Solanum nigrum L – Lu lu đực

Một phần của tài liệu Tổng quan thực vật chi solanum L (Trang 25)

6. Các loài thuộc chiSolanum L có ở Việt Nam

6.5. Solanum nigrum L – Lu lu đực

Tên đồng nghĩa: S. americanum

S. photeinocarpum Nakam. & Odash.

Tên khác: Thù lù đực, Cà đen, Nụ áo, Nút áo, Gia cầu, Thiên già nhi miêu, Cà trái dự.

Đặc điểm thực vật: Cỏ hàng năm, cao 30-100 cm, nhẵn hoặc có lông tơ. Lá đơn mọc cách, mỏng như giấy, hình trứng, cỡ 3-11 x 1,5-6,5 cm, chóp nhọn, gốc hình nêm thót dần tới cuống, mép nguyên hoặc có răng thưa, nhẵn hoặc có lông tơ; cuống lá dài 1-1,5 cm. Cụm hoa gần như dạng tán, mọc ở ngoài nách lá; cuống chung dài 1-2,5 cm; cuống hoa dài 5-10 mm. Đài hình chén, dài 1,5-2 mm, xẻ tới gần nửa; thuỳ hình trứng, có lông tơ ở mặt ngoài. Tràng mầu trắng, hiếm khi tím, dài 3-5 mm, xẻ thuỳ tới một nửa hoặc hơn; thuỳ tràng hình trứng thuôn, ở mặt

ngoài có lông tơ. Chỉ nhị dài 0,5-0,7 mm, có lông tơ; bao phấn dài 1-2 mm. Bầu nhẵn; vòi nhuỵ dài 1,5-2,2 mm, có lông tơ ở phía gốc. Quả mọng đen, hình cầu, đường kính 5-8 mm; cuống quả thẳng hoặc rủ. Hạt dẹt, hình thận, đường kính 1 mm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 6-11. Mọc rải rác trên các bãi hoang, ruộng hoang, ven đường, ở mọi độ cao đến 2500 m

Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Sơn La (Thuận Châu, Mộc Châu), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây (Ba Vì), Hà Nội, Hoà Bình (Mai Châu, Lương Sơn), Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam (Kim Bảng), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Con Cuông: Pù Mát), Quảng Bình (Đồng Hới), Thừa Thiên Huế (đèo Hải Vân, A Lưới, Phú Lộc), Kon Tum (Ngọc Linh, Kon Plông), Đắk Lắk (Đắk Mil: Nam Đà), Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng), Khánh Hoà (Nha Trang), Nam Bộ. Còn có ở ấn Độ, Trung Quốc (Vân Nam), Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philiphin và nhiều nước vùng nhiệt đới và ôn đới khác.

Alcaloid: Trong cây có chứa Solasodin, Solanigrin, Solanigridin (Võ Văn Chi, 1997) [2]. Còn chứa Solanin (Đỗ Tất Lợi, 2005) [10].

Giá trị sử dụng: Toàn cây dùng chữa cảm sốt, viêm họng, viêm phế quản cấp, bệnh đường tiết niệu, viêm thận cấp, viêm vú, u ác tính; dùng ngoài (lấy nước sắc rửa) chữa mụn nhọt, viêm mủ da, chốc lở, rắn cắn (Võ Văn Chi, 1997) [2]. Lá và ngọn non (có độc) luộc kỹ ăn thay rau (Đỗ Tất Lợi, 2005) [10]

6.6a Solanum pseudo-capsicum L. – Cà sơ ri

Tên khác: Cà cảnh, Cà ớt.

Đặc điểm thực vật: Cỏ nhiều năm, cao 30-70 cm, không có gai. Lá hình bầu dục

hẹp hoặc hình mũi mác, cỡ 1-6 x 0,5-1,5 cm, chóp nhọn hoặc tù, gốc nêm, thót dần tới cuống, mép nguyên hoặc lượn sóng, nhẵn; cuống lá dài 2-5 mm. Hoa (mọc) đơn độc hoặc hiếm khi thành cặp mọc đối diện với nách lá hoặc ở ngoài nách lá; cuống

hoa dài 3-4 mm. Đài có thuỳ lồi; thuỳ đài dài 1,5 mm. Tràng mầu trắng hoặc tím, đường kính 0,8-1,5 cm, thuỳ tràng hình mũi mác thuôn. Nhị ngắn hơn 1 mm, nhẵn; bao phấn dài 2 mm. Bầu nhẵn, vòi nhuỵ dài 2 mm. Quả mọng, khi chín mầu đỏ, đường kính 1,2-1,5 cm; cuống đài dài 1 cm, phồng ở chóp. Hạt hình đĩa, đường kính 2-3 mm.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa đầu hè, có quả cuối thu.

Phân bố: Trồng ở Hà Nội, Lâm Đồng (Đà Lạt) và nhiều nơi khác khắp nước ta. Nguồn gốc từ Nam Mỹ

Giá trị sử dụng: Được trồng làm cảnh vì quả đỏ đẹp.

6.6b. var. diflorum (Vell.) Bitter – Cà hai hoa

Tên đồng nghĩa: Solanum diflorum Vell. 1825

Thứ này khác với thứ chuẩn bởi: Thân, lá và cụm hoa có lông phân nhánh. Bao phấn nhỏ hơn. Quả mọng, khi chín mầu vàng cam.

Một phần của tài liệu Tổng quan thực vật chi solanum L (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w