THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8

22 2.3K 15
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM …  … TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Đề tài: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH – TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY TRẦN THỊ HẢI Lớp: LL & PPDH BM Sinh học Khóa K22 Huế 11/2014 Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 1 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU……………………………………… ………………… 3 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………….………….… 3 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………….……………….3 Phần 2: NỘI DUNG…………………………….………… ……………… 4 I. Cơ sở lý luận của việc sử dụng tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh…………………………………………… …………… 4 1.Tình huống dạy học…………. …………………………………………… 4 2. Phương pháp dạy học bằng tình huống ……………………………………4 3. Kĩ năng học tập của học sinh………….………………………… ……… 6 4. Quá trình thiết kế tình huống để rèn luyện kĩ năng phân tích-tổng hợp cho học sinh trong dạy học sinh học…………………………………………… 10 II. Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng phân tích-tổng hợp trong dạy học sinh học 8 ……… … 12 III. Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học 8 19 Phần 3: KẾT LUẬN………………………………………………….… …21 Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 2 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh đã được chú ý nhằm đáp ứng sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Trong đó, phương pháp sử dụng các bài tập tình huống là một trong những biện pháp nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức, học sinh học tập chủ động hơn, tự giác hơn, hứng thú hơn. Qua bài tập tình huống, học sinh một mặt sẽ phát hiện, cũng cố khắc ghi được kiến thức, một mặt có thể rèn luyện cho các em kỹ năng. Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình dạy học giáo viên ít chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh. Đặc biệt kỹ năng phân tích tổng hợp là một kỹ năng rất cần thiết nhằm giúp học sinh hiểu được bản chất sự vật hiện tượng một cách hoàn chỉnh thống nhất. Vì vậy, việc thiết kế và bổ sung thêm các bài tập tình huống là một vấn đề cần thiết. Và việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các bài tập tình huống là một tất yếu. Xuất phát từ những lý do trên, nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học Sinh học và rèn luyện một số kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh tôi đã chọn đề tài: "Thiết kế một số bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng phân tích-tổng hợp trong dạy học sinh học 8". 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về cơ sở lí luận của bài tập tình huống. - Thiết kế một số bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích - tổng hợp trong chương trình sinh học 8. Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 3 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học PHẦN 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH 1. Tình huống dạy học Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong một trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức. Theo lý luận dạy học Xô Viết, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết . Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế, riêng biệt . Theo Nguyễn Ngọc Quang tình huống dạy học đó là tình huống mô phỏng hành vi. Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao chép, phỏng theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng cá nhân của người đó, nhằm đạt mục đích nào đó. Quá trình hành vi của con người trong tình huống thực, cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hoá tạo nên tổ hợp các tình huống mô phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học. Thực chất đó là quy trình chuyển tình huống mô phỏng thành tình huống dạy học . Tóm lại, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ mục đích- nội dung- phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức. 2. Phương pháp dạy học bằng tình huống Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 4 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học Phương pháp dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra . 2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống * Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm các tri thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân kỹ năng. * Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp – nó không phải chỉ có một giải pháp cho tình huống ( tình huống chứa các biến sư phạm) * Bản thân tình huống mang tính chất gợi vần đề, không phải học sinh làm theo ý thích của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thức thich nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tuỳ thuộc vào tình huống. * Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống. * Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn. 2.2. Ưu – nhược điểm của dạy học tình huống * Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập , giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiếu góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao. Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 5 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất dân chủ, năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học. * Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo, trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng.Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng hội đủ các phẩm chất trên. Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp cộng với sự thụ động của học sinh do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng phương pháp này. 3. Kỹ năng học tập của học sinh Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 6 Tập thể + Làm việc theo nhóm. +Thông tin qua lại. +Trao đổi ý tưởng Năng động (Không nghe, tiếp thu một cách thụ động) Dân chủ + Sự bình đẳng mọi người tham gia. + Trao đổi ý tưởng. Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học 3.1. Kỹ năng Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo”. Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên nội dung ta đạt được mục tiêu. Mục tiêu= Kỹ năng × Nội dung Ví dụ: Lập bảng (kỹ năng) so sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo (nội dung). 3.2. Kỹ năng học tập Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của con người. Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ năng chuyên biệt gọi là kỹ năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra. Có thể nêu hệ thống kỹ năng học tập chung của học sinh trung học phổ thông như sau: 1- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin: Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng quan sát, kỹ năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng phân tích- tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng khái quát hoá, kỹ năng suy luận, kỹ năng áp dụng kiến thức đã học 2- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập liên quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên ngoài và chất lượng: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, kỹ năng tự điều chỉnh. Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 7 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học 3- Các kỹ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác : Kỹ năng học nhóm 3.3. Kỹ năng phân tích – tổng hợp. Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những yếu tố hợp thành, các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng hay hiện tượng đó thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, quan hệ giống loài nhằm tìm kiếm bản chất của chúng. Trong dạy học, vấn đề hình thành kỹ năng phân tích cho học sinh cần phải được coi trọng. Tuỳ đặc điểm từng môn học và nhiệm vụ học tập cụ thể , các giáo viên đã đề ra những yêu cầu phân tích khác nhau. Nhưng mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các em thói quen tìm hiểu sự vật, hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm được bản chất của đối tượng nghiên cứu, cho nên nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động phân tích trước hết là nắm được cấu trúc của đối tượng, nghĩa là: * Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng. * Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó. * Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu ? * Hoạt động trong những môi trường nào, điều kiện nào ? Trên cơ sở ấy mà xác định được tính chất, mâu thuẩn nội tại, động lực phát triển và các vấn đề khác. Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố, các thành phần của sự vật hay hiện tượng trong một chỉnh thể. Trong thực tế mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại đồng thời các yếu tố cũng như các mặt khác nhau tác động lẫn nhau. Để nhận thức đầy đủ sự vật, hiện tượng, con người thường bắt đầu xem xét từ một tổng thể toàn vẹn, nghĩa là tổng hợp sơ bộ, sau đó mới phân tích từng yếu tố, cuối cùng tổng hợp cao hơn, đầy đủ hơn. Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 8 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học Rèn luyện kỹ năng tổng hợp nhằm giúp học sinh sắp xếp những số liệu, những sự kiện lộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn thành những sự vật, những hiện tượng, những quá trình hoàn chỉnh, thống nhất. Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự liên hệ mật thiết với nhau. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng nhờ đó mà xác định được phương hướng phân tích cho đối tượng. Từ sự phân tích đối tượng sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân tích càng sâu thì sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ. Sự tổng hợp hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sự phân tích tiếp theo. Cứ như vậy, nhận thức ngày càng tiến sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể ; phân tích cơ chế, quá trình sinh học. Phân tích và tổng hợp có các hình thức diễn đạt: * Diễn đạt bằng lời. * Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích : Diễn đạt một cách trực quan bằng một sơ đồ logic với nguyên tắc cái toàn thể được chia nhỏ thành các bộ phận. Phép chia ấy được biểu diễn bằng mũi tên. * Phân tích bằng bảng hệ thống: Hình thức này vừa thể hiện được sự phân tích qua việc đặt tên gọi các cột, vừa thể hiện được sự tổng hợp thông qua việc trình bày chúng ở các ô, các cột, các dòng tương ứng. Hình thức này giúp chúng ta hệ thống các kiến thức và đặc biệt là rất hiệu quả cho việc thực hiện biện pháp so sánh. * Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ: Tranh sơ đồ là một hình vẽ sơ lược thể hiện những nét chính của đối tượng, hiện tượng. Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 9 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học 4. Quy trình thiết kế tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh trong dạy-học Sinh học. * Các yêu cầu của tình huống: + Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học. + Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp. + Nội dung của tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh. * Khi soạn thảo tình huống cần chú ý: + Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của tình huống. + Mục đích dạy học đạt được thông qua tình huống. + Nội dung tình huống: Mô tả bối cảnh tình huống. Nội dung tình huống phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết tình huống. + Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết. * Quy trình thiết kế tình huống và đưa tình huống vào rèn luyện kỹ năng nhận thức của học sinh: Đây là Algorit của quá trình biến các tình huống đã, đang và có thể xảy ra khi học sinh trả lời các vấn đề do giáo viên đặt ra trong quá trình dạy học thành các bài tập tình huống, được diễn đạt theo các bước như sau: 1. Xác định các kỹ năng nhận thức của học sinh. Cụ thể là tập trung vào một số kỹ năng nhận thức cơ bản: Phân tích- tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận. 2. Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu những câu phát biểu trả lời của học sinh trong các giờ học, bài kiểm tra. Phân tích những câu trả lời đúng và cả những câu trả lời sai, lý do tại sao học sinh có thể bị sai lầm. Đây là nguồn tình huống chính để sử dụng thiết kế hệ thống tình huống phục vụ giảng dạy. Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 10 [...]... kiến thức: (phần gợi ý tình huống 6) - Học sinh rèn luyện được kỹ năng phân tích - tổng hợp Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 20 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học PHẦN 3: KẾT LUẬN Dạy học sử dụng bài tình huống là một phương pháp dạy học tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy - học sinh học Tuy nhiên, để cho dạy học có sử dụng bài tập tình huống đạt hiệu quả cao,... LL&PPDH Sinh học – K22 11 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học II THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 8 * Bài tập tình huống 1: ( Dạy bài: Phản xạ ) Trên đường đi học về, bạn Hạnh đã vô tình chạm vào lá cây trinh nữ làm cho một số chiếc bị cụp lại Hôm sau, bạn đến trường kể lại cho bạn Lan nghe và. .. cấp cho cơ thiếu + Năng lượng cung cấp ít + Sản phẩm tạo ra là axit lắctíc gây đầu độc cơ Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 18 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học III SỬ DỤNG CÁC TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 1 Quy trình chung Bước 1: Giáo viên giới thiệu tình huống Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết tình. .. cứu, tìm tòi để thiết kế được những bài tập tình huống tốt, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp nội dung bài học Các tình huống được thiết kế có thể sử dụng trong các khâu dạy học Do thời gian có hạn nên việc nghiên cứu và thiết kế các tình huống chưa thực sự đa dạng và hoàn chỉnh Trên cơ sở này có thể triển khai thiết kế và sử dụng tình huống rèn luyện kỹ năng học tập khác và trong các bài, chương,... luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học 3 Xây dựng hệ thống tình huống để phục vụ giảng dạy: Xử lý sư phạm các tình huống đó, nghĩa là mô hình hoá các tình huống ấy thành các bài tập tình huống Các tình huống này trở thành phương tiện, đối tượng của quá trình dạy học 4 Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh: Đưa hệ thống bài tập tình huống vào quá trình giảng dạy Sinh học. .. dạy Sinh học, Hà Nội 3 Trần Thị Bắc (20 08) , Thiết kế tình huống để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh khi dạy phần Sinh học cơ thể - Sinh học 11 cơ bản, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Huế 4 Phan Đức Duy (19 98) , Sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện kỹ năng tổ chức bài lên lớp Sinh học , Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (10), tr 34-35 5 Nguyễn Quang Ving (chủ biên) (2004), Sinh học. .. tình huống Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức 2 Ví dụ việc sử dụng các tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh trong dạy học sinh học 8 Ví dụ 1: Dạy bài 14: Bạch cầu - miễn dịch, mục I Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống. .. THPT Học sinh cùng nhau thảo luận, giải quyết tình huống 5 Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận thức: Thông qua giải quyết các tình huống mà học sinh vừa được củng cố tri thức, vừa được rèn luyện các kỹ năng nhận thức giúp học sinh hiểu sâu, mở rộng tri thức đồng thời học sinh có thể tự tìm kiếm tri thức mới * Kỹ thuật thiết kế tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Chọn nguồn thiết kế tình huống. .. của học sinh (Câu phát biểu trả lời trên lớp và bài kiểm tra) + Chọn được các tình huống mà ở đó có thể rèn luyện được một số kỹ năng nhận thức cơ bản cho học sinh + Hình thức diễn đạt tình huống phải phù hợp + Biến đổi linh hoạt mức độ khó khăn của từng tình huống cho phù hợp với từng đối tượng học sinh ở đây, chúng ta có thể thêm hay bớt dữ kiện của tình huống để làm tăng hay giảm độ khó của tình huống. .. huống rèn luyện kỹ năng học tập khác và trong các bài, chương, lớp khác cần thiết cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh Trần Thị Hải - LL&PPDH Sinh học – K22 21 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học – phần đại cương, NXB giáo dục, Hà Nội 2 Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thủy, . Sinh học – K22 18 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học III. SỬ DỤNG CÁC TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 8 1 luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học II. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 8. * Bài tập. Sinh học – K22 9 Tiểu luận: Thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học Sinh học 4. Quy trình thiết kế tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp cho học sinh trong dạy -học Sinh học. *

Ngày đăng: 24/06/2015, 02:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục tiêu= Kỹ năng  Nội dung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan