Bán sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun tiêu thụ rau quả chế biến (Trang 31)

1. Các hình thức bán sản phẩm

1.4. Bán sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị

Cơ sở chế biến rau quả thực hiện các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho hệ thống các siêu thị để bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

2. Thực hiện bán hàng

2.1. Chuẩn bị bán hàng

2.1.1. Chuẩn bị hàng hóa và yêu cầu nhân viên bán hàng

- Với hình thức bán buôn, mua bán theo hợp đồng: Tùy theo số lượng hàng hóa và phương thức thanh toán để chuẩn bị nhân viên bán hàng và địa điểm giao hàng cho thuận tiện.

- Với hình thức bán lẻ: Căn cứ vào lượng hàng tiêu thụ bình quân 1 ngày đêm để chuẩn bị số lượng hàng hóa, thiết bị và nhân viên bán hàng.

Yêu cầu đi với nhân viên bán hàng: + Tinh thông về hàng hóa;

+ Thái độ vui vẻ, lịch sự, biết chủ động mời chào khách hàng đúng lúc, kịp thời, gây được thiện cảm, không phân biệt đối xử với mọi khách hàng;

+ Có tính kiên trì nhẫn nại trong giao tiếp và tính trung thực trong ứng xử.

2.1.2. Vị trí đặt cửa hàng và trưng bày cửa hàng

- Cửa hàng nên đặt tại các trung tâm lớn, trên các trục đường thuận lợi việc giao thông, có nhiều người qua lại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách khi mua hàng ở cửa hàng.

- Cửa hàng cần được trang trí khang trang, đẹp đẽ, luôn thay đổi hình thức để gây sự chú ý của khách hàng, lôi cuốn khách vào cửa hàng. Bên trong cửa hàng cần phải bố trí hài hòa, đẹp và hợp lý.

- Sắp xếp, trưng bày sản phẩm tại cửa hàng phải hài hòa, đẹp và hợp lý, gây được sự chú ý của khách hàng và làm cho họ có những ấn tượng khi tiếp xúc với cửa hàng.

- Để gây uy tín đối với khách hàng, bày hàng cùng với bảng giá về mặt hàng đang bán. Tránh việc trưng bày những hàng hóa mẫu để tránh tâm lý chờ đợi của khách, khi bước vào cửa hàng họ có cảm giác mua được mặt hàng tốt nhất, rẻ nhanh.

Việc trưng bày sản phẩm cũng cần lưu ý đến sự tách bạch của từng sản phẩm tránh gây sự lẫn lộn giữa các sản phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.

Hình 7.3.3. Trưng bày sản phẩm ở cửa hàng

2.2. Giao dịch và ký kết hợp đồng

Trên thực tế, trong điều kiện thị trường ổn định giao dịch bằng miệng nhiều khi vẫn có hiệu lực và giá trị ràng buộc hai bên, nhưng khi thị trường biến động không có lợi cho một bên nào đó hoặc một bên vi phạm thỏa thuận thì ắt hẳn tranh chấp sẽ xảy ra và lúc đó sẽ rất khó xử vì không có một văn bản, chứng từ cụ thể nào và cuối cùng bên nào yếu hơn sẽ bị thiệt thòi.

Như vậy cho thấy trong kinh doanh việc ký hợp đồng là rất cần thiết và không nên bỏ qua. Khi cần thiết bán hàng với một số lượng lớn các sản phẩm, để tránh sự khó xử khi xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán mà không có một văn bản hay một chứng từ nào cụ thể, người ta thường thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế về mua bán sản phẩm.

2.2.1. Các yêu cầu cơ bản của bản hợp đồng

trên giấy và có chữ ký, con dấu của hai bên. Hợp đồng phải ghi rõ nếu một trong hai bên không thực hiện các nghĩa vụ của mình thì sẽ có các hình thức xử lý theo pháp luật hiện hành.

Hợp đồng phải ghi rõ phương pháp giải quyết các kiện tụng, tranh chấp xảy ra.

