Bẻ hoa đực (bắp chuối)

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng và chăm sóc chuối (Trang 60)

3. Bẻ hoa, tỉa quả, bao quầy

3.1. Bẻ hoa đực (bắp chuối)

- Mục đích: Để tập trung dinh dưỡng cho quả và buồng chuối.

- Sau khi ở cuối buồng chuối xuất hiện nải trung tính hoặc toàn hoa đực thì tiến hành cắt (bẻ) hoa chuối.

- Thời gian tiến hành: Từ 10 - 12 giờ để hạn chế sự mất nhựa. - Hoa chuối sau khi bẻ có thể dùng làm rau.

Hình 3.5.6. Bẻ hoa

Hình 3.5.7. Sau khi bẻ hoa

3.2. Tỉa quả

* Mục đích:

- Những nải đầu nhiều trái mọc quá khít, buồng chuối quá nhiều nhánh (nải) cần tỉa bớt cho các nải phát triển, độ lớn của quả tương đối đồng đều, mẫu mã đẹp

- Tiến hành cắt bỏ trái đôi, trái dị dạng, tỉa bớt nhũng nải quá nhiều quả, buồng quá nhiều nhánh.

- Dùng dao cắt sát cuống trái, tránh làm dây nhựa ra vỏ quả.

Hình 3.5.8. Cắt tỉa nải Hình 3.5.9. Cắt tỉa quả

3.3. Bao buồng

* Mục đích của bao buồng - Hạn chế sâu, bệnh hại

- Giữ cho quả đẹp, không bị nám quả * Vật liệu bao

- Dùng bao chuyên dùng hoặc bao ni lông trắng, xanh đục lỗ để bao. - Tận dụng bao cám sử dụng trong chăm nuôi để bao.

* Cách tiến hành

- Bao buồng sau khi tiến hành tỉa nải để loại bỏ quả dị tật hoặc nải quá nhiều quả.

- Lồng bao vào buồng chuối, lùa bao vào buồng từ dưới lên.

- Buộc chặt đầu trên vào cuống buồng bằng dây lylon, đầu dưới để hở tự nhiên ( nếu buộc kín quả sẽ bị thối).

Hình 3.5.10. Bao buồng

4. Chống đổ ngã

4.1. Mục đích

Chống đổ ngã cho cây chuối khi gió lớn hoặc buồng chuối quá nặng

4.2. Biện pháp phòng chống đổ ngã

- Trồng đai rừng tránh gió với nhũng vùng trồng diện tích lớn. - Vun gốc cao 10cm để tránh trốc gốc.

- Nên đánh tỉa chồi khi cây mẹ đã ra quả, nếu đánh tỉa chồi sớm khi cây mẹ chưa ra quả thì cây mẹ hay bị đổ ngã khi bị mưa gió.

+ Dùng 1cây chống buồng có cột dây chằng cây chuối với cọc chống hay với buồng. Cọc cần chống sâu 40 - 50cm, cột dây ở 2 nơi: ngọn thân, cuống buồng.

Hình 3.5.11. Chống đổ ngã bằng một cây chống

+ Dùng 2 cây chống buồng. Cọc cần chống sâu 40 - 50cm, cột dây ở 3 nơi: giữa thân, ngọn thân, cuống buồng. Việc chống buồng theo thế chân vạc gồm hai cây vắt chéo vào nhau là rất tốt nhưng tốn kém.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi lý tuyết

1. Mục đích của việc đánh tỉa chồi

a. Tạo sự thông thoáng cho vườn chuối. b. Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng. c. Tận dụng chồi làm giống .

d. Cả a, b, c đều đúng. 2. Cách tiến hành bao buồng

a. Bao buồng sau khi tiến hành tỉa nải để loại bỏ quả dị tật hoặc nải quá nhiều quả.

b. Lồng bao vào buồng chuối, lùa bao vào buồng từ dưới lên.

c. Buộc chặt đầu trên vào cuống buồng bằng dây lylon, đầu dưới để hở tự nhiên ( nếu buộc kín quả sẽ bị thối).

d. Cả a, b, c.

3. Phân biệt sự khác nhau của việc cắt lá trước và sau trổ buồng.

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 3.5.1

Cắt lá, tỉa chồi

- Mục tiêu

Củng cố kiến thức phần lý thuyết

Sau bài thực hành học viên biết cách cắt lá, tỉa chồi chuối

- Nguồn lực cần thiết: Vườn chuối, dao cắt lá, dụng cụ tỉa cây ( mai, thuổng ..)

