Khái niệm, đặc điểm

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mới nghề trồng nho (Trang 50)

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khái niệm, đặc điểm

1.1. Khái niệm

Phân vi sinh (hay phân vi sinh vật). Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..

Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.

1.2. Đặc điểm

- Phân vi sinh vật là chế phẩm của các vi sinh vật sống. Chất lượng của phân vi sinh phụ thuộc vào đặc tính của chủng vi sinh, thành phần và điều kiện chất mang và thời gian bảo quản. Thời gian sử dụng thường ngắn: khoảng 6 - 12 tháng.

- Mỗi loại phân vi sinh chỉ có đặc tính đối với một loại cây trồng nhất định nên phân vi sinh không thể sử dụng tuỳ tiện.

- Trong mỗi loại phân vi sinh có thể chỉ có một chủng vi sinh vật hoạt động nhưng cũng có thể có 2 - 3 chủng có mối quan hệ tương hỗ tăng cường hoạt động cho nhau. Nếu có sự kết hợp tốt thì sản phẩm phân vi sinh sẽ có chất lượng cao.

- Sau khi bón phân vi sinh cho đất và cây trồng, mật độ vi sinh vật tăng mạnh sau đó giảm dần và ổn định trong quá trình cây trồng phát triển, khi thu hoạch mật độ này giảm mạnh cân bằng với quần thể sinh vật đất. Vì vậy để đảm bảo liên tục các chủng vi sinh này cần bón thường xuyên ở các vụ sau. Có thể bón liên tục nhiều năm không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.

- Hàm lượng dinh dưỡng N,P,K trong phân thấp vì vậy phân vi sinh có thể bón kết hợp với các loại phân vô cơ khác chứ không thể dùng để thay thế.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mới nghề trồng nho (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w