Hợp đồng phải được lập bằng ngôn từ chung, chính xác, cụ thể, thống nhất giữa hai bên.

Sau khi ký kết hợp đồng các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và yêu cầu công việc, cố gắng không để sai sót sẽ là cơ sở phát sinh các khiếu nại.

2.2.2. Các nội dung chính phải có trong một hợp đồng Phần 1: Phần mặc định

- Tên hợp đồng (ví dụ hợp đồng cung cấp rau quả tươi cho siêu thị).

- Những căn cứ thiết lập hợp đồng: Căn cứ vào những văn bản pháp lý để xây dựng một hợp đồng kinh tế.

Ví dụ:

+ Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

+ Căn cứ luật Thương mại số 36/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;

+ Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

+ Căn cứ vào quyết định, công văn của các cấp + Căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế

- Thời điểm lập hợp đồng.

- Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại, mã số thuế...

Phần 2: Phần thiết lập các mối quan hệ của các bên về một vấn đề mà các bên cùng quan tâm

- Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện. - Thời gian thực hiện.

- Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên.

a. Điều khoản và điều kiện hợp đồng

- Xác định tên hàng, số lượng hàng hóa cần mua bán. - Xác định đơn giá của sản phẩm.

- Xác định tổng giá trị bằng tiền của hợp đồng.

- Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng của sản phẩm.

- Xác định quy cách, phẩm chất của sản phẩm.

b. Giá cả và phương thức thanh toán

- Xác định địa điểm và thời gian giao nhận sản phẩm. - Xác định trách nhiệm bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa.

- Xác định phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

c. Thời gian thực hiện hợp đồng

- Xác định thời gian hợp đồng có hiệu lực.

- Trách nhiệm pháp lý của các bên (bên mua và bên bán) khi tham gia ký kết hợp đồng.

Sau khi ký kết hợp đồng các bên mua bán cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và yêu cầu công việc, cố gắng không để sai sót vì sai sót sẽ là cơ sở phát sinh các khiếu nại thương mại. Cần phải yêu cầu đối tác thực hiện đúng tiến độ hợp đồng.

2.3. Giao nhận sản phẩm

2.3.1. Cách thức giao nhận sản phẩm

- Giao nhận tại nơi bán: người bán phải chuẩn bị sản phẩm theo yêu cầu người mua trong thời hạn và địa điểm hợp lý theo quy định, còn người mua phải nhận hàng tại xưởng của người bán và chịu mọi chi phí và rủi ro vận chuyển.

- Giao sản phẩm tại địa điểm người mua: Hàng được giao tận nơi tiêu thụ, mọi chi phí và rủi ro vận chuyển do người bán chịu.

2.3.2. Tổ chức giao nhận sản phẩm

a) Lập danh sách khách hàng mua sản phẩm

+ Căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng, cơ sở tiến hành lập danh sách khách hàng cần giao sản phẩm trong ngày.

+ Lập danh sách khách hàng cá nhân: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa điểm giao nhận hàng.

+ Lập danh sách khách hàng là các tổ chức, đơn vị, cơ quan: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, địa điểm giao nhận hàng.

b) Lập bảng biểu danh mục các loại hàng hóa cần giao

+ Thống kê số lượng sản phẩm cần giao trong ngày theo thứ tự: các đơn hàng đặt trước giao trước, các đơn hàng thời gian đặt sau sẽ giao sau.

+ Thống kê các loại sản phẩm cần giao trong cùng khu vực: các sản phẩm giao cùng khu vực sẽ tiến hành giao cùng đợt để tiết kiệm chi phí.

2.3.3. Thực hiện giao nhận sản phẩm

a) Kiểm tra đơn đặt hàng: Trước khi tiến hành giao hàng, nhân viên giao hàng kiểm tra lần nữa đơn đặt hàng gồm các nội dung sau:

+ Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế của bên mua hàng. + Số lượng hàng hóa bên mua đặt hàng.

+ Chủng loại hàng hóa bên mua đặt hàng.