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Cắt lá, tỉa chồi

+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải.

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành sau:

Thứ tự

Nội dung các

bước Chỉ dẫn công việc

Yêu cầu kỹ thuật

1 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ 2 Xác định lá cắt bỏ Xácđịnh chồi tỉa - Xác định lá già, lá bị sâu, bệnh - Xác định những chồi chen chúc Xác định đúng lá, chồi cần loại bỏ 3 Tiến Tiến hành cắt lá ,tỉa lá, tỉa chồi

- Cắt bỏ lá già, lá bị sâu, bệnh

- Tỉa bỏ bót những chồi chen chúc - Cắt, tỉa bỏ hết những lá, chồi đã xác định - Không làm ảnh hưởng đến cây mẹ

4 Vệ sinh vườn - Lá, chồi bị sâu, bệnh đưa ra

khỏi vườn để xứ lý

- Lá, chồi không sâu bệnh thu gọn để giữa hai hàng chuối

Loại bỏ hết lá, chồi bị sâu, bệnh ra khỏi vườn

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ

- Địa điểm: Vườn chuối

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Cắt hết lá sâu bệnh, lá vàng. + Tỉa bỏ hết chồi chen chúc đã định. + Không làm ảnh hưởng đến cây mẹ

2.2. Bài thực hành số 3.5.2

Tỉa quả, bao buồng

- Mục tiêu

Củng cố kiến thức phần lý thuyết

Sau bài thực hành học viên thực hiện kỹ thuật tỉa quả, bao buồng chuối.

- Nguồn lực cần thiết: Vườn chuối, dao, bao chuyên dụng bao chuối, dây buộc, bảo hộ lao động

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Tỉa quả, bao buồng chuối

+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên chọn bao dài hơn độ dài buồng chuối .

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành sau:

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

1 Chuẩn bị

vật liệu bao

- Chuẩn bị túi bao - Chẩn bị dây cột

Đúng kích thước và đầy đủ

2 Tiến hành

tỉa quả

- Dùng dao tỉa quả dị hình - Quả sát nhau ở những nhánh nhiều quả - Không làm ảnh hưởng đến những quả còn lại 3 Tiến hành bao buồng - Luồn bao - Cột một đầu bao

Bao kín buông chuối

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ

- Địa điểm: Vườn chuối

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Tỉa quả không làm ảnh hưởng những quả và nhánh còn lại, tỉa triệt để + Bao kín buồng chuối, cột chặt một đầu.

2.3. Bài thực hành số 5.5.3 Chống đổ ngã

- Mục tiêu

Củng cố kiến thức phần lý thuyết

Sau bài thực hành học viên biết cách chống đổ ngã cho chuối.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Chống đổ ngã

+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải.

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2 - 3 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẩn thực hành sau:

Thứ tự

Nội dung các bước

Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật

1 Chuẩn bị - Dụng cụ đào để cắm chân

chống vào đất: Cuốc, xà beng - Chuẩn bị cọc và dây cột Đủ số lượng cột và dây cột. 2 Cắm cọc - Cắm cọc sâu vào đất 30- 40cm Cắm đúng độ sâu

3 Buộc dây Buộc dây ở 3 vị trí Buộc chặt, đúng vị

trí

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ

- Địa điểm: Vườn chuối

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Cọc cắm đúng vị trí và chắc chắn

C. Ghi nhớ:

- Để mẫu mã quả chuối đẹp, bắt mắt cần tiến hành bẻ quả, bao buồng. - Ở những vùng hay có gió bảo cần tiến hành chống đổ ngã cho chuối.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí: Mô đun Trồng và chăm sóc chuối là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng chuối được bố trí sau mô đun Nhân giống chuối và cũng có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một vài mô đun khác theo yêu cầu của người học;

- Tính chất: Mô đun bố trí tích hợp giữa phần lý thuyết với các kỹ năng thực hành trồng và chăm sóc chuối; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết..

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

- Nêu được các bước làm đất trồng chuối. - Trồng mới và chăm sóc chuối đúng kỹ thuật.

- Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao động.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Mã bài Tên các bài

trong mô đun

Loại bài dạy

Địa điểm Thời gian(giờ) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ3-01 Làm đất trổng chuối Tích hợp Lớp học, thực địa 24 6 17 1 MĐ3-02 Trồng chuối Tích hợp Lớp học, vườn 26 4 20 2 MĐ3-03 Làm cỏ, bón phân cho chuối Tích hợp Lớp học, vườn 24 4 18 2

MĐ3-04 Tưới, tiêu nước cho chuối Tích hợp Lớp học, vườn 18 4 13 1 MĐ3-05 Cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi, chống đổ ngã cho chuối Tích hợp Lớp học, vườn 28 6 20 2

Kiểm tra kết thúc mô đun 8 8

Cộng 128 24 88 16

2. Phương pháp đánh giá

* Kiểm tra định kỳ

Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành thí nghiệm, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể đối với từng học sinh trong quá trình giảng dạy và bài tập kỹ năng khi kết thúc một bài.

* Kiểm tra kết thúc mô đun

Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian giáo viên quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng.

3. Nội dung đánh giá * Phần lý thuyết:

- Lượng và loại phân bón lót cho cây chuối trồng mới. - Các khâu kỹ thuật chăm sóc chuối.

* Phần thực hành:

- Đào hố, bón lót phân lót, trồng cây con - Làm cỏ, bót thúc phân cho chuối.

IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Bài 03- 01. Làm đất trồng chuối 1. Các câu hỏi lý thuyết:

1. Yêu cầu kỹ thuật làm đất trồng chuối vùng đồng bằng Chọn d. Cả a, b, c đều đúng.

2. Loại phân không dùng để bón lót cho chuối Chọn c. Phân đạm

3. Mật độ khoảng cách trồng chuối phụ thuộc vào Chọn d. Cả a, b, c đều đúng.

4. Kích thước đào hố trồng chuối

Chọn c. Đào kích thước rộng hơn.

2. Các bài thực hành:

2.1 Bài thực hành số 3.1.1: - Xác định mật độ trồng mới 1 hecta chuối tiêu với khoảng cách trồng xác định là 3 x 3m.

+ Đổi 1 hecta ra mét vuông 1 hecta = 10.000 m2 + Diện tích một cây chuối chiếm 3 x 3m = 9m2

+ Một ha trồng 10.000 m2 : 9m2 = 1100cây

Mật độ trồng chuối tiêu với khoảng cách trồng 3 x 3m là 1100 cây/ ha

2.2. Bài thực hành số 3.1.2: Bài tập: Tính toán lượng phân bón lót trước khi trồng mới 2 ha chuối với khoảng cách trồng 3 × 3 m (bao gồm phân chuồng, lân, vôi)

- Kết quả: Theo cách tính số cây ở bài 1

Số hố cần bón phân 20.000/(3 × 3) = 2200 hố

Lượng phân chuồng cần chuẩn bị 2200 hố × 10 kg/hố = 22000 kg Lượng lân cần chuẩn bị 2200 hố x 0,2 kg /hố= 440kg

Lượng vôi cần chuẩn bị 2200 hố × 05, kg/hố =1100kg (với đất chua)

Lượng phân bón lót cho 2 ha là: Phân chuồng 22000kg, phân lân 440kg, vôi 1100kg

2.3. Bài thực hành số 3.1.3 Đào hố, bón phân lót

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có)

- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra các dụng cụ cần thiết mà học viên chuẩn bị

Tiêu chí 2: Thực hiện công việc đào hố, bón phân

Quan sát học viên thực hiện công việc

Tiêu chí 3: Thực hiện công việc lấp đất

Đánh giá chung Đúng dụng cụ, thực hiện công việc đạt yêu cầu kỹ thuật

Bài 03.02. Trồng chuối 1. Câu hỏi lý thuyết

1. Tiêu chuẩn của cây giống từ chồi lá rộng đem trồng: Chọnd. Cả a, b, c.

2. Tiêu chuẩn của cây nuôi cấy mô đem trồng Chọn d. Cả a, b, c.

3. Các bước trồng mới bằng cây con nuôi cấy mô Chọn e. Cả a, b, c, d.

2. Các bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 3.2.1 Thực hành đào hố, bón phân lót

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có)

- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị cây giống Kiểm tra cây giống

Tiêu chí 2: Tạo lỗ trồng Quan sát học viên thực hiện công việc

Tiêu chí 3: Loại bỏ túi bầu, đặt cây Quan sát thao tác thực hiện của học viên

Tiêu chí 4: Lấp đất Quan sát thao tác thực hiện của học viên

Đánh giá chung Chọn cây giống đạt tiêu chuẩn, thực hiện công việc đạt yêu cầu kỹ thuật

2.2. Bài thực hành số 3.2.2 Thực hành tưới nước, tủ gốc sau trồng

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có)

- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng và chăm sóc chuối (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w