Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
348,08 KB
Nội dung
TỔNG QUAN THỰC VẬT CHI Solanum L. Chi Solanum L. là một chi lớn nhất trong họ Cà (Solanaceae). Các loài thuộc chi Solanum phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ là nơi có số lượng loài thuộc chi Solanum nhiều nhất, đa dạng nhất, sau đó đế châu úc, châu Phi và châu á nhiệt đới, trong đó có Việt Nam [18]. Chi Solanum ở Việt nam có 28 loài [6], phân bố từ Bắc vào Nam, các loài thuộc chi Solanum có giá trị thực tiễn như: làm thuốc, làm rau ăn và làm cảnh. Trong các loài có tác dụng làm thuốc thì không ít loài có chứa alcaloid, nên việc sử dụng chúng ta cần hết sức lưu ý. Alcaloid trong họ Cà nói chung và chi Solanum nói riêng là những hợp chất vừa có tác dụng làm thuốc đồng thời lại vừa có độc tính. Các loài được sử dụng làm rau ăn cũng có giá trị kinh tế không nhỏ, trong đó phải kể đến một số loài đem lại lợi ích rất to lớn cho con người như: Khoai tây (S. tuberosum), Cà chua (Lycopersicon esculentum)… Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vị trí phân loại, phân bố, đặc điểm thực vật của chi Solanum L Trong khi đó, ở Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này còn chưa nhiều. 1. Vị trí phân loại chi Solanum L. và họ Cà (Solanaceae Juss.) trên thế giới và ở Việt Nam trong các hệ thống phân loại thực vật Trên thế giới, ngay giữa thế kỷ 18, C. Linnaeus (1753) [46] đã biết dựa vào một số đặc điểm của thực vật (chủ yếu là số lượng nhị) để sắp xếp các chi và loài thực vật (trong đó có các loài sau này thuộc họ Cà) vào các nhóm khác nhau. Đây là kiểu phân chia “tự nhiên” chủ quan. Mặc dù vậy, nó vẫn là kiểu phân chia tiến bộ nhất thời bấy giờ, nên các tác giả sau đó đã sử dụng cách phân chia này để nghiên cứu hệ thực vật của mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ. Năm 1789, A. Jussieu [44] công bố tên gọi của họ Cà: Solaneae Juss. (lấy từ tên chi Solanum L.). Tên gọi Solanae của Juss. về sau được chỉnh lại cho đúng với tên gọi của luật danh pháp: SolanaceaeJuss., typus: Solanum L. Sau công bố của Juss. 1789, nhiều nhà nghiên cứu đã biết dựa vào các đặc điểm hình thái như: hoa, quả, hạt… để mô tả họ và các taxon trong họ. Tuy nhiên, khi sắp xếp các taxon trong họ còn nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, R. Brown (1810) [43] đã dựa vào các nhóm đối lập nhau về hình thái của tràng (xếp nếp đối lập không xếp nếp), nhị (nhị nhiều đối lập với hai nhị khoẻ), phôi (phôi cong đối lập với phôi hơi cong hình cung) để chia Solaneae ra thành hai Section. Đến Kunth (1818) [45] lại dựa vào sự đối lập về hình thái của quả (quả mọng đối lập với quả nang) để chia Solaneae ra thành hai Section. Mặc dù có những ý kiến khác nhau, nhưng nhìn chung đây vẫn là bước tiến rất quan trọng so với thời của C. Linnaeus (1953) [46], bởi nó đã đưa được các taxon có quan hệ thân cận về gần với nhau hơn. Về sau, nhiều tác giả khi nghiên cứu họ Solanaceae đã xây dựng được các hệ thống phân loại. Trải qua một thời gian dài, đến nay đã có không ít các hệ thống phân loại ra đời. Các hệ thống được xây dựng trên cơ sở các taxon xếp sau thường có nhiều đặc điểm tiến hoá hơn các taxon xếp trước. Và khi xây dựng hệ thống các tác giả đều chủ yếu dựa vào những đặc điểm điển hình nhất của cơ quan sinh sản. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ, mỗi tác giả lại có cách nhìn nhận riêng trong việc xây dựng hệ thống của mình. Qua nghiên cứu các hệ thống phân loại về họ Solanaceae của một số tác giả ở thời kỳ khác nhau, chúng tôi nhận thấy có một số quan điểm phân chia sau đây: 1.1. Quan điểm 1: Họ Solanaceae được phân chia thành các tông. Tiêu biểu cho quan điểm phân chia này có một hệ thống phân loại nổi tiếng như: G. Bentham & J. D. Hooker (1864) [42], H. Melchior (1964) [39], V. H. Heywood (1993) [26]. a: Theo hệ thống phân loại của G. Bentham & J. D. Hooker (1864) [42]: họ Solanaceae được chia thành 5 tông, với 66 chi. Đó là: Trib. 1. Solaneae: Thuỳ tràng gấp nếp, xếp van; quả mọng… (31 chi): Lycopersicum, Solanum, Cyphomandra, Phyalis, Capsicum… Trib. 2. Atropeae: Thuỳ tràng không gấp nếp, xếp lợp; quả mọng … (6 chi): Grabowskia, Lycium, Atropa, Mandragora, Dyssochroma, Solandra. Trib. 3. Hyoscyameae: Thuỳ tràng gấp nếp, xếp lợp; quả nang … (4 chi) Datura, Scopolia, Physochlaina, Hyoscyamus. Trib. 4. Cestrineae: ống tràng hình trụ, thuỳ tràng xếp lợp hay van cong vào hay gấp nếp; quả mọng hay quả nang… (10 chi): Cestrum, Nicotiana Trib. 5. Salpiglossideae: Thuỳ tràng gấp nếp cong vào; xếp lợp hay xếp van; quả nang, hiếm khi quả mọng… (15 chi): Petunia, Salpiglossis, Browallia, Brunfelsia Như vậy, hệ thống phân loại của G. Bentham & J. D. Hooker (1864) [42] dựa vào sự khác biệt chủ yếu của các đặc điểm hình thái như: tràng, quả để phân chia họ Solanaceae ra thành 5 tông khác nhau. Đây là một hệ thống phân loại khá nổi tiếng thời bấy giờ. Rất nhiều tác giả trên thế giới đã từng lựa chọn hệ thống này để nghiên cứu thực vật ở mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ. b: H. Melchior (1964) [39] dựa vào sự khác nhau của phôi và xếp đặc điểm cấu tạo này là đặc điểm quan trọng nhất để phân chia họ Solanaceae ra thành hai nhóm: nhóm A (gồm 3 tông), nhóm B (gồm 2 tông). Sau đó tác giả chủ yếu dựa vào các đặc điểm cấu tạo của bầu (mặc dù bầu trong họSolanaceae là bầu 2 ô, nhưng do ở một số chi có vách ngăn giả nên đã hình thành bầu có 3-5 ô) và số lượng nhị để phân chia họ Solanaceae ra thành 5 tông. Ngoài ra, tác giả còn tiếp tục phân chia tôngSolaneae ra thành 4 phân tông và tông Cestreae ra thành 3 phân tông với 85 chi trong họ. Đó là: Trib.1. Nicandreae: Bầu 3-5 ô, có vách ngăn giả không đều; quả mọng: Nicandra. Trib.2. Solaneae: Bầu thường 2 ô, hiếm khi hơn. Subtrib. Lyciinae: Nhị đính gốc; tràng hình ống hoặc chuông; quả mọng: Lycium, Atropa… Subtrib. Hyoscyaminae: Nhị đính gốc, tràng hình phễu hoặc chuông; quả nang:Hyoscyamus Subtrib. Solaninae: Nhị đính gốc; tràng hình bánh xe hoặc chuông; quả mọng; Physalis,Capsicum, Solanum, Lycopersicon… Subtrib. Mandragorinae: Bao phấn đính lưng; quả mọng: Cyphomadra, Mandragora… Trib. 3 Daturea: Bầu 4 ô do có vách ngăn giả mà thành; quả mọng hay nang: Solandra, Datura… Phôi thẳng hoặc hơi cong. Bầu 2 ô. Trib. 4. Cestreae: Nhị 5, bằng hoặc không bằng nhau. Subtrib. Cestrinae: Hạt có nội nhũ; quả mọng: Cestrum… Subtrib. Goetzeinae: Hạt không có nội nhũ; quả mọng: Goetzea… Subtrib. Nicotianinae: Hạt có nội nhũ; quả nang: Nicotiana, Petunia… Trib. 5. Salpiglossideae: Nhị 2-4; quả nang hiếm khi quả mọng: Brunfelsia, Browallia… Đây là hệ thống phân loại rất được thịnh hành trong thế kỷ 20. Nó đã được nhiều nhà thực vật trên thế giới chọn để làm cơ sở cho việc phân loại thực vật của mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ. c: Về sau, V. H. Heywood (1993) [26] cũng phân chia họ Solanaceae ra thành 5 tông như hệ thống H. Melchior (1964) [39], rồi chia nhỏ tiếp thành các chi, chứ không qua bậc trung gian là phân tông. ở hệ thống này, tác giả cũng chủ yếu dựa vào đặc điểm phôi thẳng hay phôi cong để phân chia họSolanaceae thành 2 nhóm: *Nhóm 1: Phôi cong, gồm 3 tông là Trib.1. Nicandreae: Bầu 3-5 ô, có vách ngăn không đều: Nicandra. Trib.2. Solaneae: Bầu 2 ô: Lycium, Phyalis, Capsicum, Lycopersicon, Solanum Trib.3. Datureae: Bầu 4 ô, có vách ngăn đều: Datura… *Nhóm 2: Phôi thẳng hoặc hơi cong, gồm 2 tông là: Trib.4. Cestreae: 5 nhị hữu thụ: Cestrum, Nicotiana, Petunia… Trib.5. Salpiglossideae: 2 hoặc 4 nhị hữu thụ: Salpiglossis Qua các hệ thống đã nêu trên đây, có thể lập bảng so sánh một cách tổng quát như sau (bảng 1.1) Bảng 1.1. Tóm tắt các hệ thống G. BENTHAM & J. D. HOOKER (1864), H. MELCHIOR (1964) Và V. H. HEYWOOD (1993) Bảng 1.1 cho thấy, toàn bộ các tông trong các hệ thống của H. Melchior (1964) [39] và V. H. Heywood (1993) [26] đều có sự xáo trộn so với hệ thống của G. Bentham & J. D. Hooker (1864) [42]. Đó là chi Nicandra được nâng lên thành tông Nicandreae vì có bầu 3-5 ô, với vách ngăn không đều. Bãi bỏ tông Antropeae và Hyoscyameae, đồng thời chuyển các chi (Antropa, Lycium, Mandragora của tông Antropeae; Hyoscyamus của tông Antropeae; Datura của tông Hyoscyameae) có bầu 4 ô với vách ngăn đều thành tông Datureae. Ngoài ra, chi Petunia vì có 5 nhị nên đã được chuyển từ tôngSagiglossideae sang tông Cestreae. Như vậy, so với hệ thống G. Bentham & J. H. Heywood (1993) [26] đã có sự thay đổi rõ rệt. Toàn bộ các tông do G. Bentham & J. D. Hooker (1864) [42] công bố đều bị các hệ thống H. Melchior (1964) [39] và V. H. Heywood (1993) [26] sắp xếp lại. Còn giữa hệ thống H. Melchior (1964) [39] và V. H. Heywood (1993) [26] thì chỉ có sự khác nhau trong việc phân chia taxon ở bậc thấp hơn như 2 trong số 5 tông ở hệ thống của H. Melchior (1964) [39] còn có sự phân chia thành các phân tông rồi mới đến chi, trong khi hệ thống của V. H. Heywood (1993) [26] lại phân chia trực tiếp thành các chi. Qua sự phân tích 3 hệ thống tiêu biểu trên cho thấy: hệ thống phân loại G. Bentham & J. D. Hooker (1864) [42] là hệ thống đã quá lạc hậu và có nhiều sự bất hợp lý; hệ thống của V. H. Heywood (1993) [26] khắc phục được những nhược