C. Số tiền bên A đã ứng cuả bên B:
Ứng đợt 1: :…..……… (viết bằng chữ……….) Ứng đợt 2:………..(viết bằng chữ……….) D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên A được thanh toán:
- Số tiền còn lại bên B sẽ thanh toán lại cho bên A:……… (viết bằng chữ……….) Thời hạn thanh toán vào ngày.... tháng... năm 20...
2.5. Thanh toán
Thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng trong sản xuất kinh doanh. Việc chọn các phương thức thanh toán phù hợp và áp dụng hợp lý với từng khách hàng có thể gây ấn tượng tốt đối với khách, ảnh hưởng tới khối
lượng tiêu thụ và độ an toàn trong kinh doanh.
- Với hình thức bán lẻ thường thanh toán bằng tiền mặt.
- Với hình thức bán buôn, mua bán theo hợp đồng có nhiều hình thức thanh toán như: trả tiền mặt, ngân phiếu, trả tiền trước khi giao hàng, trả chậm từng phần, trả sau, ...
*Chú ý: Thực hiện được việc thanh toán đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với khả năng của khách hàng sẽ có cơ hội lôi kéo khách về với mình.
3. Mẫu hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa
3.1. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
v/v – Mua bán sản phẩm rau quả Số.../HĐ
+ Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
+ Căn cứ luật Thương mại số 36/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
+ Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu về cung cấp và tiêu thụ rau quả của hai bên.
Hôm nay, ngày 12 tháng 02 năm 2012, đại diện hai bên gồm có:
BÊN A <Bên bán>
Do ông/bà: ... Địa chỉ: ... Điện thoại: ...
CMT số: ... Ngày cấp: ..., Nơi cấp: ...
BÊN B <Bên mua>
Địa chỉ: ...
Điện thoại: ...
CMT: ..., Ngày cấp: ..., Nơi cấp:...
Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lượng - Đơn giá Bên A bán cho bên B : Tên hàng: ...
Số lượng: ...
Đơn giá: ...
Thành tiền: ... đồng (viết bằng chữ:...).
ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn – Kỹ thuật - Quy cách - Phẩm chất ...
...
...
...
ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận Địa điểm giao nhận: ……….
Bốc xếp: (ghi tên bên nào chịu trách nhiệm). Thời gian giao nhận: Từ ngày ………….. đến ngày ………... Trước khi đến nhận sản phẩm, bên B báo cho bên A trước ………. ngày. ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Bên B đặt cọc trước cho bên A số tiền là ……….. (Viết bằng chữ:……….)
Bên B thanh toán cho bên A hết một lần giá trị hợp đồng lúc nhận đầy đủ hàng. Số tiền bên B đã ứng trước cho bên A sẽ được khấu trừ và tất toán vào lúc thanh toán tiền cuối cùng.
ĐIỀU 5: Điều khoản chung
Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất gải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia.
Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
3.2.Mẫu Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa
Đơn vị hợp đồng:
...
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ vào hợp đồng số:...,ngày...tháng...năm..., về việc...
………
- Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày...tháng...năm 20...
Hôm nay, ngày... tháng... năm 20..., tại ……….
chúng tôi gồm có: I. ĐẠI DIỆN BÊN A:
1- Ông (Bà): ……….. Chức vụ:...
2- Ông (Bà): ……….. Chức vụ:...
II. ĐẠI DIỆN BÊN B:
1- Ông (Bà): ……….. Chức vụ:...
2- Ông (Bà) ……….. Chức vụ:...
Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau: A. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên A đã thực hiện được: - Khối lượng: ...
- Giá trị thực hiện: ...
- Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng: ...
B. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận: - Khối lượng: ...
- Giá trị:………(viết bằng chữ……….) Tổng cộng số tiền bên B thanh toán cho bên A Là:
C. Số tiền bên A đã ứng cuả bên B:
Ứng đợt 1: :…..……… (viết bằng chữ……….) Ứng đợt 2:………..(viết bằng chữ……….) D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên A được thanh toán:
- Số tiền còn lại bên B sẽ thanh toán lại cho bên A:……… (viết bằng chữ……….) Thời hạn thanh toán vào ngày.... tháng... năm 20...
Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số:..., ngày...tháng....năm 20.... Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành... bản, mỗi bên giữ... bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
Câu 1: Hãy nêu các hình thức bán hàng.
Câu 2: Thực hiện bán hàng gồm những hoạt động như thế nào?
Câu 3: Liệt kê các công việc cần thực hiện trong giao nhận sản phẩm mứt bí đao khi cơ sở cung ứng sản phẩm cho một siêu thị.
2. Bài tậpthực hành
2.1. Bài thực hành 7.3.1: Chuẩn bị bán hàng
a) Nội dung
Điền các thông tin vào Phiếu mô tả phương thức phân phối theo mẫu dưới đây:
1. Cửa hàng bán sản phẩm sẽ được đặt tại:
... ... ... ... 2. Lý do chọn địa điểm này là:
... ... ...
3. Yêu cầu trưng bày sản phẩm trong cửa hàng:
……… ………. 4. Các phương thức phân phối (đánh dấu vào ô thích hợp)
Tôi sẽ bán cho: Người tiêu dùng Người bán lẻ Người bán buôn 5. Lý do chọn phương thức phân phối này là:
... ...
b) Hướng dẫn thực hiện
- Mục tiêu: Xác định được khách hàng phù hợp để bán sản phẩm; Lựa chọn được phương pháp phân phối phù hợp với từng đối tượng.
- Nguồn lực: bảng, phấn, giấy A1, bút lông, máy chiếu...
- Cách thức tiến hành: làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 5-10 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm tự trao đổi điền đủ các thông tin xác định khách hàng theo các điều kiện đã nêu trong bài tập. Nhóm trưởng sẽ báo cáo và các thành viên trong nhóm góp ý, bổ sung.
- Thời gian hoàn thành: 60 phút.
- Kết quả và tiêu chuẩn cần đạt được của bài tập: + Hoàn thành bài làm đúng thời gian;
+ Mô tả được đặc tính và giá cả sản phẩm cần bán; chọn được phương thức phân phối phù hợp với đối tượng khách hàng.
2.2. Bài thực hành 7.3.2: Soạn thảo hợp đồng
a. Nội dung:
a1. Hãy điền đúng các thông tin bản hợp đồng mua bán sản phẩm rau sấy khô theo mẫu dưới đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
V/v – ... Số………./HĐ
mại số 36/2005 - QH11 ban hành ngày 14/6/2005.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu về cung cấp và tiêu thụ rau sấy khô của hai bên.
Hôm nay, ngày ...tháng ... năm ...., đại diện hai bên gồm có:
BÊN A <Bên bán>
...
BÊN B <Bên mua>
...
Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau:
ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lượng - Đơn giá
Bên A bán cho bên B : Tên hàng: ...
Số lượng: ... Đơn giá: .../kg.
Thành tiền: ... (bằng chữ).
ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn - Kĩ thuật - Quy cách - Phẩm chất
...
Các chất phụ gia gồm: ... Chất bảo quản sử dụng: ...
ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận
Địa điểm giao nhận: …...
Thời gian giao nhận: ………
ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán
………
ĐIỀU 5: Điều khoản chung
Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất gải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia.
Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
a.2. Hãy tự soạn một bản hợp đồng mua bán sản phẩm là rau quả sấy khô và thanh lý hợp đồng.
b) Hướng dẫn thực hiện
- Mục tiêu: Soạn thảo được bản hợp đồng mua bán sản phẩm. - Nguồn lực: giấy, bút.
- Cách thức tiến hành: mỗi cá nhân tự thực hiện
- Nhiệm vụ mỗi học viên khi thực hiện bài tập: Bài tập được cho trước về nhà để mỗi học viên tự tìm kiếm, tham khảo một số mẫu hợp đồng. Đến lớp mỗi học viên tự biên soạn bản hợp đồng mua bán sản phẩm rau quả sấy khô và nộp cho giảng viên nhận xét, góp ý. Sau khi giảng viên nhận xét, góp ý, học viên tự hoàn thiện mẫu hợp đồng của mình.
- Thời gian hoàn thành tại lớp: 60 phút.
- Kết quả và tiêu chuẩn cần đạt được của bài tập:
+ Điền đầy đủ thông tin phù hợp vào bản Hợp đồng đại lý; + Soạn thảo được bản hợp đồng mua bán sản phẩm.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm:
- Các hình thức hình thức bán hàng và cách thức tổ chức bán hàng.
- Cách thức soạn thảo hợp đồng và tầm quan trọng khi ký kết hợp đồng trong việc mua bán hàng hóa
BÀI 4. THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG Mã bài: MĐ07-04
Mục tiêu
- Soạn thảo được mẫu phiếu thu thập thông tin khách hàng; - Chọn được cách thức thu thập ý kiến khách hàng phù hợp; - Thực hiện được các bước thu thập ý kiến khách hàng.
A. Nội dung
1. Soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng
1.1. Các yêu cầu khi soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng
- Phải lấy được thông tin về khách hàng như tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ cơ quan.
- Phải lấy được ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ mà cơ sở cung cấp.
- Thái độ hợp tác của khách hàng trong thời gian đến.
1.2. Mẫu phiếu thu thập ý kiến khách hàng
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Người thực hiện: ………...
Họ và tên: ……….
Chức vụ: ………..
Người được phỏng vấn:………
Họ và tên: ……….
Địa chỉ: ………
Nghề nghiệp: ………..
Cơ sở sản xuất……….. mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Ông (Bà) một số vấn đề về sản phẩm ……….
Để chúng tôi có cơ sở cải thiện tốt hơn nữa về chất lượng sản phẩm và cung cấp dịch vụ, xin Ông (Bà) vui lòng giúp đỡ chúng tôi trả lời một số câu hỏi. Mỗi câu hỏi có các phương án trả lời khác nhau. Nếu đồng ý với phương án nào xin Ông (Bà) đánh dấu x vào ô tương ứng.
