Solanum tuberosum L – Khoai tây

Một phần của tài liệu Tổng quan thực vật chi solanum L (Trang 29)

6. Các loài thuộc chiSolanum L có ở Việt Nam

6.10. Solanum tuberosum L – Khoai tây

Tên đồng nghĩa: Lycopersicum tuberosum Mill. 1768. Gard. Dict. Ed. 8. n 7.

Đặc điểm thực vật: Cỏ cao đến 100 cm, nhẵn hoặc có lông đơn và lông tuyến. Thân bò mang củ nằm ở dưới đất; củ mầu trắng hay tím, hình cầu, giẹp hai đầu hoặc bầu dục, đường kính 3-10 cm, có thịt. Lá xẻ thuỳ hình lông chim đứt đoạn, có các thuỳ to nhỏ nằm xen kẽ nhau; thuỳ hình trứng hay hinh bầu dục, phần lớn có lông nhung thưa; cuống lá dài 2,5-5 cm. Cụm hoa dạng xim bọ cạp ghép cặp, mọc ở nách lá, đối diện với lá hoặc ở đỉnh cành; cuông hoa có khớp gần như ở giữa, dài 1-2 cm. Đài có lông tơ thưa; thuỳ đài hình mũi mác. Tràng mầu trắng, hồng hoặc lam-tím, đường kính 2,5-3 cm; thuỳ tràng hình tam giác, dài 5 mm. Chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn dài 5-6 mm. Bầu nhẵn; vòi nhuỵ dài 8 mm. Quả mọng mầu lục hoặc lục vàng nhạt, thường có sọc vằn, hình cầu, nhẵn, đường kính 1,5 cm

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả vào hè hoặc thu.

Phân bố: Trồng khá phổ biến ở Việt Nam nhất là các tỉnh trung du và miền núi. Nguồn gốc từ Nam Mỹ, được trồng rộng rãi ở khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới.

Alcaloid: Toàn cây có chứa Solanin, ở củ khoai tây mới dỡ chứa rất ít Solanin. Nhưng trong củ khoai tây mà vỏ đã xanh (do để ngoài ánh sáng mặt trời hay đã nảy mầm) tỷ lệ Solanin tăng lên cao và có thể gây ra ngộ độc (Đỗ Tất Lợi, 2005).

Giá trị sử dụng: Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao. Củ làm lương thực và thực phẩm. Ăn khoai tây có tác dụng nhuận tràng. Nước ép củ dùng chữa bệnh cường toan acid dạ dày và làm co bóp nhu động ruột. Củ khoai tây sống thái lát đắp chữa vết thương, vết bỏng. Hoà pha nước uống làm hạ huyết áp (Võ Văn Chi, 1997) [2]. Solanin có thể dùng (liều thấp) làm thuốc giảm đau, trong các trường hợp đau bụng, đau vùng gan, nhức khớp xương (Đỗ Tất lợi, 2005) [10].

Một phần của tài liệu Tổng quan thực vật chi solanum L (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w