Phân chuồng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mới nghề trồng nho (Trang 42)

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Phân chuồng

2.1. Vai trò, đặc điểm, thành phần phân chuồng2.1.1. Vai trò 2.1.1. Vai trò

Phân chuồng là loại phân được chế biến từ các chất thải của gia súc (bao gồm phân đặc và nước giải) và các chất độn khác (bao gồm xác thực vật và thức ăn thừa).

Phân chuồng là nguồn cung cấp dinh dưỡng tự nhiên có khối lượng rất lớn và là nguồn tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất rất có giá trị. Khi

bón phân chuồng hợp lý, cấu trúc đất sẽ được cải thiện, tăng khả năng giữ nước hữu dụng và giảm xói mòn đất.

Nhưng ngòai những lợi ích của việc sử dụng phân chuồng, có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất (hoặc ô nhiễm) nếu sử dụng không hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng nước.

2.1.2. Đặc điểm của phân chuồng

Phân chuồng tươi hoặc đang phân giải dở dang có chứa nhiều axit hữu cơ nên có độ chua cao.

Trong phân chứa nhiều chất hôi thối và mầm mống vi sinh vật có hại bao gồm vi sinh vật gây bệnh, vì vậy có thể gây ô nhiễm môi trường và là nguồn phát tán bệnh cho người, gia súc và cây trồng.

Chất dinh dưỡng phần lớn ở dạng khó tiêu, nên cần thời gian nhất định phân chuồng mới phát huy tác dụng.

2.1.3. Thành phần của phân chuồng

Thành phần của phân chuồng bao gồm chất thải gia súc và chất độn

2.1.3.1. Chất thải của gia súc

Chất thải gia súc bao gồm phân đặc và nước tiểu, đây là thành phần chính tạo nên chất dinh dưỡng trong phân chuồng, mặt khác còn cung cấp nguồn vi sinh vật phân giải chất hữu cơ khó tiêu trong phân chuồng.

Chất thải gia súc bao gồm các chất xơ, protein, lipit, axit hữu cơ, urê và các chất khóang...vv.

Hàm lượng các chất chứa trong chất thải của gia súc phụ thuộc vào loại gia súc, mục đích chăn nuôi, tuổi và sức khoẻ của gia súc, loại thức ăn

Lượng chất thải của gia súc phụ thuộc vào loại gia súc, tuổi gia súc. Ví dụ trung bình một ngày đêm 1 con trâu, bò thải ra lượng phân đặc 10-20kg và 5-10 lít nước tiểu. Trong khi đó các chỉ tiêu này đối với lợn là 1-2kg và 2,5-4,0 lít nước tiểu.

Bảng 4: Thành phần hóa học trong chất thải của một số loại gia súc

Gia súc Loại phân Hàm lượng các chất (%) H2O N P2O5 K2O CaO Chất hữu Lợn Phân 82,0 0,56 0,40 0,44 0,09 15,0 Nước tiểu 96,0 0,30 0,12 0,95 - 02,5 Trâu, bò Phân 83,0 0,32 0,25 0,15 0,34 14,5

Nước tiểu 94,5 0,50 0,03 0,65 0,04 03,0 Ngựa Phân 76,0 0,55 0,30 0,24 0,15 20,0 Nước tiểu 90,0 1,20 0,01 1,50 0,45 06,0 Dê Phân 65,0 0,65 0,50 0,25 0,46 28,0 Nước tiểu 87,0 1,40 0,03 2,10 0,10 07,2 2.1.3.2. Chất độn

Độn chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô ráo cho gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác dụng hút nước phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân chuồng. Vật liệu làm chất độn có thể dùng rơm, rạ, cỏ khô, trấu, than bùn vv…

Tỷ lệ giữa chất độn và chất thải nên ở mức 2/1-3/1 là thích hợp. Các chất được dùng làm chất độn phải đạt các yêu cầu sau đây:

- Chất độn phải khô có khả năng hút nhiều nước và chất khí.

- Nên cắt ngắn, xốp để thuận lới cho việc lấy phân ra khỏi chuồng gia súc và thuận lợi cho quá trình ủ phân, phân mau hoai mục.

- Tỷ lệ C/N trong chất độn phải thấp. Như vậy thân lá dùng làm chất độ tốt hơn gốc, rễ và cành cây cứng.

2.2. Ủ phân chuồng

2.2.1. Tác dụng của việc ủ phân

- Thúc đẩy quá trình phân giải chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu, chậm tiêu trong phân chuồng thành dạng dễ tiêu hơn làm cho phân nhanh phát huy tác dụng

- Làm giảm sức sống, hoặc tiêu diệt các sinh vật có hại trong phân tươi như cỏ dại, mầm mống sinh vật gây bệnh cho người và gia súc (các mầm mống gây bệnh này tồn tại dưới dạng các bào tử, sợi, hạch nấm, nha bào vi khuẩn, trứng tuyến trùng và tuyến trùng non vv...)

- Phân huỷ bớt các chất độc hại làm giảm mùi hôi thối và các chất gây ô nghiễm môi trường.

- Làm giảm hàm lượng nước trong phân tươi, tiên cho khâu vận chuyển và bón phân

- Cải thiện về lý tính: làm cho phân tơi vụn, xốp hơn dễ bón

- Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, nếu bón trực tiếp vào đất giai đoạn đầu các loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt

động mạnh, chúng sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên tạo ra tình trạng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây trồng.

2.2.2. Nguyên tắc cần thiết khi ủ phân chuồng

Phải có chất độn: Cần có chất độn sớm và đầy đủ về số lượng để đảm

bảo số lượng và chất lượng của phân.

Khi ủ phân cần che tủ phân kỹ để hạn chế sự bốc thoát hơi nước trong

phân, phân không bị trôi màu, tránh được nhiệt độ cao sẽ làm mất đạm trong phân và giúp cho quá trình phân giải xenlulo diễn ra từ từ.

Luôn luôn đảm bảo ẩm độ đống phân cao từ 60 – 70%.

Trong quá trình ủ phân phải đảo phân nhằm đảm bảo ẩm độ đống

phân đều, nguyên liệu phân giải nhanh, vi sinh vật phân bố đồng đều và phân không bị mốc

2.3. Phương pháp ủ phân chuồng

Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân, nguyên liệu phân đưa vào ủ để lựa chọn phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân. Có 3 phương pháp ủ phân:

2.3.1. Ủ nóng (còn gọi ủ tơi hay ủ xốp)

+ Tác dụng và phạm vi áp dụng

Trong quá trình ủ nóng tạo ra nhiệt độ cao, có tác dụng làm cho chất hữu cơ phân giải nhanh, các sinh vật có hại như cỏ dại, vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt. Nhanh tạo được phân ủ đáp ứng yêu cầu sử dụng sớm

Nhược điểm của phương pháp này là làm khối lượng phân giảm nhiều. Lượng đạm bị mất dưới dạng khí NH3 lớn.

Phương pháp này được áp dụng cho các loại phân chuồng chứa nhiều chất độn, phân lấy ra từ chuồng gia súc bị bệnh.

+ Cách tiến hành

Lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Kiểm tra thường xuyên, khi thấy đống phân bị khô cần tưới nước phân lên đống phân để giữ ẩm.

Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh, trong đó các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thóang.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

2.3.2. Ủ nguội (còn gọi là ủ nén chặt)

+ Tác dụng và phạm vi áp dụng

Đây là phương pháp có những ưu, nhược điểm ngược lại so với phương pháp ủ nóng nêu trên. Thường áp dụng trong trường hợp thời gian đến khi cần sử dụng dài (4- 6 tháng), nguồn phân nguyên liệu an toàn về sinh vật gây hại

Phương pháp này thời gian ủ lâu hơn, vì quá trình phân giải chất hữu cơ xảy ra chậm, trong điều kiện yếm khí, nhiệt độ sinh ra trong quá trình ủ thấp. Tác dụng tiêu diệt các sinh vật có hại chậm và thấp hơn phương pháp ủ nóng.

Nhưng có ưu điểm là khối lượng phân bị giảm không lớn, ít bị mất ở dạng khí.

+ Cách làm:

Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1.5 – 2.0 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trườngởtong đống phân là môi trường yếm khí, lượng khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm. Do vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao (chỉ ở mức 30 – 35oC). Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, ít bị phân huỷ thành amôniắc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.

Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 4 - 5 thậm chí 6 tháng phân ủ mới sử dụng được. Thời gian ủ lâu nhưng chất lượng phân ủ tốt hơn ủ nóng.

2.3.3. Ủ kết hợp

+ Ưu, nhược điểm

Đó là sự kết hợp giữa 2 phương pháp ủ nóng và ủ nguội, trong đó ủ nóng trước, ủ nguội sau. Do có sự kết hợp nên phương pháp này có được ưu điểm của cả hai phương pháp trên đồng thời khắc phục được một phần nhược điểm của các phương pháp đó.

+ Cách tiến hành

Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp xốp, không nén chặt nhằm thúc đẩy quá trình phân giải háo khí. Trong giai đoạn này nhiệt độ tăng đạt 50 – 60oC. Để thúc đẩy tốc độ phân giải trong giai đoạn này có thể bổ sung một lượng phân men, đó là

loại phân chuồng loại tốt chứa nhiều vi sinh vật phân giải như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt.

Sau thời gian 5 – 6 ngày (nếu trời mát có thể kéo dài hơn: từ 7 -10 ngày), tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí, giảm bớt tốc độ phân giải, hạn chế hiện tượng mất đạm dưới dạng khí.

Sau đó tiếp tục xếp lớp phân chuồng khác lên, tiến hành với quy trình công việc tương tự. Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân.

Phương pháp ủ kết hợp rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng, chất lượng phân sau ủ tốt.

2.4. Cách sử dụng phân chuồng

+ Phương thức sử dụng phân chuồng

- Bón lót trước khi trồng: sử dụng phân chuồng trộn với các loại phân hóa học khác bón trước khi gieo trồng.

- Bón phục hồi cây sau thu hoạch đối với các loại cây dài ngày sau mỗi chu kỳ phát triển cây bị tổn hao hiều chất dinh dưỡng cho việc tạo thành sản phẩm thu hoạch cần bón bổ sung dinh dưỡng cho cây phục hồi sinh trưởng. Nhằm mục đích này phân chuồng được sử dụng bón phối hợp với các loại phân hóa học khác.

- Bón thúc: phân chuồng chỉ sử dụng bón thúc cho cây khi được ủ hoai mục và sử dụng với cây có thời gian sinh trưởng dài và bón thúc vào những thời điểm sớm.

+ Kỹ thuật bón phân chuồng

- Bón lót trước khi trồng theo hố, hàng, hốc

- Bón phục hồi sinh trưởng hàng năm bằng cách đào rãnh xung quanh mép tán, bón phân rồi lấp đất.

- Bón thúc bằng cách rạch hàng bón phân rồi lấp đất, hoặc ngâm nước phân tưới vào vùng đất dưới gốc cây

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mới nghề trồng nho (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w