điểm của hệ thống G. Bentham & J. D. Hooker (1864) [42] nhưng quá ngắn gọn, nên sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc sắp xếp các taxon thuộc 2 tông: Solaneae vàCestreae; trong khi đó hệ thống H. Melchior (1964) [39] vừa khắc phục được những nhược điểm của hệ thống G. Bentham & J. D. Hooker (1864) [42] lại vừa giải quyết được việc sắp xếp các taxon trong 2 tông: Solaneae và Cestreae. Vì hai tông này còn có sự phân chia nhỏ thành các phân tông. Do vậy, trong 3 hệ thống trên, hệ thống H. Melchior (1964) [39] là hợp lý hơn cả cho việc sắp xếp các taxon thuộc họ Solanaceae. 1.2. Quan điểm 2: Họ Solanaceae được phân chia thành các phân họ (Subfam.) Quan điểm này chủ yếu gặp ở các hệ thống của A. L. Takhtajan (1981, 1987 & 1996) [49], [50], [30] a. Trong hệ thống A. L. Takhtajan (1981) [49], tác giả đã chia họ Solanaceae thành 2 phân họ: Subfam.1. NOLANOIDEAE: Nolana Subfam.2. SOLANOIDEAE: Trib.1. Nicandreae: Nicandra. Trib. 2. Solaneae: Licium, Atropa, Hyoscyamus, Physalis, Capsicum, Solanum, Lycopersicon, Cyphomandra, Mandragora Trib. 3. Datureae: Datura, Brugmasia, Solandra Trib. 4. Cestreae: Cestrum, Nicotiana, Petunia… Trib. 5. Salpiglossideae: Brufelsia, Salpiglossis Trong hệ thống này, tác giả chỉ đưa thêm phân họ Nolanoideae vào họ Solanaceae còn phân họSolanoideae gồm toàn bộ 5 tông như trong hệ thống của H. Melchior (1964) [39] nhưng không phân chia tiếp thành các phân tông. b. Đến hệ thống Takhtajan A. L. (1987) [50], tác giả lại phân họ Nolanoideae thành họNolanaceae và tách Solanoideae thành 2 phân họ: Solanoideae và Cestroideae. Đồng thời, tác giả chia nhỏ hầu hết các tông trong hệ thống A. L. Takhtajan (1981) [49] và nâng số tông ở hệ thống A. L. Takhtajan (1987) [50] lên tới 12, với 90 chi. Đó là: Subfam.1. SOLANOIDEAE (7 tông): Trib.1. Solaneae: Physalis, Capsicum, Solanum, Lycopersicon, Cyphomandra Trib. 2. Datureae: Datura, Brugmasia Trib.3. Jaboroseae: Jaborosa Trib.4. Lycieae: Lycium… Trib.5. Nicandrea: Nicandra. Trib.6. Solandreae: Solandra Trib.7. Juanulloeae: Juanulloa Subfam.2. CESTROIDEAE (5 tông): Trib.8. Cestreae: Cestrum… Trib.9. Nicotianeae: Nicotiana, Petunia Trib.10. Schwenckieae: Schwenckia… Trib.11. Parabouchetieae: Parabouchetia… Trib.12. Salpiglossideae: Salpiglossis, Browallia… c: Nhưng đến hệ thống A. L. Takhtajan (1996) [30], tác giả lại đưa họ Nolanaceae trở thành phân họ Nolanoideae của họ Solanaceae, đồng thời tiếp tục chia nhỏ và nâng số tông lên 14. Do vậy họSolanaceae trong hệ thống này gồm 3 phân họ (Subfam.), 14 tông (Trib.), với 96 chi (Genus). Đó là: Subfam.1. CESTROIDEAE (6 tông) Trib.1. Anthocercideae: Anthocercis Trib.2. Cestreae: Cestrum… Trib.3. Nicotianeae: Nicotiana, Petunia… Trib.4. Schwenckieae: Schwenkia… Trib.5. Parabouchetieae: Parabouchetia Trib.6. Salpiglossideae: Salpiglossis, Browllia Subfam.2. SOLANOIDEAE (8 tông) Trib.7. Solaneae: Physalis, Capsicum, Solanum, Lycopersicon, Cyphomandra… Trib.8. Hyoscyameae: Mandragora, Hyoscyamus… Trib.9. Datureae: Datura, Brugmasia… Trib.10. Jaboroseae: Jaborosa… Trib.11. Lycieae: Lycium… Trib.12. Nicandreae: Nicandra. Trib. 13. Solandreae: Solandra… Trib. 14. Juanulloeae: Juanulloa Subfam.3. NOLANOIDEAE (1 chi): Nolana. Từ các hệ thống của A. L. Takhtajan (1981, 1987 & 1996) [49], [50], [30] ta có thể lập bảng so sánh như sau (bảng 1.2): Bảng 1.2. Tóm tắt các hệ thống của Takhtajan A. L. (1981, 1987 & 1996) Qua bảng 1.2 cho thấy, việc đưa họ Nolanaceae trở thành phân họ Nolanoideae của Solanaceaetrong các hệ thống A. L. Takhtajan (1981 & 1996) [49], [30] là không thoả đáng, bởi vì trong khi ởSolanaceae có kiểu đính noãn trụ giữa, nội nhũ nạc, thì ở Nolanaceae có kiểu đính noãn gốc, nội nhũ rất ít hay không có. Trong hệ thống của A. L. Takhtajan 1987 [50], họ Solanaceae không chứa phân họNolanoideae, nên hợp lý hơn các hệ thống A. L. Takhtajan (1981 & 1996) [49], [30]. Như vậy, hệ thống H. Melchior (1964) [39] và hệ thống A. L. Takhtajan 1987 [50] là hai hệ thống tiêu biểu nhất cho hai quan điểm nêu trên. So sánh 2 hệ thống này với nhau cho thấy, hệ thống A. L. Takhtajan 1987 [50] có ưu điểm là phân chia thành 2 phân họ rõ ràng, còn hệ thống H. Melchior (1964) [39] chỉ phân chia thành 2 nhóm tông. Tuy nhiên, đặc điểm duy nhất để hệ thống A. L. Takhtajan 1987 [50] phân chia họ Cà thành 2 phân họ là đặc điểm của phôi, đây là đặc điểm không dễ [...]... số chi và loài tăng l n, mà còn có sự sắp xếp l i cac taxon Chẳng hạn, chi Capsicum trước có từ 3 loài (Lour 1790) hay 4 loài (Bonati, 1915-1927) thì nay đã nhập l i thành 1 loài (P H Hộ, 1993); còn một số loài trong chi Solanum (Lour 1790) hay (Bonati, 1915-1927) nay được chuyển sang các chi Lycianthes, Lycopersicon (P H Hộ, 1993) 2 Đặc điểm thực vật của chi Solanum L 2.1 Đặc điểm hình thái chi Solanum. .. nhiều loài phân bố ở những vùng núi cao, bán sa mạc, bờ biển và ven sông [37], [15], [20], [19], [16], [21], [17], [34] Sự phân bố các loài thuộc chi Solanum L được mô tả ở hình 1 (nguồn: Cartographic Research Lab., University of Alabama Hình 3.1: Bản đổ phân bố chi Solanum L trên thế giới 4 Phân loại chi Solanum L Số l ợng các loài thuộc chi Solanum L, trên thế giới được ghi trong các tài liệu thực vật. .. thuận l i cho người tra cứu và sử dụng - Vũ Văn Hợp (2006) [6] Tác giả l đã xây dựng khoá phân loại các loài thuộc chi Solanum chi tiết và đầy đủ nhất ở Việt Nam, khoá phân loại này phù hợp cho việc nghiên cứu các loài thuộc chiSolanum ở Việt Nam 5 Khoá phân loại các loài thuộc Solanum L ở Việt Nam Vũ Văn Hợp (2006) [6] l n đầu tiên đã công bố khoá phân loại các loài thuộc chi Solanum L ở Việt Nam chi. .. Phần l n các tài liệu thống kê khoảng 1200 loài [37] Có rất nhiều khoá phân loại thực vật trên thế giới và ở Việt nam: Flora of Panama (1973) [37] (phụ l c 4.1), Flore de Madagascar et des Comores (1994) [19], Flora Générale de l Indochine (1927) [34], Flora of China (1994) [41] (phụ l c 4.2), Flora of Taiwan (1983) [24], A Catalogue of the Vascular Plants of Madagascar (2007) [28], Flora of Chile (2007)... đã mô tả 20 chi với 101 loài có ở Trung Quốc bằng tiếng