Các nguồn phân hữu cơ khác

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mới nghề trồng nho (Trang 47)

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

3. Các nguồn phân hữu cơ khác

3.1. Phân bắc và nước giải 3.1.1. Phân bắc

Phân bắc là loại phân hữu cơ được chế biến từ sản phẩm bài tiết của con người. Phân bắc có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là đạm. Đạm và kali trong phân bắc chủ yếu ở các dạng muối dễ tiêu. Chất hữu cơ trong phân bắc ở dạng dễ phân giải. Chính vì vậy phân bắc có hiệu quá cao và nhanh chóng. Tuy nhiên trong thành phần của phân còn có chứa một số sản phẩm gây mùi khó chịu (NH3; H2S...) và vi sinh vật gây bệnh (trứng giun sán...).

Hướng sử dụng: Xu hướng là hạn chế dần việc sử dụng loại phân này. Tuy nhiên hiện nay trong điều kiện thiếu phân bón vẫn nên tận thu. Việc sử dụng loại phân này nhất thiết phải qua chế biến bằng các biện pháp như làm hố xí hai ngăn, ủ kỹ trước khi sử dụng nhằm tiêu huỷ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.

Phân bắc là loại phân có tính kiềm, sử dụng tốt cho đất chua. Có thể dùng bón lót hoặc bón thúc, nhưng bón thúc có hiệu quả cao hơn.

3.1.2. Nước giải

Bao gồm nước giải của người và gia súc. Trong thành phần có chứa các chất dinh dưỡng hoà tan ( chủ yếu là đạm và kali, tỷ lệ lân rất thấp) nên cây trồng dễ sử dụng. Trong nước tiểu N tồn tại chủ yếu ở dạng urê và axit uric, các dạng này nhanh chóng bị chuyển biến thành Amôn cacbonat không bền nên rất dễ bị mất.

(NH4)2CO3 ----> NH3 + CO2.

Việc tận thu nước giải nên tiến hành trong bể kín (điều kiện bão hoà CO2 sẽ làm cho quá trình phân huỷ amôn cacbonat bị hạn chế). Có thể phủ một lớp dầu nhờn cũng có tác dụng tương tự. Trong thực tế người ta thường dùng tro bếp để tận thu nước tiểu.

Bằng biện pháp ngâm supelân trong nước giải với hàm lượng 3-5%, có tác dụng bảo vệ đạm trong nước giải đồng thời tăng hiệu quả của phân lân.

Biện pháp sử dụng:

- Nước giải có thể dùng pha loãng với 2-3 phần nước tưới cho cây. - Có thể dùng bón lót.

- Ngâm với supelân, tưới bổ sung cho cây trồng.

Cần lưu ý: Sau khi tưới phải xới xáo vùi phân ngay. Nếu để sau 2-3 ngày lượng đạm bị mất có thể lên tới 30-40%.

3.3. Phân rác

Phân rác (compost), đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác thải sinh hoạt (loại rác thải hữu cơ), cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ v.v.. được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.

Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác. Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây:

- Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không hoai mục được).

- Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng hoai mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp).

3.4. Phân xanh3.4.1. Khái niệm 3.4.1. Khái niệm

Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của thực vật để bón cho cây trồng. Phân xanh được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ.

Phân xanh có thể là loại cây hoang dại (như cỏ lào, lá xoan...) hoặc cây do con người trồng với mục đích sử dụng thân lá làm phân bón (thường là các loại cây họ đậu).

Khi sử dụng các bộ phận của cây phân xanh làm chất độn chuồng, thì không được gọi là phân xanh.

3.4.2. Tác dụng của cây phân xanh trong sản xuất nông nghiệp

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và bổ sung vào đất

Có khả năng cố định Nitơ nhờ vi khuẩn công sinh làm tăng mà lượng đạm trong đất.

Cây phân xanh có tác dụng che phủ đất lớn, đặc biệt là các loại cây thân bò như trinh nữ không gai, đậu mèo được dùng để làm cây phủ đất. một số được sử dụng cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Đất mặn có thể trồng điền thanh tía để cải tạo.

Làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, tăng cường độ phì nhiêu của tầng đất mặt.

Một số cây phân xanh có khả năng đồng hóa dinh dưỡng khó tiêu trong đất tạo thành chất hữu cơ, khi chất hữu cơ này bị phân giải cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

3.4.3. Một số loại cây phân xanh

+ Cây dây dại: (Pucraria montana). + Cây cốt khí: (Tephosia candida). + Cây Đậu mèo: (Mucana).

+ Cây chàm: (Indicago).

+ Cây cỏ stylo: (Stylosanthes gracilis). + Cây keo dậu: (Leucara).

+ Cây đậu triều: (Cajanus). + Cây muồng: (Crotalaria).

+ Các loại đậu: (Phaseolus).

BÀI 2: PHÂN VI SINH

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng mới nghề trồng nho (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w