Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối, làm đất để trồng chuối, các bước trồng mới chuối, chăm sóc sau trồng và các tiêu chu
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI
MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG CHUỐI Trình độ: Sơ cấp nghề
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ03.
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Mô đun ”Trồng và chăm sóc chuối” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được giảng dạy sau mô đun ” Chuẩn bị sản xuất chuối” và mô đun ”Nhân giống chuối”
Mô đun ”Trồng và chăm sóc chuối” là mô đun trọng tâm, phương pháp giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm
Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các
kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối, làm đất để trồng chuối, các bước trồng mới chuối, chăm sóc sau trồng và các tiêu chuẩn kỹ thuật Học viên sau khi hoàn thành mô đun có kỹ năng thực hiện đúng các bước trồng mới như làm đất, đào
hố, trồng mới, trồng dặm và các khâu kỹ thuật chăm sóc chuối
Giáo trình mô đun ”Trồng và chăm sóc chuối” được biên soạn dựa trên
cơ sở tổng kết các kinh nghiệm và quy trình kỹ thuật trồng chuối nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng thực hiện các công việc trồng và chăm sóc chuối đạt hiệu quả kinh tế cao Giáo trình được kết cấu thành 06 bài:Bài 1: Làm đất trồng chuối
Bài 2: Trồng chuối
Bài 3: Làm cỏ, bón phân cho chuối
Bài 4: Tưới tiêu nước cho chuối
Bài 5: Cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi, chống đổ ngã cho chuối
Để hoàn thành bộ giáo trình này chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến sự hỗ trợ về tài chính của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
sự chỉ đạo của Vụ tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
sự tham gia của các cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT và nông dân trực tiếp sản xuất các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận Sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, giáo viên giàu kinh nghiệm, từ Ban chủ nhiệm và Hội đồng nghiệm thu chương trình
Trong quá trình biên soạn tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, Doanh nghiệp và các cá nhân đã tham gia giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình này
Tham gia biên soạn
2 Đặng Thị Hồng
3 Trịnh Thị Vân
Trang 4MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
1 Làm đất 7
1.1 Mục đích của việc làm đất 7
1.3 Các phương pháp làm đất 8
2 Đào hố trồng chuối 10
2.1 Xác định mật độ, khoảng cách trồng chuối 10
2.1.2 Mật độ, khoảng cách trồng 11
2.2 Đào hố trồng chuối 12
3 Bón lót 13
3.1 Các loại phân và lượng phân bón lót 14
3.1.1 Vôi 14
3.1.2 Phân hữu cơ 15
3.1.3 Phân lân 16
3.2 Cách bón lót 17
Bài 2 TRỒNG CHUỐI 22
1 Thời vụ 22
2 Chuẩn bị cây giống 22
2.1 Cây con tách từ cây mẹ 22
2.2 Cây con nuôi cấy mô 23
3 Đảo đất phân trong hố, tạo lỗ để trồng 24
4 Trồng mới 25
4.1 Trồng bằng cây nuôi cấy mô 25
4.2 Trồng bằng cây con lấy từ cây mẹ 26
5 Những chú ý sau trồng 28
5.1 Tưới nước và tủ gốc 28
5.2 Trồng dặm 30
6 Trồng xen trong vườn chuối 31
6.1 Mục đích của trồng xen 31
6.2 Một số yêu cầu khi chọn cây trồng xen 31
6.3 Cách trồng cây trồng xen 32
7 Trồng cây (đai) chắn gió 32
7.1 Tác dụng của cây tránh gió 32
7.2 Vị trí trồng cây chắn gió 33
7.3 Loại cây chắn gió 33
7.4 Cách trồng cây chắn gió 33
