V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phân đạm và cách sử dụng
1.2.4. Biểu hiện của cây khi thiếu đạm và thừa đạm
1.2.4.1. Biểu hiện của cây khi thiếu đạm
Cây sinh trưởng kém, còi cọc, cây thấp,ít chồi cành, đẻ nhánh kém. Lá nhỏ có màu vàng. Các lá già phía dưới vàng trước, vàng từ chót lá vàng vào, từ gân chính vàng ra, vàng theo hình chữ V. Quả và hạt nhỏ, cây chín sớm, phẩm chất kém.
1.2.4.2. Biểu hiện của cây khi thừa đạm
Cây mọc vống, mềm yếu ớt, lá mỏng có màu xanh đậm, chậm ra hoa kết quả, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Thời gian sinh trưởng kéo dài, cây chậm ra hoa kết quả.
- Năng suất, phẩm chất nông sản giảm, sản phẩm khó bảo quản.
1.3. Phân đạm và cách sử dụng1.3.1. Urê (cacbamit) CO(NH2)2 1.3.1. Urê (cacbamit) CO(NH2)2
Là loại phân đạm thuộc nhóm amin. Phân urê có 44 – 48% N nguyên chất. thông thường là 46%. Phân urê chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới, là loại phân có tỷ lệ N cao nhất.
1.3.1.1. Đặc điểm
- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.
- Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
1.3.1.2. Sử dụng
Phân urê thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Vì vậy loại phân đạm này đang được sử dụng khá rộng rãi trong sản xuất. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn.
Phân urê được dùng để bón thúc, không nên bón quá sớm, không bón trên bề mặt đất. Có thể pha và phun lên lá với nồng độ thấp 0.5 – 1.5% để phun lên lá.
Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn cho lợn, trâu bò.
Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi polyethylen và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.
1.3.2. Amôn sunphat (NH4)2SO4
Còn gọi là phân SA. Sunphat đạm có chứa 20 – 21% N nguyên chất. Trong phân này còn có 29% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hóa học sản xuất hàng năm.
1.3.2.1. Đặc điểm
Dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân này có mùi nước tiểu (mùi amôniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm. Khi bón vào đất, tan nhanh, ion NH4+ được keo đất hấp phụ.
Là loại phân chua hóa học và chua sinh lý và khi bón liên tục nhiều năm sẽ gây ra phản ứng chua cho đất.
1.3.2.2. Sử dụng
Sunphat amôn là loại phân bón tốt vì có cả N và lưu huỳnh là hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị chua. Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân. Phân sunphat amôn dùng tốt cho cây trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).
Đối với cây trồng: đạm sunphat amôn được dùng chuyên để bón cho các loài cây cần nhiều S và ít N như đậu đỗ, lạc v.v.. và các loại cây vừa cần nhiều S vừa cần nhiều N như ngô.
Tuy nhiên hiện nay loại phân này ít được sử dụng hơn so với urê.
Cần lưu ý đạm sunphat amôn là loại phân có tác dụng nhanh, rất chóng phát huy tác dụng đối với cây trồng, cho nên thường được dùng để bón thúc và bón thành nhiều lần để tránh mất đạm.
Khi bón cho cây con cần chú ý là phân này dễ gây cháy lá.
Không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn, đất lầy thụt vì phân dễ làm chua thêm đất. Nên bón phân kết hợp với phân chuồng, nâng cao tính đệm của đất, giảm tác hại của loại phân này.
Sau một số năm sử dụng cần bón vôi cho đất để cải tạo chua. Tác dụng của vôi trong trường hợp này thể hiện ở chỗ ion Ca2+ kết hợp với ion SO42- tạo thành muối CaSO4 kết tủa, không tạo thành H2SO4.
[KĐ]Ca++ + (NH4)2SO4 ---> [KĐ]2NH4+ + CaSO4.
1.3.3. Amôn nitrat (NH4NO3)
Phân amôn nitrat có chứa 33 – 35% N nguyên chất. Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm.
1.3.3.1. Đặc điểm
Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám. Amôn nitrat dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng.
Là loại phân chua hóa học. Tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa cả NH4+ và cả NO3-, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
1.3.3.2. Sử dụng
Amôn nitrat bón thích hợp cho các loại cây trồng cạn như thuốc lá, bông, mía, ngô… Loại phân này được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.
2. Lân và phân lân2.1. Lân trong đất 2.1. Lân trong đất
Hàm lượng lân trong đất biến động từ 0,03-0,12%, phụ thuộc vào thành phần cơ giới, tính chất của đá mẹ, và tỷ lệ chất hữu cơ trong đất. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng lớn thì hàm lượng lân càng cao.
2.1.1. Các dạng tồn tại của lân trong đất
- Lân hữu cơ có trong các hợp chất hữu cơ dưới dạng axit nucleic, glyxerophotphat, photphatit, và phitat. Khi chất hữu cơ bị phân giải sẽ giải phóng lân cung cấp cho cây trồng.
- Lân vô cơ: Tồn tại dưới các dạng muối phôtphat.Trong đất chua chủ yếu là các phôtphat sắt, phôtphat nhôm. Trong đất kiềm là các photphat canxi, photphat magiê. Trong đất mặn là photphat natri.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng cố định lân trong đất
Hàm lượng mùn trong đất: Đất càng giàu mùn, trong đó tỷ lệ axit humic cao sẽ hạn chế quá trình cố định lân. Chất hữu cơ đưa vào làm tăng độ phì nhiêu đất, tăng lượng axit hữu cơ và hàm lượng hydrat cacbon, hình thành vật chất mùn mới có hoạt tính trao đổi cao. Dạng chất này rất giàu các nhóm chức, nhất là nóm - COOH có tác dụng ngăn cản sự giữ chặt lân thông qua việc tạo hiệu ứng hình thành phức các cation hóa trị 2 và 3 làm hạn chế kết tủa ở dạng phốt phát vô cơ.
Phản ứng của môi trường đất: Đất quá chua hoặc quá kiềm đều xảy ra quá trình cố định lân mạnh.
Thành phần cơ giới đất: Đất có tỷ lệ hạt sét càng cao, khả năng cố định lân càng lớn.
2.2. Lân trong cây
2.2.1. Tỷ lệ lân trong cây
Nguyên tố dinh dưỡng Phôtpho (P) là một trong 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây trồng. Cây trồng sử dụng dinh dưỡng Phốtpho thông qua các nhóm chứa nguyên tố này (H2PO4; HPO42-; và PO43-) ngoài ra còn dưới dạng các hợp chất hữu cơ dễ tan chứa phốt pho (axit amin, amit...). Các chất dinh dưỡng chứa phôt pho nói trên được gọi chung là dinh dưỡng lân hay chất chứa lân.
Tỷ lệ lân trong cây biến động từ 0,3-1,4% so với trọng lượng chất khô. Tỷ lệ này khác nhau đối với các loại cây trồng và các bộ phận khác nhau của cây: Lân trong cây họ đậu lớn hơn trong cây họ hoà thảo. Trong các bộ phận non hàm lượng lân lớn hơn trong các bộ phận già. Trong hạt lớn hơn trong thân, lá.
Các dạng lân trong cây:
- Lân hữu cơ, có trong các chất nucleoprotein, glyxerophotphat, phitin. - Lân vô cơ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cây dưới dạng hợp chất orthophotphat.
2.2.2. Vai trò của lân đối với đời sống cây trồng
- Lân là một trong các chất cần thiết nhất cho quá trình trao đổi chất của cây trồng, có trong thành phần của glyxerophotphat là sản phẩm đầu tiên trong quá trình quang hợp. Lân có trong chất béo và protein, lân tham gia vào thành phần các hợp chất cao năng như ATP, ADP. Lân có trong thành phần của nhân tế bào. Tham gia vào thành phần các enzim, các protêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Vì những tác dụng đó lân có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, thúc đẩy việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều.
- Lân tăng cường sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tăng khả năng hút nước, hút dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã.
- Lân có trong chất béo và protein là những chất dự trữ chủ yếu trong các bộ phận nhất là bộ phân thu hoạch do đó quyết định phẩm chất nông sản, đặc biệt là nông sản làm giống.
- Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống chị rét, chống chịu một số loại sâu bệnh hại. Tăng cường độ cứng mô cơ giới, giúp cho cây chống đổ.
Về mặt quan hệ với các yếu tố dinh dưỡng khác: lân có tác dụng hạn chế tác hại của hiện tượng bón thừa đạm.
2.2.3. Sự đồng hóa lân của cây2.2.3.1. Dạng lân cây hấp thu 2.2.3.1. Dạng lân cây hấp thu
Cây hấp thụ lân dới dạng ion phốtphat, trong đó chủ yếu là H2PO4- và 1 ít HPO42- ở dạng vô cơ và hữu cơ.
Dạng lân vô cơ là các hợp chất vô cơ có chứa lân: Ca(H2PO4)2 và CaHPO4
Dạng lân hữ cơ: Cây không hút trực tiếp các hợp chát lan hữu cơ mà phải nhờ tác dụng phân giải của các vi sinh vật sẽ giải phóng ra lân ở dạng dễ tiêu mà cây hấp thụ được.
2.2.3.2. Ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đồng hóa lân của cây
Giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây: Cây cần nhiều lân từ lúc đẻ nhánh đến lúc ra hoa.
Loại cây trồng: Cây họ đậu, cây phân xanh có khả năng chuyển hóa lân vô cơ thành đạm hữu cơ và lân hữ cơ cung cấp cho cây.
PH môi trường.
2.2.4. Biểu hiện của cây khi thiếu lân
- Lá cây có màu huyết dụ, tím nhạt hay xanh đậm, lá giá hay bị rách,lá khô héo màu tối đen.
- Chồi nách kém phát triển, cây đẻ nhánh kém, trổ bông chậm. - Sức chống chịu của cây giảm.
- Cây chín muộn, hạt lép lửng nhiều, phẩm chất nông sản giảm rõ rệt, quả nhỏ, màu sắc xấu.
