MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦUCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.11.1 Tính cấp thiết của đề tài.11.2 Mục đích nghiên cứu.11.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.11.4 Phương pháp nghiên cứu công tác kế toán công nợ.21.5 Kết cấu nội dung chuyên đề.2CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP42.1. Khái niệm phân loại nợ phải thu42.1.1. Khái niệm nợ phải thu42.1.2. Phân loại nợ phải thu42.2. Khái niệm phân loại nợ phải trả42.2.1. Khái niệm nợ phải trả42.2.2. Phân loại nợ phải trả52.3. Nội dung và nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp52.3.1. Nội dung kế toán công nợ52.3.1.1. Nội dung kế toán nợ phải thu52.3.1.2. Nội dung kế toán nợ phải trả62.3.2. Nguyên tắc kế toán công nợ72.3.2.1. Nguyên tắc kế toán nợ phải thu72.3.2.2. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả82.4. Kế toán các khoản nợ phải thu82.4.1. Kế toán chi tiết cá khoản nợ phải thu82.4.2. Kế toán tổng hợp nợ phải thu82.4.2.1. Kế toán phải thu khách hàng82.4.2.1.1. Tài khoản sử dụng82.4.2.1.2. Phương pháp kế toán92.4.2.2.1. TK sử dụng112.4.2.2.2 Phương pháp hạch toán: 122.4.3.2. Kế toán phải thu khác132.4.3.2.1 Tài khoản sử dụng132.4.2.3.2 Phương pháp kế toán:142.5. Kế toán các khoản nợ phải trả152.5.1. Kế toán chi tiết các khoản nợ phải trả152.5.2. Kế toán tổng hợp nợ phải trả152.5.2.1. Kế toán vay ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ dài hạn đén hạn trả152.5.2.1.1. Vay ngắn hạn152.5.2.2. Kế toán nợ phải trả người bán162.5.2.3. Kế toán thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước172.5.2.4. Kế toán phải trả người lao động202.5.2.5. Kế toán nợ phải trả khác222.6 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng242.6.1 Đối với hình thức Nhật ký chung242.6.2 Đối với hình thức chứng từ ghi sổ242.6.3 Đối với hình thức Nhật ký sổ cái252.6.4 Đối với hình thức nhật ký chứng từ252.6.5 Đối với hình thức kế toán trên máy tính25CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA – CÔNG TY CỔ PHẦN.263.1 Tổng quan về công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – công ty cổ phần.263.1.1 Tên công ty263.1.2.Vốn điều lệ273.1.2.Mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển công ty303.1.2.1 Mục tiêu:303.1.2.2 Nhiệm vụ:303.1.2.3 Định hướng phát triển của Tổng công ty:303.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh313.1.3.2 Chức năng của ngành nghề kinh doanh313.1.4 Tình hình tổ chức của công ty323.1.4.1Cơ cấu tổ chức chung323.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:333.1.4.3. Cơ cấu phòng kế toán343.1.4.5 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty361.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ373.1.4.6 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty393.2 Thực trạng công tác kế toán tại Tổng công ty công trình giao thông I thanh hóa – công ty cổ phần.393.2.1 Đặc điểm kế toán công nợ trong công ty.393.2.1.1 Đặc điểm các khoản phải thu của công ty:393.2.1.2 Đặc điểm các khoản phải trả của công ty:393.2.2. Kế toán các khoản phải thu403.2.2.1 Kế toán phải thu khách hàng ( TK 131)403.2.2.2 Kế toán các khoản phải thu khác503.2.3 Kế toán các khoản phải trả563.2.3.1. Kế toán các khoản vay ngắn hạn (311)563.2.3.2 Kế toán phải trả người bán (TK 331)663.2.3.3 Kế toán thuế giá trị gia tăng phải nộp ( tk 3331)753.2.3.4 Kế toán phải trả người lao động (TK 334)813.2.3.5 Kế toán phải trả khác (338)81CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA – CÔNG TY CỔ PHẦN914.1 Nhận xét chung về công tác kế toán thanh toán tại công ty914.1.1. Nhận xét về công tác quản lý và sử dụng lao động914.1.2.Tình hình tổ chức công tác kế toán công nợ924.1.2.1. Ưu điểm924.1.2.2. Nhược điểm944.2. Lý do phải hoàn thiện954.3 Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty.954.3.1 Tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi954.3.2. Trích trước tiền lương nghỉ phép964.3.3. Lên kế hoạch thanh toán nợ cho từng nhà cung cấp.974.3.4. Hoàn thiện đầy đủ công tác sổ sách98KẾT LUẬN100TÀI LIỆU THAM KHẢO101 LỜI MỞ ĐẦUTrong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề thanh toán công nợ đang được quan tâm và chú ý rất nhiều. Nhận biết được điều này cùng với sự phân công công tác của Ban Giám Đốc công ty trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – Công ty cổ phần để làm chuyên đề báo cáo thực tập dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn thực tập Ths Đỗ Thị HạnhDo thời gian thực tập có hạn và số liệu thực tế chưa nhiều, đặc biệt là kinh nghiệm phân tích đánh giá của em chưa được sâu sắc.Vì vậy trong báo cáo không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo và nhà trường góp ý sửa chữa để bài báo cáo của em hoàn thiện hơnEm xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo Tổng Công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – Công ty cổ phần đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty.Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, chú, anh chị và đặc biệt là chú kế toán trưởng của Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ về mặt thực tiễn và cung cấp cho em những tài liệu quan trọng làm cơ sở nghiên cứu chuyên đề giúp em hoàn thành báo cáo này.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CƠ SỞ THANH HÓA đặc biệt là cô giáo Đỗ Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo chuyên đề này.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu công tác kế toán công nợ 2
1.5 Kết cấu nội dung chuyên đề 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 4
2.1 Khái niệm phân loại nợ phải thu 4
2.1.1 Khái niệm nợ phải thu 4
2.1.2 Phân loại nợ phải thu 4
2.2 Khái niệm phân loại nợ phải trả 4
2.2.1 Khái niệm nợ phải trả 4
2.2.2 Phân loại nợ phải trả 5
2.3 Nội dung và nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp 5
2.3.1 Nội dung kế toán công nợ 5
2.3.1.1 Nội dung kế toán nợ phải thu 5
2.3.1.2 Nội dung kế toán nợ phải trả 6
2.3.2 Nguyên tắc kế toán công nợ 7
2.3.2.1 Nguyên tắc kế toán nợ phải thu 7
2.3.2.2 Nguyên tắc kế toán nợ phải trả 8
2.4 Kế toán các khoản nợ phải thu 8
2.4.1 Kế toán chi tiết cá khoản nợ phải thu 8
2.4.2 Kế toán tổng hợp nợ phải thu 8
2.4.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 8
2.4.2.1.1 Tài khoản sử dụng 8
2.4.2.1.2 Phương pháp kế toán 9
2.4.2.2.1 TK sử dụng 11
2.4.2.2.2 Phương pháp hạch toán: 12
2.4.3.2 Kế toán phải thu khác 13
2.4.3.2.1 Tài khoản sử dụng 13
Trang 22.4.2.3.2 Phương pháp kế toán: 14
2.5 Kế toán các khoản nợ phải trả 15
2.5.1 Kế toán chi tiết các khoản nợ phải trả 15
2.5.2 Kế toán tổng hợp nợ phải trả 15
2.5.2.1 Kế toán vay ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ dài hạn đén hạn trả 15
2.5.2.1.1 Vay ngắn hạn 15
2.5.2.2 Kế toán nợ phải trả người bán 16
2.5.2.3 Kế toán thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 17
2.5.2.4 Kế toán phải trả người lao động 20
2.5.2.5 Kế toán nợ phải trả khác 22
2.6 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng 24
2.6.1 Đối với hình thức Nhật ký chung 24
2.6.2 Đối với hình thức chứng từ ghi sổ 24
2.6.3 Đối với hình thức Nhật ký sổ cái 25
2.6.4 Đối với hình thức nhật ký chứng từ 25
2.6.5 Đối với hình thức kế toán trên máy tính 25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA – CÔNG TY CỔ PHẦN 26
3.1 Tổng quan về công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – công ty cổ phần 26
3.1.1 Tên công ty 26
3.1.2.Vốn điều lệ 27
3.1.2.Mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển công ty 30
3.1.2.1 Mục tiêu: 30
3.1.2.2 Nhiệm vụ: 30
3.1.2.3 Định hướng phát triển của Tổng công ty: 30
3.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh 31
3.1.3.2 Chức năng của ngành nghề kinh doanh 31
3.1.4 Tình hình tổ chức của công ty 32
3.1.4.1Cơ cấu tổ chức chung 32
3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: 33
3.1.4.3 Cơ cấu phòng kế toán 34
3.1.4.5 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 36
1.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ 37
3.1.4.6 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 39
Trang 33.2 Thực trạng công tác kế toán tại Tổng công ty công trình giao thông I thanh hóa
– công ty cổ phần 39
3.2.1 Đặc điểm kế toán công nợ trong công ty 39
3.2.1.1 Đặc điểm các khoản phải thu của công ty: 39
3.2.1.2 Đặc điểm các khoản phải trả của công ty: 39
3.2.2 Kế toán các khoản phải thu 40
3.2.2.1 Kế toán phải thu khách hàng ( TK 131) 40
3.2.2.2 Kế toán các khoản phải thu khác 50
3.2.3 Kế toán các khoản phải trả 56
3.2.3.1 Kế toán các khoản vay ngắn hạn (311) 56
3.2.3.2 Kế toán phải trả người bán (TK 331) 66
3.2.3.3 Kế toán thuế giá trị gia tăng phải nộp ( tk 3331) 74
3.2.3.4 Kế toán phải trả người lao động (TK 334) .81
3.2.3.5 Kế toán phải trả khác (338) 81
CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA – CÔNG TY CỔ PHẦN 91
4.1 Nhận xét chung về công tác kế toán thanh toán tại công ty 91
4.1.1 Nhận xét về công tác quản lý và sử dụng lao động 91
4.1.2.Tình hình tổ chức công tác kế toán công nợ 92
4.1.2.1 Ưu điểm 92
4.1.2.2 Nhược điểm 94
4.2 Lý do phải hoàn thiện 95
4.3 Một số kiến nghị - giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty 95
4.3.1 Tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi 95
4.3.2 Trích trước tiền lương nghỉ phép 96
4.3.3 Lên kế hoạch thanh toán nợ cho từng nhà cung cấp 98
4.3.4 Hoàn thiện đầy đủ công tác sổ sách 99
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề thanh toán công nợ đang được quan tâm và chú ý rất nhiều Nhận biết được điều này cùng với sự phân công công tác của Ban Giám Đốc công ty trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – Công ty cổ phần" để làm chuyên