Bài 3 LÀM CỎ, BÓN PHÂN CHO CHUỐI 37
1 Làm cỏ 37
1.1 Tác dụng của việc làm cỏ 37
1.2 Các phương pháp trừ cỏ 37
1.2.1 Trừ cỏ bằng tay và bằng cơ giới 37
1.2.2 Trừ cỏ bằng thuốc trừ cỏ 39
Trang 52 Bón phân thúc 41
2.1 Loại phân bón thúc 41
2.1.1 Phân đạm 41
2.1.2 Phân lân .43
2.1.3 Phân Kali .43
2.1.4 Phân hữu cơ 44
2.2 Lượng phân bón thúc 44
2.3 Cách bón phân thúc 46
Bài 4: TƯỚI TIÊU NƯỚC CHO CHUỐI 52
1 Tưới nước 52
1.1 Sự cần thiết phải tưới nước 52
1.2 Cách tưới 52
2 Tiêu nước 54
Bài 5: CẮT LÁ, BẺ HOA, TỈA CHỒI CHỐNG ĐỔ NGÃ CHO CHUỐI 57
1 Cắt lá 57
1.1 Mục đích 57
1.2 Cách tiến hành cắt lá 57
2 Đánh tỉa chồi 59
2.1 Mục đích 59
2.2 Cách đánh tỉa chồi 59
3 Bẻ hoa, tỉa quả, bao quầy 60
3.1 Bẻ hoa đực (bắp chuối) 60
3.2 Tỉa quả 61
3.3 Bao buồng 62
4 Chống đổ ngã 63
4.1 Mục đích 63
4.2 Biện pháp phòng chống đổ ngã 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 6MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI
MĐ03: “Trồng và chăm sóc chuối” có thời gian đào tạo là 128 giờ (lý thuyết 24 giờ, thực hành 88 giờ và kiểm tra 16 giờ) Mô đun trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như chuẩn bị đất, xác định mật độ trồng, chuẩn bị phân bón, đào hố và kỹ thuật trồng mới và chăm sóc chuối
Mô đun “Trồng và chăm sóc chuối” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành Sau khi học xong mô đun người học có thể thực hiện được các kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối
Mô đun bao gồm 4 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và ghi nhớ Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết
về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài tập
Bài 1 LÀM ĐẤT TRỒNG CHUỐI
Trang 7MĐ 03-01
Làm đất trồng chuối là một khâu kỹ thuật quan trọng, làm đất là khâu không thể thiếu đối với bất kỳ cây trồng nào, nó đảm bảo thuận lợi cho các khâu kỹ thuật tiếp theo tạo điều kiện để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng xuất cao, tăng thu nhập cho người trồng chuối
Mục tiêu:
- Nêu được các bước trong kỹ thuật làm đất trồng chuối;
- Áp dụng kỹ thuật làm đất phù hợp cho từng loại đất cụ thể;
- Thực hiện được các bước làm đất trồng chuối
A Nội dung
1 Làm đất
1.1 Mục đích của việc làm đất
* Mục đích của việc làm đất trồng chuối
- Cải thiện tính chất lý, hoá học của đất
- Làm tăng tính thấm nước, tính giữ nước, giữ phân của đất
- Làm đất còn góp phần cải thiện chế độ nước chế độ không khí, làm tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật trong đất
- Làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại trong đất
1.2 Yêu cầu kỹ thuật làm đất
Việc chọn quy trình làm đất phù hợp tùy theo khả năng thâm canh của người trồng chuối trên đất trồng và địa hình
* Nếu đất bằng phẳng có kết hợp trồng xen các cây trồng khác cần đạt các yêu cầu sau:
- Làm đất đúng thời vụ, làm sớm trước khi trồng 1 – 1,5 tháng
- Làm đất kỹ, sạch cỏ dại, dọn sạch các loại gốc cây
- Làm đúng độ sâu, nếu làm đất bằng máy cày sâu 30 – 35cm
- Chuẩn bị đất cẩn thận tăng độ tơi xốp cho đất, tăng khả năng giữ nước, tăng khả năng hút và thoát nước, rễ cây phát triển tốt
Trường hợp trồng với quy mô lớn, không kết hợp được trồng xen và địa hình vườn trồng khó có thể làm đất cơ giới
- Tiến hành dọn cỏ theo từng băng và đốt
- Nếu tên đất có cây thân gỗ thì phá bỏ cây thân gỗ dọn ra khỏi vườn
Trang 8sau đó tiến hành đào hố trồng.
1.3 Các phương pháp làm đất
* Làm đất trồng chuối ở vùng đồng bằng và vùng tương đối bằng phẳng
- Trồng chuối ở vùng đất tương đối bằng phẳng khả năng rửa trôi xói mòn thấp, cần tiến hành cày bừa kỹ để diệt các loại cỏ nguy hiểm như cỏ tranh,
cỏ ống trước khi trồng chuối
Hình 3.1.1 Cày đất trồng chuối
* Làm đất trồng chuối ở vùng đồi núi
- Cần tiến hành làm đất tối thiểu để hạn chế xói mòn rửa trôi
- Cày theo đường đồng mức (là đường có cùng độ cao, chạy ngang qua đồi trên vùng đất dốc)
- Cày theo hàng trồng chiều rộng khoảng 1m
Trang 9Hình 3.1.2 Trồng chuối trên vùng đồi
* Làm đất trồng chuối ở vùng mực nước ngầm cao và vùng trũng
- Vùng có mực nước ngầm cao (Đào sâu 20 – 30 cm đã có nước), đất phèn, đất khó thoát nước thì tiến hành lên liếp (líp)
Một liếp rộng có thể trồng từ 1 đến 2 hàng chuối, hàng cách hàng 2 – 3
m Cây ngoài bìa cách mép (mí) líp 1m
Bề rộng mương thay đổi tùy theo thế đất cao hay thấp Có thể chỉ rộng
50 cm và sâu 30 – 50 cm
Hình 3.1.3 Mô hình liếp trồng chuối
- Ở những vùng thấp, đất trũng hơn như đồng bằng Sông Cửu Long.Một liếp rộng có thể trồng từ 1 đến 2 hàng chuối, nhưng có thể đào mương với kích thước khá lớn để kết hợp với việc nuôi thả cá, mương có thể rộng tới 4 - 6m sâu 1,2m
Trang 102.1.1 Cơ sở xác định mật độ
* Xác định mật độ trồng căn cứ vào các yếu tố sau:
- Mật độ trồng dày hay thưa phụ thuộc vào giống chuối
Đối với giống càng thấp cây, tán lá hẹp như chuối tiêu lùn, chuối ngự có thể trồng dày, còn các loại như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối sứ (chuối tây), chuối bom…thì trồng thưa hơn
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết
- Độ phì nhiêu của đất Thường dựa vào nguyên tắc: đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày
- Địa hình đất Trên đất dốc chuối được trồng dày hơn trên đất bằng phẳng, nên trồng theo kiểu nanh sấu để hạn chế xói mòn đất
Trang 11- Khả năng đầu tư.
Theo nhiều kinh nghiệm cho biết, ở nước ta, một số giống chuối có thể trồng dày (giống tiêu lùn, chuối cau) Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú ý chọn cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh chấp dinh dưỡng, ánh sáng giữa các cây
Trồng dày hợp ký có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn chuối sớm được che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng, ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả
là tăng năng xuất chuối
Khi trồng dày chú ý bón phân đúng mức và phòng trừ kịp thời bệnh đốm
+ Hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m (mật độ 2500cây/ha)
+ Hoặc hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2,5m (mật độ 2.000 cây/ha) Theo nhiều kinh nghiệm cho biết, ở nước ta đối với giống chuối tiêu lùn,
có thể trồng 2.000-2.500 cây/ha Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú ý: Chọn cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh dưỡng và ánh sáng giữa các cây; chú ý bón phân đúng mức và phòng tránh kịp thời bệnh đốm lá cho cây; trồng dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm được che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất chuối
- Chuối tiêu vừa
+ Hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 3m (mật độ 1300 cây/ha)
- Chuối tiêu cao
+ Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m (mật độ 1.111cây/ha)
Trang 12+ Hoặc hàng cách hàng 3m, cây cách cây 4m (mật độ 833cây/ha)
Trang 13để có thời gian phân giải cung cấp từ từ chất dinh dưỡng cho cây chuối.