1. Ông (Bà) biết sản phẩm nước mắm của cơ sở … qua các nguồn thông tin nào?
Giới thiệu của người quen: Tại siêu thị, chợ: Quảng cáo:
2. Đánh giá của ông (Bà) về chất lượng sản phẩm ………..
Mùi vị thơm ngon: Tốt Trung bình Kém Màu sắc đẹp, phù hợp: Tốt Trung bình Kém
3. Nhận xét của Ông (Bà) về giá bán các loại sản phẩm nước mắm tại cơ sở
Giá đắt: Giá vừa phải: Giá rẻ:
4. Ý kiến cảm quan của Ông (Bà) về bao gói sản phẩm.
Đẹp: Bình thường: Không đẹp:
5. Ý kiến của ông (Bà) về thời gian giao nhận sản phẩm theo hợp đồng.
Giao muộn: Giao đúng: Giao sớm:
6. Đánh giá của Ông (Bà) về thái độ của nhân viên khi làm việc.
Hòa nhã, thân thiện: Bình thường: Cáu gắt, nhăn nhó:
7. Ý kiến của Ông (Bà) về việc cải tiến chất lượng sản phẩm.
Rất cần thiết: Bình thường: Không cần thiết:
8. Ông (Bà) có sẵn lòng hợp tác với cơ sở trong việc phân phối và tiêu thụ sản
phẩm?
Rất sẵn lòng: Sẵn lòng: Không quan tâm:
9. Ông (Bà) nghĩ rằng có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của cơ sở trong thời gian
đến?
Tiếp tục: Bình thường: Chưa nghĩ đến:
10. Ông (Bà) cho biết cơ sở cần gia tăng thêm các dịch vụ phụ nào nữa không?
Giao hàng tận nơi: Đặt hàng qua điện thoại: Dịch vụ khác:
(xin Ông (Bà) liệt kê các dịch vụ khác mà ông bà quan tâm ……… ………)
Xin cảm ơn Ông (Bà) về tất cả những ý kiến đóng góp cho cơ sở chúng tôi. Chúc ông bà mạnh khoẻ và hạnh phúc.
………….., ngày .... tháng.... năm…….
Người được phỏng vấn Người phỏng vấn
2. Xác định số lượng khách hàng cần thu thập ý kiến
- Chọn khu vực mà cơ sở cung cấp sản phẩm
- Lựa chọn ngẫu nhiên một số lượng khách hàng tại khu vực đã chọn.
*Chú ý: Việc lựa chọn khách hàng cần điều tra phải trãi đều ở tất cả các khu vực, các đối tượng. Số lượng khách hàng cần điều tra không quá nhiều sẽ tốn kém chi phí nhưng quá ít sẽ giảm độ tin cậy về thông tin thu thập.
3. Lựa chọn cách thức thu thập ý kiến khách hàng
Tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở và nguồn chi phí, cơ sở có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách thu thập ý kiến khách hàng sau:
3.1. Quan sát
Người thu thập ý kiến dùng mắt, tai để quan sát hành vi của khách hàng tại các cơ sở mua bán sản phẩm: chợ, siêu thị, đại lý,..từ đó thu thập thông tin chứ không trao đổi với khách hàng.
Sau khi quan sát, người thu thập ý kiến ghi chép lại những thông tin mà mình nghe, thấy được.
Cách thức quan sát có ưu điểm là:
+ Quan sát trực tiếp nên thông tin thu thập thường khách quan, trung thực và chính xác.
+ Thực hiện có hiệu quả ở những cửa hàng tự phục vụ Cách thức quan sát có nhược điểm là:
+ Người thu thập ý kiến phải mất nhiều thời gian mới quan sát được hành vi của khách hàng.
+ Tốn kém chi phí điều tra vì phải sử dụng nhiều nhân viên.
+ Có những hành vi người thu thập ý kiến dự đoán sai, có thể dẫn đến ghi chép thông tin không chính xác.
3.2. Phỏng vấn trực tiếp
Hình 7.4.1. Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp
Người thu thập ý kiến trao đổi trực tiếp với khách hàng để lấy được thông tin cần thiết bằng cách hỏi đáp. Họ có thể cho người được phỏng vấn xem các sản phẩm, thông tin quảng cáo hay hình thức bao bì rồi quan sát phản ứng và hành vi của người được phỏng vấn.
Người thu thập ý kiến ghi chép lại các thông tin thu thập được qua câu trả lời, hành vi của khách hàng và qua trả lời phiếu thu thập ý kiến khách hàng.
Phỏng vấn trực tiếp là cách thức thu thập thông tin tốn kém nhất nhưng cho kết quả thu thập thông tin một cách nhanh chóng.
Thông tin thu thập có thể không chính xác do khách hàng trả lời không chân thật, miễn cưỡng.
3.3. Gửi phiếu thu thập ý kiến
Cơ sở sản xuất gửi phiếu thu thập ý kiến khách hàng đến địa chỉ của các