2.3. Phân lân và cách sử dụng
2.3.1. Supe photphat (Supe lân hay lân Lâm Thao) Ca(H2PO4)2.CaSO4
Supe lân là phân lân được chế biến bằng cách tác động H2SO4 với quặng apatit, để chuyển apatit thành photphat 1 Canxi.
Trong phân có chứa 15 – 16% P2O5 dễ tiêu, 11 – 12% S, 22 – 23% CaO.
Đặc điểm
Phân có dạng bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số trường hợp supe lân được sản xuất dưới dạng viên.
Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng. Phân thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi. Trong phân còn chứa một lượng khá lớn axit, vì vậy phân có phản ứng chua.
Supe lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.
Sử dụng
Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân.
Supe lân có thể dùng để ủ với phân chuồng. Trong quá trình ủ phân chuồng nên kết hợp 2-5% supelân, vừa có tác dụng tăng chất lượng phân chuồng vừa tăng hiệu quả của phân lân.
Nếu supe lân quá chua, cần trung hoà bớt độ chua trước khi sử dụng. Có thể dùng phôtphat nội địa hoặc apatit. Nếu đất chua nhiều dùng 15 – 20% apatit để trung hoà, đất chua ít dùng 10 – 15%. Nếu dùng tro bếp để trung hoà độ chua của supe lân thì dùng 10 – 15%, nếu dùng vôi thì tỷ lệ là 5 – 10%.
Sử dụng supe lân trên nền đất đủ đạm, nếu cây trồng thiếu đạm hiệu quả của phân lân không cao.
Phân supe lân thường phát huy hiệu quả nhanh, cho nên để tăng hiệu lực của phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất thành dạng viên để bón cho cây.
2.3.2. Lân nung chảy (Lân Văn Điển – Techmohotphat – Lân nhiệt luyện)
Là loại phân lân được chế biến từ nguyên liệu là apatit (loại 2 và loại 3) nung ở nhiệt độ 1450 – 15000C cho quặng nóng chảy, sau đó để nguội đột ngột rồi nghiền nhỏ.Các thành phần dinh dưỡng có trong phân:
P2O5 : 15 – 17% CaO: 28 – 34%
MgO: 15 – 18% SiO2: 24 – 30%
Trong phân còn có các chất vi lượng khác: Fe2O3, B, Mn, Cu, Co, Zn...
Đặc điểm:
Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro. Phân có phản ứng kiềm, vì vậy không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất.
Phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu. Cây sử dụng dễ dàng do trong quá trình sống cây tiết ra các axit hữu cơ làm tan phân.
Tecmô phôtphat ít hút ẩm. Luôn ở trong trạng thái tơi rời và không làm hỏng dụng cụ đong đựng.
Sử dụng:
Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc đều tốt. Tecmô phôtphat phát huy hiệu lực tốt ở các vùng đất chua, vì phân có phản ứng kiềm.
Phân sử dụng có hiệu quả cao trên các vùng đất cát nghèo, đất bạc màu vì phân chứa nhiều vôi, có các nguyên tố vi lượng và một ít kali.
Phân này thường được bón rải, ít khi bón tập trung và ít được sản xuất dưới dạng viên.
3. Kali và phân kali3.1. Kali trong đất 3.1. Kali trong đất
3.1.1.Tỷ lệ Kali trong đất
Trong đất tỷ lệ kali trung bình chiếm khoảng 2%, dao động trong phạm vi 0,5-3%. Tỷ lệ kali trong đất phụ thuộc vào:
- Nguồn gốc của đất: Đất được hình thành từ đá mẹ chứa nhiều khóang vật như phenspat, mica, aluminsilicat thường có tỷ lệ kali cao hơn.
- Thành phần cơ giới đất: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ kali > trong đất có thành phần cơ giới nhẹ.
3.1.2. Sự chuyển hóa kali trong đất
3.1.2.1. Các dạng tồn tại của kali trong đất
Trong đất, kali tồn tại dưới các dạng sau:
- Kali hòa tan trong dung dịch đất: Các muối hoà tan như K2CO3 , KHCO3 trong thành phần của dung dịch đất, cây trồng có thể hút được K+ dưới
các dạng này. Hiệu quả của K trong dung dịch đất đối với sự hấp thu của cây trồng chịu tác động bởi sự hiện diện của các cation khác, đặt biệt là Ca2+ và Mg2+.
- Kali trao đổi: K+ nằm trong phức hệ hấp phụ của keo đất. Thông qua quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất, K+ được giải phóng, cây trồng sử dụng được. Tuy nhiên khả năng hấp thu của keo đất đối với ion K+ yếu, nên ion này dễ bị rửa trôi.
- Kali trong thành phần của các khóang vật: dạng này cây trồng không thể sử dụng ngay, chỉ khi khóang vật bị phong hóa tạo thành đất cây trồng mới có thể hút được.
3.1.2.2. Quá trình chuyển hóa kali trong đất
- Các muối tan chứa kali thường xuyên bị rửa trôi theo nước mưa hoặc nước tưới làm cho dạng này bị mất dần.
- Quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất làm cho cây hút được K+ nhưng đồng thời cũng làm giảm lượng chứa kali trong đất.
- Quá trình phong hóa khóang vật xảy ra chậm trong thời gian dài. Qúa