Trang 143.1 Các loại phân và lượng phân bón lót
- Ngoài ra vôi còn có tác dụng làm cho đất tới xốp tạo thuận lợi cho rễ chuối phát triển và hút nhiều dinh dưỡng từ đất
Để biết được độ chua của đất, có thể tiến hành như sau:
- Hoà đất vào nước theo tỷ lệ 1 đất + 2,5 nuớc lắc nhẹ, để lắng sau đó dùng giấy thử ( giấy quỳ) để đo Phương pháp này đơn giản nhất mà người làm nông có thể thực hiện được
- Dùng dụng cụ đo pH để đo (dụng cụ được cắm trực tiếp vào đất)
- Phân tích đất để xác định độ chua
Trong trường hợp không xác định được độ chua của đất người ta có thể dựa vào cây chỉ thị hoặc một số biểu hiện sau để đánh giá đất chua hay không chua:
+ Đất vùng đồi nếu có cây sim, cây mua, cây trinh nữ (cây xấu hổ) thì đất chua
+ Đất vùng đồng bằng và vùng trũng nước trên mặt đất trong, xung quanh có váng màu vàng thì đất chua
Trang 15Sau khi xác định được độ chua của đất, nếu pH < 5.5 thì cần phải bón vôi, lượng vôi bón có thể dựa vào bảng sau:
Bảng 3.1.2 Mức độ cần bón vôi theo độ chua và thành phần cơ giới của đất
pH KCl Mức độ Luợng vôi bón CaO (tạ/ha)
Đất TPCG nhẹ
Đất TPCG trung bình
Đất TPCG nặng
3.1.2 Phân hữu cơ
Điều khẳng định rằng bón phân hữư cơ cải thiện độ phì nhiêu của đất nên tăng năng xuất và chất lượng cây trồng đáng kể trong đó có cây chuối Mặt khác phân hữu cơ khi bón vào đất cần có thời gian phân huỷ thì cây mới sử dụng được, vì vậy trước khi trồng chuối phải bón lót phân hữu cơ
* Tác dụng
Trang 16- Phân hữu cơ gồm các loại phân có thể sản xuất tại chỗ như: Phân hữu
cơ vi sinh, phân chuồng, phân xanh, phân rác mục, thải vật của công nghiệp chế biến nông sản
- Phân hữu cơ thường cung cấp đủ cả đạm, lân, kali nhưng với hàm lượng thấp
Ngoài ra phân hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng như: Mg, Mn, Bo, Cu, Mo…là những chất cây cần ít, nhưng không thể thiếu được
- Giá trị chủ yếu của việc bón phân hữu cơ là cung cấp chất mùn cho đất, cải tạo đất được xốp, thoáng, giữ được nước và dinh dưỡng để cung cấp từ từ cho cây sử dụng;
* Tác dụng:
- Giúp cây chuối đâm nhiều rễ
- Mau hồi sức khi mới trồng, chống sâu bệnh
Trang 17- Tăng khả năng chịu hạn cho cây khi lớn.
* Loại phân lân thường sử dụng
- Lân supe: hàm lượng 16-18% P2O5
- Lân nung chảy: hàm lượng 15-17% P2O5
- Dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố để tiện cho việc trồng sau này
Việc trộn phân lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất từ 15 – 30 ngày
Trang 18* Chú ý:
- Vôi ngoài trộn chung với phân hữu cơ bón ngay còn có thể bón ở lần cày bừa cuối cùng trước khi trồng chuối
- Khi bón phân, trộn phân, lấp hố cần phải lấp kín phân, không để phơi
phân ra ngoài nắng đặc biệt là phân hữu cơ, vì nếu lấp phân không kín thì phẩm chất phân giảm nghiêm trọng do giảm lượng đạm trong phân, diệt bớt vi khuẩn
có lợi trong phân, giảm các men và các chật kích thích sinh trưởng trong phân
Hình 3.1.12 Trộn phân, lấp hố
B Câu hỏi và bài tập thực hành
1 Câu hỏi
1.1 Yêu cầu kỹ thuật làm đất trồng chuối vùng đồng bằng
a Làm đất đúng thời vụ, làm sớm trước khi trồng 1 – 1,5 tháng
b Làm đất kỹ, sạch cỏ dại, dọn sạch các loại gốc cây
c Làm đúng độ sâu Nếu làm đất bằng máy cày sâu 30 – 35cm
d Cả a, b, c
1.2 Loại phân không dùng để bón lót cho chuối
a Phân hữu cơ
b Phân lân
c Phân đạm
1.3 Mật độ khoảng cách trồng chuối phụ thuộc vào
Trang 19+ Giáo viên chuẩn bị bài tập
+ Giao cho từng học viên thực hiện bài tập
+ Gọi học viên lên trình bày kết quả
+ Giáo viên làm lại bài tập và đánh giá kết quả làm bài
- Thời gian cần thiết để thực hiện 3 giờ (từ bài tập cho trước giáo viên cần cho các loại khoảng cách khác nhau của các giống chuối dã học để học viên làm)
Trang 20Rèn luyện kỹ năng tính toán xác định lượng phân bón lót, từ đó chuẩn bị đủ lượng phân bón lót giống để trồng
- Nguồn lực: Tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc chuối, giấy, bút
- Cách tổ chức thục hiện:
+ Giáo viên chuẩn bị bài tập
+ Giao cho từng học viên thực hiện bài tập
+ Gọi học viên lên trình bày kết quả
+ Giáo viên làm lại bài tập và đánh giá kết quả làm bài
- Thời gian cần thiết để thực hiện 3 giờ (từ bài tập cho trước giáo viên cần cho các loại mật độ khác nhau của các giống chuối dã học để học viên làm)
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: đào hố và bón phân lót
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2-3 học viên
+ Giao công việc cho từng cá nhân, nhóm đào hố, bón phân
+ Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thục hiện công việc sau:Thứ
tự
Nội dung
các bước
Trang 212 Đào hố
- Đào hố đúng kích thước 50 x 50 x 50 (cm)
- Lớp đất mặt để một bên, lớp đất ở dưới để một bên
- Đủ kích thước, thẳng hàng
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát học viên thực hiện công việc
- Thời gian cần thiết để thực hiện 10 giờ
- Địa điểm: Vườn trồng chuối
- Tiêu chuẩn của công việc:
+ Đào hố đúng kích thước
+ Đảo đều phân với đất, lấp kín phân
C Ghi nhớ:
- Làm đất đúng kỹ thuật trước khi trồng chuối
- Muốn trồng chuối đạt năng suất cao cần bón lót đủ lượng phân và loại phân
Trang 22
Bài 2 TRỒNG CHUỐI
MĐ 03-02
Bên cạnh khâu chăm sóc thì việc trồng mới là bước khởi đầu có ảnh hưởng lớn đến mật số cây, tuổi thọ cây và hiệu quả kinh tế của sản xuất sau này Chuẩn bị cho cây có một nguồn dinh dưỡng đảm bảo và môi trường sống ban đầu thuận lợi là nhiệm vụ chính của khâu trồng mới chuối
Mục tiêu
- Nêu được các bước trong kỹ thuật trồng chuối;
- Áp dụng kỹ thuật trồng chuối phù hợp cho từng vùng miền;
- Thực hiện được các bước trồng chuối;
Tùy theo tình hình cụ thể của từng vùng để bố trí thời vụ cho hợp lý
- Ở các tỉnh phía Nam: Tốt nhất nên trồng vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
- Ở các tỉnh phía Bắc: Đối với các giống sứ ( chuối gòn), chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân tháng 3- 4, nhưng với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu tháng 7 - 8 và cây sẽ ra hoa vào tháng 6 - 8 năm sau, đến tháng 9 - 11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu rất tốt
Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối: vào mùa nóng thì nên ăn chuối gòn, chuối lá, còn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu ngon hơn
2 Chuẩn bị cây giống
Để đảm bảo năng xuất, đảm bảo chất lượng chuối sau này nên trồng cây giống đã chọn lọc kỹ
2.1 Cây con tách từ cây mẹ
Tiêu chuẩn của cây giống từ chồi con đem trồng: Có hai loại chồi
*Chồi lá rộng
- Chọn cây con đồng đều về tuổi và kích cỡ để sau này vườn chuối được đồng đều
Trang 23- Cây con cao 0,6-1m, có 3-5 lá, đường kính gốc 20cm
- Cây không bị sâu bệnh
*Chồi đuôi chiên
Theo nhiều kinh nghiệm loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng là tốt nhất
- Chồi này sung sức, khi trồng nhanh bén rễ
- Tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh
- Nhanh ra buồng, năng xuất, sản lượng cao
* Chú ý:
- Đánh cây con khi cây mẹ đã có quả già hoặc đã chặt buồng Sau khi đào cây con lên dùng dao cắt hết rễ của cây con, cắt bỏ lá khô và ½ lá tươi dựng ở nơi râm mát
- Có thể xử lý cây con bằng tro bếp nguội hoặc hỗn hợp 2 - 25 kg supe lân với 40 - 50kg phân chuồng hoai thành thể nhão nhúng củ vào để vài ngày mới trồng
Hình 3.2.1 Cây giống tách từ cây mẹ
2.2 Cây con nuôi cấy mô
* Tiêu chuẩn của cây nuôi cấy mô đem trồng
- Cây chuối cấy mô: Cao khoảng 40-50 cm, có từ 3-5 lá
- Không bị sâu, bệnh
- Cây mập, mạnh
Trang 24Hình 3.2.2 Cây giống nuôi cấy mô
3 Đảo đất phân trong hố, tạo lỗ để trồng
- Dùng cuốc xới lại hố đào tạo cho đất trong hố được thông thoáng
- Tạo 1 lỗ giữa hố (móc hố) Dùng cuốc móc hố sâu 30-35cm
* Chú ý: Tạo lỗ sao cho sau khi trồng hàng chuối phải thẳng hàng.