đề báo cáo thực tập dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn thực tập Ths Đỗ Thị Hạnh
Do thời gian thực tập có hạn và số liệu thực tế chưa nhiều, đặc biệt là kinh nghiệm phân tích đánh giá của em chưa được sâu sắc.Vì vậy trong báo cáo không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo và nhà trường góp ý sửa chữa để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo Tổng Công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – Công ty cổ phần đã tạo điều kiện
và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty.Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, chú, anh chị và đặc biệt là chú kế toán trưởng của Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ về mặt thực tiễn và cung cấp cho em những tài liệu quan trọng làm cơ sở nghiên cứu chuyên đề giúp em hoàn thành báo cáo này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CƠ SỞ THANH HÓA đặc biệt là cô giáo Đỗ Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo chuyên đề này
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Với nền kinh tế đang trong thời kỳ phát triển rất mạnh và bất ổn như hiện nay thì đối với doanh nghiệp công tác kế toán công nợ cũng rất quan trọng vì một doanh nghiệp ngoài việc phải thanh toán các khỏan nợ cho khách hàng nhằm để có được chữ tín với khách hàng ra còn phải thu hồi được các khỏan nợ
để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Ngoài ra việc thanh toán cũng giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Sau khi thấy được tầm quan trọng của một kế toán công nợ và được sự phân công công tác của Ban Giám Đốc công ty em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – Công ty cổ phần" để nghiên cứu và làm chuyên đề báo cáo thực tập
Từ đó, đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công
nợ cho công ty
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán công nợ trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay và các biện pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – công ty cổ phần chuyên xây dựng các công trình giao thông Từ đó xác định mô hình tổ chức công tác kế toán công nợ đang áp dụng để hạch toán kế toán, đồng thời cải thiện để hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán cho công ty
Phạm vi nghiên cứu: công tác kế toán công nợ tại công ty công trình giao
Trang 6thông I Thanh Hóa – công ty cổ phần.
Việc phân tích được lấy số liệu năm 2014
1.4 Phương pháp nghiên cứu công tác kế toán công nợ.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo tài liệu, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành
- Phương pháp nghiên cứu chứng từ kế toán: Dùng để thu thập thông tin
1.5 Kết cấu nội dung chuyên đề.
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2:Cơ sở lí luận về công tác kế toán công nợ tại công ty
Chương 3:Thực trạng công tác kế toán công nợ tại tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – công ty cổ phần
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – Công ty cổ phần
Trang 7CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm phân loại nợ phải thu
2.1.1 Khái niệm nợ phải thu
Nợ phải thu là một bộ phận tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện quyền của đơn vị trong việc nhận tiền, sản phẩm, hàng hoá từ khách hàng, các tổ chức và
cá nhân khác trong quá trình kinh doanh
Trong quá trình kinh doanh khi doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, sản phẩm cho khách hàng nhưng chưa được thanh toán tiền sẽ hình thành khoản nợ phải thu Ngoài ra nợ phải thu còn phát sinh trong trường hợp bắt bồi thường, cho mượn vốn tạm thời, khoản ứng trứoc tiền cho người bán, các khoản tạm ứng, các khoản ký quỹ, ký cược,…Như vậy, nợ phải thu chính là tài sản của doanh nghiệp do người khác nắm giữ
2.1.2 Phân loại nợ phải thu
- Phân loại nợ phải thu theo thời hạn thanh toán
+ Đối với doanh nghiệp có chu trình kinh doanh bình thường trong vòng
12 tháng: Nợ phải thu được thanh toán trong vòng 12 tháng được xếp vào loại
nợ phải thu ngắn hạn; sau 12 tháng được xếp vào nợ phải thu dài hạn
+ Đối với doanh nghiệp có chu trình kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng : Nợ phải thu được thanh toán trong vong một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại nợ phải thu ngắn hạn; dài hơn một chu trình kinh doanh bình thường được xếp vào nợ phải thu dài hạn
- Phân loại theo nội dung có nhiều loại nợ phải thu: Phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ; phải thu nội bộ; các khoản tạm ứng, các khoản ký quỹ, ký cược,… phải thu khác
2.2 Khái niệm phân loại nợ phải trả
2.2.1 Khái niệm nợ phải trả
Theo chuẩn mực Kế toán chung (VAS 01) đoạn 18: Nợ phải trả là nghĩa
vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị
Trang 8phải thanh toán từ nguồn lực của mình.
* Tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả
Nợ phải trả được ghi nhận khi thoả mãn cả hai điều kiện được quy định ở chuẩn mực chung đoạn 42 như sau
- Có đủ điều kiện chắc chắn là đơn vị sẽ dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán; và:
- Khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy
2.2.2 Phân loại nợ phải trả
- Phân loại nợ phải trả theo thời hạn thanh toán:
+ Đối với doanh nghiệp có chu trình kinh doanh bình thường trong vòng
12 tháng: Nợ phải trả được thanh toán trong vòng 12 tháng được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn; sau 12 tháng được xếp vào nợ phải trả dài hạn
+ Đối với doanh nghiệp có chu trình kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng : Nợ phải trả được thanh toán trong vong một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn; dài hơn một chu trình kinh doanh bình thường được xếp vào nợ phải trả dài hạn
- Phân loại theo nội dung có nhiều loại nợ phải trả: phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp, các khoản vay, dự phòng phải trả…nợ phải trả khác
2.3 Nội dung và nguyên tắc kế toán trong doanh nghiệp
2.3.1 Nội dung kế toán công nợ
2.3.1.1 Nội dung kế toán nợ phải thu
- Nợ phải thu khách hàng là khoản nợ hình thành do chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng Đây thường là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ khoản nợ phải thu của doanh nghiệp
- Nợ phải thu nội bộ là khoản nợ phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới, hoặc giữa các đơn vị nội bộ có tổ chức kế toán riêng trong một công ty, tổng công ty về giao vốn, bán hàng nội bộ, về các khoản chi hộ, các khoản phân phối trong nội bộ…theo qui chế tài chính của từng
Trang 9đơn vị.
- Tạm ứng là khoản nợ thể hiện quyền của doanh nghiệp đối với người lao động trong đơn vị khi ứng tiền để thực hiện một nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp
- Cầm cố, ký cược, ký quỹ là khoản nợ phát sinh khi doanh nghiệp mang tài sản ra khỏi đơn vị để cầm cố, ký quỹ, ký cược ở đơn vị khác theo những yêu cầu trong các giao dịch kinh tế
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là số tiền mà doanh nghiệp phải
có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc như các loại thuế gián thu, trực thu; các khoản phí lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định
- Phải trả người lao động là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh
từ sự kiện nợ người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải nộp khác thuộc về thu nhập của họ
- Phải trả nội bộ bao gồm các khoản phải trả về thu hộ, được chi hộ, tiền sản phẩm, Phải trả người bán, dịch vụ được cung cấp nhưng chưa thanh toán và một số khoản khác giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn
vị trực thuộc với nhau
- Vay ngắn hạn là khoản tiền vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hay các đơn vị kinh tế khác để tài trợ chủ yếu về vốn lưu động cho cả 3 giai đoạn của quá trình sản xuất Đây là những khoản tiền vay mà doanh nghiệp phải trả trong vòng 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh
- Vay dài hạn là khoản nợ vay mà thời hạn thanh toán dài hơn 1 năm Các khoản vay này được doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho công tác đầu tư XDCB,
Trang 10cải tiến kỷ thuật, mở rộng SXKD hoặc để đầu tư tài chính dài hạn.
- Các khoản phải trả khác
2.3.2 Nguyên tắc kế toán công nợ
2.3.2.1 Nguyên tắc kế toán nợ phải thu
- Nợ phải thu được theo dõi chặt chẽ chi tiết theo từng đối tượng phải thu Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ, phải theo dõi theo cả đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam theo qui định tài chính hiện hành
- Phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ dây dưa Đối với khách hàng có quan hệ mua hàng thường xuyên hợăc có số dư lớn thì cuối tháng doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi, số còn nợ (nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản)
Trường hợp khách hàng thanh toán nợ bằng hàng (hàng đổi hàng) hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả…cần có đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ,…biên bản thất thu xoá nợ kèm theo bằng chứng xác đúng về số dư nợ
- Doanh nghiệp cần phải phân loại thành nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn, căn cứ vào thời hạn thanh toán từng khoản nợ phải thu để có biện pháp thu nợ thích hợp, và là cơ sở để lập BCĐKT vào cuối năm
- Nợ phải thu cần phải được phân loại theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính để phục vụ cho việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác về từng khoản nợ phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản nợ và thời gian thanh toán từng khoản nợ
cụ thể
- Giám sát tình hình công nợ và chấp hành kỷ luật thanh toán tài chính, tín dụng Vận dụng hình thức thanh toán tiên tiến, hợp lý để đảm bảo thanh toán kịp thời, đúng hạn ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng vốn không hợp lý nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trang 112.3.2.2 Nguyên tắc kế toán nợ phải trả
- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ theo từng đối tượng và theo từng lần thanh toán Đối với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải chi tiết theo từng đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam theo chế độ hiện hành
- Doanh nghiệp cần phải phân loại thành nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn, căn cứ vào thời hạn thanh toán từng khoản nợ phải trả để có kế hoạch trả nợ thích hợp, và là cơ sở để lập BCĐKT vào cuối năm
- Nợ phải trả cần phải được phân loại theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính để phục vụ cho việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.4 Kế toán các khoản nợ phải thu
2.4.1 Kế toán chi tiết cá khoản nợ phải thu
