1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình mô đun trồng mới nghề trồng nho

92 830 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1 Chuẩn bị cây giống 2 Trồng mới 3 Chăm sóc nho 4 Quản lý dịch hại nho 5 Thu hoạch và tiêu thụ Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, gi

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

TRỒNG MỚI

Mã số: MĐ02 NGHỀ TRỒNG NHO

Trình độ: Sơ cấp nghề

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ02

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Cây nho thuộc họ Vitaceae, là loại cây lâu năm; sản phẩm thu hoạch chính

là trái nho dùng để ăn tươi, chế biến làm rượu nho hay các loại nước giải khátkhác Ở Việt Nam diện tích trồng nho tập trung 90% ở Ninh Thuận và chủ yếutrái nho được dùng để ăn tươi

Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một

vụ, trong khi ở Ninh Thuận cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thuhoạch 2 – 3 vụ mỗi năm, đạt năng suất bình quân từ 15 – 20 tấn/ha/năm Vì vậy,cây nho được đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao Nhưng đểsản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng nho cần được đàotạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp

Chương trình đào tạo nghề “Trồng nho” cùng với bộ giáo trình được biên

soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật nhữngtiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn nho các địa phương

có khí hậu nhiệt đới khô nóng, lượng mưa thấp có thể coi là cẩm nang cho người

đã, đang và sẽ tiếp tục làm nghề trồng nho

Bộ giáo trình gồm 5 quyển:

1) Chuẩn bị cây giống

2) Trồng mới

3) Chăm sóc nho

4) Quản lý dịch hại nho

5) Thu hoạch và tiêu thụ

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ củaViện nghiên cứu bông Nha Hố, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiếnđóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nôngnghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ vàKinh tế Bảo Lộc Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ –

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường,các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đãtham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành

bộ giáo trình này

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài

liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng nho” Các thông tin

trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạycác mô đun một cách hợp lý Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điềukiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học

Giáo trình mô đun“Trồng mới” giới thiệu những kiến thức cơ bản về các

yêu cầu chọn đất để trồng nho, chuẩn bị phân bón lót cho nho, thực hiện trồngnho theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chăm sóc sau trồng; bên cạnh đó giáo trình sẽ

Trang 4

giúp người học rèn luyện các kỹ năng thực hiện đúng các bước, dọn đất, đào hố,bón phân lót, trồng mới và chăm sóc sau trồng.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúngtôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹthuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn

1 Nguyễn Thị Kim Thu

2 Đặng Thị Hồng

3 Trịnh Thị Vân

Trang 5

MỤC LỤC

M C

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1

LỜI GIỚI THIỆU 2

Bài 1 CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG 6

1 Chọn đất 6

2 Thu gom và xử lý tàn dư, cỏ dại 7

2.1 Thu gom tàn dư thực vật 7

2.2 Xử lý tàn dư thực vật 7

3 Cày bừa đất 7

3.1 Mục đích của việc làm đất 7

3.2 Yêu cầu kỹ thuật 8

3.3 Cày 8

3.4 Bừa 9

4 Đào hố 9

4.1 Xác định khoảng cách hàng, khoảng cách hố 9

4.2 Đào hố 10

Bài 2 BÓN LÓT 14

1 Phân hữu cơ 14

1.1 Tác dụng 15

1.2 Liều lượng 15

1.3 Cách bón 15

2 Vôi 16

2.1.Tác dụng 16

2.2 Liều lượng 16

2.3 Cách bón 17

3 Lân 18

3.1 Tác dụng 18

3.2 Liều lượng 18

3.3 Cách bón 19

Bài 3 TRỒNG MỚI 23

1 Thời vụ trồng 23

2 Chuẩn bị cây giống 23

3 Các bước trồng mới 24

3.1 Cuốc lỗ 24

3.2 Rải cây 25

3.3 Trồng cây vào hố 25

3.4 Trồng dặm 26

4 Tưới nước và tiêu nước 27

4.1.Tưới nước 27

4.2.Tiêu nước 27

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Bài đọc thêm 37

Trang 6

MÔ ĐUN TRỒNG MỚI

Mã mô đun: MĐ02

Giới thiệu mô đun

Mô đun trồng mới nho là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợpgiữa kiến thức và kỹ năng thực hành

MĐ02: “Trồng mới” có thời gian đào tạo 74 giờ, trong đó có 8 giờ lýthuyết, 56 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho học viêncác kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị đất, xácđịnh mật độ khoảng cách hàng cây, chuẩn bị phân bón, đào hố và trồng mớimột cách thành thạo

Bên cạnh đó mô đun cũng trình bày hệ thống các bài thực hành khi kết

thúc mô đun Mô đun được trình bày thành 3 bài gồm Chuẩn bị đất, Bón lót,

Trồng mới.

Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về cácyêu cầu chọn đất để trồng nho, chuẩn bị phân bón lót cho nho, thực hiện trồngnho theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chăm sóc sau trồng

Học viên sau khi hoàn thành mô đun có kỹ năng thực hiện đúng cácbước, dọn đất, đào hố, bón phân lót, trồng mới và trồng dặm

Trang 7

Bài 1 CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG

Chuẩn bị đất trồng nho là một khâu kỹ thuật quan trọng, là khâu khôngthể thiếu đối với bất kỳ cây trồng nào, nó đảm bảo thuận lợi cho các khâu kỹthuật tiếp theo tạo điều kiện để cây nho sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng xuấtcao, tăng thu nhập cho người trồng nho

Mục tiêu:

- Nêu được các khâu công việc trong chuẩn bị đất trồng (chọn đất, xử lýtàn dư thực vật, cày bừa, đào hố);

- Thực hiện được các khâu công việc xử lý cỏ dại, cày bừa, đào hố;

- Chọn được vùng đất trồng nho thích hợp tại địa phương

A Nội dung

1 Chọn đất

Để cây nho sinh trưởng tốt, có sức sống cao, kéo dài được chu kỳ khaithác thì người trồng nho cần đặc biệt quan tâm tới việc chọn đất trồng Đấtđược chọn phải có đủ điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, tầng canh tác dày, thoátnước tốt Khu đất thấp dễ bị ngập úng thì không nên chọn để trồng nho Vị trívùng đất chọn để làm vườn nho cũng cần được quan tâm

- Đất trồng nho tốt là đất thịt hoặc thịt pha cát, đất tơi dễ làm có kết cấutốt, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, không tích lũy muối độc và không chứanhiều mầm mống sâu bệnh trong đất như tuyến trùng và các loại nấm hại rễ

Hình 2.1.1: Chuẩn bị đất trồng nho

Trang 8

- Mực nước ngầm ở độ sâu lớn hơn 2 mét kể từ mặt đất Cây nho khôngthể sinh trưởng tốt trên đất quá ướt vì sự sinh trưởng của bộ rễ bị đình trệ dothiếu không khí Do đó phải làm hệ thống thoát nước khi thiết lập giàn nho

2 Thu gom và xử lý tàn dư, cỏ dại

2.1 Thu gom tàn dư thực vật

Mục đích của thu gom tàn dư thực vật là loại bỏ hết cỏ dại và các tàn dưthực vật khác, làm giảm nguy cơ lây nhiễm sâu bệnh lây lan sang nho khitrồng

- Khi lập vườn nho cần chú ý khâu xử lý tàn dư, cỏ dại

- Đối với loại cây bụi lớn có hệ rễ ăn sâu dùng máy ủi sạch rồi cày tơi lại

- Công việc phát dọn sạch cỏ và các loại cây dại phải được tiến hànhtrước khi trồng một tháng

Hình 2.1.2: Thu hom gốc rễ cây dại

Trang 9

- Làm đất tơi xốp, cải thiện tính chất lý, hoá học của đất.

- Làm tăng tính thấm nước, tính giữ nước, giữ phân của đất

- Làm đất còn góp phần cải thiện chế độ nước chế độ không khí, làmtăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật trong đất

- Làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hạitrong đất

- San phẳng mặt ruộng

3.2 Yêu cầu kỹ thuật

Việc chọn quy trình làm đất phù hợp, tùy theo khả năng thâm canh của ngườitrồng nho nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chung sau:

- Cày đúng độ sâu 20-30cm

- Cày không sót, không lỏi, sát bờ, sát góc

- Đất mới khai phá số lần cày bừa nhiều hơn đất đã trồng các cây trồngkhác

- Đất có tầng canh tác dày, xốp, nhẹ cày ít lần hơn đất có tầng canh tácmỏng

3.3 Cày

- Đất trồng nho phải được cày sâu từ 20 – 30 cm Làm như vậy để tạođiều kiện lưu thông không khí và nước, tránh hiện tượng nghẹt thối rễ do úngtạo nên

- Cày từ một đến hai lần tùy theo từng loại đất, đảm bảo cày không sót,không lỏi

Hình 2.1.3: Cày đất trồng nho

Trang 10

đó cần xác định mật độ và khoảng cách thích hợp để nho sinh trưởng phát triểnthuận lợi cho năng suất cao.

Mật độ có liên quan chặt chẽ với năng xuất nho vì nó là một yếu tố cấuthành năng xuất Nếu trồng với mật độ quá dày sâu bệnh dễ phát sinh phát triểnđặc biệt đối với cây nho, làm giảm năng xuất rõ rệt

* Xác định mật độ, khoảng cách trồng căn cứ vào các yếu tố sau:

* Khoảng cách trồng của một số giống nho:

- Đối với giống nho đỏ Cardinal, giống Black Queen, Redstar và nhữnggiống nho khác có khả năng phát triển trung bình đến mạnh với kiểu tạo hìnhtheo hệ thống giàn lưới qua đầu có thể áp dụng các khoảng cách và mật độtrồng như sau:

Trang 11

+ Khoảng cách hàng cách hàng 3m x cây cách cây 2,5m (mật độ khoảng

Sau khi xác định khoảng cách hàng thì cần tiến hành lên luống để tạo

rãnh giữa các hàng và dẫn nước vào theo rãnh tưới cho nho

Hình 2.1.5: Lên luống trồng nho

4.2 Đào hố

Sau khi chuẩn bị đất tiến hành các công việc sau:

- Căng dây, xác định hàng

Trang 13

Hình 2.1.8: Kích thước hố trồng nho

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1.Câu hỏi

1.1 Chuẩn bị đất trước khi trồng gồm các công việc:

a Thu dọn tàn dư thực vật b Cày

a Cải thiện lý, hóa tính đất b Tăng khả năng giữ phân

c Giúp đất tơi xốp d Tất cả các ý trên đều đúng

4 Bừa san phẳng mặt ruộng nhằm:

a Thuận tiện cho việc đi lại b Trồng cây đều và đẹp

c Cây lên tốt d Thuận tiện cho tưới nước

Trang 14

- Cách thức tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Xác định khoảng cách, đào hố

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2-3 học viên, bầu nhómtrưởng

+ Mỗi nhóm thực hiện xác định khoảng cách hàng và hố để rồi tiến hànhđào

+ Giao công việc cho từng nhóm

+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên đào hố

+ Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thục hiện công việc sau:Thứ

- Dùng que cắm đánh dấu

hố, hố cách hố 2m để đào

- Đảm bảo mật độ 2000cây/ha

- Hàng phải thẳng, cây cáchđều

2 Chuẩn bị Chuẩn bị dụng cụ đào hố - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

đào hố

3 Đào hố - Sâu 60cm, rộng 60cm

- Lớp đất mặt để một bên

- Lớp đất bên dưới để mộtbên

- Đủ kích thước, thẳng hàng

+ Giáo viên nhắc nhở, quan sát học viên thực hiện công việc

- Địa điểm: Vườn trồng nho

- Thời gian hoàn thành: 6 tiết (5 tiết thực hiện công việc tính toán và đào hố, 1tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài)

- Tiêu chuẩn của công việc: học sinh phải xác định chính xác khoảng cách hốtrồng để tiến hành đào hố và hố đào phải đảm bảo kích thước

C GHI NHỚ

Cần chú ý: Xác định đúng mật độ, khoảng cách hợp lý đối với từnggiống nho tại địa phương

Trang 15

Bài 2 BÓN LÓT

Mục tiêu:

- Chọn được các loại phân bón lót phù hợp cho cây nho,

- Tính toán được lượng phân lót cần bón,

- Thực hiện được kỹ thuật xử lý phân hữu cơ

A Nội dung

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp kịp thờidinh dưỡng cho cây nho Một số loại phân mà chất chất dinh dưỡng cung cấpcho cây nằm phần lớn ở dạng khó tiêu hoặc chậm phân giải Vì vậy cần có thờigian cho sự chuyển hoá các chất này sang dạng dễ tiêu hơn Do đó, các loạiphân này cần được bón sớm để có thời gian phân giải cung cấp từ từ chất dinhdưỡng cho cây nho

Các loại phân sử dụng bón lót gồm:phân hữu cơ, phân lân và vôi

1 Phân hữu cơ

Phân hữu cơ gồm các loại phân có thể sản xuất tại chỗ như: Phân hữu cơ visinh phân chuồng, phân xanh, phân rác mục, chất thải thô của công nghiệp chếbiến nông sản đã được ủ hoai mục Phân hữu cơ thường cung cấp đủ cả đạm,lân, kali và các chất vi lượng nhưng hàm lượng thấp

Hình 2.2.1: Ủ phân hữu cơ

Trang 16

1.1 Tác dụng

- Làm cho đất có kết cấu tốt, đất tơi xốp, thoáng khí

- Giữ được nước và dinh dưỡng để cung cấp từ từ cho cây sử dụng

- Ngoài ra phân hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn,

Bo, Cu, Mo…là những chất cây cần ít, nhưng không thể thiếu được

- Giá trị chủ yếu của việc bón phân hữu cơ là cung cấp chất mùn cho đất,cải tạo đất

Hình 2.2.2: Phân hữu cơ được ủ thành đống

1.2 Liều lượng

Liều lượng bón phân hữu cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Khả năng đầu tư

- Dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố để tiện cho việc trồng sau này

- Việc trộn phân, lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất từ 15 –

20 ngày

* Ngoài ra có thể đưa phân hữu cơ, lân, vôi xuống hố sau đó đưa lớp đấtmặt trộn đều phân và lấp kín bằng mặt

Trang 17

- Khử chua, huy động chất dinh dưỡng cho cây.

- Tăng cường hoạt động của vi sinh vật

- Làm đất tơi xốp dễ cày bừa

- Làm cho đất tới xốp tạo thuận lợi cho rễ phát triển và hút nhiều dinhdưỡng từ đất

2.2 Liều lượng

Tùy vào độ chua của đất mà xác định lượng vôi bón cho phù hợp Đểđánh giá độ chua của đất người ta dùng trị số pH (đây là ký hiệu để chỉ độchua)

Bảng 2.2.1: Phân cấp độ chua của đất theo trị số pH

Trang 18

Sau khi xác định được độ chua của đất, nếu pHKCl < 5,5 thì cần phải bónvôi, lượng vôi bón có thể dựa vào bảng sau:

Bảng 2.2.2: Mức độ cần bón vôi theo độ chua và thành phần cơ giới của đất

pH KCl

của đất

Mức độ Cần bón

Luợng vôi bón CaO (tạ/ha) Đất nhẹ Đất trung bình Đất nặng

Trang 19

3 Lân

Do đặc tính của cây trồng là có nhu cầu lân rất sớm, lúc cây còn nhỏ để

bộ rễ phát triển, mặt khác khi bón vào đất sẽ bị keo đất hấp phụ ngay, sau đómới giải phóng dần vào dung dịch đất cho nên lân cần phải tập trung bón lót

3.1 Tác dụng

- Giúp cây nho đâm nhiều rễ

- Mau hồi sức khi mới trồng, chống sâu bệnh

- Tăng khả năng chịu hạn cho cây khi lớn

- Lân tham gia cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ trong cây, lân là thànhphần của một số men để xúc tiến quá trình sinh hóa trong cây

- Lân giúp cây phân cành, ra hoa thuận lợi, làm quả to, vỏ quả mỏng,màu sắc đẹp, cũng như xúc tiến quá trình hút đạm của cây

Loại phân lân thường sử dụng:

- Lân supe: hàm lượng P2O5 16-18%

- Lân nung chảy: hàm lượng P2O5 15-17%

Hình 2.2.5: Phân lân bón lót

Trang 20

Bảng 2.2.3: Lượng phân lân có thể bón theo khả năng đầu tư (kg/ha)Khả năng đầu tư nguyên chấtLượng lân Supe lân Lân nung chảy

- Thông thường mỗi hố bón từ 0,3 – 0,5kg lân kết hợp với phân hữu cơ

và vôi

- Có 2 cách bón phân lân:

+ Trộn lân với phân hữu cơ và vôi với lớp đất mặt, sau đó cho vào hốtrước khi trồng mới

+ Trộn lân với phân hữu cơ và vôi trong hố trồng

Hình 2.2.6: Trộn đều lân, vôi trước khi trồng

B Câu hỏi và bài tập thực hành

Trang 21

1.Câu hỏi

1.1.Tác dụng chính của phân hữu cơ khi bón vào đất

a Cung cấp mùn cho đất b Cung cấp đạm cho đất

c Cung cấp lân cho đất d Cung cấp kali

2 Khi bón vôi vào đất, vôi có tác dụng chủ yếu:

a Cung cấp dinh dưỡng cho đất

b Cung cấp thức ăn cho vi sinh vật đất

c Khử chua cho đất

d Tất cả các ý trên đều đúng

3 Trong quá trình trồng trọt, người ta thường dung lân bón vào đất nhằm mụcđích chính là:

a Xúc tiến sự hút đạm của cây

b Tăng khả năng chịu hạn của cây

c Giúp cho sản phẩm có màu xắc đẹp

d.Tất cả các ý trên đều đúng

4 Khi bón phân, nên bón

a.Phối hợp cùng lúc cả phân hữu cơ, vôi và lân

Tính lượng phân hữu cơ và vôi cho việc trồng mới nho.

- Mục tiêu: Học sinh biết tính được số phân hữu cơ và vôi cần thiết chuẩn bịcho việc trồng mới và lập kế hoạch dự trù kinh phí, vật tư

- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính tay

- Cách tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh thực hiện việc tính toánlượng phân hữu cơ, vôi cần thiết cho việc chuẩn bị trồng 1 ha nho với khoảngcách trồng là 3 x 2 mét Cho biết lượng phân hữu cơ cho một hố là 15 kg và vôi

Trang 22

2.2.Bài thực hành số 2.2.2:

Tính lượng phân lân nung chảy cho việc trồng mới nho

- Mục tiêu: Học sinh biết tính được số phân lân nung chảy cần thiết chuẩn bịcho việc trồng mới và lập kế hoạch dự trù kinh phí, vật tư

- Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính tay

- Cách tiến hành: Chia nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh thực hiện việc tính toánlượng phân lân nung chảy cho việc chuẩn bị trồng 1 ha nho Cho biết lượng lânnguyên chất bón cho 1 ha là 150 kg P2O5

- Thời gian hoàn thành: 4 tiết (3 tiết thực hiện công việc tính toán, 1 tiết hướngdẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài)

- Kết quả cần đạt được sau bài tập thực hành: học sinh phải tính toán đủ sốphân lân nung chảy cần thiết cho trồng mới 1 ha

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Rải và trộn phân bón lót

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2-3 học viên, bầu nhómtrưởng

+ Giao công việc cho từng nhóm

+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên rải phân, trộn phân

+ Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thục hiện công việc sau:Thứ

- Chuẩn bị đầy đủ loại phânbón và lượng phân bón

2 Rải phân Rải 15 kg phân hữu cơ +

0,5 kg lân + 0,3 - 0,5 kgvôi cho mỗi hố

Đủ lượng phân cần thiết

3 Trộn phân - Trộn đều phân với lớp Trộn đều phân với đất

Trang 23

đất mặt

4 Lấp đất - Dùng ít đất lấp kín phân Phân được lấp kín

+ Giáo viên quan sát học viên thực hiện công việc

- Thời gian cần thiết để thực hiện 10 giờ

- Địa điểm: Vườn trồng

- Tiêu chuẩn của công việc:

+ Rải đủ lượng phân

+ Đảo đều phân với đất, lấp kín phân

C GHI NHỚ

- Trước khi trồng nho nhất thiết phải bón lót phân lân, phân hữu cơ vàvôi (nếu đất chua)

- Không nên trồng ở những vùng có mực nước ngầm dưới 70cm

- Cây nho kém chịu úng, cần trồng ở những vùng đất thoát nước tốt

Trang 24

Bài 3 TRỒNG MỚI

Mục tiêu:

- Xác định được thời vụ trồng nho

- Nêu được các bước trồng nho

- Thực hiện trồng nho đúng kỹ thuật

A Nội dung

1 Thời vụ trồng

- Căn cứ để xác định thời vụ trồng nho:

+ Căn cứ điều kiện thời tiết khí hậu từng vùng

+ Căn cứ vào điều kiện đất đai

+ Căn cứ vào cây giống sẵn có

- Để cây nho sinh trưởng phát triển tốt nên trồng nho vào những thángmưa hoặc có điều kiện tưới tùy theo vùng Thông thường nho ở vùng NinhThuận thường trồng từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau Đây là thời vụ tốt nhấtcho cây nho con sinh trưởng phát triển

Chú ý: Tuyệt đối không nên trồng nho trong tháng mưa nhiều và cáctháng nắng nóng vì cây nho phát triển rất kém và tỷ lệ chết cao

2 Chuẩn bị cây giống

Để đảm bảo năng suất, chất lượng nho sau này nên trồng bằng cây giống

đã chọn lọc kỹ Cây con phải khỏe mạnh, không sâu bệnh, đã qua huấn luyệnánh sáng đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn của cây con trước khi xuất vườn

Trang 25

Hình 2.3.1: Tiêu chuẩn cây con đem trồng

Trang 26

- Mỗi hố nên rải 1 cây để tiện cho việc quan sát, tránh sót cây ở các hố.

- Khi rải cây nên chú ý đặt cây nhẹ nhàng, tránh dập và gãy cây con.Rải cây dọc theo luống,

Trang 27

- Nếu trồng cây ghép phải chừa từ vị trí ghép đến mặt đất trên 10cm

Hình 2.3.5: Lấp đất xung quanh cây con

- Lấp đất lại và dặm chặt đất xung quanh cây con (không nên nén quáchặt)

Trang 28

Hình 2.3.7: Cây nho đem trồng dặm

4 Tưới nước và tiêu nước

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1.Câu hỏi:

Trang 29

1.1 Tiêu chuẩn cây con đem trồng:

a Cây con phải khỏe mạnh, không sâu bệnh

b Chiều cao: 40 – 50cm

c Đường kính thân: 5 - 6mm

d Tất cả các tiêu chuẩn trên

1.2 Sau khi trồng nho xong:

a Nên tưới nước ngay b Chờ trời mưa

c Chờ có nước d Tưới nước lúc rảnh việc

2 Bài thực hành:

2.1 Bài thực hành số 2.3.1

Tính lượng cây giống cần thiết

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện

công việc chuẩn bị giống cho trồng mới

- Nguồn lực: giấy, bút, máy tính tay

- Cách thức tiến hành: Thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân, mỗi nhóm hoặc cánhân hoàn thành việc tính toán lượng cây giống cần thiết để đầu tư trồng mới1hecta nho với khoảng cách trồng xác định 2m × 2,5m

- Nhiệm vụ của nhóm hoặc cá nhân: thực hiện việc tính toán chính xác số câygiống cần thiết cho trồng mới và trồng dặm cho 1 ha

- Thời gian hoàn thành: 5 Tiết (4 tiết học sinh thực hiện, 1 tiết giáo viênhướng dẫn mở đầu và nhận xét, đánh giá)

- Kết quả cần đạt được: Học sinh phải tính toán được số lượng cây giống cầnthiết cho trồng mới và số cây dự phòng cho trồng dặm

2.2 Bài thực hành số 2.3.2:

Vận chuyển cây giống để trồng

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc

vận chuyển cây giống cho trồng mới.

Dụng cụ, trang bị

1

Chọn cây

giống

Chọn cây giống đúngtiêu chuẩn

- Chọn câyđúng tiêu chuẩn

và đủ số cây

- Phươngtiện đựngcây

2

Xếp cây vào

sọt

Vận chuyển cây đếnnơi trồng

Xếp cây đứngthẳng không đổngả

Sọt đựng,cây giống

Trang 30

Không làm vỡbầu, dập cây

Phươngtiện vậnchuyển

4 Rải cây Rải đều cây đến các hốtrồng - Không làm vỡbầu, gãy cây. Sọt đựng,cây giống

- Nguồn lực: Cây giống đủ tiêu chuẩn để trồng, xe vận chuyển, sọt đựng cây,bao tay, vườn trồng nho

- Cách thức tiến hành: Lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 – 5 học sinh,tiến hành vận chuyển cây giống để trồng mới 1000 m2 nho

- Nhiệm vụ của nhóm: thực hiện việc vận chuyển và rải đều đến các hố chuẩn

bị trồng mới cho 1000m2 nho

- Thời gian hoàn thành: 8Tiết (7 tiết học sinh thực hiện, 1 tiết giáo viên hướngdẫn mở đầu và nhận xét, đánh giá)

- Kết quả cần đạt được: Học sinh phải vận chuyển và rải hết được số lượngcây giống cần thiết tới các hố cho trồng mới

2.3 Bài thực hành số 2.3.3:

Trồng mới

- Mục tiêu: Học sinh khi trồng đảm bảo đúng kỹ thuật

- Nguồn lực cần thiết: Cây giống đủ tiêu chuẩn, hố trồng đã bón phân lót, cuốc,dao, diện tích vườn trồng mới 1000 m2

- Cách tiến hành: Lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 – 5 học sinh Đảmbảo mỗi học sinh thực hiện trồng mới 20 cây nho

Dụng cụ, trang bị

1

Cầm cây

con lên

Ngọn cây hướng rangoài, gốc hướng vàotrong

Cầm vừa đủ chắc Cây giống

Trang 31

2 Rạch túiPE Dùng dao hoặc tay xétúi PE. Không bị vỡ bầuđất Cây giống,dao nhỏ

3 Bóc bỏtúi PE Bóc bỏ túi PE Không làm vỡbầu, dập cây. cây giống,

cây giống,

5

Lấp đất Lấp đất lại và dặm

chặt đất xung quanhcây con

phải chừa từ vịtrí ghép đến mặtđất trên 10cm

cây giống,đất

- Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện công việc trồng, 1 tiết hướngdẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài)

- Kết quả cần đạt được sau bài thực hành: học sinh phải trồng đảm bảo đúng kỹthuật, đảm bảo tỷ lệ sống cao

2.4 Bài thực hành số 2.3.4:

Tưới nước sau trồng

- Mục tiêu: Học sinh tưới nước cho cây nho đủ, đúng kỹ thuật

- Nguồn lực cần thiết: Cây con đã trồng, nguồn nước tưới, vòi nước, ống nước,

xô, gáo nhựa, diện tích vườn trồng mới 10000 m2

- Cách tiến hành: Mỗi học sinh thực hiện tưới 200 cây nho mới trồng

- Thời gian hoàn thành: 5 tiết (4 tiết thực hiện công việc trồng, 1 tiết hướng dẫn

Trang 32

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I Vị trí, tính chất của mô đun

- Mô đun trồng mới cây nho là mô đun thuộc khối kiến thức chuyênmôn nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề kỹthuật trồng cây nho, được học sau mô đun chuẩn bị cây giống

- Mô đun bao gồm các nội dung: Chuẩn bị đất trồng nho, chuẩn bị phânbón lót, trồng mới nho

II Mục tiêu

Học xong mô đun này người học có khả năng:

- Trình bày được nội dung công việc của chọn đất trồng;

- Thực hiện được các bước làm đất trồng nho;

- Trồng cây nho đúng quy trình kỹ thuật;

- Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn laođộng, có ý thức bảo vệ môi trường

III Nội dung chính của mô đun

Loại bài dạy

Kiểm tra *

MĐ 02- 01 Chuẩn bị đất trồngnho

Tíchhợp

Phònghọc,vườn

MĐ 02-02 Bón lót

Tíchhợp

Phònghọc/vườn

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành

IV Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập

2.1 Đánh giá bài thực hành số 2.1.1: Xác định khoảng cách và đào hố trồng

Trang 33

nho

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tựnhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếucó)

- Giáo viên lựa chọn 1 – 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quansát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đượcchọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho

cả lớp học

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí 1: Khoảng cách hàng, hố đều Dùng thước đo khoảng cách

Tiêu chí 2: Hố đào phải đúng kích

thước

Dùng thước đo khoảng cách

Tiêu chí 3: Lớp đất mặt để riêng, đất

dưới để riêng

Quan sát thao tác thực hiện của học viên

2.2 Đánh giá bài thực hành số 2.2.1: Tính lượng phân hữu cơ và vôi cho

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả

Tính toán lượng phân bón lót trước khi trồng mới 1 ha nho với khoảng cáchtrồng 2 × 2,5m (bao gồm phân chuồng, vôi)

Theo quy trình bón lót trước khi trồng: Phân chuồng bón 10 – 20kg/hố; vôi0,3 – 0,5 kg/hố

Lời giải: Theo cách tính số cây ở bài tập 1

Số hố cần bón phân cho 1ha là 2000 hố

- Lượng phân chuồng tối thiểu cần bón: 2000hố × 10 kg/hố = 20000kg/ha

Trang 34

- Lượng phân chuồng bón mức cao cần bón: 2000hố × 20 kg/hố =40000kg/ha

- Lượng vôi tối thiểu cần bón: 2000hố x 0,3 kg/hố = 600kg/ha

- Lượng vôi tối đa cần bón: 2000hố x 0,5 kg/hố = 1000 kg/ha

2.3 Đánh giá bài thực hành số 2.2.2: Tính lượng phân lân nung chảy cho

2.4 Đánh giá bài thực hành số 2.2.3: Rải và trộn phân bón lót

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tựnhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếucó)

- Giáo viên lựa chọn 1 – 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quansát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đượcchọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho

cả lớp học

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí 1: Rải đủ lượng phân bón lót Xác định lượng phân còn lại trên đồng

ruộng

2.5 Đánh giá bài thực hành số 2.3.1 Tính lượng cây giống cần thiết

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét đánh giá kết quả của buổi

thực hành Nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt

Trang 35

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đượcchọn trình bày.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho

cả lớp học

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả

Tính toán lượng cây giống cần thiết để đầu tư trồng mới 1ha nho vớikhoảng cách trồng xác định 2 × 2,5m

Lời giải:

- Đổi 1 hecta ra mét vuông 1 hecta = 10000 m2

- Diện tích một cây nho chiếm 2 x 2,5m = 5m2

- Số cây nho trồng trên 1 ha = 10.000m2: 5m2 = 2000 cây

- Dự phòng cây trồng dặm 10% = 2000cây × 10/100 = 200 cây

Vậy số cây cần chuẩn bị để trồng : 2000cây + 200cây =2200 cây

2.6 Đánh giá bài thực hành số 2.3.2: Vận chuyển cây giống để trồng

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tựnhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếucó)

- Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quansát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đượcchọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho

cả lớp học

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí 4:Rải cây Rải đủ số cây đến các lỗ

2.7 Đánh giá bài thực hành số 2.3.3: Trồng mới

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự

nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếucó)

- Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quansát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

Trang 36

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đượcchọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho

cả lớp học

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí 1: Chuẩn bị cây giống Đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn

hàng

Tiêu chí 4: Dọn vệ sinh đồng

ruộng

Không để sót rác, bao bì sau trồng

2.8 Đánh giá bài thực hành số 2.3.4: Kỹ thuật tưới nước sau trồng.

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự

nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếucó)

- Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quansát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm đượcchọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho

cả lớp học

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí 2: Nước tưới đồng đều Kiểm tra theo mẫu các vị trí khác

nhau trong vườn

Tiêu chí 2: Tưới đảm bảo đủ nước Đủ độ ẩm

Trang 37

V TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển,

2000 Kỹ thuật trồng nho Nhà xuất bản Nông nghiệp TP HCM.

[2] Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận, 2002 Kỹ thuật trồng nho ghép Trung

tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận –SEDEC

[3] Đường Hồng Dật, 2002 Cẩm nang phân bón Nhà xuất bản Hà Nội.

[6] B Aubert, 1972 Nghề trồng nho ăn quả ở các vùng nhiệt đới Tạp chí quả

nhiệt đới

Trang 38

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1 Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng

Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

2 Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức

cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3 Thư ký: Ông Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Công

- Ông Phan Hải Triều, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao

kỹ thuật Cây công nghiệp và Cây ăn quả Lâm Đồng./

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1 Chủ tịch: Ông Trần Văn Chánh, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm

nghiệp Tây Nguyên

2 Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 39

Bài đọc thêm BÀI 1: PHÂN HỮU CƠ

1 Khái niệm và đặc điểm phân hữu cơ

1.1 Khái niệm

Phân hữu cơ là loại phân được chế biến từ tàn tích và chất thải của sinh vật Khi được bón vào đất, phân hữu cơ bị phân giải cung cấp chất dinh dưỡng cho câytrồng Phân hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, dễ chế biến, được sử dụng từ lâu đời

Phân hữu cơ là một nhóm rất đa dạng, bao gồm các loại: Phân chuồng,

p hân xanh, phân vi sinh và các loại phân hữu cơ khác

1.2 Đặc điểm của phân hữu cơ

- Phân hữu cơ là loại phân toàn diện, khác với các loại phân khác, trongthành phần của phân hữu cơ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, bao gồm cảcác nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng và cả chất kích thích sinhtrưởng Vì vậy khi bón phân hữu cơ, cây trồng được cung cấp đầy đủ các chấtdinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Trong thực

tế, phân hữu cơ được coi là nền dinh dưỡng của cây trồng

- Lượng dinh dưỡng quy ra chất hữu hiệu trong phân hữu cơ thấp, vàthường ở dạng khó tiêu cần trải qua quá trình phân giải cây trồng mới có thể sửdụng được Vì vậy để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng,cần phối hợp với các loại phân khác, nhằm cung cấp kịp thời dinh dưỡng chocây

- Phân hữu cơ có khả năng cải tạo đất một cách trực tiếp và lâu dài, làmtăng cường độ xốp, kết cấu đất, tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, tăngkhả năng giữ chất dinh dưỡng Sở dĩ như vậy là do trong phân hữu cơ có chứamột tỷ lệ chất hữu cơ lớn và một số vi sinh vật thúc đẩy các quá trình chuyểnhóa trong đất

- Trong một số loại phân hữu cơ còn chứa một số chất độc hại, vi sinhvật gây bệnh cho người, gia súc và cây trồng Vì vậy trước khi sử dụng phảichế biến bằng cách ủ phân

Trang 40

bón phân chuồng hợp lý, cấu trúc đất sẽ được cải thiện, tăng khả năng giữ nướchữu dụng và giảm xói mòn đất

Nhưng ngòai những lợi ích của việc sử dụng phân chuồng, có thể dẫnđến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất (hoặc ô nhiễm) nếu sử dụng khônghợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng nước

2.1.2 Đặc điểm của phân chuồng

Phân chuồng tươi hoặc đang phân giải dở dang có chứa nhiều axit hữu

cơ nên có độ chua cao

Trong phân chứa nhiều chất hôi thối và mầm mống vi sinh vật có hại baogồm vi sinh vật gây bệnh, vì vậy có thể gây ô nhiễm môi trường và là nguồnphát tán bệnh cho người, gia súc và cây trồng

Chất dinh dưỡng phần lớn ở dạng khó tiêu, nên cần thời gian nhất địnhphân chuồng mới phát huy tác dụng

2.1.3 Thành phần của phân chuồng

Thành phần của phân chuồng bao gồm chất thải gia súc và chất độn

2.1.3.1 Chất thải của gia súc

Chất thải gia súc bao gồm phân đặc và nước tiểu, đây là thành phầnchính tạo nên chất dinh dưỡng trong phân chuồng, mặt khác còn cung cấpnguồn vi sinh vật phân giải chất hữu cơ khó tiêu trong phân chuồng

Chất thải gia súc bao gồm các chất xơ, protein, lipit, axit hữu cơ, urê vàcác chất khóang vv

Hàm lượng các chất chứa trong chất thải của gia súc phụ thuộc vào loại giasúc, mục đích chăn nuôi, tuổi và sức khoẻ của gia súc, loại thức ăn

Lượng chất thải của gia súc phụ thuộc vào loại gia súc, tuổi gia súc Ví dụtrung bình một ngày đêm 1 con trâu, bò thải ra lượng phân đặc 10-20kg và 5-10 lítnước tiểu Trong khi đó các chỉ tiêu này đối với lợn là 1-2kg và 2,5-4,0 lít nướctiểu

Bảng 4: Thành phần hóa học trong chất thải của một số loại gia súc

0,320,50

0,250,03

0,150,65

0,340,04

14,5 03,0

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w