Trang 1 ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾKHOA SINH HỌCTIỂU LUẬNSỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNGĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG NHẬN T
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
TIỂU LUẬN
SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I VÀ II PHẦN SINH
HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 NÂNG CAO
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN
SINH HỌC Mã số: 60 14 01 11
Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
Huế, 11/2014
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
PHẦN II: NỘI DUNG 4
Chương I: Cơ sở lí luận 4
1.1 Kỹ năng và kỹ năng tư duy: 4
1.1.1 Kỹ năng 4
1.1.2 Các kỹ năng tư duy 4
1.1.2.1 Kỹ năng quan sát 4
1.1.2.2 Kỹ năng phân tích – tổng hợp 5
1.1.2.3 Kỹ năng so sánh 6
1.1.2.4 Kỹ năng khái quát hóa 7
1.1.2.5 Kỹ năng suy luận 7
1.2 Bài tập tình huống 7
1.2.1 Tình huống dạy học 7
1.2.2 Bài tập tình huống dạy học 8
1.2.3 Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống 8
1.2.4 Quy trình và kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học 9
1.2.4.1 Quy trình thiết kế 9
1.2.4.2 Kỹ thuật thiết kế 9
Chương II: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng trong dạy học chương I và II sinh học 10 nâng cao 10
2.1 Các bài tập tình huống có thể sử dụng trong dạy học chương I và II phần sinh học tế bào - sinh học 10 nâng cao 10
2.2 Thiết kế bài tập tình huống 10
2.2.1 Bài 8: Cacbonhydat (saccarit) và lipit 10
2.2.2 Bài 9: Protein .11
2.2.3 Bài 10: Axit nucleic 12
Trang 32.2.4 Bài 13: Tế bào nhân sơ 13
2.2.5 Bài 14: Tế bào nhân thực .13
2.2.6 Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 14
2.3 Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học chương I và II sinh học 10 nâng cao 15
2.3.1 Bài 8: Cacbonhydat (saccarit) và lipit 16
2.3.2 Bài 9: Protein .16
2.3.3 Bài 10: Axit nucleic 18
2.3.4 Bài 13: Tế bào nhân sơ 20
2.3.5 Bài 14: Tế bào nhân thực .21
2.3.6 Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 23
PHẦN III: KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 4PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay giáo viên đã và đang không ngừng đổi mới phương pháp dạy học
để thực hiện nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo Việc chuyển từ phương pháp dạy học lấy người dạy làmtrung tâm sang phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm không chỉnâng cao chất lượng dạy học mà còn nâng cao tính tích cực sáng tạo củangười học Ngoài ra, xu hướng hiện nay của giáo dục là đi từ tiếp cận nộidung sang tiếp cận năng lực của người học Từ việc đổi mới phương pháp dạyhọc, người dạy sẽ phát triển năng lực của học và đạt những mục tiêu mongmuốn của bài học
Năng lực là sự kết hợp 1 cách linh hoạt có tổ chức về kiến thức, kỹ năng,thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… Việc hình thành kỹ năng là cơ sở
để hướng tới năng lực Dạy học theo tiếp cận năng lực là quá trình dạy họchướng tới hình thành ở học sinh những năng lực chung và năng lực chuyênbiệt Và Tùy theo cấp học bậc học mà sự hình thành năng lực thực hiện ởnhững mức độ khác nhau
Ở nhà trường THPT, một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao trongviệc hình thành và phát triển kỹ năng, từ đó hướng tới phát triển năng lực chohọc sinh là phương pháp dạy học sử dụng bài tập tình huống Cùng với cácphương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp dạy học sử dụng bài tậptình huống góp phần phát triển các kỹ năng tư duy cho người học
Qua việc phân tích cấu trúc nội dung chương I và II sinh học 10 nâng cao,tôi nhận thấy có thể thiết kế các bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh
các kỹ năng tư duy cần thiết Từ những lí do đó, tôi chọn đề tài “Thiết kế và
sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng trong dạy học chương
I và II sinh học 10 nâng cao”.
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận
1.1 Kỹ năng và kỹ năng tư duy:
1.1.1 Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có hiệu quả một côngviệc nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụngnhững cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiệnnhất định
Về cấu trúc của kỹ năng, hầu hết các tác giả đều xác định có ba yếu tố:
- Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác, hành động và tri thức vềđối tượng hành động
- Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện
- Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện tương ứng.Như vậy, kỹ năng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đíchhành động và thao tác hành động Tuỳ theo từng loại kỹ năng mà các thànhphần trên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau
1.1.2 Các kỹ năng tư duy
1.1.2.1 Kỹ năng quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thực nghiệmthông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu nhận các thông tin từ thực tế xãhội nhắm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:
- Ưu điểm: đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân đượcquan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin
- Hạn chế: chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra tronghiẹn tại (quá khứ và tương lai không quan sát được) tính bao trùm của quansát bị hạn chế vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn hơn Đôi khi bị
Trang 6+ Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát trong đó chưa xác định đượccác yếu tố mà đề tài nghiên cứu quan sát,
- Theo sự tham gia của người quan sát:
+ Quan sát có tham đự: điều tra viên tham gia nhóm đối tượng quan sát.+ Quan sát không tham dự: điều tra viên không tham gia vào nhóm đốitượng quan sát mà đứng ngoài để quan sát
- Theo mức độ công khai của người quan sát:
+ Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát,hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc củamình
+ Quan sát không công khai người bị quan sát không biết rõ mình đang bịquan sát, hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làmgì
- Căn cứ vào số lần quan sát:
Trang 7- Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó.
- Xác định yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển
- Môi trường và điều kiện hoạt động
Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy những yếu tố thành phần đối tượngthành 1 chỉnh thể nhằm nhận thức sự vật hiện tượng 1 cách toàn vẹn
Phân tích – tổng hợp là 2 mặt của 1 quá trình tư duy thống nhất, liên hệ mậtthiết với nha Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng, từ
đó có phương hướng để phân tích đối tượng, về sau sự tổng hợp đầy đủ hơn,cao hơn
Kỹ năng phân tích – tổng hợp có thể diễn đạt bằng sơ đồ, lời, bảng hệthống, tranh sơ đồ
1.1.2.3 Kỹ năng so sánh
So sánh là sự phân tích đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng.Tùy vào mục đích mà khi so sánh nặng về tìm đặc điểm giống nhau haykhác nhau
Khi so sánh nên rèn luyện cho học sinh theo tuần tự các bước sau
- Nêu được định nghĩa đối tượng cần so sánh
- Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng cần sosánh
- Xác định những đặc điểm giống nhau
- Xác định những đặc điểm khác nhau
- Khái quát các dấu hiệu quan trọng (điểm giống nhau hoặc khác nhau cơbản)
- Nêu rõ nguyên nhân giống và khác nhau đó (nếu được)
Qua sự so sánh, học sinh phân biệt, hệ thống hóa, củng cố các khái niệm.đồng thời đây cũng là 1 thao tác tư duy giúp người học tìm ra cái mới
So sánh có thể đạt được bằng những hình thức như lời, bảng hệ thống,tranh – sơ đồ, biểu đồ, sơ đồ logic
Trang 81.1.2.4 Kỹ năng khái quát hóa
Khái quát hóa là 1 học sinh trí tuệ cấp cao nhằm gom những đối tượng cócùng thuộc tính vào 1 nhóm là quá trình chuyên từ cái đơn nhất thành cáichung
Khái quát hóa giữ vai trò chủ yếu trong sự hình thành những khái niệmmới
Có các hình thức khái quát hóa sau:
- Khái quát hóa sơ bộ
- Khái quát hóa cục bộ
- Khái quát hóa chuyên đề
- Khái quát hóa tổng kết
- Kquát hóa liên môn
1.1.2.5 Kỹ năng suy luận
Suy luận là 1 hình thức của tư duy, nhờ đó rút ra phán đoán mời từ 1 haynhiều phán đoán trước đó theo 1 quy tắc logic
Có 3 yêu tố:
- Tiền đề: là phán đoán xuất phát
- Kết luận: là phán đoán mới
- Lập luận: cách thức logic để rút ra kết luận
Suy luận có 3 kiểu:
- Suy luận quy nạp
- Suy luận diễn dịch
- Suy luận loại suy
1.2 Bài tập tình huống
1.2.1 Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ
xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trởthành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy họcnhằm một mục đích dạy học cụ thể
Trang 9Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong đượcsinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức Từ đó cho thấy
sự tương tác càng lớn thì động lực phát triển càng cao
Theo Nguyễn Ngọc Quang, tình huống dạy học hay tình huống mô phỏnghành vi là sự bắt chước, sao chép, phỏng theo hành vi của con người, sựtương tác riêng cá nhân của người đó nhằm đạt mục đích
Hành vi (có thật) hóa tình huống mô phỏngTheo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tếbào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết Đó là mục đíchdạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kếtquả hạn chế riêng biệt
1.2.2 Bài tập tình huống dạy học
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống dạy học được giáo viên cấutrúc lại ( hóa, xử lý sư phạm) dưới dạng bài tập rồi đưa bài tập vào trong quátrình dạy học để đạt được mục tiêu của quá trình dạy học
Bài tập tình huống dạy học có 2 dạng:
- BTTHDH thật: đã và đang xảy ra
- BTTHDH mô phỏng (giả định): sẽ xảy ra
1.2.3 Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống
Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tínhsáng tạo, kích thích tư duy của người giải
Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các
kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học
Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối
đa cho phép
Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện (tình huống) và yêucầu cần tìm
Trang 101.2.4 Quy trình và kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học
1.2.4.1 Quy trình thiết kế
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫntrong nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bướcsau:
Bước 1: Xác định các kỹ năng nhận thức cần rèn luyện cho học sinh
Bước 2: Nghiên cứu thực tiễn (từ câu trả lời trên lớp, bài kiểm tra,…)
Bước 3: Xử lý sư phạm, thiết kế tình huống dạy học
Trang 11Chương II: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống
để rèn luyện kỹ năng trong dạy học chương I và II
sinh học 10 nâng cao.
2.1 Các bài tập tình huống có thể sử dụng trong dạy học chương I và II phần sinh học tế bào - sinh học 10 nâng cao
Qua phân tích cấu trúc nội dung của chương I và II sinh học 10 nâng cao,tôi thấy có thể thiết kế bài tập tình huống cho các nội dung sau:
1 Cacbonhydrat
và lipit
II 2 Chức năng của lipit Suy luận
2 Protein II Chức năng của protein
Bài tập củng cố
Phân tích – tổng hợp Suy luận
3 Axit nucleotit Bài tập củng cố So sánh
4 Tế bào nhân
sơ
II 2 Thành tế bào, màngsinh chất, lông và roi
Phân tích – tổng hợp
5 Tế bào nhân
thực
Bài tập củng cốVIII 2 Lizoxom
Phân tích – tổng hợpSuy luận
6 Vận chuyển
các chất qua
màng sinh
chất
I 2 Kết luận Suy luận
2.2 Thiết kế bài tập tình huống
2.2.1 Bài 8: Cacbonhydat (saccarit) và lipit Mục II 2 Chức năng của lipit
Trang 12a Cấu trúc các đường đơn
b Cấu trúc các đường đôi
c Cấu trúc các đường đa
2 Chức năng các cacbonhydrat
II Lipit
1 Cấu trúc của lipit
a Lipit đơn giản
b Lipit phức tạp
2 Chức năng của lipit
Bước 3: Bài tập tình huống
Một bạn thắc mắc tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinhbột như thực vật mà lại dưới dạng mỡ Em hãy giải thích giúp bạn ấy nhé!
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.2 Bài 9: Protein
Bước 1: Xác định mục tiêu
Học sinh trình bày được thành phần hóa học và cấu trúc các bậc củaprotein
Học sinh phân tích được chức năng của protein trong tế bào
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích - tổng hợp và so sánh
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung bài học
I Cấu trúc của protein
1 Đơn phân của protein
2 Cấu trúc các bậc của protein
II Chức năng của protein
Bước 3: Bài tập tình huống
Tình huống 1: Có bạn đã kết luận như sau: protein là thành phần cấu trúcquan trọng trong mọi cơ thể sống
Trang 13Em nhận xét như thế nào về kết luận trên? Giải thích?
Tình huống 2: Các động vật như trâu, bò, dê, ngựa…đều ăn cùng một loạithức ăn là cỏ Tại sao thịt (prôtêin) của chúng lại khác nhau?
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.3 Bài 10: Axit nucleic Mục Bài tập củng cố
Bước 1: Xác định mục tiêu
Học sinh trình bày được cấu trúc và chức năng của các loại axit nucleotit
So sánh cấu tạo và chức năng của các loại axit nucleotit
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng so sánh
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
I Cấu trúc và chức năng của AND:
1 Đphân của AND
2 Cấu trúc của AND
3 Chức năng của AND
II Cấu trúc và chức năng của ARN:
1 Đơn phân của ARN
2 Cấu trúc của ARN
3 Chức năng của ARN
Bước 3: Bài tập tình huống
Dựa vào các tiêu chí sau để lập bảng so sánh cấu trúc và chức năng củaAND và ARN
- Đơn phân
- Cấu trúc mạch
- Loại liên kết
- Chức năng
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.4 Bài 13: Tế bào nhân sơ Mục Bài tập củng cố
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trang 14Trình bày được đặc điểm của tế bào nhân sơ.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích-tổng hợp
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
I Khái quát về tế bào:
II Cấu tạo tế bào nhân sơ:
1 Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
2 Tế bào chất
3 Vùng nhân
Bước 3: Bài tập tình huống
Một bạn phát biểu rằng: Chỉ cần căn cứ vào độ dày thành tế bào murêin của
vi khuẩn là có thể phân biệt được vi khuẩn Gram âm và Gram dương
Theo em bạn phát biểu như vậy đúng hay sai? Tại sao?
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.5 Bài 14: Tế bào nhân thực
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Trình bày được đặc điểm cấu trúc và chức năng của mỗi thành phần trong
tế bào nhân thực
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích-tổng hợp và suy luận
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
A Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
B Cấu trúc tế bào nhân thực
Trang 15Bước 3: Bài tập tình huống
Tình huống 1: Có ý kiến cho rằng trong tế bào chất của các vi sinh vật đều
có các bào quan tương tự nhau: Riboxom, ti thể, bộ máy gôngi, màng lưới nộichất
Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Giải thích?
Tình huống 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu lizoxom bị vỡ? Tại sao enzim tronglizoxom không tự thủy phân chính nó?
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.2.6 Bài 18: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Mục Bài tập củng cố
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trình bày được đặc điểm của màng sinh chất
Trình bày được đặc điểm của các quá trình vận chuyển thụ động và chủđộng
Trình bày được đặc điểm của quá trình xuất - nhập bào
Trang 16Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
III Xuất bào, nhập bào
Bước 3: Bài tập tình huống
Có 10 phôi ngô, trong đó có 5 phôi đã chết vì bị đun cách thủy Theo emlàm thế nào để phân biệt được đâu là phôi ngô đã chết và đâu là phôi ngô cònsống chỉ với một loại thuốc nhuộm xanh mêtylen Em hãy giải thích?
Bước 4: Vận dụng bài tập tình huống vào dạy học
2.3 Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học chương I và II sinh học 10 nâng cao
Để sử dụng bài tập tình huống vào trong dạy học sinh học có hiệu quả, giáoviên cần thực hiện các bước sau
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Bước 2: Cho học sinh thảo luận để giải bài tập tình huống
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận kết quả
Bước 4: Giáo viên kết luận chính xác hóa kiến thức, học sinh rèn luyền kỹnăng
2.3.1 Bài 8: Cacbonhydat (saccarit) và lipit Mục II 2 Chức năng của lipit
Bước 1: Giới thiệu bài tập tình huống
Một bạn thắc mắc tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinhbột như thực vật mà lại dưới dạng mỡ Em hãy giải thích giúp bạn ấy nhé!