Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 146 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
146
Dung lượng
1,9 MB
Nội dung
i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ VŨ SƠN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã ngành: 62 62 01 15 2015 ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ VŨ SƠN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã ngành: 62 62 01 15 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH 2015 iii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU 2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 2.1. TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 7 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA 7 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA 9 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LÚA 10 2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẾN HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TBKT TRONG SẢN XUẤT LÚA 13 2.6. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO VÀ ỨNG DỤNG TBKT TRONG NÔNG NGHIỆP 20 2.7. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 26 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 26 3.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TBKT TRONG SẢN XUẤT LÚA 33 3.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.4. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU 39 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 56 4.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐBSCL 56 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 56 4.1.2. Đất đai 56 iv 4.1.3. Thời tiết - khí hậu 56 4.1.4. Nguồn nước 56 4.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 57 4.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI Ở ĐBSCL 57 4.2.1. Nông nghiệp 58 4.2.2. Công nghiệp, dịch vụ 59 4.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở ĐBSCL 61 4.3.1. Giới thiệu chung về cây lúa 61 4.3.2. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu 61 4.4. BA VÙNG SINH THÁI 64 4.4.1. Vùng Tứ giác Long Xuyên 64 4.4.2. Vùng Đồng Tháp Mười 66 4.4.1. Vùng Bán đảo Cà Mau 67 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 70 5.1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TBKT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ 70 5.1.1. Đặc điểm nông hộ sản xuất lúa 69 5.1.2. Tình hình ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL 71 5.1.3. Mức độ ứng dụng mô hình TBKT 73 5.1.4. Nguồn tiếp cận thông tin TBKT 74 5.1.5. Tình hình tập huấn TBKT 74 5.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ƯDTBKT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ 76 5.2.1. Diễn giải một số loại chi phí sử dụng trong phân tích 76 5.2.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất giữa hộ có ƯDTBKT và không ƯDTBKT 78 5.2.3. Hiệu quả sản xuất theo mức độ ứng dụng mô hình TBKT 79 5.2.4. Hiệu quả sản xuất lúa giữa các vùng sinh thái 80 5.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ƯDTBKT VÀO SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ 82 5.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ƯDTBKT vào sản xuất lúa 85 5.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TBKT theo vùng sinh thái 85 5.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ƯDTBKT vào sản xuất lúa 87 v 5.3.4. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TBKT 88 5.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VỀ KỸ THUẬT, HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NGUỒN LỰC, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ THEO QUY MÔ SẢN XUẤT 90 5.4.1. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL. 90 5.4.2. So sánh HQKT giữa nông hộ có ƯDTBKT và không ƯDTBKT 91 5.4.3. So sánh hiệu quả sản xuất của nông hộ theo từng vùng sinh thái 92 5.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ 93 5.6. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ƯDTBKT VÀO SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ 95 5.6.1 Giải pháp nâng cao khả năng ƯDTBKT vào sản xuất lúa 95 5.6.2 Nâng cao HQSX từ đó nâng cao HQ ƯDTBKT vào sản xuất lúa 97 5.6.3 Sử dụng hợp lý các nguồn lực 100 5.7 Quy trình đánh giá ƯDTBKT 100 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 6.1. KẾT LUẬN 102 6.2. KIẾN NGHỊ 103 6.2.1. Đối với nông hộ 103 6.2.2. Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành 103 6.2.3. Đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 1. Tài liệu tiếng việt 106 2. Tài liệu tiếng Anh 108 PHỤ LỤC 1 110 PHỤ LỤC 2 117 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1: So sánh ưu và nhược điểm mô hình 14 Bảng 3.1: Tiêu chuẩn hạt giống 34 Bảng 3.2: Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu 41 Bảng 3.3: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi qui logit 45 vi Bảng 3.4: Diễn giải các biến trong mô nhân tố 47 Bảng 3.5: Diễn giải các biến trong mô hình DEA 52 Bảng 3.6: Diễn giải các biến trong mô hình Tobit 55 Bảng 4.1: Lịch thời vụ 63 Bảng 4.2: Diện tích trồng lúa theo quy hoạch 64 Bảng 4.3: Sản lượng lúa vùng ĐBSCL so với cả nước 66 Bảng 4.4: Độ mặn của vùng 69 Bảng 5.1: Nguồn lực của nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL 71 Bảng 5.2: Tình hình ƯDTBKT của nông hộ sản xuất lúa ĐBSCL 73 Bảng 5.3: Tình hình ứng dụng các mô hình TBKT 73 Bảng 5.4: Mức độ ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ 74 Bảng 5.5: Hình thức tiếp cận nguồn thông tin TBKT của nông hộ 75 Bảng 5.6: Hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ vùng ĐBSCL 78 Bảng 5.7: Hiệu quả sản xuất lúa theo mức độ ứng dụng TBKT 80 Bảng 5.8: Hiệu quả sản