2.6.1 Đối với hình thức Nhật ký chung
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm các sổ: Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái TK 131,136,138, sổ thẻ kế toán chi tiết
- Quy trình ghi sổ
TK 131
Tk 133,138.331…
TK 131
Tk 133,138.331.341….
2.6.2 Đối với hình thức chứng từ ghi sổ
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm các sổ; Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 131, sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Trình tự ghi sổ kế toán; Chứng từ gốc NKC NK đặc biệt Sổ cái Sổ cái
2.6.3 Đối với hình thức Nhật ký sổ cái
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm Nhật ký- sổ cái, sổ thẻ kế toán chi tiết - quy trình ghi sổ TK 131,136, 138, 331…
TK… TK 331, 311, 3331,...
2.6.4 Đối với hình thức nhật ký chứng từ
- Sổ sách sử dụng: Bao gồm Nhật ký chứng từ (số 8), bảng kê(số 11), sổ cái TK 131, sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Quy trình ghi sổ
2.6.5 Đối với hình thức kế toán trên máy tính
Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Sổ cái Chứng từ gốc Nhật ký sổ cái Chứng từ gốc Bảng kê số … NK chứng từ số ... Sổ cái Chứng từ gốc Phần mềm kế toán Sổ cái TK 131,133,138, …
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA –
CÔNG TY CỔ PHẦN.
3.1 Tổng quan về công ty công trình giao thông I Thanh Hóa – công ty cổ phần. phần.
3.1.1 Tên công ty
- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hoá- công ty cổ phần.
- Địa chỉ trụ sở chính: Núi Một, xã Đông Lĩnh,Thành Phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
- Điện thoại: 0373.820.125 - Fax : 0373.820.236 .
- Website: giaothong1thanhhoa.vn -MST:2800803835.
- Tài khoản: 501.10.00.000.018.0 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Thanh Hóa
Công Ty Công Trình Giao Thông I Thanh Hoá.Tiền thân đầu tiên là công ty Mặt Đường được thành lập từ năm 1969. Do tình hình thực tế lúc bấy giờ đã để lại cho công ty đến những năm 1980 một lực lượng quá đông (hơn 1000 CNV) phương tiện xe máy lạc hậu cũ nát, thi công các công trình chủ yếu là thủ công nên năng xuất thấp, chất lượng kém. Từ sau những năm 1986, sau khi nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch tập chung quan lưu bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, bước đầu công ty đã thích nghi dần với cơ chế. Song do khả năng của cán bộ cũng như phương tiện thi công còn có những mặt hạn chế nhất định, chính vì thế vẫn còn nhiều lúng túng và gặp không ít khó khăn.
Đến năm 1992 công ty được thành lập và đổi tên thành Công Ty Công Trình Giao Thông I, hạch toán độc lập theo quyết định số : 1349 TC- UBTH ngày 31/10/1992. Với số vốn như sau:
- Vốn điều lệ : 1.241 triệu đồng - Tổng số vốn : 1.643 triệu đồng
Trong đó : + Vốn cố định : 1.177 triệu đồng + Vốn lưu động : 466 triệu đồng
Từ sau khi trở thành DNNN tự hạch toán từ năm 1992 đến nay vừa tròn 10 và sau 16 năm đổi mới (1986) đến 2004 bước đầu công ty đã thích nghi với cơ chế thị trường cạnh trạnh, về công việc bắt buộc công ty phải có những đối sách chiến lược mới trong đầu tư về chất lượng cán bộ chuyên môn cũng như quản lý doanh nghiệp, tăng cường cán bộ trẻ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nên công ty đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Song công ty đã và đang phát triển, dần chuyển đổi phương án kinh doanh Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần vào 30/6/2004 với tên gọi là "Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá" với tổng số vốn và điều lệ là 5 tỷ .
Từ những thiết bị lạc hậu cũ nát của Liên Xô trước đây thì hiện nay Công ty đã thay thế toàn bộ bằng những thiết bị tiên tiến của các nước như Nhật, Đức đã từng bước phù hợp với quy trình thi công hiện đại và đến năm 2006 thì Công ty nâng tổng số tiền thiết bị nhà xưởng lên trên 30 tỷ đồng. Riêng trong 2 năm 2005 và đầu quý I năm 2006 đã đầu tư gần 10 tỷ đồng thiết bị cả bằng hai nguồn vốn vay và tự có bổ sung của doanh nghiệp.
Tháng 10/2010 Công ty đổi tên thành: Tổng Công Ty Công Trình Giao Thông I Thanh Hóa - Công Ty CP
3.1.2.Vốn điều lệ
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng Quyết định thành lập
Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa- công ty cổ phần được thành lập theo QĐ số 4328/QĐ-CT ngày 29/12/2003 của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
ngày 07/04/2004. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2800803835 thay đổi lần thứ 11 ngày 16/08/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp.
Tình hình tài chính
Bảng tổng hợp Tài sản – Nguồn vốn ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Tài Sản Ngắn Hạn 139.935.140.408 181.328.838.745 180.166.354.900 2. Tài Sản Dài Hạn 34.975.954.609 29.764.048.544 24.087.701.131 Tổng Tài Sản 174.911.095.017 211.092.887.289 204.254.056.031 3. Nợ Phải Trả 155.672.900.795 191.120.533.161 178.909.918.383 4. Vốn Chủ Sở Hữu 19.238.194.222 19.972.354.128 25.344.137.648 Tổng Nguồn Vốn 174.911.095.017 211.092.887.289 204.254.056.031
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh ( Trích theo nguồn BCTC của tổng công ty).
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Doanh thu thuần 197.557.121.807 285.907.667.174 246.363.880.308 2. Giá vốn hàng bán 188.717.904.758 274.155.270.574 236.680.734.057 3. Lợi nhuận gộp 9.212.994.188 10.986.554.301 9.683.146.250 4. Doanh thu tài chính 10.456.134.196 9.916.982.766 9.134.744.215 5. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
3.700.359.365 4.705.342.600 2.913.786.137
Để thấy một cách khái quát thực trạng tài chính ta xem xét cơ cấu vốn Nguồn vốn của công ty được thể hiện qua biểu mẫu sau:
Số tiền (đồng) Tỷ trọng % Số tiền (đồng) Tỷ trọng % Số tiền (đồng) Tỷ trọng % Vốn chủ sở hữu 19.238.194.222 11 19.972.354.128 9.46 25.344.137.648 12.41 Nợ phải trả 155.672.900.795 89 191.120.533.161 90.54 178.909.918.383 87.59 Tổng nguồn vốn 174.911.095.017 100 211.092.877.289 100 204.254.056.031 100 Qua số liệu trên ta thấy, nguồn vốn của công ty bao gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn huy động bên ngoài (vay, chiếm dụng). Trong đó, vốn vay nợ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. cụ thể là: Vốn vay nợ chiếm 89% (năm 2012); 90,54% (năm 2013); 87,59%(năm 2014). Điều này chứng tỏ phần lớn vốn mà công ty sử dụng là vốn vay nợ, do đó khả năng tự chủ về mặt tài chính, mức độ độc lập về tài chính của công ty là không tốt. Tuy nhiên công ty sẽ được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ cần đầu tư một lượng nhỏ, mặt khác ta cũng đánh giá cao khả năng huy động vốn của công ty.
Năm 2012 so với năm 2013 thì tổng nguồn vốn tăng điều này là do: mặc dù vốn CSH giảm xuống nhưng vốn vay nợ lại tăng lên và mức độ giảm xuống của vốn chủ sở hữu lớn hơn mức độ gia tăng của vốn vay nợ (11% lớn hơn 9.46%). Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty đang có sự chuyển biến lớn và công ty cần cân nhắc việc sử dụng vốn, vì cơ cấu nợ vay cua công ty đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.
Năm 2014 so với năm 2013 thì tổng nguồn vốn giảm xuống, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng lên 5.371.783.520 đồng so với năm 2013, còn nợ phải trả lại giảm xuống 12.210.614.778 đồng so với năm 2013. Từ đó ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty đang có sự thay đổi so
với năm 2013, tỷ trọng vốn chủ sở hữu đang dần tăng lên, đồng thời tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống. Điều này cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty đang tốt dần lên.
3.1.2.Mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển công ty 3.1.2.1 Mục tiêu:
Đảm bảo mục tiêu và hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng Giữ vững phát triển và tăng trưởng hàng năm từ 5-10%
Giảm chi phí tiết kiệm trong quản lý và sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường
Thường xuyên quan tâm tới đời sống của lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, công nhân trong doanh nghiệp
Không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho người lao động của địa phương, thực hiện đày đủ và ngày càng tăng nghĩa vụ nộp ngân sách
3.1.2.2 Nhiệm vụ:
Hoàn thành các kế hoạch và mục tiêu doanh nghiệp đặt ra đúng thời gian và đạt hiệu quả
Doanh nghiệp luôn thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách kinh tế, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của nhà nước.
Luôn đảm bảo đời sống cho công nhân viên trong doanh nghiệp
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trật tự an ninh, chính trị, đảm bảo một môi trường sạch sẽ. Tạo mối quan hệ đối với chính quyền và nhân dân địa phương nơi đơn vị kinh doanh.
3.1.2.3 Định hướng phát triển của Tổng công ty:
Mở rộng quy mô sản xuất.
Đầu tư đổi mới công nghệ ,thiết bị.
Tăng cường liên doanh,liên kết với các đối tác trong và ngoài nước. Đào tạo ,thu hút lực lượng lao động trẻ có trình độ cao.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh
3.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhiệm vụ chính của công là xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng và giao thông, công ty thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng và công trình viễn thông.
- Sản xuất vật liệu xây dựng và thiết bị phụ tùng
- Tư vấn giám sát kĩ thuật xây dựng , giao thông , thủy lợi . - Tư vấn thiết kế công trình , giao thông , thủy lợi .
- Kinh doanh thương mại du lịch . - Thí nghiệm vật liệu xây dựng .
- Khai thác đất , đá , cát , sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường . - Sản xuất và thi công hệ thống an toàn giao thông .
- Xây dựng công trình viễn thông .
- Khoan , thăm dò địa chất xây dựng , giao thông , thủy lợi, dân dụng.
- Lập dự toán xây dựng các công trình giao thông - Kinh doanh vật liệu xây dựng
3.1.3.2 Chức năng của ngành nghề kinh doanh
Ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có đặc thù riêng, nó tạo nên cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành xây dựng là những CT (nhà máy, cầu đường, công trình phúc lợi.). Xuất phát từ đặc điểm đó, quá trình sản xuất của công ty mang tính liên tục, đa dạng và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm thi công khác nhau. Vì vậy để tổ chức sản xuất kinh doanh, công ty đã lập ra các đội thi công để các đội sản xuất này trực tiếp thực hiện các giai đoạn.
3.1.4 Tình hình tổ chức của công ty3.1.4.1Cơ cấu tổ chức chung 3.1.4.1Cơ cấu tổ chức chung
Là công ty xây dựng các công trình, chủ yếu là các công trình giao thông đường bộ, nên Công ty công trình giao thông 1 Thanh Hoá - Công ty CP hầu như chỉ thực hiện việc xây dựng, ít khi thực hiện việc lắp đặt. Hiện nay công ty tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất xây lắp. Có thể khái quát quy trình đó theo sơ đồ: Khảo sát - thiết kế - lập dự án - thi công - bàn giao - thanh quyết toán (trong đó đối với những công trình lớn khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án được các cơ quan chuyên doanh khác tiến hành). Sản phẩm của công ty mang những đặc tính chung của sản phẩm xây dựng, do đó yêu cầu của công tác tổ chức sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải phù hợp với những đặc tính đó. Và thực tế công ty đã tổ chức được 6 xí nghiệp xây lắp công trình linh hoạt với cơ chế quản lý rất thích hợp. Đó là cơ chế khoán theo từng khoản mục chi phí.
Việc giao khoán ở công ty đã phát huy được khả năng sẵn có trên nhiều mặt của các xí nghiệp thi công công trình, gắn với lợi ích vật chất của người lao động buộc người lao động quan tâm đến chất lượng công trình hơn.
Công ty công trình giao thông Thanh Hoá - Công ty CP có những đặc điểm riêng tổ chức sản xuất kinh doanh của sản phẩm xây dựng nói chung và đặc điểm của công ty nói riêng nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý
3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan tối cao nhất quyết định mọi hoạt động SXKD của công ty
- Ban Giám Đốc: Là người đứng đầu điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty về hành chính và tài chính SXKD và chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: giám sát về thi công các công trình và làm thủ tục nghiệm thu công trình, tổng hợp vật tư chỉ đạo chung tình hình vật tư của công ty và chịu trước ban lãnh đạo của công ty.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban giám đốc Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng thí nghiệm vật liệu Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính XN cơ giới XN 4 XN 5 XN 6 XN 7 XN 8
- Phòng thí nghiệm vật liệu:Thí nghiệm các loại vật liệu ở các công trình xây dựng nhằm cung cấp các định mức vật liệu cho thi công các công trình.
- Phòng Tổ chức- Hành chính: Thực hiện quản lý nhân sự, bao gồm tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự phù hợp với tính chất, yêu cầu công việc và khả năng của mỗi người; theo dõi việc nâng bậc lương, đóng bảo hiểm cho lao động (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế) gián tiếp tại văn phòng Công ty. Đồng thời theo dõi , kiểm tra đơn vị trực thuộc thực hiện hợp đồng giao khoán như kiểm tra định mức đơn giá khoán nội bộ, tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các chế độ đối với người lao động theo bộ luật lao động.
- Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác phục vụ quản trị nội bộ và cho những người quan tâm khác; theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, hiệu quả hoạt động và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; kiểm tra và ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định về tài chính kế toán đang có hiệu lực.
- Các xí nghiệp: Quản lý thiết bị xe máy và trực tiếp thi công các công trình xây dựng cơ bản, giao thông thuỷ lợi.
3.1.4.3. Cơ cấu phòng kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, phòng kế toán xử lý và thực hiện các công việc kế toán còn các kế toán XN chỉ tiến hành thu thập chứng từ ban đầu rồi gửi lên phòng kế toán
Sơ đồ1.2: Cơ cấu bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm về tổ chức điều hành hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của Công ty, đồng thời kế toán trưởng cũng là kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty.
- Kế toán tổng hợp : Trợ giúp cho kế toán trưởng làm công tác tổng hợp, thu nhận và kiểm tra các chúng từ gốc và căn cứ vào nội dung kinh tế phát sinh để định khoản, hạch toán vào máy vi tính, tổng hợp số liệu báo cáo kế toán tài chính.
- Kế toán ngân hàng - kê khai nộp thuế: Là người trực tiếp thực hiện việc