Tưới nước và tiêu nước

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mới nghề trồng nho (Trang 31)

4.1.Tưới nước

Sau khi trồng xong nước phải tưới đủ ẩm. Nho mới trồng cần được tiến nước 2 – 3 ngày một lần, sau đó giãn thưa dần ra.

Nên tưới bằng các dụng cụ cầm tay, đổ trực tiếp nước vào từng gốc hoặc làm thành rạch nhỏ ngay cạnh gốc cây để tưới, không nên tưới tràn như nho đã lớn để tránh cỏ mọc.

4.2.Tiêu nước

Nếu sau khi trồng xong gặp mưa lớn dễ gây úng cho vườn nho thì phải tiến hành tiêu nước càng nhanh càng tốt.

Xung quanh ruộng nho cần có mương tiêu nước, nhất là những nơi có mực nước ngầm cao cách tầng đất mặt khoảng 2m thì hệ thống mương tiêu phải được đặc biệt chú ý.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1.Câu hỏi:

1.1. Tiêu chuẩn cây con đem trồng:

a. Cây con phải khỏe mạnh, không sâu bệnh. b. Chiều cao: 40 – 50cm.

c. Đường kính thân: 5 - 6mm d. Tất cả các tiêu chuẩn trên 1.2. Sau khi trồng nho xong:

a. Nên tưới nước ngay b. Chờ trời mưa

c. Chờ có nước d. Tưới nước lúc rảnh việc

2. Bài thực hành:

2.1 Bài thực hành số 2.3.1.

Tính lượng cây giống cần thiết

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện

công việc chuẩn bị giống cho trồng mới. - Nguồn lực: giấy, bút, máy tính tay.

- Cách thức tiến hành: Thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành việc tính toán lượng cây giống cần thiết để đầu tư trồng mới 1hecta nho với khoảng cách trồng xác định 2m × 2,5m.

- Nhiệm vụ của nhóm hoặc cá nhân: thực hiện việc tính toán chính xác số cây giống cần thiết cho trồng mới và trồng dặm cho 1 ha.

- Thời gian hoàn thành: 5 Tiết (4 tiết học sinh thực hiện, 1 tiết giáo viên hướng dẫn mở đầu và nhận xét, đánh giá).

- Kết quả cần đạt được: Học sinh phải tính toán được số lượng cây giống cần thiết cho trồng mới và số cây dự phòng cho trồng dặm.

2.2. Bài thực hành số 2.3.2:

Vận chuyển cây giống để trồng

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện

công việc vận chuyển cây giống cho trồng mới.

Thứ tự

Nội dung các

bước Chỉ dẫn công việc

Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chọn cây giống Chọn cây giống đúng tiêu chuẩn. - Chọn cây đúng tiêu chuẩn và đủ số cây - Phương tiện đựng cây 2 Xếp cây vào sọt Vận chuyển cây đến nơi trồng Xếp cây đứng thẳng không đổ ngả Sọt đựng, cây giống

3 Vận chuyển cây đến nơi trồng Vận chuyển không làm dập nát cây Không làm vỡ bầu, dập cây Phương tiện vận chuyển 4 Rải cây Rải đều cây đến các hốtrồng - Không làm vỡbầu, gãy cây. Sọt đựng,cây giống

- Nguồn lực: Cây giống đủ tiêu chuẩn để trồng, xe vận chuyển, sọt đựng cây, bao tay, vườn trồng nho.

- Cách thức tiến hành: Lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 – 5 học sinh, tiến hành vận chuyển cây giống để trồng mới 1000 m2 nho.

- Nhiệm vụ của nhóm: thực hiện việc vận chuyển và rải đều đến các hố chuẩn bị trồng mới cho 1000m2 nho.

- Thời gian hoàn thành: 8Tiết (7 tiết học sinh thực hiện, 1 tiết giáo viên hướng dẫn mở đầu và nhận xét, đánh giá).

- Kết quả cần đạt được: Học sinh phải vận chuyển và rải hết được số lượng cây giống cần thiết tới các hố cho trồng mới.

