Solanum procumbens Lour – Cà gai leo

Một phần của tài liệu Tổng quan thực vật chi solanum L (Trang 32)

6. Các loài thuộc chiSolanum L có ở Việt Nam

6.14. Solanum procumbens Lour – Cà gai leo

Tên đồng nghĩa: S. hainanense Hance

Tên khác: Quánh, Cà quạnh, Cà quýnh, Cà bò, Cà vạnh, Cà gai dây, Cà hải nam.

Đặc điểm thực vật: Cỏ bò rồi đứng hay leo, dài tới 6 m, phân cành nhiều; cành

non toả rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong mầu vàng, dài 2-5 mm. Lá hình trứng, hình bầu dục hoặc hình bầu dục hẹp, cỡ 2-5,5 x 1,2-3 cm, chóp tù hoặc nhọn, gốc nêm hoặc tròn, mép thường có 5 thuỳ lượn sóng, hiếm khi nguyên, mặt trên có lông hình sao thưa, mặt dưới có lông hình sao dày, có gai trên cả hai mặt; cuống lá dài 0,4-0,5 cm. Cụm hoa dạng tán ở đỉnh cành, hiếm khi xuất hiện ngoài nách lá; cuống chung dài 3-5 mm. Hoa mẫu 4; cuống hoa dài 12-15 mm. Đài hình chén, dài 3-4 mm; thuỳ đài hình tam giác, không đều, dài 1-2 mm, ở mặt ngoài có lông măng hình sao. Tràng mầu trắng hoặc tím nhạt, dài 1cm; thuỳ tràng hình mũi mác, dài 6-7 mm, ở mặt ngoài có lông hình sao. Nhị 4; chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn dài 6 mm. Bầu nhẵn; vòi nhuỵ dài 7 mm, có lông ở gốc. Quả mọng đỏ sáng, hình cầu, đường kính 5-7 mm. Hạt mầu vàng nhạt, dạng thận, cỡ 4 x 2 mm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 4-12. Mọc rải rác ven rừng, lùm bụi, bãi hoang, ven đường, ở độ cao dưới 300 m.

Phân bố: Sơn La (Mộc Châu), Bắc Giang (Yên Thế), Phú Thọ (Việt Trì), Hà Tây (Quốc Oai: Chùa Thày), Hà Nội (Từ Liêm), Hải Phòng (Thuỷ Nguyên: Lưu Kiếm), Quảng Trị (Vĩnh Linh: Bến Hải), Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Gia Lai (An Khê, Kon Hà Nừng). Còn có ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam).

Alcaloid: Toàn cây, nhất là rễ, có chứa Solasodin, Solasodinin. Ngoài ra còn có Diosgenin (Võ Văn Chi, 2003) [2].

Giá trị sử dụng: Rễ và quả dùng trị mụn nhọt, lở ngứa (Phạm Hoàng Hộ, 1993) [4]. Trong rễ có chứa Solasodin. Dùng trị cảm cúm, ho gà, đau lưng, nhức xương,

thấp khớp, sâu răng, rắn cắn (Võ Văn Chi, 1997) [2]. Nước sắc của rễ uống chống say rượu (Đỗ Tất Lợi, 2005) [10]. Có thể chống viêm, chống oxy hoá, ức chế sự phát triển xơ gan, đồng thời còn có tác dụng tốt trên các Marker virus viêm gan B (Nguyễn Minh Khai & cs. 2001) [8]

Một phần của tài liệu Tổng quan thực vật chi solanum L (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w