THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT, SINH HỌC 10
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
351 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM … TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 Giáo viên hướng dẫn: Học viên: Phạm Thị Hồng Hạnh PGS.TS. Phan Đức Duy Chuyên ngành: LL & PP DHM Sinh học Khóa: K22 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học Huế, 11/2014 2 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học 3 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY LUẬN CHO HỌC SINH 5 CHƯƠNG II. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT, 13 SINH HỌC 10 13 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 MỞ ĐẦU Giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi phải tạo ra những con người lao động có kiến thức, năng động, sáng tạo, có năng lực tư duy và hành động độc lập. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đều nhằm hướng đến rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực của học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình dạy học ở phổ thông hiện nay vẫn còn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống như: thông báo, nhồi nhét kiến thức, lí thuyết chưa gắn với thực hành. Học sinh không được tạo điều kiện để bồi dưỡng phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học, phát triển năng lực tự giải 4 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Phan Đức Duy đã tận tình giảng dạy học phần “Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học” và hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này. Học viên Phạm Thị Hồng Hạnh Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học quyết vấn đề. Việc rèn luyện các kỹ năng tư duy cho học sinh cũng chưa được chú trọng. Hậu quả của các tồn tại trong dạy học nói trên đã dẫn đến hạn chế sự phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế của học sinh. Một trong những hướng đổi mới phương pháp hiện nay đang được các nhà khoa học giáo dục quan tâm đó là dạy học tình huống. Từ việc giải quyết các tình huống, một mặt các em được trang bị, củng cố kiến thức, mặt khác rèn luyện cho các em một số kỹ năng tư duy, phán đoán và giải quyết vấn đề cần đặt ra. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận trong dạy học chương sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, sinh học 10”. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY LUẬN CHO HỌC SINH 1.1. Tình huống và tình huống dạy học 1.1.1. Khái niệm tình huống dạy học. - Theo quan điểm triết học: 5 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học + Về khách quan: Tình huống dạy học là tổ hợp các mối quan hệ cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học khi người học trở thành chủ thể của quá trình nhận thức. + Về chủ quan: Tình huống dạy học là trạng thái bên trong được sinh ra giữa chủ thể nhận thức với đối tượng nhận thức. - Về mặt tâm lý học: Tình huống được hiểu là những “trở ngại” xãy ra trong quá trình nhận thức của chủ thể, chủ thể chấp nhận nó như một nhu cầu cần giải quyết nhằm đem lại tri thức mới. - Theo quan điểm của lí luận dạy học: + Theo TS. Lê Đình Chắc: Tình huống dạy học là bài toán ơrictic chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Mâu thuẫn này phải có tác dụng kích thích được tính tích cực nhận thức của học sinh, học sinh chấp nhận nó như là một nhu cầu và có khả năng tự giải quyết được hoặc giải quyết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. + Theo lý luận dạy học Xô Viết: Tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung và phương pháp dạy học để thu được những kết quả nhất định. Như vậy, tình huống dạy học là mâu thuẫn biện chứng giữa những kiến thức, kĩ năng đã biết với những điều chưa biết, giải quyết mâu thuẫn chính là sự lĩnh hội tri thức mới, đồng thời cũng làm xuất hiện những mâu thuẫn mới tạo ra nhu cầu nhận thức để giải quyết mâu thuẫn mới. Do đó, việc thiết kế các tình huống có ý nghĩa quan trọng trong dạy học. 1.1.2. Tình huống dạy học Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong đựơc sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. 6 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học Nguyễn Ngọc Quang còn đưa ra một cách tiếp cận của tình huống dạy học đó là tình huống mô phỏng hành vi. Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao chép phỏng theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng rẽ cá nhân của người đó nhằm đạt mục đích nào đó.Qúa trình hành vi của con người trong tình huống thực cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hoá tạo nên tổ hợp các tình huống mô phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học. 1.1.3. Bài tập tình huống Là những tình huống dạy học được giáo viên cấu trúc lại dưới dạng bài tập rồi đưa bài tập đó vào trong quá trình dạy học, cuối cùng để đạt được mục tiêu của quá trình dạy học 1.2. Phương pháp dạy học bằng tình huống Phương pháp dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra . 1.2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống * Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm các tri thức, kỹ năng), những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân kỹ năng. * Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp – nó không phải chỉ có một giải pháp cho tình huống (tình huống chứa các biến sư phạm) * Bản thân tình huống mang tính chất gợi vần đề, không phải học sinh làm theo ý thích của thầy giáo, học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thức thich nghi, điều tiết với môi trường, có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tuỳ thuộc vào tình huống. 7 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học * Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống. * Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn. 1.2.2. Ưu – nhược điểm của dạy học tình huống * Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập , giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiếu góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao. Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất dân chủ, năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học. Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo, trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng.Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng hội đủ các phẩm chất trên. Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp cộng với sự thụ động của học sinh do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng phương pháp này. 8 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học 1.3. Kỹ năng học tập của học sinh 1.3.1. Kỹ năng Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo”. Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên nội dung ta đạt được mục tiêu. Mục tiêu= Kỹ năng × Nội dung Ví dụ: Lập bảng (kỹ năng) so sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo (nội dung). 1.3.2. Kỹ năng học tập Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của con người. Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ năng chuyên biệt gọi là kỹ năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra. Có thể nêu hệ thống kỹ năng học tập chung của học sinh trung học phổ thông như sau: - Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin: Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng quan sát, kỹ năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng phân tích- tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng khái quát hoá, kỹ năng suy luận, kỹ năng áp dụng kiến thức đã học - Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập liên quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên ngoài và chất lượng: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, kỹ năng tự điều chỉnh. 9 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học - Các kỹ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác : Kỹ năng học nhóm Người giáo viên chỉ có thể hình thành các kỹ năng học tập trên cho học sinh qua một hay nhiều nội dung nhất định trong một hay nhiều tình huống có ý nghĩa. Tình huống có ý nghĩa đối với học sinh là tình huống huống gần gũi với học sinh hoặc là những tình huống mà học sinh sẽ gặp về sau. Trong hệ thống kỹ năng trên, chúng tôi quan tâm đến việc thiết kế và sử dụng tình huống để rèn luyện một số kỹ năng suy luận phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến thu thập, xử lý, sử dụng thông tin. 1.3.3. Kỹ năng suy luận Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán theo các quy tắc logic xác định. Bất kỳ suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới thu đựơc bằng con đường logic từ các tiền đề. Cách thức logic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận. Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận đựơc chia ra thành suy luận suy diễn và suy luận quy nạp. Suy luận suy diễn là suy luận trong đó lập luận từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất. Suy luận quy nạp là suy luận trong đó lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung. Khi học sinh được trang bị kỹ năng suy luận, học sinh có thể thu đựơc tri thức mới từ các tri thức đã biết nhờ suy luận. 1.4. Quy trình thiết kế tình huống để rèn luyện một kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy-học Sinh học Các yêu cầu của tình huống + Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học. + Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp. + Nội dung của tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh. Khi soạn thảo tình huống cần chú ý: 10 [...]... đạt tình huống phải phù hợp + Biến đổi linh hoạt mức độ khó khăn của từng tình huống cho phù hợp với từng đối tượng học sinh ở đây, chúng ta có thể thêm hay bớt dữ kiện của tình huống để làm tăng hay giảm độ khó của tình huống 12 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học CHƯƠNG II THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG... tượng của quá trình dạy học 4/ Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh: Đưa hệ thống bài tập tình huống vào quá trình giảng dạy Sinh học ở trường THPT Học sinh cùng nhau thảo luận, giải quyết tình huống 11 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học 5/ Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận thức: Thông qua giải quyết các tình huống mà học sinh vừa được củng cố tri thức, vừa được rèn. . .Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học + Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của tình huống + Mục đích dạy học đạt được thông qua tình huống + Nội dung tình huống: Mô tả bối cảnh tình huống Nội dung tình huống phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết tình huống + Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết ` Quy trình thiết kế tình huống và đưa tình huống vào rèn luyện kỹ năng nhận thức của. .. muối vào cá làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật trên cá Muối đã làm tăng cao áp suất thẩm 22 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học thấu, rút nước trong tế bào vi khuẩn là tác nhân gây hỏng thực phẩm và làm tế bào đó bị chết KẾT LUẬN Dạy học sử dụng tình huống là một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh Tuy nhiên, để cho dạy học có sử dụng tình huống. .. kết cấu của chúng có khác với vi khuẩn bình thường, khi nhiệt độ cao chúng hình thành một lớp vỏ bảo vệ có khả năng chịu nhiệt 2.2 Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học chương sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Bài 38: Sinh trưởng của vi sinh vật Hoạt động của giáo vi n Hoạt động của học sinh Hoạt động2: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy 1 Môi... CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 2.1 Thiết kế bài tập tình huống Tình huống 1: Bạn Lan có ý kiến rằng: Trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật có pha sinh trưởng lũy thừa, thì trong môi trường tự nhiên pha lũy thừa ở vi khuẩn cũng xảy ra? Theo em ý kiến của bạn Lan đúng hay sai ? Vì sao ? (Dạy bài 38: Sinh trưởng của vi sinh vật) Phương án trả lời: Pha lũy thừa là pha diễn ra trong. .. Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học quả cao cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ của giáo vi n như thiết kế được những bài tập tình huống tốt, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp nội dung bài học Khi sử dụng tình huống, một mặt tạo ra được mâu thuẫn giữa cái đã biết với nhu cầu nhận thức của học sinh Giải quyết được mâu thuẫn, học sinh sẽ tìm ra được một liều kiến thức mới và. .. của học sinh trong các giờ học, bài kiểm tra Phân tích những câu trả lời đúng và cả những câu trả lời sai, lý do tại sao học sinh có thể bị sai lầm Đây là nguồn tình huống chính để sử dụng thiết kế hệ thống tình huống phục vụ giảng dạy 3/ Xây dựng hệ thống tình huống để phục vụ giảng dạy: Xử lý sư phạm các tình huống đó, nghĩa là mô hình hoá các tình huống ấy thành các bài tập tình huống Các tình huống. .. sự sinh sản của vi sinh 18 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học vật bị hạn chế bởi nhiều yếu tố: chất dinh dưỡng hạn chế, các điều kiện sinh trưởng (nhiệt độ, pH, độ ẩm) thường xuyên thay đổi Mật độ phân bố vi sinh vật trong môi trường tự nhiên rất cao nên thường xảy ra quan hệ cạnh tranh Bài 40: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật Hoạt động của. .. được rèn luyện các kỹ năng nhận thức giúp học sinh hiểu sâu, mở rộng tri thức đồng thời học sinh có thể tự tìm kiếm tri thức mới Kỹ thuật thiết kế tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Chọn nguồn thiết kế tình huống từ sản phẩm của học sinh ( Câu phát biểu trả lời trên lớp và bài kiểm tra) + Chọn được các tình huống mà ở đó có thể rèn luyện được một số kỹ năng nhận thức cơ bản cho học sinh + Hình . THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 2.1. Thiết kế bài tập tình huống Tình. Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận trong dạy học chương sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, sinh học 10 . NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. DHM Sinh học Khóa: K22 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học Huế, 11/2014 2 Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học 3 Thiết kế và sử dụng bài tập