2.3. Bài thực hành số 2.3.3:

Trồng mới

- Mục tiêu: Học sinh khi trồng đảm bảo đúng kỹ thuật.

- Nguồn lực cần thiết: Cây giống đủ tiêu chuẩn, hố trồng đã bón phân lót, cuốc, dao, diện tích vườn trồng mới 1000 m2.

- Cách tiến hành: Lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 – 5 học sinh. Đảm bảo mỗi học sinh thực hiện trồng mới 20 cây nho.

-

Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện công việc trồng, 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).

- Kết quả cần đạt được sau bài thực hành: học sinh phải trồng đảm bảo đúng kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

2.4. Bài thực hành số 2.3.4:

Tưới nước sau trồng

- Mục tiêu: Học sinh tưới nước cho cây nho đủ, đúng kỹ thuật.

- Nguồn lực cần thiết: Cây con đã trồng, nguồn nước tưới, vòi nước, ống nước, xô, gáo nhựa, diện tích vườn trồng mới 10000 m2.

- Cách tiến hành: Mỗi học sinh thực hiện tưới 200 cây nho mới trồng.

- Thời gian hoàn thành: 5 tiết (4 tiết thực hiện công việc trồng, 1 tiết hướng dẫn mở đầu và nhận xét, tổng kết bài).

- Kết quả cần đạt được sau bài thực hành: học sinh phải trồng đảm bảo tưới đủ và đúng kỹ thuật, đảm bảo đất đủ ẩm.

C. GHI NHỚ

- Chọn được cây đúng tiêu chuẩn để trồng.

- Các bước trồng nho.

- Lợi ích của việc tưới và tiêu nước.

Thứ tự

Nội dung

các bước Chỉ dẫn công việc

Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Cầm cây con lên Ngọn cây hướng ra ngoài, gốc hướng vào trong.

Cầm vừa đủ chắc Cây giống

2 Rạch túiPE Dùng dao hoặc tay xétúi PE. Không bị vỡ bầuđất Cây giống,dao nhỏ 3 Bóc bỏtúi PE Bóc bỏ túi PE Không làm vỡbầu, dập cây. cây giống, 4 Đặt câyvào hố Đặt cây giữa hố Cây thẳng, khôngnghiêng ngả. cây giống, 5 Lấp đất Lấp đất lại và dặm chặt đất xung quanh cây con phải chừa từ vị trí ghép đến mặt đất trên 10cm cây giống, đất

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

- Mô đun trồng mới cây nho là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề kỹ thuật trồng cây nho, được học sau mô đun chuẩn bị cây giống.

- Mô đun bao gồm các nội dung: Chuẩn bị đất trồng nho, chuẩn bị phân bón lót, trồng mới nho.

II. Mục tiêu

Học xong mô đun này người học có khả năng:

- Trình bày được nội dung công việc của chọn đất trồng;

- Thực hiện được các bước làm đất trồng nho; - Trồng cây nho đúng quy trình kỹ thuật;

- Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường

III. Nội dung chính của mô đun

STT Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng

số thuyếtLý Thựchành Kiểmtra*

MĐ 02- 01 Chuẩn bị đất trồngnho Tích hợp Phòng học,vườn nho 8 2 6 MĐ 02-02 Bón lót Tích hợp Phòng học/vườn ươm 26 2 22 2

MĐ 02-03 Trồng mới nho Tíchhợp học/vườnPhòng

ươm 34 4 24 2

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Cộng 72 8 56 8

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành

IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập

2.1. Đánh giá bài thực hành số 2.1.1: Xác định khoảng cách và đào hố trồng

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có).

- Giáo viên lựa chọn 1 – 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp.

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Khoảng cách hàng, hố đều Dùng thước đo khoảng cách

Tiêu chí 2: Hố đào phải đúng kích thước

Dùng thước đo khoảng cách

Tiêu chí 3: Lớp đất mặt để riêng, đất dưới để riêng

Quan sát thao tác thực hiện của học viên

2.2. Đánh giá bài thực hành số 2.2.1: Tính lượng phân hữu cơ và vôi cho

trồng mới

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét đánh giá kết quả của buổi thực hành. Nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt.

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.

Tính toán lượng phân bón lót trước khi trồng mới 1 ha nho với khoảng cách trồng 2 × 2,5m (bao gồm phân chuồng, vôi).

Theo quy trình bón lót trước khi trồng: Phân chuồng bón 10 – 20kg/hố; vôi 0,3 – 0,5 kg/hố

Lời giải: Theo cách tính số cây ở bài tập 1 Số hố cần bón phân cho 1ha là 2000 hố.

- Lượng phân chuồng tối thiểu cần bón: 2000hố × 10 kg/hố = 20000 kg/ha

- Lượng phân chuồng bón mức cao cần bón: 2000hố × 20 kg/hố = 40000kg/ha

- Lượng vôi tối thiểu cần bón: 2000hố x 0,3 kg/hố = 600kg/ha - Lượng vôi tối đa cần bón: 2000hố x 0,5 kg/hố = 1000 kg/ha

2.3. Đánh giá bài thực hành số 2.2.2: Tính lượng phân lân nung chảy cho

trồng mới 1 ha.

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét đánh giá kết quả của buổi thực hành. Nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt.

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Lượng phân bón lót tùy vào mật độ và khả năng đầu tư mà có thể biến động từ 150 kg P2O5/ 1ha, tương đương 837 kg supe lân/ha, nếu dùng lân nung chảy thì khoảng 882kg kg/ha.

2.4. Đánh giá bài thực hành số 2.2.3: Rải và trộn phân bón lót

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có).

- Giáo viên lựa chọn 1 – 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp.

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Rải đủ lượng phân bón lót Xác định lượng phân còn lại trên đồng ruộng

Tiêu chí 2: Trộn đều phân với đất Quan sát thao tác thực hiện của học viên

Tiêu chí 3: Lấp kín phân Quan sát thao tác thực hiện của học viên

2.5. Đánh giá bài thực hành số 2.3.1. Tính lượng cây giống cần thiết

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét đánh giá kết quả của buổi thực hành. Nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt.

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.

Tính toán lượng cây giống cần thiết để đầu tư trồng mới 1ha nho với khoảng cách trồng xác định 2 × 2,5m.

Lời giải:

- Đổi 1 hecta ra mét vuông 1 hecta = 10000 m2

- Diện tích một cây nho chiếm 2 x 2,5m = 5m2

- Số cây nho trồng trên 1 ha = 10.000m2: 5m2 = 2000 cây - Dự phòng cây trồng dặm 10% = 2000cây × 10/100 = 200 cây Vậy số cây cần chuẩn bị để trồng : 2000cây + 200cây =2200 cây

2.6. Đánh giá bài thực hành số 2.3.2: Vận chuyển cây giống để trồng

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có).

- Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chọn cây giống Đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn.

Tiêu chí 2: Vận chuyển cây Cây không bị dập, không vỡ bầu đất.

Tiêu chí 3: Moi lỗ trồng Lỗ vừa đủ để đặt cây.

Tiêu chí 4:Rải cây Rải đủ số cây đến các lỗ.

2.7. Đánh giá bài thực hành số 2.3.3: Trồng mới

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có).

- Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị cây giống Đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn

Tiêu chí 2: Tạo lỗ trồng Đúng tâm hố, thẳng hàng

Tiêu chí 3: Trồng cây Đúng độ sâu, cây không nghiêng ngả, thẳng

hàng

Tiêu chí 4: Dọn vệ sinh đồng ruộng

Không để sót rác, bao bì sau trồng

2.8. Đánh giá bài thực hành số 2.3.4: Kỹ thuật tưới nước sau trồng.

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có)

- Giáo viên lựa chọn 1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn trình bày

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn

Tiêu chí 2: Nước tưới đồng đều Kiểm tra theo mẫu các vị trí khác nhau trong vườn

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển, 2000. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. HCM.

[2]. Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận, 2002. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC.

[3]. Đường Hồng Dật, 2002. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội.

[6]. B. Aubert, 1972. Nghề trồng nho ăn quả ở các vùng nhiệt đới. Tạp chí quả nhiệt đới.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mới nghề trồng nho (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w