Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 167 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
167
Dung lượng
1,58 MB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó số lượng các DN ngày càng gia tăng. Phương thức quản lý thuế đối với các DN theo kiểu truyền thống là thanh tra, kiểm tra lần lượ t các DN thì sẽ không đủ nguồn lực và không đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của quản lý thuế. Tình hình này đòi hỏi phải có cơ chế, phương pháp quản lý mới hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã từng bước áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý thuế. Qua một số năm áp dụng đã bước đầu phát huy hiệu quả và được xác định là hướng đi đúng đắn trong quá trình hiện đại hóa ngành Thuế. Trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Quản lý thuế, ngành Thuế đã chủ động đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét, bổ sung qui định về áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Quy định này đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 năm 2012 thông qua tại Luật Sửa đổi, bổ sung mộ t số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Những vấn đề lý luận căn bản về quản lý rủi ro trong quản lý thuế cũng đã được nghiên cứu, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, với mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế có những cơ chế, phương thứ c tổ chức quản lý xã hội, quản lý thuế khác nhau thì cũng có những luận điểm riêng trong quản lý rủi ro về thuế. Tuy nhiên, khoa học là con đường không có giới hạn cuối cùng. Khi thực tiễn tiếp tục thay đổi thì cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và phát triển cơ sở lý luận làm nền tảng cải tạo thực tiễn. Đặc biệt, việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế ở Việt Nam trong điều kiện thực tiễn Việt Nam mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Theo đó, việc tiếp tục nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế hướng đến mục tiêu rút ra những giá trị cốt lõi phù hợp với thực tiễn 2 Việt Nam và sự những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận dụng trong quản lý thuế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các nước về quản lý rủi ro trong quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng để có được bài học thực tiễn khi áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay là rất cần thi ết, nhằm giảm bớt, rút ngắn quán trình thử nghiệm, góp phần hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong thời gian tiếp theo. Quá trình tổ chức thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nói chung, cải cách hành chính về thuế nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế của mình v ới Nhà nước. Đồng thời, cũng giúp cơ quan thuế quản lý được tốt hơn, hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Những năm qua ngành Thuế đã có nhiều bước đột phá trong việc thí điểm áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và trong thanh tra thuế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành công nhất định, song việc áp dụng quản lý rủ i ro trong hoạt động thanh tra thuế ở Việt Nam thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh giai đoạn đầu áp dụng phương thức quản lý này ở Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN là cần thiết khách quan cả về lý luận và thực tiễn. Do việc nghiên c ứu hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế có tầm quan trọng như vậy nên trong thời gian vừa qua ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về chủ đề này và đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tính đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và chuyên sâu về chủ đề này ở Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứ u luận án tiến sĩ “Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu 3 Luận án nghiên cứu các cách thức, phương pháp áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đối với người nộp thuế là DN do cơ quan thuế quản lý, không bao gồm DN kê khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do cơ quan Hải quan quản lý, DN hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Luận án không nghiên cứu về thanh tra thuế theo đơn thư khiếu nạ i, tố cáo, không nghiên cứu thanh tra lại (phúc tra) kết quả thanh tra và thanh tra hoàn thuế. Giới hạn về không gian nghiên cứu của luận án là các DN do Cơ quan thuế tiến hành thanh tra thuế. Thời gian đánh giá thực trạng giới hạn trong giai đoạn 2009 – 2014. Các giải pháp được kiến nghị cho cơ quan thanh tra thuế ở cấp Tổng cục, Cục Thuế, không áp dụng cho Chi cục Thuế do chưa có bộ phận thanh tra. Lộ trình áp dụng các giải pháp kiến nghị áp dụng từ năm 2015 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế. Đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với các DN ở Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu cụ th ể: Một là, đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những vấn đề chưa nghiên cứu (khoảng hở) của các công trình đã công bố trước đây nhằm tìm ra hướng nghiên cứu riêng của tác giả đối với quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN. Hai là, hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN. Ba là, vận dụng phương pháp khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN của CQT ở Việt Nam, chỉ ra những mặt được và chưa được cũng như những nguyên nhân chủ quan, khách quan của 4 những hạn chế liên quan đến áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế giai đoạn 2009-2014. Bốn là, nêu những quan điểm về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN thời gian tới và tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN phù hợp với điều kiện thực tế c ủa Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội. Đối tượng nghiên cứu là quản lý rủi ro trong thanh tra thuế được đặt trong trạng thái vận động phát triển và có các mối liên h ệ chặt chẽ, biện chứng, cho phép phân tích tổng hợp một cách khách quan các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong thanh tra thuế ở Việt Nam qua nhiều năm, cho chúng ta một cách nhìn khoa học xuyên suốt nhằm đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra thuế phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Phương pháp duy vật lịch sử được sử d ụng khi đặt đối tượng nghiên cứu là quản lý rủi ro trong thanh tra thuế trong giai đoạn cụ thể (2009-2014), với những chính sách chủ trương của Đảng trong từng giai đoạn, đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá, đồng thời dựa vào những tiền đề đó được hình thành trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra thuế của ngành Thuế để tìm hiểu, kiểm chứ ng và đánh giá quá trình phát triển trong tương lai. Luận án còn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu qua các tài liệu thứ cấp đã được công bố qua các báo cáo tổng kết, niên giám thống kê, tạp chí khoa học có uy tín và trên cả các website của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương. Phương pháp này chủ yếu dùng để nghiên cứu Chương 3- Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việ t Nam giai đoạn 2009 – 2014. Sau khi thu thập số liệu, luận án sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để tiến hành tổng hợp các loại chỉ số tương đối, tuyệt đối và số bình quân. Trên cơ 5 sở đó, luận án mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với các DN ở Việt Nam. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 3, 4 của Luận án. Với những tài liệu được thống kê, luận án sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tượng này với hiện t ượng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình khác. Phương pháp này được vận dụng chủ yếu ở chương 3 trong Luận án. Với phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở chương 1, tác giả đã tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án về những mặt đã nghiên cứu và khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu, để t ổng hợp phân tích thực trạng quản lý rủi ro. Đồng thời, tại chương 3 phương pháp này được dùng để phân tích, tổng hợp thực trạng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế, từ đó khái quát các kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của quản lý rủi ro thanh tra thuế thời gian qua. Phương pháp còn được tái sử dụng khi tác giả đưa ra các yêu cầu, định hướng đối với quản lý rủ i ro thanh tra thuế trong thời gian tới ở chương 4. Đóng góp vào thành công của đề tài, tác giả đã vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp nghiên cứu tại bàn và khảo sát trực tiếp từ các cán bộ thanh tra trong ngành Thuế: số liệu sơ cấp có được từ việc khảo sát bằng bảng hỏi với mẫu khảo sát gồm 350 