7. Trồng cây (đai) chắn gió
7.4. Cách trồng cây chắn gió
- Trồng hai hàng muồng đen, bạch đàn hàng cách hàng 1,5m và cây cách cây 2m ( trồng nanh sấu)
- Có thể trồng thêm hàng cây ăn quả như mít, nhãn, xoài tạo thành những hàng cây chắn gió hàng thấp.
Hình 3.2.12. Đai rừng chắn gió
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
1.1. Tiêu chuẩn của cây giống từ chồi lá rộng đem trồng: a. Cây con đồng đều về tuổi và kích cỡ
b. Cây con cao 0,6-1m, có 3-5 lá, đường kính gốc 20cm . c. Cây không bị sâu bệnh.
d. Cả a, b, c.
1.2. Tiêu chuẩn của cây nuôi cấy mô đem trồng a. Cao khoảng 40-50 cm, có từ 3-5 lá. b. Không bị sâu, bệnh
c. Cây mập, mạnh d. Cả a, b, c.
1.3. Các bước trồng mới bằng cây con nuôi cấy mô a. Dùng dao rạch túi bầu
b. Dùng kéo cắt bớt rễ.
c. Đặt bầu đất xuống hố trồng, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10 - 15cm d. Lấp đất lại và nén chặt xung quanh gốc chuối (không nên nén quá chặt sẽ làm dập cây chuối con).
e. Cả a, b, c, d.
1.4. Sự khác nhau của việc đặt mặt cắt của cây giống lấy từ cây mẹ trồng ở vùng đồng bằng và vùng đối núi? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 3.2.1 Trồng mới chuối - Mục tiêu: Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên trồng chuối đúng kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ sống cao.
- Nguồn lực: Cuốc, xe đẩy, bao tay, dao, cây giống - Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Trồng chuối
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2 - 3 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao công việc cho từng nhóm
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên các bước trồng chuối
+ Các nhóm thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành sau. Thứ
tự
Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
cây giống
- Vận chuyển cây đến hố trồng
chuẩn và đủ số cây
-Trong quá trình chuyển cây tránh làm dập cây giống
2 Tạo lỗ - Dùng cuốc đào 1 lỗ
nhỏ ở chính giữa hố - Lỗ sâu 30-35cm - Đủ độ sâu, đúng chính giữa hố, thẳng hàng 3 Loại bỏ túi bầu, đặt cây - Dùng dao rạch 1 đường chiều dọc của bầu và kéo túi nilon ra (nếu trồng bằng cây con nuôi cấy mô).
- Cắt bớt rễ
- Đặt cây xuống chính giữa hố
- Không làm vỡ bầu. - Khi đặt các cây trên hàng phải thẳng hàng - Mặt cắt của củ chuối phải quay về cùng hướng. 4 Lấp đất - Lấp đất, nén chặt đất xung quanh . - Không làm dập cây chuối con
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát học viên thực hiện công việc - Thời gian cần thiết để thực hiện 10giờ
- Địa điểm: Vườn trồng - Tiêu chuẩn của công việc: + Thực hiện đúng các bước.
+ thẳng hàng, mặt cắt của củ quay về cùng hướng.
2.2. Bài thực hành số 3.2.2
Tưới nước, tủ gốc sau trồng
- Mục tiêu:
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên tưới nước, tủ gốc sau trồng đúng kỹ thuật - Nguồn lực: Nguồn nước tưới, dụng cụ tưới, vật liệu tủ gốc
- Cách tổ chức thục hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Tưới nước và tủ gốc
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao công việc cho từng nhóm
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách tưới nước và tủ gốc
+ Các nhóm thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành sau: Thứ
tự
Nội dung các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
1 Chuẩn bị - Chuẩn bị dụng cụ tưới:
ống dẫn, vòi tưới
- Chuẩn bị vật liệu tủ gốc hiện có tại điểm thưc hành - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tưới và vật liệu tủ 2 Tưới nước - Dùng dụng cụ tưới tưới trực tiếp vào gốc - Tưới đủ ẩm không làm xói đất 3 Tủ gốc Dùng vật liệu tủ tủ xung quanh gốc chuối Tủ kín gốc chuối
+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát học viên thực hiện công việc - Thời gian cần thiết để thực hiện 10 giờ
- Địa điểm: Vườn trồng chuối - Tiêu chuẩn của công việc:
+ Tưới nước đủ ẩm, không làm xói đất. + Tủ kín gốc chuối.
C. Ghi nhớ:
- Để đảm bảo cây chuối con sau trồng phát triển tốt việc chọn cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng là rất cần thiết.
Bài 3. LÀM CỎ, BÓN PHÂN CHO CHUỐI MĐ 03-03
Làm cỏ và bón phân là các biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của nghề trồng chuối. Trừ cỏ là biện pháp không thể thiếu đối với việc canh tác bất cứ cây trồng nào trên đất tự nhiên, nó đảm bảo loại trừ được yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng và cây trồng lấy được đầy đủ dinh dưỡng nhất từ đất.
Mục tiêu:
- Trình bày được kỹ thuật làm cỏ, bón phân cho chuối; - Tính được lượng phân bón trên đơn vị diện tích - Thao tác thành thạo kỹ thuật làm cỏ, bón phân.
- Tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình chăm sóc chuối
A. Nội dung 1. Làm cỏ
Cỏ dại có thể lưu tồn hạt trong đất hoặc phát tán trong vườn, sinh sản theo nhiều kiểu khác nhau, vì vậy việc trừ cỏ dại phải kết hợp nhiều biện pháp mới có hiệu quả.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của cỏ dại như tăng cường mật độ của cây trồng xen, làm đất tối thiểu và tạo bề mặt bằng phằng cho đất vườn.
Ngoài các biện pháp cơ giới như làm cỏ gốc, làm cỏ theo băng thì biện pháp diệt cỏ bằng thuốc trừ cỏ đang được áp dụng phổ biến hiện nay vì tính hiệu quả, giảm chi phí và công lao động .
1.1. Tác dụng của việc làm cỏ
- Hạn chế cạnh tranh về nước, dinh dưỡng với cây chuối.
- Làm sạch cỏ giúp cho vườn chuối phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao hơn.
- Làm sạch cỏ hạn chế được nơi trú ngụ và lây lan của nhiều loại sâu, bệnh hại chuồi.
1.2. Các phương pháp trừ cỏ
1.2.1. Trừ cỏ bằng tay và bằng cơ giới
Việc làm cỏ cho vườn chuối cần cân nhắc kỹ và chỉ tiến hành khi cần thiết.
- Các vườn chuối trồng trên đất dốc không nên làm cỏ trắng giữa các hàng chuối mà chỉ nên cắt cỏ giữa hàng để chống xói mòn đất.
- Trong thời gian cây còn nhỏ cần làm cỏ trắng ngay trong gốc và cách gốc từ 30 - 50 cm để tránh gây hại cho bộ rễ ăn ngang và nông của chuối, làm cỏ 3 - 4 đợt /năm.