Solanum album Lour – Cà Pháo

Một phần của tài liệu Tổng quan thực vật chi solanum L (Trang 41)

6. Các loài thuộc chiSolanum L có ở Việt Nam

6.26. Solanum album Lour – Cà Pháo

Tên khác: Cà cỏ, cà tường niên.

Đặc điểm thực vật: Cỏ hàng năm, thân hoá gỗ, ngoằn nghèo, phân nhánh, cao đến

2,8 m, ít hoặc không có gai, có lông ở phần non. Cành tách đôi rộng, xoè hoặc rủ. Lá hình trứng, cỡ 5-12 x 3-8 cm, chóp tù, gốc bất xứng, dạng nêm hoặc gần như hình tim, có thuỳ nông hoặc sâu, thường không có gai; cuống lá dài 1-3 cm. Hoa (mọc) đơn độc hay cụm hoa dạng xim bọ cạp (hoa đỉnh lưỡng tính, các hoa còn lại thường là hoa đực) mọc ở ngoài nách lá; cuống chung dài 5-10 mm; cuống hoa dài 10-15 mm, thường có lông. Đài dài 4-5 mm, có góc cạnh, có lông, không gai; thuỳ đài hình mũi mác nhọn, dài 1-2,5 mm. Tràng mầu trắng hay tím, có lông mặt ngoài, rộng 2 cm; thuỳ tràng hình tam giác ngắn và rộng, đầu nhọn. Chỉ nhị dài 1 mm; bao phấn dài 4 mm. Quả thường mầu trắng có bớt xanh, hình cầu, đường kính 1,5 cm. Đài quả dài 8-10 mm. Hạt hình đĩa, đường kính 2,5 cm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả gần như quanh năm. Phân bố: Trồng khá phổ biến ở Việt Nam.

Giá trị sử dụng: Quả ăn được, thường dùng để muối ăn dần, ăn rất dòn, như nổ trong miệng. Quả cà muối được dùng để chữa đau răng, viêm lợi; lấy cà muối lâu năm đốt tồn tính, xát than này vào răng lợi. Còn dùng để chữa chín mé ngón tay, hoặc bổ đôi quả cà đút ngón tay bị chín mé vào, băng lại ngày một lần (Võ Văn Chi, 2003) [2]

Một phần của tài liệu Tổng quan thực vật chi solanum L (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w