công chức thanh tra thuế tại 15 cơ quan thuế ở các miền (Bắc, Trung, Nam), ở các vùng (vùng núi, đồ ng bằng, thành phố) được lựa chọn ngẫu nhiên, đã nhận về 281 phiếu khảo sát. Cách thức khảo sát: phát trực tiếp phiếu câu hỏi khảo sát đến các cán bộ thuế. Nội dung khảo sát: tính hiệu quả của thanh tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Cách thiết kế câu hỏi và bảng hỏi: Các câu hỏi thiết kế theo hai dạng: đóng (chọn một phương án đúng) hoặ c mở (có thể có nhiều đáp án đúng hoặc có cách trả lời khác). Cách thức tổng hợp kết quả khảo sát: Bảng hỏi được thu thập theo kênh gửi qua hình thức thu trực tiếp kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các cán bộ thanh 6 tra thuế. Số liệu xử lý tính toán với phần mềm xử lý số điều tra xã hội học (Software package for social survey- SPSS version 16.0). Kết quả khảo sát thể hiện góc nhìn của cán bộ thanh tra thuế - là những người trực tiếp tham gia vào quản lý rủi ro qua hoạt động thanh tra thuế. 5. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án cần phải trả lời được các câu hỏi chủ yế u sau đây: - Thế nào là quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế? - Quy trình áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế như thế nào ? - Các nước trên thế giới đã áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế như thế nào? Những kinh nghiệm gì tốt và chưa tốt có thể rút ra cho quá trình vận dụng ở Việt Nam? - Đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế dựa trên nh ững tiêu chí nào? Kết quả vận dụng quản lý rủi ro vào thanh tra thuế được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng tới áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp? - Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế ở Việt Nam như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó? - Để đáp ứng c ải cách hiện đại hóa thanh tra thuế đến 2020 cần đưa ra yêu cầu gì khi triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế? - Các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế trong thời gian tới? Điều kiện để thực hiện các giải pháp? 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luậ n án được trình bày trong 4 Chương. Cụ thể như sau: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế. 7 - Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp. - Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014. - Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Trong những năm gần đây, ở Việt Nam chưa có công trình khoa học cấp Bộ, luận án Tiến sĩ nghiên cứu trực tiếp về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế. Đã có một số công trình khoa học của các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh và học viên cao học nghiên cứu có liên quan với vấn đề này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các công trình khoa học này cũng vẫn có những nội dung liên quan đến qu ản lý rủi ro trong thanh tra thuế nhưng chưa được đề cập hoặc phân tích kỹ. Do vậy, trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đó, tác giả tiếp tục phát triển, bổ sung, cập nhật và có hướng nghiên cứu mới trong Luận án của mình. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau đây: 1.1.1. Luận án tiến sĩ kinh tế Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Xuân Thành (2013) về đề tài "Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay", Học viện Tài chính, Hà Nội. Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc nâng cao hiệu quả thanh tra thuế, phần lý luận tác giả phân tích tương đối cụ thể về phương pháp phân tích rủi ro: phân tích dọc, ngang, phân tích tỷ suất các báo cáo tài chính, tờ khai thuế, lịch sử tuân thủ của DN. Tác giả chỉ rõ những ưu đ iểm và nhược điểm của phương pháp phân tích rủi ro. Trong phần thực trạng về hiệu quả thanh tra thuế, tác giả đã đánh giá phân tích rủi ro chủ yếu ở khâu lập kế hoạch thanh tra (là một khâu trong quy trình thanh tra). Tác giả nhận định khá chính xác khi cho rằng "Việc phân tích rủi ro trong thanh tra thuế mới chỉ dừng lại ở một số bước đánh giá cơ bản, chất lượng chưa cao” và nguyên nhân là do “ngành Thuế chậ m ban hành và chưa chọn lọc áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá, chấm điểm rủi ro”. 9 Các kết quả thanh tra thuế được tác giả đánh giá theo các tiêu chí hiệu quả là một hướng nghiên cứu mới, tương đối logic. Đặc biệt, việc kiến nghị nâng cao chất lượng cuộc thanh tra, cải tiến khâu lập kế hoạch thanh tra thông qua việc áp dụng một số tiêu chí phân tích rủi ro, kiến nghị áp dụng hệ thống chấm điểm rủi ro tự động và phân loại DN để có chiến lược xử lý r ủi ro cụ thể là những giải pháp có tính khả thi của tác giả. Những nội dung sẽ được cập nhật, bổ sung, phát triển thêm: Luận án đã tập trung vào việc phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra, nhưng chưa có những phân tích, giải pháp để hạn chế rủi ro trong quá trình tiến hành thanh tra tại DN, quá trình ra kết luận thanh tra thuế đối với DN. Các giải pháp của tác giả nêu trong luận án chủ yế u tập trung đề cập đến việc nâng cao hiệu quả thanh tra, chưa đi sâu đề xuất các giải pháp trực tiếp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro. Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro cũng sẽ góp phần làm nâng cao hiệu quả thanh tra thuế. Ngoài luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thành nghiên cứu chuyên sâu về thanh tra thuế, trong thời gian vừa qua ở Việt Nam có nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về quản lý thu ế như: Luận án tiến sĩ của Lê Duy Thành (2007) về đề tài “Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Thúy Ngọc (2010) với đề tài “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; Luận án tiến sĩ củ a Nguyễn Thị Thùy Dương (2011) với đề tài “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Khi nghiên cứu về quản lý thuế, các công trình trên có đề cập đến thanh tra thuế và có đề cập ở những mức độ nhất định đến hiện đại hóa quản lý thuế nói chung và ứng dụng quản lý rủi ro vào quản lý thuế nhưng do đó không phải là nội dung tr ọng tâm của những công trình nghiên cứu này nên mức độ nghiên cứu về quản lý thuế rủi ro trong quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng còn chưa sâu sắc, chưa toàn diện, chưa giải quyết thấu đáo những vấn đề thực tiễn đặt ra. 10 1.1.2. Luận văn thạc sĩ kinh tế (1) Nguyễn Thị Thu Vân (2009), Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Những vấn đề đã được nghiên cứu: Ngoài lý luận chung về rủi ro tiếp cận theo phương pháp truyền thống, tác giả đã nêu được một số vấn đề lý luận về rủi ro về thuế, rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, chỉ ra nguyên nhân gây ra rủ i ro trong thanh tra, kiểm tra thuế. Luận văn nêu rõ về quy trình, phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro. Tác giả luận văn đã tổng hợp được các kinh nghiệm quản lý rủi ro trong kiểm tra, thanh tra thuế của Mỹ, Canada, Anh và rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả đã đánh giá tương đối rõ về thực trạng quản lý rủi ro về thuế của toàn hệ thống thuế, có phân chia theo cơ quan thuế các cấp: Tổng cục Thu ế (cấp chiến lược), Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp hoạch định triển khai) và ở Chi cục Thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp chiến thuật). Tác giả đã phân tích ba nhóm tiêu chí đánh giá rủi ro gồm: tiêu chí phân loại DN, tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro về thuế và tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro tờ khai thuế. Tác giả đã phân tích chi tiết khâu tổ chức thực hiện quản lý rủi ro qua hai khâu chính là: lập kế hoạch thanh tra và thực hiện thanh tra DN. Tác giả đánh giá hiệu quả, rút ra năm kết quả chủ yếu và bốn hạn chế, tồn tại qua hai năm (2007-2008) áp dụng quản lý rủi ro trên phạm vi toàn hệ thống Thuế. Phần giải pháp, tác giả tập trung khai thác giải pháp hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, nhấn mạnh việc l ựa chọn đúng DN cần thanh tra, kiểm tra, xây dựng mô hình phân tích rủi ro theo loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh và sắc thuế, đây cũng được coi là thành công của luận văn. Giải pháp về xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu cũng được tác giả luận giải chi tiết. Đồng thời, tác giả đưa ra nhận định “để hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế đạt hiệu quả cao, cần phả i tổ chức hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp” là tương đối phù hợp. [...]... khuôn khổ lý thuyết về mô hình quản lý rủi ro tuân thủ trong quản lý thuế với những vấn đề cơ bản như: môi trường quản lý rủi ro tuân thủ của người nộp thuế; các vấn đề cơ bản trong quy trình quản lý rủi ro như: nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro và xử lý rủi ro Đặc biệt, tài liệu này đã giới thiệu kinh nghiệm áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động quản lý thuế và thanh tra thuế ở trên... Nhưng gian lận và rủi ro trong lĩnh vực này lại có mối quan hệ biện chứng với nhau: gian lận là hình thức biểu hiện khi xảy ra rủi ro, rủi ro là những khả năng xảy ra hành vi gian lận 2.2.2.2 Khái niệm quản lý rủi ro trong thanh tra thuế Từ các khái niệm về rủi ro về thuế và quản lý rủi ro, có thể hiểu về quản lý rủi ro trong thanh tra thuế như sau: Quản lý rủi ro trong thanh tra thuế là ... tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong thanh tra thuế Các tiêu chí đánh giá kết quả áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN là cơ sở để đánh giá thực trạng vấn đề cần nghiên cứu của đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong thanh tra thuế là mấu chốt để tác giả đề ra các giải pháp áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế ở nước ta thời gian tới Khác... về quản lý rủi ro trong thanh tra thuế, nêu cách tính cụ thể, ý nghĩa của các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN về mặt định lượng và định tính Đặc biệt, luận án phát triển, bổ sung lý luận về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN thể hiện ở việc giới thiệu các tiêu chí đánh giá kết quả áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế đối với DN và... 18 quản lý thuế rủi ro; quy trình quản lý rủi ro; các nguyên tắc quản lý rủi ro; phân tích rủi ro; xếp hạng rủi ro; đánh giá rủi ro; sử dụng công nghệ thông tin và các kỹ thuật tính toán trong quản lý rủi ro; thực tiễn quản lý rủi ro trong quản lý thuế ở một số nước châu Âu như Anh, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ý, Hy Lạp, Ba Lan Riêng trường hợp của Hy Lạp, tài liệu này tập trung giới thiệu về quản lý rủi ro. .. liên quan trực tiếp đến áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế Các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến quản lý rủi ro trong thanh tra thuế chủ yếu ở cấp độ thạc sĩ và thường nghiên cứu gộp chung cả quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế và quản lý rủi ro trong thanh tra thuế Thanh tra thuế với vai trò hết sức quan trọng đối với quản lý thuế, cần được nghiên cứu riêng để phát huy hết được... về pháp lý cho việc hoàn thiện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với DN 21 Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với các DN ở Việt Nam với hàm lượng nghiên cứu lớn Một khác biệt nữa là Luận án nghiên cứu trong phạm vi kết quả thanh tra các DN trong toàn ngành Thuế và có so sánh số trung bình toàn ngành với một... xử lý gian lận của đối tượng thanh tra Thứ tư, thanh tra thuế có tính độc lập tương đối Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra thuế với các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý thuế Thanh tra thuế chủ động và độc lập trong việc lập kế hoạch thanh tra, phân bổ nguồn lực thanh tra, trong việc ra quyết định và kết luận thanh tra và độc lập trong. .. tự tính, tự khai, tự nộp thuế ở Việt Nam, Học viện Tài chính, Hà Nội Luận văn đã góp phần làm rõ lý luận về hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro ở Việt Nam Luận văn đã làm nổi bật sự cần thiết phải áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong kiểm tra, thanh tra thuế Luận văn đã nêu được một số kinh nghiệm phong phú về kiểm tra, thanh tra thuế theo rủi ro tại một số nước như: Pháp,... về thanh tra thuế: Thanh tra thuế là hoạt động thanh tra chuyên ngành, được tiến hành bởi, cơ quan quản lý chuyên ngành Thuế (cơ quan thuế) đối với các tổ chức, cá nhân (người nộp thuế) trong việc thực hiện pháp luật về thuế, xử lý các vi phạm pháp luật thuế nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý thuế Khái niệm trên được hiểu trên cơ sở không bao gồm hoạt động thanh tra về thuế của các cơ quan quản lý . vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp. - Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam giai. đến quản lý rủi ro trong thanh tra thuế chủ yếu ở cấp độ thạc sĩ và thường nghiên cứu gộp chung cả quản lý rủi ro trong kiểm tra thuế và quản lý rủi ro trong thanh tra thuế. Thanh tra thuế với. pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ 1.1. CÁC