+ Quy cách, phẩm chất, màu sắc, bao bì của hàng hóa cần giao. b) Chuẩn bị phương tiện và nhân lực giao nhận sản phẩm

- Chuẩn bị hợp đồng vận chuyển khi vận chuyển sản phẩm với số lượng, khối lượng lớn, xa cơ sở chế biến.

- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, bao bì phục vụ cho việc giao nhận: xe tải nhỏ, xe kéo, thùng xốp, thùng giấy carton, bao bì PE,…

- Chuẩn bị nhân lực phục vụ cho việc giao nhận: nhân viên lái xe, nhân viên bốc dỡ hàng hóa, nhân viên thu ngân,…

c) Lập chứng từ và hóa đơn thanh toán: Khi tiến hành giao nhận hàng, bên giao hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau:

+ Hợp đồng mua bán sản phẩm đã được thiết lập giữa hai bên.

+ Đơn đặt hàng: ghi đầy đủ các danh mục và số lượng sản phẩm cần phải giao.

+ Hóa đơn giá trị gia tăng của lô hàng được giao.

+ Biên bản bàn giao sản phẩm: hai bên xác nhận đã giao và nhận đầy đủ chủng loại, số lượng ghi trong đơn hàng. Bên giao hàng yêu cầu bên nhận hàng ký và ghi rõ họ tên người nhận hàng.

+ Trường hợp cơ sở chế biến thuê công ty vận chuyển, cơ sở cũng cần có hợp đồng chặt chẽ và quy định trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp mất mát hư hỏng khi vận chuyển và bốc xếp hàng hóa.

2.4. Thanh lý hợp đồng mua bán sản phẩm

2.4.1. Các yêu cầu cơ bản của bản thanh lý

Thanh lý hợp đồng tiến hành tại thời điểm mà nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng đã được thực hiện về cơ bản. Mỗi bên đều muốn giải quyết vấn đề còn tồn tại và thoát ra khỏi sự ràng buộc đối với nhau về mặt pháp lý.

Thanh lý hợp đồng phải nhắc lại nội dung chính trong hợp đồng, kết quả thực hiện theo quy định trong hợp đồng của mỗi bên, các bên phải giải quyết hết các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng.

2.4.2. Cách soạn bản thanh lý

a. Các căn cứ để soạn thảo bản thanh lý

- Theo pháp luật qui định của nhà nước - Theo nội dung hợp đồng

- Theo thỏa thuận của 2 bên

A. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên A đã thực hiện được: - Khối lượng:

- Giá trị thực hiện:

- Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng:

B. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận: - Khối lượng: - Khối lượng:

- Giá trị: ………(viết bằng chữ……….) Tổng cộng số tiền bên B thanh toán cho bên A Là: Tổng cộng số tiền bên B thanh toán cho bên A Là:

C. Số tiền bên A đã ứng cuả bên B:

Ứng đợt 1: :…..……… (viết bằng chữ……….) Ứng đợt 2:………..(viết bằng chữ……….) D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên A được thanh toán:

- Số tiền còn lại bên B sẽ thanh toán lại cho bên A:……… (viết bằng chữ……….) Thời hạn thanh toán vào ngày.... tháng... năm 20...

2.5. Thanh toán

Thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng trong sản xuất kinh doanh. Việc chọn các phương thức thanh toán phù hợp và áp dụng hợp lý với từng khách hàng có thể gây ấn tượng tốt đối với khách, ảnh hưởng tới khối

lượng tiêu thụ và độ an toàn trong kinh doanh.

- Với hình thức bán lẻ thường thanh toán bằng tiền mặt.

- Với hình thức bán buôn, mua bán theo hợp đồng có nhiều hình thức thanh toán như: trả tiền mặt, ngân phiếu, trả tiền trước khi giao hàng, trả chậm từng phần, trả sau, ...

*Chú ý: Thực hiện được việc thanh toán đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với khả năng của khách hàng sẽ có cơ hội lôi kéo khách về với mình.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun tiêu thụ rau quả chế biến (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)