Anh So với công trình bằng tiếng Trung Quốc (1978) [38], công trình này các tác giả đã không mô tả 2 chi được trồng l m cảnh l Atropa và Cyphomandra, chi Archiphysalis vào nhập chi Scopolia vào chi Physaliastrum, đồng thời chiAnisodus và nhập nhập loài Solanum cathayanumvào loài Solanum lyratum… nên số chi chỉ còn 20 chi, với 101 loài Ngoài ra... có 4 cách phân loại chi Solanum L được sử dụng nhiều trong các tài liệu khoa học, đó l khoá phân loại của - D’Arcy (Flora of Panama 1973) [37] Số l ợng các loài trong khoá phân loại này được mô tả rất chi tiết và rõ ràng, tuy nhiên đa số các loài trong khoá phân loại này chủ yếu phân bố ở Châu Mỹ, rất ít loài có mặt ở Việt Nam - G Bonati (Flora Générale de l Indochine 1927) [34]: Đây l công trình... Solaverbascin (M M Blomqvist & N T Ban, 1999) [14] Giá trị sử dụng: Rễ dùng chữa đau dạ dày, phong thấp, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, gãy xương, bệnh bạch hầu mãn tính L đắp trị viêm mủ da, loét l , l i dom, hắc l o, lao hạch (Võ Văn Chi, 2003) [2] L dùng chữa tiểu tiện đục và phụ nữ khí hư (Đỗ Tất L i, 2005) [10] 6.3 Solanum diphyllum L – Cà hai l Đặc điểm thực vật: Cỏ cao 0,5-1 m; thân và l bóng L mọc cách;... (Văn Điển), L m Đồng (Đà L t) và một số nơi khác Nguồn gốc từ Ôxtrâylia Alcaloid: Solasodin, Solasonin và Solamargin (Zang Z Y et al 1994) [32] Giá trị sử dụng: Trong cây, nhất l ở quả có chứa Solasodin, nguồn hoạt chất để chế thuốc ngừa thai [4] 6.2 Solanum erianthum D Don – La Tên đồng nghĩa: S verbascifolium auct Non L. : Bonati, 1915 Tên khác: La rừng, Ngoi, Cà hôi, Cà l ng, Cà hoa l ng, Chìa bôi,... Nội, L m Đồng (Đà L t) và nhiều nơi khác khắp nước ta Nguồn gốc từ Nam Mỹ Giá trị sử dụng: Được trồng l m cảnh vì quả đỏ đẹp 6.6b var diflorum (Vell.) Bitter – Cà hai hoa Tên đồng nghĩa: Solanum diflorum Vell 1825 Thứ này khác với thứ chuẩn bởi: Thân, l và cụm hoa có l ng phân nhánh Bao phấn nhỏ hơn Quả mọng, khi chín mầu vàng cam 6.7 Solanum dulcamara L – Cà đắng ngọt Tên đồng nghĩa: Lycopersicum dulcamara... Sự phân bố của chi Solanum L Chi Solanum bao gồm hơn 1200 loài, phân bố rộng rãi trên khắp thế giới Các loài thuộc chiSolanum phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm Nhiều nhất l vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, sau đó đến châu úc, châu Phi và châu á nhiệt đới, trong đó có Việt Nam Loài được biết đến nhiều nhất trong chi l Khoai tây (S tuberosum), có nhiều loài l cây cỏ mọc . TỔNG QUAN THỰC VẬT CHI Solanum L. Chi Solanum L. l một chi l n nhất trong họ Cà (Solanaceae). Các loài thuộc chi Solanum phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt. Cyphomandra, nhập chi Scopolia vào chiAnisodus và nhập chi Archiphysalis vào chi Physaliastrum, đồng thời nhập loài Solanum cathayanumvào loài Solanum lyratum… nên số chi chỉ còn 20 chi, với 101 loài. Ngoài. chuyển sang các chi Lycianthes, Lycopersicon (P. H. Hộ, 1993). 2. Đặc điểm thực vật của chi Solanum L. 2.1. Đặc điểm hình thái chi Solanum L. Đặc điểm hình thái của của chi Solanum do Linné mô tả