xuất lúa theo vùng sinh thái 81 Bảng 5.9: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình hồi qui logit 83 Bảng 5.10: Phân tích Binary logit theo vùng sinh thái 85 Bảng 5.11: Độ tin cậy của các biến quan sát 88 Bảng 5.12: Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) 89 Bảng 5.13: Hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL 90 Bảng 5.14: Hiệu quả kỹ thuật giữa hộ có ƯDTBKT và ƯDTBKT 91 Bảng 5.15: Hiệu quả kỹ thuật theo vùng sinh thái 92 Bảng 5.16: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ 93 Bảng 5.17: Lượng yếu tố đầu vào bình quân tối ưu trên cơ sở tối thiểu hoá chi phí sản xuất và lượng đầu vào bình quân thực tế 99 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu theo hệ thống canh tác lúa 29 Hình 3.2: Tiến trình nghiên cứu 39 Hình 3.3: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối 48 Hình 3.4: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả đầu ra 49 Hình 4.1: Vị trí địa lý các tỉnh thuộc ĐBSCL 56 Hình 5.1: Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ có ƯDTBKT 76 Hình 5.2: Quy trình đánh giá ƯDTBKT 101 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - BVTV: Bảo vệ thực vật CE: Cost Efficiency CRS: Constant Returns to Scale DEA: Data Envelopment Analysis DMU: Decision making unit ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long HTX: Hợp tác xã KHKT: Khoa học kĩ thuật NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SE: Scale Efficiency TBKT: Tiến bộ kỹ thuật TE: Technical efficiency ƯDTBKT: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật VTNN: Vật tư nông nghiệp 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với thế mạnh về sản xuất lúa, thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo của cả nước. Nổi bật là sản lượng lúa tăng nhanh, đạt qui mô sản xuất lúa hàng hóa lớn, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 90 - 95% lượng gạo xuất khẩu 1 . Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất mà vùng đang phải đối mặt là tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho mực nước biển dâng cao gây ngập úng sâu và lâu hơn, nước mặn xâm nhập nhiều. Mặt khác, do thâm canh tăng vụ nông dân sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật nên sâu bệnh và ô nhiễm môi trường cũng đang tạo ra áp lực lớn cho hoạt động sản xuất. Do đó, ngành nông nghiệp ĐBSCL đã sớm tiếp cận và đang triển khai các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trong nông nghiệp nhằm giúp nông hộ vùng ĐBSCL giải quyết khó khăn, đảm bảo phát triển bền vững. Nhiều chương trình hỗ trợ nông dân tiếp cận TBKT vào sản xuất lúa ứng dụng các mô hình như quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chương trình nông dân tham gia nghiên cứu (FPR), chương trình 3 giảm 3 tăng, nhận chuyển giao kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) “tưới tiết kiệm nước” và gần đây nhất là chương trình 1 phải 5 giảm đã và đang được triển khai thực hiện. Việc áp dụng các mô hình trên vào việc canh tác lúa không những giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận mà còn góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới thâm canh sản xuất theo “thực hành nông nghiệp tốt-GAP” đồng thời thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu và xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai thực hiện các chương trình này gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khi nông dân đã quen với tập quán canh tác theo lối truyền thống và khó thay đổi để thích ứng với mô hình canh tác khoa học. Thực tế, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những khó khăn trên. Vì thế, nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (ƯDTBKT) vào sản xuất lúa của nông hộ các tỉnh ĐBSCL nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho ngành nông nghiệp ĐBSCL để có giải pháp triển khai hiệu quả chương trình ƯDTBKT trong sản xuất lúa nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. 1 Phạm Duy Khương, 2015. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long sản xuất hàng chục giống lúa mới. http://wcag.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=39604 2 1.2. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Triển khai ƯDTBKT trong sản xuất lúa trở thành một trong những vấn đề được ngành nông nghiệp cả nước quan tâm, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích đất canh tác của nông hộ. Việc ƯDTBKT vào sản xuất đã và đang được rất nhiều nông dân quan tâm và thực hiện. Các mô hình kỹ thuật mới được ứng dụng phổ biến như: giống mới (sử dụng giống lúa cấp xác nhận), sạ hàng, 3 giảm 3 tăng, IPM, 1 phải 5 giảm, …Theo một số nghiên cứu trước đây cho thấy, việc ƯDTBKT trong sản xuất lúa có thể làm giảm chi phí khoảng 21% và làm tăng thu nhập trong khoảng 29% theo Huỳnh Thanh Liêm (2013). Ngoài ra, việc ƯDTBKT trong sản xuất lúa có thể làm giảm chi phí và tăng thu nhập theo Nguyễn Quốc Nghi (2011). Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, một số địa phương thì ƯDTBKT mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng các địa phương khác lại thất bại. Điều đó, cho thấy mức độ ƯDTBKT của các hộ là khác nhau. Bên cạnh đó, nguồn lực của các nông hộ khác nhau cũng có thể dẫn đến những khác biệt này. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải xem xét những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc ƯDTBKT và hiệu quả của việc ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ. Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một vấn đề khác nữa là trong thời gian qua nông dân có nhiều cách tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật như qua phương tiện thông tin đại chúng, từ cơ quan khuyến nông, từ các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp, … và công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bằng nhiều phương pháp khác nhau như chuyên mục khuyến nông, báo, đài; tập huấn kỹ thuật; trình diễn thực nghiệm; tham quan hội thảo, … với mỗi cách tiếp cận, với mỗi cách chuyển giao có ưu khuyết điểm riêng. Do đó, mục tiêu của Luận án “Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long” nhằm đánh giá hiện trạng ƯDTBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ĐBSCL, chủ yếu tập trung 3 vùng sinh thái: Vùng Đồng Tháp Mười: tỉnh Đồng Tháp, Vùng Tứ giác Long Xuyên: tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang, Vùng Bán đảo Cà Mau: tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang; đồng thời đề xuất các giải pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông hộ sản xuất hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần tăng năng suất, nâng cao hiệu quả cho hộ trồng lúa trong vùng ĐBSCL. [...]... sản xuất lúa của nông hộ; so sánh hiệu quả sản xuất của hộ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và hộ không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; (3) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa; đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL; (4) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong. .. trong sản xuất lúa của nông hộ ở ĐBSCL 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ ở khu vực ĐBSCL như thế nào? (2) Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông hộ sản xuất lúa phụ thuộc vào những yếu tố nào? (3) Hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ như thế nào? (4) Nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của. .. tập huấn và đánh giá khá cao khả năng ƯDTBKT vào sản xuất lúa; (3) Nông hộ rất tích cực hưởng ứng và ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật, nhiều nông hộ còn ứng dụng kết hợp nhiều mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa; (4) Việc ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật đã giúp nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị đất canh tác Nguyễn Quốc Nghi (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến... nghiên cứu Hay nếu đánh giá trực tiếp về hiệu quả ƯDTBKT trong sản xuất lúa của nông hộ, thì cần phải xác định các tiêu chí cụ thể về đánh giá hiệu quả của triển khai và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Trong nguồn lực nghiên cứu của tác giả, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bộ tiêu chí hay hệ thống đánh giá rõ ràng, cụ thể về hiệu quả ứng dụng của các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa Chính vì thế,... tích thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ ở khu vực ĐBSCL, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ƯDTBKT trong sản xuất lúa cho nông hộ vùng ĐBSCL 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể sau đây được giải quyết: (1) Phân tích thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ ở khu vực ĐBSCL; (2) Đánh giá hiệu quả sản. .. tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM của nông dân sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình tập trung giải quyết ba vấn đề: (i) đánh giá sự tiếp thu và ứng dụng của chương trình IPM của các nông hộ sản xuất lúa; (ii) phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật IPM; (iii) đề xuất cơ chế chính sách và các giải pháp nhằm nâng cao sự tiếp thu và ứng dụng IPM của các nông... quy trình kỹ thuật sản xuất lúa cao sản vùng đồng lụt; quy trình kỹ thuật sản xuất lúa xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười; quy trình kỹ thuật sản xuất lúa thơm; quy trình công nghệ sấy và tồn trữ lúa cao sản và lúa thơm Xây dựng 05 mô hình sản xuất lúa khép kín ở Chợ Mới, Phú Tân - An Giang, Cao Lãnh - Đồng Tháp, Vị Thủy - Hậu Giang và Mỹ Xuyên - Sóc Trăng Nguyễn Quốc Nghi và Quan Minh Nhựt (2010) thực hiện... nghiên cứu được tiến hành phần lớn tập trung vào đánh giá tác động của tiến bộ kỹ thuật về mặt kinh tế Trên thế giới các nghiên cứu về tác động của tiến bộ kỹ thuật rất khác nhau Theo không gian, phạm vi tác động của tiến bộ kỹ thuật được xem xét ở các cấp độ như đồng ruộng, từng nông trại, từng cộng đồng, từng vùng và cả nước Theo đối tượng ứng dụng của tiến bộ kỹ thuật, tác động của nó được xem xét... hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ƯDTBKT trong sản xuất lúa của hộ nông dân tại tỉnh Hậu Giang Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được điều tra thực tế 376 hộ nông dân sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Phương pháp phân tích hồi qui logit và phân tích nhân tố được sử 19 dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ƯDTBKT và mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ Kết quả nghiên cứu... đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường; từng bước hình thành thị trường công nghệ và dịch vụ khoa học và công nghệ ở nông thôn tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và thúc . tiêu của Luận án Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long nhằm đánh giá hiện trạng ƯDTBKT vào sản xuất lúa của. ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ VŨ SƠN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. tích thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ ở khu vực ĐBSCL; (2) Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ; so sánh hiệu quả sản xuất của hộ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật