tiếp thị sản phẩm - Lựa chọn được các hình thức tiếp thị sản phẩm - Lựa chọn được thời điểm và không gian thích hợp để giới thiệu - Thực hiện được trình tự tiếp thị sản phẩm rau quả - Rèn được tính năng động... hoặc gián tiếp giúp việc tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: - Người trực tiếp có nhu cầu về sản phẩm rau quả như các gia đình, các nhà hàng, quán ăn - Đại lý mua bán và tiêu thụ sản phẩm rau quả các loại - Các siêu thị, các chợ trong khu vực, vùng 2 Các hình thức tiếp thị sản phẩm 2.1 Quảng cáo 2.1.1 Khái niệm Quảng cáo là hình thức tiếp thị sản phẩm bằng cách tuyên truyền về quy trình sản xuất sản phẩm,... cho tiếp thị Bước 7 Dự đoán kết quả đạt được khi thực hiện tiếp thị 4 Tổng hợp kết quả tiếp thị sản phẩm - Tổng hợp số lượng sản phẩm tiêu thụ trên cơ sở kết quả tiếp thị thông qua số lượng tiêu thụ lẻ, số lượng tiêu thụ của các siêu thị, các đại lý sau khi thực hiện chương trình quảng cáo, khuyến mãi - Đánh giá kết quả tiếp thị B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi Câu 1 Hãy cho biết các đối tượng... tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng Cơ sở chế biến rau quả bán sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng dưới các hình thức bán lẻ ở các ki ốt, các chợ, hoặc bán trực tiếp đến người tiêu dùng không qua khâu trung gian Nhà sản xuất Người tiêu dùng Người bán lẻ Hình 7.3.1 Sơ đồ bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng 1.2 Bán sản phẩm thông qua tổ chức trung gian Cơ sở sản xuất rau quả bán sản phẩm cho các... cho việc tiêu thụ sản phẩm 2.1.2 Các bước thực hiện quảng cáo Bước 1 Chuẩn bị nội dung quảng cáo - Quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - Các chứng nhận về chất lượng sản phẩm: chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan có thẩm quyền cấp - Các số liệu về số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm và địa bàn tiêu thụ 24 Hình 7.2.1 Quảng cáo... lý kết quả khảo sát Qua khảo sát nhu cầu thị trường cần phải tổng hợp, xử lý các thông tin về số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, các chủng loại sản phẩm, giá cả của từng loại sản phẩm,… để có được những kết quả sau: - Số lượng và tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rau quả - Xác định chủng loại, chất lượng sản phẩm của từng loại sản phẩm được tiêu thụ phổ biến trên... Sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường (nêu các số liệu về số lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm và địa bàn tiêu thụ) b) Hướng dẫn thực hiện - Mục tiêu: Viết được nội dung quảng cáo sản phẩm - Nguồn lực: bảng, phấn, giấy A1, bút lông, máy chiếu - Cách thức tiến hành: làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 5-10 học viên - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm viết một nội dung quảng cáo sản... phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí cho công lao động trực tiếp để làm tất cả các công việc trong quá trình chế biến rau quả như: công tiếp nhận nguyên liệu, công xử lý các nguyên liệu, công chế biến thành sản phẩm Ví dụ: Chi phí công lao động trực tiếp để làm ra 100 kg hành củ dầm giấm để tiêu thụ là 1.000.000 đồng Vậy chi phí công lao động để làm ra 1 kg sản phẩm là: 1.000.000/100 = 10.000 (đồng)... phút - Kết quả và tiêu chuẩn cần đạt được của bài tập: + Hoàn thành bài làm đúng thời gian; + Nội dung quảng cáo sản phẩm đảm bảo thỏa mãn yêu cầu đề bài và đúng với hướng dẫn 2.2 Bài thực hành 7.2.2: Xây dựng kế hoạch tiếp thị sản phẩm a Nội dung: Xây dựng kế hoạch tiếp thị sản phẩm dưa chuột dầm giấm của một cơ sở chế biến rau quả Một số gợi ý: - Xác định nội dung và hình thức tiếp thị + Quảng cáo . chương trình. Dựa vào chương trình đã hoàn thiện, ban chủ nhiệm triển khai biên soạn bộ giáo trình nghề Chế biến rau quả . Chương trình đào tạo và bộ giáo trình nghề Chế biến rau quả được. Chế biến rau quả trình độ sơ cấp nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, giáo trình này còn là tài liệu tham khảo cho những người đã, đang và muốn làm nghề chế biến rau quả. Giáo trình Tiêu. thôn. Để biên soạn bộ giáo trình nghề Chế biến rau quả , ban chủ nhiệm đã tiến hành khảo sát việc chế biến rau quả tại các vùng miền, các cơ sở chế biến với các quy mô khác nhau trong cả nước.