Hình 3.2.3 Tạo lỗ trồng
Trang 254 Trồng mới
4.1 Trồng bằng cây nuôi cấy mô
Các bước trồng mời bằng cây con nuôi cấy mô:
- Dùng dao rạch túi bầu hoặc xé túi bầu, tránh làm vỡ bầu
- Dùng kéo cắt bớt rễ
- Đặt bầu đất xuống hố trồng, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10 - 15cm
- Lấp đất lại và nén chặt xung quanh gốc chuối (không nên nén quá chặt
sẽ làm dập cây chuối con)
Trang 26Hình 3.2.5 Cây con sau khi trồng
4.2 Trồng bằng cây con lấy từ cây mẹ
Các bước trồng mới bằng cây con tách từ cây mẹ:
- Đặt điểm tiếp giáp củ với thân giả (dạng chồi và củ) thấp hơn mặt hố hoặc mặt líp từ 10-15 cm
- Đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía để khi trổ buồng, buồng cũng hướng về một phía, tạo thuận lợi cho thu hoạch
Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía chân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên và làm như vậy để khi chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ
quá chặt sẽ làm dập cây chuối con)
Trang 271 2
Hình 3.2.6 Các bước trồng bằng cây con tách từ cây mẹ
1 Tạo lỗ; 2 Đặt cây; 3 Lấp đất; 4 Nén chặt đất quanh gốc
* Chú ý:
Ở một số nơi có điều kiện thâm canh người trồng chuối có thể áp
dụng kỹ thuật trồng chuối bằng hình thức phủ bạt (màng phủ nông nghiệp)
Trồng bằng hình thức phủ bạt có ưu điểm sau:
- Hạn chế được rệp truyền vi rút cho cây;
- Hạn chế cỏ dại;
- Ổn định nhiệt độ đất;
- Giử được ẩm độ đất;
Trang 28- Tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rữa trôi Các bước trồng như trồng chuối bình thường, khâu khác biệt là sau khi trộn phân lấp hố tiến hành phủ bạt kín mặt luống, dùng ghim tre hoặc đất chèn hai bên mí bạt
Cách trồng chuối bằng hình thúc phủ bạt:
- Khoét bạt theo khoảng cách cây đã định;
- Dùng xẻng tạo một lỗ sâu hơn củ chuối 10 - 15cm sau đó đặt cây vào giữa hố trồng và lấp đất vừa quá cổ gốc chuối;
- Tác dụng của việc tưới nước: Đảm bảo cho đất đủ ẩm, thuận lợi cho
phát triển của cây chuối
Trang 29- Cách tưới: Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo gốc nèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ.
Hình 3.2.8 Tưới nước sau trồng
Trang 30Hình 3.2.9 Tủ gốc sau trồng
5.2 Trồng dặm
* Tác dụng của trồng dặm
- Nhằm đảm bảo mật độ cây trên diện tích trồng
- Tăng năng suất và sản lượng chuối
- Tăng thu nhập cho người trồng chuối
* Thời gian trồng dặm
Sau khi trồng 15 ngày đến một tháng cần theo dõi thấy cây nào chết hoặc quá yếu ớt cần nhổ bỏ trồng dặm lại cây khác, cố gắng trồng dặm càng sớm càng tốt để vườn chuối tăng trưởng đồng đều
Trang 31- Hạn chế cỏ dại, giảm chi phí làm cỏ.
- Hạn chế sâu bệnh hại chuối
- Tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn đất
- Tăng thu nhập cho người trồng chuối
6.2 Một số yêu cầu khi chọn cây trồng xen
- Nên chọn cây hàng năm dể trồng, sức chống chịu cao
- Có rễ ngắn, ăn nông tránh cạnh tranh dinh dưỡng và nước với chuối
Trang 32- Không đòi hỏi lượng nước và phân bón cao.
- Phải có khả năng cải tạo đất như các cây họ đậu
Các loại cây trồng xen thich hợp, có giá trị kinh tế: Cây họ đậu (cây lạc, đậu đen, đậu tương)
Ngoài ra có thể trồng khoai mì (sắn), ngô, dứa
Hình 3.2.11 Trồng xen trong vườn chuối
7 Trồng cây (đai) chắn gió
7.1 Tác dụng của cây tránh gió
- Chắn gió, hạn chế gãy cây, đổ buồng, rách lá
- Điều hoà sự bốc hơi nước
- Tăng nhiệt độ vào mùa đông ở những vùng có khí hậu lạnh
Trang 337.3 Loại cây chắn gió
- Trồng cây muồng đen, bạch đàn, cây ăn quả tạo thành hàng rào chắn
1.1 Tiêu chuẩn của cây giống từ chồi lá rộng đem trồng:
a Cây con đồng đều về tuổi và kích cỡ
b Cây con cao 0,6-1m, có 3-5 lá, đường kính gốc 20cm
c Cây không bị sâu bệnh
Trang 341.3 Các bước trồng mới bằng cây con nuôi cấy mô
a Dùng dao rạch túi bầu
b Dùng kéo cắt bớt rễ
c Đặt bầu đất xuống hố trồng, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10 - 15cm
d Lấp đất lại và nén chặt xung quanh gốc chuối (không nên nén quá chặt
sẽ làm dập cây chuối con)
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Trồng chuối
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2 - 3 học viên, bầu nhóm trưởng.+ Giao công việc cho từng nhóm
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên các bước trồng chuối
+ Các nhóm thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành sau
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Trang 35cây giống
- Vận chuyển cây đến hố trồng
chuẩn và đủ số cây-Trong quá trình chuyển cây tránh làm dập cây giống
nhỏ ở chính giữa hố
- Lỗ sâu 30-35cm
- Đủ độ sâu, đúng chính giữa hố, thẳng hàng
túi bầu,
đặt cây
- Dùng dao rạch 1 đường chiều dọc của bầu
và kéo túi nilon ra (nếu trồng bằng cây con nuôi cấy mô)
- Cắt bớt rễ
- Đặt cây xuống chính giữa hố
- Không làm vỡ bầu
- Khi đặt các cây trên hàng phải thẳng hàng
- Mặt cắt của củ chuối phải quay về cùng hướng
4 Lấp đất - Lấp đất, nén chặt đất
xung quanh
- Không làm dập cây chuối con
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát học viên thực hiện công việc
- Thời gian cần thiết để thực hiện 10giờ
- Địa điểm: Vườn trồng
- Tiêu chuẩn của công việc:
Sau bài thực hành học viên tưới nước, tủ gốc sau trồng đúng kỹ thuật
- Nguồn lực: Nguồn nước tưới, dụng cụ tưới, vật liệu tủ gốc
- Cách tổ chức thục hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Tưới nước và tủ gốc
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên, bầu nhóm trưởng.+ Giao công việc cho từng nhóm
Trang 36+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách tưới nước và tủ gốc
+ Các nhóm thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành sau:
Thứ
tự
Nội dung các bước
ống dẫn, vòi tưới
- Chuẩn bị vật liệu tủ gốchiện có tại điểm thưc hành
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tưới và vật liệu tủ
nước
- Dùng dụng cụ tưới tưới trực tiếp vào gốc
- Tưới đủ ẩm không làm xói đất
quanh gốc chuối
Tủ kín gốc chuối
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát học viên thực hiện công việc
- Thời gian cần thiết để thực hiện 10 giờ
- Địa điểm: Vườn trồng chuối
- Tiêu chuẩn của công việc:
+ Tưới nước đủ ẩm, không làm xói đất
Trang 37Bài 3 LÀM CỎ, BÓN PHÂN CHO CHUỐI
MĐ 03-03
Làm cỏ và bón phân là các biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của nghề trồng chuối Trừ cỏ là biện pháp không thể thiếu đối với việc canh tác bất cứ cây trồng nào trên đất tự nhiên, nó đảm bảo loại trừ được yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng và cây trồng lấy được đầy đủ dinh dưỡng nhất từ đất
Mục tiêu:
- Trình bày được kỹ thuật làm cỏ, bón phân cho chuối;
- Tính được lượng phân bón trên đơn vị diện tích
- Thao tác thành thạo kỹ thuật làm cỏ, bón phân
- Tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình chăm sóc chuối
A Nội dung
1 Làm cỏ
Cỏ dại có thể lưu tồn hạt trong đất hoặc phát tán trong vườn, sinh sản theo nhiều kiểu khác nhau, vì vậy việc trừ cỏ dại phải kết hợp nhiều biện pháp mới có hiệu quả
Các biện pháp kỹ thuật canh tác có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của cỏ dại như tăng cường mật độ của cây trồng xen, làm đất tối thiểu và tạo bề mặt bằng phằng cho đất vườn
Ngoài các biện pháp cơ giới như làm cỏ gốc, làm cỏ theo băng thì biện pháp diệt cỏ bằng thuốc trừ cỏ đang được áp dụng phổ biến hiện nay vì tính hiệu quả, giảm chi phí và công lao động
1.1 Tác dụng của việc làm cỏ
- Hạn chế cạnh tranh về nước, dinh dưỡng với cây chuối
- Làm sạch cỏ giúp cho vườn chuối phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao hơn
- Làm sạch cỏ hạn chế được nơi trú ngụ và lây lan của nhiều loại sâu, bệnh hại chuồi
1.2 Các phương pháp trừ cỏ
1.2.1 Trừ cỏ bằng tay và bằng cơ giới
Việc làm cỏ cho vườn chuối cần cân nhắc kỹ và chỉ tiến hành khi cần thiết
Trang 38- Các vườn chuối trồng trên đất dốc không nên làm cỏ trắng giữa các hàng chuối mà chỉ nên cắt cỏ giữa hàng để chống xói mòn đất
- Trong thời gian cây còn nhỏ cần làm cỏ trắng ngay trong gốc và cách gốc từ 30 - 50 cm để tránh gây hại cho bộ rễ ăn ngang và nông của chuối, làm
cỏ 3 - 4 đợt /năm
Hình 3.3.1 Làm cỏ chuối
- Vào cuối mùa mưa nên phát dọn sạch cỏ hoặc cày giữa các hàng chuối
để ngăn ngừa cháy vườn chuối vào mùa khô
- Trong vườn chuối kinh doanh đã khép tán, chỉ làm cỏ trắng theo hình vành khăn chiếu theo tán lá để bón phân, diện tích còn lại cắt cỏ 2 - 3 lần/năm
- Dùng máy phát cỏ cầm tay rất thuận lợi, tiết kiệm được công lao động
Hình 3.3.2 Máy cắt cỏ cầm tay
Trang 391.2.2 Trừ cỏ bằng thuốc trừ cỏ
Sử dụng thuốc trừ cỏ cho vườn chuối ngày càng trở lên phổ biến do khả năng đáp ứng kịp thời, không cần nhiều sức lao động và tiêu diệt triệt để nhiều loại cỏ dại Hơn nữa khi sử dụng hóa chất trừ cỏ có ưu điểm hơn biện pháp cơ giới là đất ít bị rửa trôi xói mòn hơn
* Các loại thuốc trừ cỏ có thể phân loại theo nhiều cách:
- Theo giai đoạn cỏ bị diệt có:
+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm – ví dụ Sofit ức chế hạt cỏ nảy mầm
+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, diệt cây cỏ sau nảy
- Theo tính chọn lọc có:
+ Thuốc có tính chọn lọc – ví dụ 2.4 D chỉ dùng để trừ cỏ lá rộng, Dalapon chỉ trừ cỏ hàng năm
+ Thuốc không chọn lọc diệt trừ được nhiều loài cỏ dại
- Theo cơ chế tác động đến các bộ phận của cây có:
+ Thuốc lưu dẫn – ví dụ Glyphosate khi phun lên lá cây thuốc dẫn truyền đến các bộ phận khác và gây chết toàn cây
+ Thuốc gây chết do tiếp xúc – ví dụ Paraquat chỉ gây cháy những bộ phận cây có tiếp xúc với thuốc khó chết với những cỏ có thân ngầm
* Một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc trừ cỏ
- Tùy theo đặc điểm và chủng loại cỏ dại có trong vườn mà ta chọn loại thuốc trừ cỏ cho phù hợp
- Sử dụng thuốc vào giai đoạn cỏ còn non, chưa ra hoa
- Phun thuốc đúng nồng độ, đủ lượng nước theo khuyến cáo ghi trên nhãn mỗi loại thuốc,
- Phun thuốc ướt đều mặt lá cỏ
- Sử dụng kết hợp một số loại thuốc trừ cỏ để có thể tiêu diệt nhiều nhóm
cỏ cùng một lần phun (ví dụ sử dụng kết hợp 2.4 D và Glyphosate để diệt cỏ lá rộng và cỏ hòa thảo trong vườn chuối )
- Tránh phun thuốc vào tán lá của cây
Trang 40Hình 3.3.3 Cỏ trước và sau khi phun thuốc
Hình 3.3.4 Một số loại thuốc trừ cỏ
* Khi sử dụng thuốc trừ cỏ chú ý tên thương mại và tên hoạt chất
- Thuốc trừ cỏ dạng tiếp xúc gây cháy có tên thương mại ZIZU, tên hoạt chất là Paraquat
- Thuốc trừ cỏ dạng lưu dẫn có thể diệt các bộ phận dưới mặt đất
có tên thương mại GLYMOSATE, tên hoạt chất Glyphosate