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan như phiếu chi, hóa đơn, phiếu xuất kho,… kế toán phản ánh vào sổ chi tiết theo từng đối tượng có liên quan như sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi tiết tạm ứng,…
Cuối kỳ, căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với sổ Tấn
2.4.2 Kế toán tổng hợp nợ phải thu
2.4.2.1 Kế toán phải thu khách hàng
2.4.2.1.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 131 - Phải thu của khách hàng
TK 131- Phải thu của khách hàng
SDĐK: Số tiền còn phải thu khách
- Số tiền khách hàng trả nợ
- Số tiền đã ứng trước nhận trước của khách hàng
Trang 12- Số tiền thừa đã trả lại cho khách hàng
-SDCK: Số tiền còn phải thu khách
hàng cuối kỳ
- Khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng
- Doanh thu của hàng đã bán bị người mua trả lại
SDCK: Số tiền khách hàng ứng trước còn ở cuối kỳ
2.4.2.1.2 Phương pháp kế toán
- Khi bán Phải trả người bán, cung cấp dịch vụ chưa thu tiền, xác định hoa hồng đại lý được hưởng,…nhưng chưa thu được ghi:
Nợ TK 131- Phải thu khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
- Hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá của lượng hàng đã bán cho khách hàng không phù hợp với quy cách, số tiền chiết khâu thương mại,… được trừ vào số nợ
Dưới đây là phương pháp hạch toán thanh toán với người mua đối với một
số nghiệp vụ chủ yếu phát sinh trong doanh nghiệp
Trang 13Chênh lệch TGHĐ giảm Xóa nợ phải thu khó đòi
KH thanh toán bằng hàng hóa, dịch vụ Thu nợ khách hàng
Trang 142.4.2.2 Kế toán phải thu nội bộ
+ Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về,
các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp;
+ Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về,
các khoản cấp trên phải giao xuống;
+ Số tiền phải thu về bán sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị cấp trên,
cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ
+ Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên;
+ quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã
SDCK: số nợ còn phải thu ở các đơn vị
nội bộ lúc cuối kỳ
Trang 152.4.2.2.2 Phương pháp hạch toán:
Ghi chú:
(1) Doanh thu nhờ thu hộ;
(2) Khấu hao tài sản cố định phải thu ở đơn vị cơ sở;
(3) Số tiền bán hàng;
(4) Các khoản thuế phải thu ở các đơn vị cơ sở;
(5) Các đơn vị vay vốn để kinh doanh;
(6) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý;
(7) Đơn vị cơ sở trả nợ cho xí nghiệp;
TK 111,112
(7) (1)
TK 211
TK 1561,611 (2)
Trang 16(8) Các đơn vị chuyển trả hàng hóa cho xí nghi
2.4.3.2 Kế toán phải thu khác
- Giá trị tai sản thiếu chờ giải quyết
- Phải thu của các nhân viên, tập thể
(trong và ngoài đơn vị) đối với tài sản
thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có
biên bản xử lý ngay
- Số tiền phải thu về các khoản phát
sinh khi cổ phần hoá công ty nhà nước
- Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận
được chia từ các hoạt động đầu tư tài
chính
- Các khoản nợ phải thu khác
SDĐK: Số đã thu nhiều hơn số phải thu
- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý
- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hoá công ty nhà nước
- Số tiền đã thu được thuộc các khoản
nợ phải thu khác
Trang 17(3)Các khoản chi không được duyệt phải thu hồi;
(4)Khi quyết định xử lý tài sản thiếu;
(5)Khi thu được nợ;
(6)Khi quyết định xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi;
Trang 18(7)Khi kết thúc quá trình cổ phần hóa.
2.5 Kế toán các khoản nợ phải trả
2.5.1 Kế toán chi tiết các khoản nợ phải trả
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu chi,…Kế toán ghi vào sổ chi tiết theo từng đối tượng có liên quan như sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết người bán,…
Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu số liệu với sổ Tấn các tài khoản liên quan
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do
đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
Số dư Có: Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả
- Số tiền vay ngắn hạn
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ
* Phương pháp kế toán:
Trang 192.5.2.2 Kế toán nợ phải trả người bán
** TK sử dụng: TK 331- Phải trả người bán
TK 331 – Phải trả người bán
Số dư bên Nợ: Số tiền ứng trước cho
người bán, người cung cấp dịch vụ,
người nhận thầu xây lắp hoặc số đã trả,
nhiều hơn số phải trả
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư,
hàng hoá, người cung cấp dịch vụ,
người nhận thầu xây lắp
- Số tiền ứng trước cho người bán,
người cung cấp, người nhận thầu xây
lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ
- Số tiền người bán chấp nhận giảm giá
hàng bán, dịch vụ đã giao
- Chiết khấu thanh toán người bán chấp
Số dư bên Có: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp
- Số tiền phải thanh toán, phải trả cho người bán, người nhận thầu
111,112
TK 311- Vay ngắn hạn
152.153,211
bằng TM TGNH
Vay Nh mua Vật tư hàng hóa
DN bị phát mãi các
khoản cầm cố do
không trả dược nợ
Trả nợ người bán
Vay NH
ký quỹ
mở tín dụng
Trang 20nhận cho doanh nghiệp trừ vào nợ phải
trả
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt,
kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại
người bán
** Phương pháp kế toán
2.5.2.3 Kế toán thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
TK sử dụng: TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
TK 711
Chênh lệch TGHĐ tăng Phải trả về nhận
cung cấp dịch vụ Mua chịu hàng hóa, vật tư…
Chênh lệch TGHĐ giảm
Xử lý nợ vắng chủ Trả nợ Ứng trước cho người bán
VAT CKTM, GGHB, hàng mua trả
TK133
TK 413
TK133
Trang 21Kết cấu:
TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Số thuế GTGT được khấu trừ trong
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp
- Số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp
- Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp nhà nước
*Phương pháp kế toán
Số thuế GTGT phải nộp = (Doanh số bán ra – Giá vốn hàng bán) x thuế suất thuế GTGT
Trang 223331 - Thuế GTGT pphaiđầu\\rara
152,153,
156,211,
111,112,131,
531,532,521,
111,112,113
Thuế
GTGT133
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
đầu ra
Khi phát sinh doanh
thu và thu nhập khácTổng giá thanh toánT
Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, hoặc chiết khấu thương mại
111,11
2
Cuối kỳ, khi nộp thuế
và các khoản khác vào NSNN
711
Các khoản thuế được NSNNhoàn lại ghi tăng thu nhập khác
Thuế nhập khẩu, của hàng nhập khẩu phải nộp NSNN
khẩu phải nộp NSNN
511,512,
515,711
133Thuế
GTGT của hàng nhập khẩu
phải nộp NSNN
được khấu trừNếu không
Nếu đượckhấu trừ
KẾ TOÁN THUẾ GTGT ĐẦU RA
Trang 232.5.2.4 Kế toán phải trả người lao động
TK sử dụng: TK 334- Phải trả người lao động
Kết cấu:
TK 334- Phải trả người lao động
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng,
BHXH và các khoản khác đã trả, đã
chi, đã ứng trước cho người lao động
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,
tiền công của người lao động
Số dư bên có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả người lao động
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả người lao động
*Phương pháp kế toán nợ phải trả người lao động
Trang 24Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất
(2a) Lương nghỉ phép thực tế phải thanh toán
(2b) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuấtTiền lương nhân viên ở xưởng
Tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
Trang 25Tiền lương nhân viên các hoạt động khác
BHXH phải thanh toán cho người lao động
Tiền thưởng phải thanh toán cho công nhân
Khấu trừ thuế thu nhập
Khấu trừ BHXH, BHYT
(10)Khấu trừ tiền tạm ứng
(11) Khấu trừ các khoản phải thu khác
(12) Ứng lương và thanh toán cho công nhân
(13) Giữ hộ tiền lương cho công nhân
2.5.2.5 Kế toán nợ phải trả khác
TK sử dụng: TK 338- Phải trả khác
Kết cấu:
TK 338 – Phải trả khác
Số dư bên nợ: Số đã trả đã nộp nhiều
hơn số phải trả, phải nộp
- Các khoản đã trả, đã nộp và ghi giảm
Trang 262 Trường hợp hàng hoá ,vật tư, tiền mặt tại quỹ phát hiện thừa qua kiểm
kê chưa xác định rõ nguyên nhân chờ giai quyết
Trang 273 Khi có biên bản bàn xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan
4 Hàng tháng trích BHXH, BHYT và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
5 Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trừ vào lương của cán bộ công nhân viên
6 Nộp bảo hiểm xã hội, KPCĐ cho cơ quan quản lý và mua thẻ BHYT cho công nhân viên
7 Tính BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
2.6 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng
2.6.1 Đối với hình thức Nhật ký chung
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm các sổ: Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái TK 131,136,138, sổ thẻ kế toán chi tiết
2.6.2 Đối với hình thức chứng từ ghi sổ
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm các sổ; Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ, sổ cái TK 131, sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Sổ cái
Trang 282.6.3 Đối với hình thức Nhật ký sổ cái
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm Nhật ký- sổ cái, sổ thẻ kế toán chi tiết
- quy trình ghi sổ TK 131,136, 138, 331…
2.6.4 Đối với hình thức nhật ký chứng từ
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm Nhật ký chứng từ (số 8), bảng kê(số 11), sổ cái TK 131, sổ, thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký sổ cái
kế toán
Sổ cái TK 131,133,138,
…
Trang 29CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA –
1000 CNV) phương tiện xe máy lạc hậu cũ nát, thi công các công trình chủ yếu
là thủ công nên năng xuất thấp, chất lượng kém Từ sau những năm 1986, sau khi nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch tập chung quan lưu bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, bước đầu công
ty đã thích nghi dần với cơ chế Song do khả năng của cán bộ cũng như phương tiện thi công còn có những mặt hạn chế nhất định, chính vì thế vẫn còn nhiều lúng túng và gặp không ít khó khăn
Đến năm 1992 công ty được thành lập và đổi tên thành Công Ty Công Trình Giao Thông I, hạch toán độc lập theo quyết định số : 1349 TC- UBTH ngày 31/10/1992 Với số vốn như sau:
Trang 30- Vốn điều lệ : 1.241 triệu đồng
- Tổng số vốn : 1.643 triệu đồng
Trong đó : + Vốn cố định : 1.177 triệu đồng
+ Vốn lưu động : 466 triệu đồng
Từ sau khi trở thành DNNN tự hạch toán từ năm 1992 đến nay vừa tròn
10 và sau 16 năm đổi mới (1986) đến 2004 bước đầu công ty đã thích nghi với
cơ chế thị trường cạnh trạnh, về công việc bắt buộc công ty phải có những đối sách chiến lược mới trong đầu tư về chất lượng cán bộ chuyên môn cũng như quản lý doanh nghiệp, tăng cường cán bộ trẻ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nên công ty đã đạt được nhiều thành tựu nhất định Song công ty
đã và đang phát triển, dần chuyển đổi phương án kinh doanh Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần vào 30/6/2004 với tên gọi là "Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá" với tổng số vốn và điều lệ là 5 tỷ
Từ những thiết bị lạc hậu cũ nát của Liên Xô trước đây thì hiện nay Công
ty đã thay thế toàn bộ bằng những thiết bị tiên tiến của các nước như Nhật, Đức
đã từng bước phù hợp với quy trình thi công hiện đại và đến năm 2006 thì Công
ty nâng tổng số tiền thiết bị nhà xưởng lên trên 30 tỷ đồng Riêng trong 2 năm
2005 và đầu quý I năm 2006 đã đầu tư gần 10 tỷ đồng thiết bị cả bằng hai nguồn vốn vay và tự có bổ sung của doanh nghiệp
Tháng 10/2010 Công ty đổi tên thành: Tổng Công Ty Công Trình Giao Thông I Thanh Hóa - Công Ty CP
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2800803835 đăng ký lần đầu
Trang 31ngày 07/04/2004 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2800803835 thay đổi lần thứ 11 ngày 16/08/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp.
3 Nợ Phải Trả 155.672.900.795 191.120.533.161 178.909.918.383
4 Vốn Chủ Sở Hữu 19.238.194.222 19.972.354.128 25.344.137.648Tổng Nguồn Vốn 174.911.095.017 211.092.887.289 204.254.056.031Bảng báo cáo kết quả kinh doanh ( Trích theo nguồn BCTC của tổng công ty)
1 Doanh thu thuần 197.557.121.807 285.907.667.174 246.363.880.308
2 Giá vốn hàng bán 188.717.904.758 274.155.270.574 236.680.734.057
3 Lợi nhuận gộp 9.212.994.188 10.986.554.301 9.683.146.250
4 Doanh thu tài chính 10.456.134.196 9.916.982.766 9.134.744.215
5 Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
Trang 32Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng
%
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng
%
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng %
Qua số liệu trên ta thấy, nguồn vốn của công ty bao gồm: Vốn chủ
sở hữu và vốn huy động bên ngoài (vay, chiếm dụng) Trong đó, vốn vay nợ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu cụ thể là: Vốn vay nợ chiếm 89% (năm 2012); 90,54% (năm 2013); 87,59%(năm 2014) Điều này chứng tỏ phần lớn vốn mà công ty sử dụng là vốn vay nợ, do đó khả năng tự chủ
về mặt tài chính, mức độ độc lập về tài chính của công ty là không tốt Tuy nhiên công ty sẽ được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ cần đầu tư một lượng nhỏ, mặt khác ta cũng đánh giá cao khả năng huy động vốn của công ty
Năm 2012 so với năm 2013 thì tổng nguồn vốn tăng điều này là do: mặc
dù vốn CSH giảm xuống nhưng vốn vay nợ lại tăng lên và mức độ giảm xuống của vốn chủ sở hữu lớn hơn mức độ gia tăng của vốn vay nợ (11% lớn hơn 9.46%) Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty đang có sự chuyển biến lớn và công ty cần cân nhắc việc sử dụng vốn, vì cơ cấu nợ vay cua công ty đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn
Năm 2014 so với năm 2013 thì tổng nguồn vốn giảm xuống, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên 5.371.783.520 đồng so với năm 2013, còn nợ phải trả lại giảm xuống 12.210.614.778 đồng so với năm
2013 Từ đó ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty đang có sự thay đổi so
Trang 33với năm 2013, tỷ trọng vốn chủ sở hữu đang dần tăng lên, đồng thời tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống Điều này cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính của công
ty đang tốt dần lên
3.1.2.Mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển công ty
3.1.2.1 Mục tiêu:
Đảm bảo mục tiêu và hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng
Giữ vững phát triển và tăng trưởng hàng năm từ 5-10%
Giảm chi phí tiết kiệm trong quản lý và sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường
Thường xuyên quan tâm tới đời sống của lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, công nhân trong doanh nghiệp
Không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho người lao động của địa phương, thực hiện đày đủ và ngày càng tăng nghĩa vụ nộp ngân sách
Luôn đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong doanh nghiệp
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trật tự an ninh, chính trị, đảm bảo một môi trường sạch sẽ Tạo mối quan hệ đối với chính quyền và nhân dân địa phương nơi đơn vị kinh doanh
3.1.2.3 Định hướng phát triển của Tổng công ty:
Mở rộng quy mô sản xuất
Đầu tư đổi mới công nghệ ,thiết bị
Tăng cường liên doanh,liên kết với các đối tác trong và ngoài nước
Đào tạo ,thu hút lực lượng lao động trẻ có trình độ cao
Xây dựng mô hình công ty mẹ,công ty con
Trang 34Đặc điểm hoạt động kinh doanh
3.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhiệm vụ chính của công là xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng và giao thông, công ty thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng và công trình viễn thông
- Sản xuất vật liệu xây dựng và thiết bị phụ tùng
- Tư vấn giám sát kĩ thuật xây dựng , giao thông , thủy lợi
- Tư vấn thiết kế công trình , giao thông , thủy lợi
- Kinh doanh thương mại du lịch
- Thí nghiệm vật liệu xây dựng
- Khai thác đất , đá , cát , sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường
- Sản xuất và thi công hệ thống an toàn giao thông
- Xây dựng công trình viễn thông
- Khoan , thăm dò địa chất xây dựng , giao thông , thủy lợi, dân dụng
- Lập dự toán xây dựng các công trình giao thông
- Kinh doanh vật liệu xây dựng
3.1.3.2 Chức năng của ngành nghề kinh doanh
Ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có đặc thù riêng, nó tạo nên cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân Sản phẩm của ngành xây dựng là những CT (nhà máy, cầu đường, công trình phúc lợi.) Xuất phát từ đặc điểm đó, quá trình sản xuất của công ty mang tính liên tục, đa dạng và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm thi công khác nhau Vì vậy để tổ chức sản xuất kinh doanh, công ty đã lập
ra các đội thi công để các đội sản xuất này trực tiếp thực hiện các giai đoạn
Trang 353.1.4 Tình hình tổ chức của công ty
3.1.4.1Cơ cấu tổ chức chung
Là công ty xây dựng các công trình, chủ yếu là các công trình giao thông đường bộ, nên Công ty công trình giao thông 1 Thanh Hoá - Công ty CP hầu như chỉ thực hiện việc xây dựng, ít khi thực hiện việc lắp đặt Hiện nay công ty
tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất xây lắp Có thể khái quát quy trình đó theo sơ đồ: Khảo sát - thiết kế - lập dự án - thi công - bàn giao - thanh quyết toán (trong đó đối với những công trình lớn khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án được các cơ quan chuyên doanh khác tiến hành) Sản phẩm của công ty mang những đặc tính chung của sản phẩm xây dựng, do đó yêu cầu của công tác tổ chức sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải phù hợp với những đặc tính đó Và thực tế công ty
đã tổ chức được 6 xí nghiệp xây lắp công trình linh hoạt với cơ chế quản lý rất thích hợp Đó là cơ chế khoán theo từng khoản mục chi phí
Việc giao khoán ở công ty đã phát huy được khả năng sẵn có trên nhiều mặt của các xí nghiệp thi công công trình, gắn với lợi ích vật chất của người lao động buộc người lao động quan tâm đến chất lượng công trình hơn
Công ty công trình giao thông Thanh Hoá - Công ty CP có những đặc điểm riêng tổ chức sản xuất kinh doanh của sản phẩm xây dựng nói chung và đặc điểm của công ty nói riêng nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:
Trang 36Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý
3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan tối cao nhất quyết định mọi hoạt động SXKD của công ty
- Ban Giám Đốc: Là người đứng đầu điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty về hành chính và tài chính SXKD và chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: giám sát về thi công các công trình và làm thủ tục nghiệm thu công trình, tổng hợp vật tư chỉ đạo chung tình hình vật tư của công ty và chịu trước ban lãnh đạo của công ty
Phòng
kế toántài vụ
Phòng tổ chức hành chính
Trang 37- Phòng thí nghiệm vật liệu:Thí nghiệm các loại vật liệu ở các công trình xây dựng nhằm cung cấp các định mức vật liệu cho thi công các công trình.
- Phòng Tổ chức- Hành chính: Thực hiện quản lý nhân sự, bao gồm tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự phù hợp với tính chất, yêu cầu công việc và khả năng của mỗi người; theo dõi việc nâng bậc lương, đóng bảo hiểm cho lao động (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế) gián tiếp tại văn phòng Công ty Đồng thời theo dõi , kiểm tra đơn vị trực thuộc thực hiện hợp đồng giao khoán như kiểm tra định mức đơn giá khoán nội bộ, tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các chế độ đối với người lao động theo bộ luật lao động
- Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác phục
vụ quản trị nội bộ và cho những người quan tâm khác; theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, hiệu quả hoạt động và tình hình thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước; kiểm tra và ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định về tài chính kế toán đang có hiệu lực
- Các xí nghiệp: Quản lý thiết bị xe máy và trực tiếp thi công các công trình xây dựng cơ bản, giao thông thuỷ lợi
3.1.4.3 Cơ cấu phòng kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, phòng kế toán xử lý và thực hiện các công việc kế toán còn các kế toán XN chỉ tiến hành thu thập chứng từ ban đầu rồi gửi lên phòng kế toán
Trang 38Sơ đồ1.2: Cơ cấu bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm về tổ chức điều hành hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của Công ty, đồng thời kế toán trưởng cũng là kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty
- Kế toán tổng hợp : Trợ giúp cho kế toán trưởng làm công tác tổng hợp, thu nhận và kiểm tra các chúng từ gốc và căn cứ vào nội dung kinh tế phát sinh
để định khoản, hạch toán vào máy vi tính, tổng hợp số liệu báo cáo kế toán tài chính
- Kế toán ngân hàng - kê khai nộp thuế: Là người trực tiếp thực hiện việc giao dịch với ngân hàng thông qua việc theo dõi tiền gửi, tiền vay, tiền đang chuyển, theo dõi hạn mức ngân sách cấp, kê khai nộp thuế hàng tháng và quyết toán thuế với cục thuế
- Kế toán thanh toán : Thanh toán các khoản thu chi và thanh toán nội bộ,
mở các khoản thu chi, xuất nhập quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý và tính ra số tiền quỹ ở mọi thời điểm Riêng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhận ký cược, ký quỹ phải theo dõi riêng một sổ
- Thủ quỹ : Chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc,kim khí quý, đá quý tại quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ
Kế Toán trưởng
Kế Toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán tiền
Trang 39quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch
3.1.4.5 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp
để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
+Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Trang 40Quan hệ đối chiếu
1.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ
a Công việc hàng ngày
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính